Các thánh không ngừng "phù giúp chúng ta"
Tiếp tục Bài Giáo lý về cầu nguyện, Đức Thánh Cha Phanxicô suy tư về sự hiệp thông của Các Thánh, hằng cầu thay nguyện giúp cho chúng ta đây “là công việc cao cả nhất của các Ngài trong chương trình của Thiên Chúa.”
(Tin Vatican - Lydia O'Kane)
Buổi triều yết sau lễ Phục sinh, vào hôm thứ Tư (7/4/2021), Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục bài giáo lý về sự hiệp thông của các Thánh.
ĐTC giải thích bất cứ lúc nào chúng ta cầu nguyện, chúng ta không hề cô đơn, vì chúng ta cảm nghiệm thấy mình được chan hòa trong một sự thông hiệp của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Sức mạnh của lời cầu nguyện
Đức Thánh Cha nói, chúng ta cầu nguyện cùng với tất cả các thánh trong sự hiệp thông của Nhiệm Thể Chúa Kitô là Giáo Hội, và Ngài thêm rằng những lời cầu nguyện tốt đẹp đó “được rộng mở”, “loan truyền đi khắp nơi: từ trong những bệnh viện, từ những cuộc tụ họp mừng lễ đến những nơi âm thầm sầu khổ”.
ĐTC nói: “Nỗi đau của một người là nỗi đau của tất cả và hạnh phúc của một người được san sẻ cho người khác.”
Sự chuyển cầu của các thánh
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý “Lời cầu nguyện luôn được rộng mở: mỗi lần chúng ta chắp tay và nguyện cầu cùng Thiên Chúa, chúng ta thấy mình được đồng hành với các thánh trên trời, các vị đã được Giáo hội tôn vinh hoặc các vị thánh âm thầm trên thiên quốc, các ngài cùng cầu nguyện với chúng ta và cầu bầu cho chúng ta trong huyền nhiệm thân thể của Chúa Kitô.
ĐTC nhấn mạnh: “Không có người nào sầu buồn một mình, cô đơn một mình trong Giáo hội,” “không có giọt nước mắt nào bị rơi vào trong quên lãng, bởi vì mọi người đều hiệp thông và thông dự vào một nguồn ân sủng Chúa.”
Những nhân chứng vĩ đại
Đức Thánh Cha mô tả các thánh tựa như “đám mây nhân chứng vĩ đại” vừa được biết đến, vừa không được biết đến, là những người không ngừng cầu nguyện với chúng ta và cho chúng ta hầu làm vinh quang Thiên Chúa. ĐTC nói: “Việc tôn kính các thánh kéo chúng ta đến gần Chúa Giêsu, Đấng Trung gian duy nhất giữa con người và Thiên Chúa.
Không bao giờ là muộn màng để trở nên thánh
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục cho hay các thánh “nhắc nhở chúng ta rằng ngay cả trong cuộc sống của chúng ta, dù yếu đuối và bị vùi dập bởi tội lỗi, sự thánh thiện vẫn có thể manh nha. Không bao giờ là quá muộn để trở về với Chúa là Đấng tốt lành và dạt dào yêu thương”. Trong Chúa Kitô cũng vậy, “chúng ta cảm nghiệm được một tình liên đới huyền nhiệm với những người thân yêu đã qua đời, những người mà chúng ta không ngừng cầu nguyện cho họ.”
Tóm lại, Đức Thánh Cha nhấn mạnh "Sự nên thánh là một cuộc hành trình của cả cuộc đời, một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, dù dài hay ngắn, dù trong một khoảnh khắc, nó luôn là một chứng tá; mỗi vị thánh là một nhân chứng, một người đã gặp được Chúa Giêsu và đi theo Ngài.” ĐTC xác tín cuộc sống trên trái đất này chúng ta luôn được "các thánh phù trì."
Đôi tay cứu giúp
Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự chuyển cầu của các thánh “được coi là một sự phục vụ cao cả nhất của các Ngài trong kế hoạch yêu thương của Chúa” và chúng ta luôn có thể “xin các Ngài cầu bầu cho chúng ta và cho thế giới.”
Hiệp thông với những người thân yêu đã qua đời, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Có một sự liên đới huyền nhiệm trong Chúa Kitô nối kết những người đã qua đời với chúng ta là những người lữ hành đang trong cuộc hành trình dương thế: từ Thiên đàng, những người thân yêu của chúng ta vẫn tiếp tục săn sóc cho chúng ta. Họ cầu nguyện cho chúng ta và chúng ta cầu nguyện cho họ”.
Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa
Kết thúc bài giáo lý, ĐTC ngỏ lời cùng các tín hữu Ba Lan, Đức Thánh Cha nhắc nhớ Chúa Nhật tới, Giáo Hội sẽ cử hành Lễ Lòng Chúa Thương Xót, mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thiết lập. Đức Thánh Cha Phanxicô nói “phụng vụ của Chúa Nhật tới vạch ra con đường của lòng thương xót, nó tái tạo lại mối quan hệ của con người với Thiên Chúa, đồng thời cũng khơi dậy những mối quan hệ mới của tình liên đới huynh đệ”. Thật vậy, con người nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa, "nhưng con người cũng được kêu gọi để 'chia sẻ lòng thương xót' cho tha nhân."
Tiếp tục Bài Giáo lý về cầu nguyện, Đức Thánh Cha Phanxicô suy tư về sự hiệp thông của Các Thánh, hằng cầu thay nguyện giúp cho chúng ta đây “là công việc cao cả nhất của các Ngài trong chương trình của Thiên Chúa.”
(Tin Vatican - Lydia O'Kane)
Buổi triều yết sau lễ Phục sinh, vào hôm thứ Tư (7/4/2021), Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục bài giáo lý về sự hiệp thông của các Thánh.
ĐTC giải thích bất cứ lúc nào chúng ta cầu nguyện, chúng ta không hề cô đơn, vì chúng ta cảm nghiệm thấy mình được chan hòa trong một sự thông hiệp của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Sức mạnh của lời cầu nguyện
Đức Thánh Cha nói, chúng ta cầu nguyện cùng với tất cả các thánh trong sự hiệp thông của Nhiệm Thể Chúa Kitô là Giáo Hội, và Ngài thêm rằng những lời cầu nguyện tốt đẹp đó “được rộng mở”, “loan truyền đi khắp nơi: từ trong những bệnh viện, từ những cuộc tụ họp mừng lễ đến những nơi âm thầm sầu khổ”.
ĐTC nói: “Nỗi đau của một người là nỗi đau của tất cả và hạnh phúc của một người được san sẻ cho người khác.”
Sự chuyển cầu của các thánh
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý “Lời cầu nguyện luôn được rộng mở: mỗi lần chúng ta chắp tay và nguyện cầu cùng Thiên Chúa, chúng ta thấy mình được đồng hành với các thánh trên trời, các vị đã được Giáo hội tôn vinh hoặc các vị thánh âm thầm trên thiên quốc, các ngài cùng cầu nguyện với chúng ta và cầu bầu cho chúng ta trong huyền nhiệm thân thể của Chúa Kitô.
ĐTC nhấn mạnh: “Không có người nào sầu buồn một mình, cô đơn một mình trong Giáo hội,” “không có giọt nước mắt nào bị rơi vào trong quên lãng, bởi vì mọi người đều hiệp thông và thông dự vào một nguồn ân sủng Chúa.”
Những nhân chứng vĩ đại
Đức Thánh Cha mô tả các thánh tựa như “đám mây nhân chứng vĩ đại” vừa được biết đến, vừa không được biết đến, là những người không ngừng cầu nguyện với chúng ta và cho chúng ta hầu làm vinh quang Thiên Chúa. ĐTC nói: “Việc tôn kính các thánh kéo chúng ta đến gần Chúa Giêsu, Đấng Trung gian duy nhất giữa con người và Thiên Chúa.
Không bao giờ là muộn màng để trở nên thánh
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục cho hay các thánh “nhắc nhở chúng ta rằng ngay cả trong cuộc sống của chúng ta, dù yếu đuối và bị vùi dập bởi tội lỗi, sự thánh thiện vẫn có thể manh nha. Không bao giờ là quá muộn để trở về với Chúa là Đấng tốt lành và dạt dào yêu thương”. Trong Chúa Kitô cũng vậy, “chúng ta cảm nghiệm được một tình liên đới huyền nhiệm với những người thân yêu đã qua đời, những người mà chúng ta không ngừng cầu nguyện cho họ.”
Tóm lại, Đức Thánh Cha nhấn mạnh "Sự nên thánh là một cuộc hành trình của cả cuộc đời, một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, dù dài hay ngắn, dù trong một khoảnh khắc, nó luôn là một chứng tá; mỗi vị thánh là một nhân chứng, một người đã gặp được Chúa Giêsu và đi theo Ngài.” ĐTC xác tín cuộc sống trên trái đất này chúng ta luôn được "các thánh phù trì."
Đôi tay cứu giúp
Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự chuyển cầu của các thánh “được coi là một sự phục vụ cao cả nhất của các Ngài trong kế hoạch yêu thương của Chúa” và chúng ta luôn có thể “xin các Ngài cầu bầu cho chúng ta và cho thế giới.”
Hiệp thông với những người thân yêu đã qua đời, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Có một sự liên đới huyền nhiệm trong Chúa Kitô nối kết những người đã qua đời với chúng ta là những người lữ hành đang trong cuộc hành trình dương thế: từ Thiên đàng, những người thân yêu của chúng ta vẫn tiếp tục săn sóc cho chúng ta. Họ cầu nguyện cho chúng ta và chúng ta cầu nguyện cho họ”.
Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa
Kết thúc bài giáo lý, ĐTC ngỏ lời cùng các tín hữu Ba Lan, Đức Thánh Cha nhắc nhớ Chúa Nhật tới, Giáo Hội sẽ cử hành Lễ Lòng Chúa Thương Xót, mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thiết lập. Đức Thánh Cha Phanxicô nói “phụng vụ của Chúa Nhật tới vạch ra con đường của lòng thương xót, nó tái tạo lại mối quan hệ của con người với Thiên Chúa, đồng thời cũng khơi dậy những mối quan hệ mới của tình liên đới huynh đệ”. Thật vậy, con người nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa, "nhưng con người cũng được kêu gọi để 'chia sẻ lòng thương xót' cho tha nhân."