Chúa Nhật I Phục Sinh B
Gặp được Chúa, phần thưởng cho người bền đỗ đến cùng
(Ga 20, 1-20)
Kinh Thánh kể lại rằng, sau khi sống lại, người đầu tiên được Chúa Giêsu hiện ra, đó là bà Maria Madalêna. Mỗi tác giả Tin Mừng có một cách tường thuật khác nhau, nhưng tất cả đều có một điểm chúng, đó là miêu tả một hình ảnh bà Maria Madalena có một lòng yêu mến Chúa khi Ngài còn sống, và bền bỉ chờ điều gì xảy ra sau khi thân xác Chúa được mai táng trong mồ. Nhờ sự kiên trì đó, cuối cùng bà đã được toại nguyện, được nhìn thấy Chúa và được giao cho sứ vụ loan báo Tin Mừng phục sinh
Theo truyền thống, ta thường nghe nhiều giải thích cho rằng Đức Giêsu hiện ra cho người phụ nữ này, vì Ngài biết phụ nữ thường khó giữ được bí mật, chỉ cần nghe biết một thông tin nào họ lập tức sẽ nói cho người khác biết ngay. Điều này nghe rất hợp lý, nhưng có vẻ hơi hạ thấp danh giá của phụ nữ, và được hiểu rằng phụ nữ toàn là đối tượng “lắm chuyện”.
Tuy nhiên, qua lăng kính của các tác giả Tin Mùng, trong suốt thời gian xác Chúa được chôn cất trong mồ, ai nấy đều sợ hãi không dám xuất đầu lộ diện, chỉ có bà Madalena vẫn âm thầm ra mồ chờ xem một tin vui như lời Chúa đã hứa khi xưa. Quả thật Chúa đã cho bà thấy Ngài đã sống lại, bà đã trở thành người đầu tiên loan báo Tin Mừng phục sinh của Ngài. Các thần học gia hiện đại lý giải thêm, nếu Chúa hiện ra với nam giới không chắc họ đã tin và sẵn sàng hối hả chạy đi để tường thuật điều đã xảy ra cho các môn đệ. Tôi thích lối giải thích này, vì nó nói lên được ưu điểm, vai trò, phẩm giá và địa vị của phụ nữ trong xã hội, trong Giáo Hội, nhất là trong sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Trở lại với hình ảnh của bà Madalena, rất dễ dàng nhìn thấy, bà là người có một tinh thần gắn bó và tìm kiếm Chúa hết sức bền bỉ. Thánh Kinh cho ta thấy bà chính là người được Chúa chữa cho khỏi bảy quỉ ám và sau đó bà đã theo chân Chúa một cách sát sao. Thánh Kinh cho ta thêm thông tin, khi Chúa Giêsu bị bắt, bị giải đi đóng đanh và khi Ngài bị treo trên thập giá thì có mấy người phụ nữ đứng gần thập giá Chúa, trong đó có Đức Mẹ và bà Maria Madalena (Ga 19, 25). Đến khi xác của Ngài được hạ xuống và chôn cất trong mồ thì bà Madalena còn ở lại đó mà khóc lóc thảm thương (Mt 27, 6).
Người bà thương mến đã không còn nữa và thân xác Ngài đã được mai táng trong mồ. Trước cảnh tượng đó, bà rất đau lòng, ngày đêm khóc lóc và thương nhớ Ngài. Những ngày ấy chắc chắn bà không ăn, không ngủ và bồi hồi đợi chờ Thiên Chúa phục sinh, hay ít nhất bà muốn thấy điều gì sẽ xảy ra, vì hôm ấy đã ngày thứ 3 sau khi Đức Giêsu chịu chết. Bà và mấy người bạn mới ra mồ từ sáng sớm, vừa để được nhìn thấy Chúa, vừa để được chính mắt thấy điều kỳ diệu của Thiên Chúa, vì chính Ngài đã hứa trước kia với họ.
Nhưng tiếc thay khi họ đến thì cửa mồ đã bị mở toang, người mà họ thương mến không còn nữa, chỉ thấy mấy miếng vải dùng để lượm xác còn đặt trong mồ. Nỗi buồn lại càng buồn thêm, lần này thực sự đã đưa đến cho bà Madalena và các bạn sự hoang mang, không những không thấy điều kỳ diệu của Thiên Chúa mà ngay cả thân xác được chôn cất ngay trong nấm mồ này cũng không còn nữa. Các bà lại than khóc...
Họ vừa đau buồn, hoang mang và sợ hãi liền hối hả chạy về báo tin cho các môn đệ. Khi các môn đệ đến mồ thấy cảnh tượng xảy ra như các bà vừa nói. Họ cũng không tránh khỏi sự hoang mang, chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra, và họ đã trở về nhà trong vô vọng.
Điều đáng được nhấn mạnh ở đây, đó là sau khi không thấy xác của Thầy mình nữa thì các môn đệ trở về nhà, còn bà Maria Madalena thì không đành lòng, “bà đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc” (Ga 20: 11). Đúng là một sự kiên nhẫn khiến ai nấy phải kính phục, cho dù ai có tuyệt vọng, cho dù những môn đệ, những kẻ thân cận của Đức Giêsu có rời khỏi Thầy mình đi chăng nữa, thì bà Maria Madalena vẫn một mực kiên tâm đợi chờ. Tâm hồn bà mòn mỏi ước mong, tình huống có vẻ rất vô vọng, có vẻ không khả quan chút nào, không phải là bà đang trong cảnh mơ màng mà ai cũng biết sự thật là xác Đức Giêsu không còn đó nữa. Nhưng bà Maria Madalena vẫn cứ đợi, bà nhất quyết không bỏ cuộc mà tin chắc sẽ có điều gì khả quan hơn. Vì thế, “bà vừa khóc vừa cúi xuống nhìn vào trong mồ” (Ga 20:12).
Một hành động mà chúng ta thường thấy khi có người thân chúng ta qua đời, khi thân xác của họ đã được đưa đi an táng, nhưng chúng ta vẫn lặng lẽ ngắm nhìn chiếc giường, chiếc ghế hay nơi mà ngày thường người thân chúng ta thường ở đó. Trong lúc nước mắt của bà Maria Madalena đang đầm đìa, bà nhìn vào mộ, thấy 2 vị thiên thần ngồi đó và họ bắt đầu trò chuyện với bà.
Thiên thần hỏi: “Này bà, sao bà khóc?” (Ga 20, 15). Bà Maria thưa: “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Chúa ở đâu!” (Ga 20, 15).
Nếu theo cách tường thuật của Gioan thì thiên thần vẫn không báo cho bà Maria về sự kiện Chúa đã phục sinh, nhưng ít ra cũng cho chúng ta thấy được bà Maria coi Chúa như là vị thầy, vị Chúa của mình chứ không giống như có người lý giải rằng giữa Chúa Giêsu và bà Maria có một tình cảm nam nữ.
Sau khi nói chuyện với thiên thần, như một linh cảm, bà quay mặt lại, thì nhìn thấy Đức Giêsu đứng đó. Nhưng vì bà đã khóc quá nhiều, vì nước mắt hãy còn đầm đìa khiến bà nhìn không rõ, hoặc thân xác Chúa Giêsu sau khi sống lại đã thay đổi, khiến bà không nhận ra Thầy mình, vì thế bà đã tưởng rằng đấy là một người làm vườn. Nhưng lúc này đúng là lúc sự bền bỉ tìm kiếm của bà được đền đáp. Lúc này đây là lúc lòng mến được lấp đầy, lúc này đây là lúc nỗi đau mất mát của bà được “chữa lành”. Đức Giêsu gọi chính tên bà “M-a-ri-a” (Ga 20, 16).
Một tiếng gọi thân thương như hồi nào Chúa đã dùng để gọi bà, một tiếng nói và âm thanh của Chúa thật là gần gũi để rồi khiến bà hết sức vui mừng mà chạy đến ôm chầm lấy chân Thầy mình và kêu lên “Ráp-bu-ni” nghĩa là “Lạy Thầy” (Ga 20,16). Một niềm vui không giống như một niềm vui bình thường để bà nhảy tưng lên và hét vang như các phụ nữ khác thường tỏ bày. Nhưng là một niềm vui đã trải qua nỗi đau lâu ngày, một niềm vui không dễ dàng được đổi ngay bằng tiếng cười mà phải được tiếp tục bằng những tiếng nức nở dài sau đó. Bà không dám nhìn thẳng vào dung mạo của Thầy, mà sấp mình xuống dưới chân, trước là để tôn kính một vị thầy, sau nữa cũng là để dấu diếm những giọt nước mắt không ngừng rơi vì vui sướng.
Thử đặt lại câu hỏi tại sao bà Maria Madalena lại bền bỉ chờ đợi được như vậy để sau đó được Thiên Chúa tỏ mình ra, được Thầy Giêsu hiện ra báo hiệu sự Phục sinh của Ngài? Sự bền chí không chỉ để tin tưởng vào một điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai, đôi khi nó còn là những kết quả của những kinh nghiệm trong quá khứ. Bà Maria Madalena đã bền bỉ chờ đợi giây phút được nhìn thấy Chúa trong vinh quang, vì trong quá khứ bà được Chúa yêu thương và chữa lành. Trong tâm thức của bà, Đức Giêsu là một vị Thiên Chúa nhân từ bênh vực cho bà và dạy bảo bà “hãy đi và đừng phạm tội nữa” (Ga 8, 11).
Quả vậy, một con người đã bị thần lực ma quỉ thống trị, khiến ai nấy đều ghét bỏ và đòi ném đá cho đến chết. Một tình trạng tưởng chừng như không bao giờ được coi là một con người nhưng nhờ vào lòng nhân từ và tha thứ của Chúa Giêsu, mà cuộc đời của bà Maria Madalena đã được thay đổi hoàn toàn. Nhờ vào sự tin tưởng của Chúa Giêsu bà đã được trở lại làm người, giống như mọi người. Thật vậy, Chúa Giêsu đã trả lại cho bà tất cả: danh dự và phẩm giá của một con người.
Vâng, chỉ có Ngài mới có khả năng và mới sẵn sàng trả lại tự do cho bà, chỉ có tình yêu của Giêsu mới biến đổi được con người của bà. Qua Đức Giêsu bà đã trở nên một con người mới. Như thế, vì được đón nhận một phúc ân quá sức cao quí, chỉ có người đã nhận ra vị ban ân huệ đó cho mình là ai bà mới một mực quyết tâm tin tưởng gắn bó và một mực đợi chờ ngày vinh quang của Ngài.
Quả vậy, khi bà Maria Madalena nhận được niềm vui đó, bà hết sức vui mừng khi nhìn thấy Đấng xuất hiện trước mặt mình chính là Thầy Giêsu. Đấng mà bà yêu mến nay đã phục sinh, đối với bà đây là một niềm vui mừng không thế nào diễn tả. Hơn nữa, khi bà muốn ôm chầm lấy chân Chúa, thì Chúa lại phán với bà rằng: “Thôi, đừng giữ Thầy lại, hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, nên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của an hem” (Ga 20, 19).
Như thế, niềm vui của bà Maria Madalena phải là niềm vui của hết cả anh chị em. Tin Mừng bà được đón nhận, không chỉ để giữ lại cho riêng mình, nhưng bà đã hối hả đi loan báo cho anh em. Phần chúng ta, nhờ đức tin chúng ta cũng được đón nhận Tin Mừng phục sinh. Đây là một món quà hết sức có giá trị, là niềm vui quả thật lớn lao. Niềm vui đó và món quà đó sẽ trọn vẹn hơn khi chúng ta biết sẵn sàng chia sẻ cho anh em. Đây cũng là sứ vụ loan báo Tin Mừng của mọi tín hữu và của Giáo Hội chúng ta.
Gặp được Chúa, phần thưởng cho người bền đỗ đến cùng
(Ga 20, 1-20)
Kinh Thánh kể lại rằng, sau khi sống lại, người đầu tiên được Chúa Giêsu hiện ra, đó là bà Maria Madalêna. Mỗi tác giả Tin Mừng có một cách tường thuật khác nhau, nhưng tất cả đều có một điểm chúng, đó là miêu tả một hình ảnh bà Maria Madalena có một lòng yêu mến Chúa khi Ngài còn sống, và bền bỉ chờ điều gì xảy ra sau khi thân xác Chúa được mai táng trong mồ. Nhờ sự kiên trì đó, cuối cùng bà đã được toại nguyện, được nhìn thấy Chúa và được giao cho sứ vụ loan báo Tin Mừng phục sinh
Theo truyền thống, ta thường nghe nhiều giải thích cho rằng Đức Giêsu hiện ra cho người phụ nữ này, vì Ngài biết phụ nữ thường khó giữ được bí mật, chỉ cần nghe biết một thông tin nào họ lập tức sẽ nói cho người khác biết ngay. Điều này nghe rất hợp lý, nhưng có vẻ hơi hạ thấp danh giá của phụ nữ, và được hiểu rằng phụ nữ toàn là đối tượng “lắm chuyện”.
Tuy nhiên, qua lăng kính của các tác giả Tin Mùng, trong suốt thời gian xác Chúa được chôn cất trong mồ, ai nấy đều sợ hãi không dám xuất đầu lộ diện, chỉ có bà Madalena vẫn âm thầm ra mồ chờ xem một tin vui như lời Chúa đã hứa khi xưa. Quả thật Chúa đã cho bà thấy Ngài đã sống lại, bà đã trở thành người đầu tiên loan báo Tin Mừng phục sinh của Ngài. Các thần học gia hiện đại lý giải thêm, nếu Chúa hiện ra với nam giới không chắc họ đã tin và sẵn sàng hối hả chạy đi để tường thuật điều đã xảy ra cho các môn đệ. Tôi thích lối giải thích này, vì nó nói lên được ưu điểm, vai trò, phẩm giá và địa vị của phụ nữ trong xã hội, trong Giáo Hội, nhất là trong sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Trở lại với hình ảnh của bà Madalena, rất dễ dàng nhìn thấy, bà là người có một tinh thần gắn bó và tìm kiếm Chúa hết sức bền bỉ. Thánh Kinh cho ta thấy bà chính là người được Chúa chữa cho khỏi bảy quỉ ám và sau đó bà đã theo chân Chúa một cách sát sao. Thánh Kinh cho ta thêm thông tin, khi Chúa Giêsu bị bắt, bị giải đi đóng đanh và khi Ngài bị treo trên thập giá thì có mấy người phụ nữ đứng gần thập giá Chúa, trong đó có Đức Mẹ và bà Maria Madalena (Ga 19, 25). Đến khi xác của Ngài được hạ xuống và chôn cất trong mồ thì bà Madalena còn ở lại đó mà khóc lóc thảm thương (Mt 27, 6).
Người bà thương mến đã không còn nữa và thân xác Ngài đã được mai táng trong mồ. Trước cảnh tượng đó, bà rất đau lòng, ngày đêm khóc lóc và thương nhớ Ngài. Những ngày ấy chắc chắn bà không ăn, không ngủ và bồi hồi đợi chờ Thiên Chúa phục sinh, hay ít nhất bà muốn thấy điều gì sẽ xảy ra, vì hôm ấy đã ngày thứ 3 sau khi Đức Giêsu chịu chết. Bà và mấy người bạn mới ra mồ từ sáng sớm, vừa để được nhìn thấy Chúa, vừa để được chính mắt thấy điều kỳ diệu của Thiên Chúa, vì chính Ngài đã hứa trước kia với họ.
Nhưng tiếc thay khi họ đến thì cửa mồ đã bị mở toang, người mà họ thương mến không còn nữa, chỉ thấy mấy miếng vải dùng để lượm xác còn đặt trong mồ. Nỗi buồn lại càng buồn thêm, lần này thực sự đã đưa đến cho bà Madalena và các bạn sự hoang mang, không những không thấy điều kỳ diệu của Thiên Chúa mà ngay cả thân xác được chôn cất ngay trong nấm mồ này cũng không còn nữa. Các bà lại than khóc...
Họ vừa đau buồn, hoang mang và sợ hãi liền hối hả chạy về báo tin cho các môn đệ. Khi các môn đệ đến mồ thấy cảnh tượng xảy ra như các bà vừa nói. Họ cũng không tránh khỏi sự hoang mang, chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra, và họ đã trở về nhà trong vô vọng.
Điều đáng được nhấn mạnh ở đây, đó là sau khi không thấy xác của Thầy mình nữa thì các môn đệ trở về nhà, còn bà Maria Madalena thì không đành lòng, “bà đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc” (Ga 20: 11). Đúng là một sự kiên nhẫn khiến ai nấy phải kính phục, cho dù ai có tuyệt vọng, cho dù những môn đệ, những kẻ thân cận của Đức Giêsu có rời khỏi Thầy mình đi chăng nữa, thì bà Maria Madalena vẫn một mực kiên tâm đợi chờ. Tâm hồn bà mòn mỏi ước mong, tình huống có vẻ rất vô vọng, có vẻ không khả quan chút nào, không phải là bà đang trong cảnh mơ màng mà ai cũng biết sự thật là xác Đức Giêsu không còn đó nữa. Nhưng bà Maria Madalena vẫn cứ đợi, bà nhất quyết không bỏ cuộc mà tin chắc sẽ có điều gì khả quan hơn. Vì thế, “bà vừa khóc vừa cúi xuống nhìn vào trong mồ” (Ga 20:12).
Một hành động mà chúng ta thường thấy khi có người thân chúng ta qua đời, khi thân xác của họ đã được đưa đi an táng, nhưng chúng ta vẫn lặng lẽ ngắm nhìn chiếc giường, chiếc ghế hay nơi mà ngày thường người thân chúng ta thường ở đó. Trong lúc nước mắt của bà Maria Madalena đang đầm đìa, bà nhìn vào mộ, thấy 2 vị thiên thần ngồi đó và họ bắt đầu trò chuyện với bà.
Thiên thần hỏi: “Này bà, sao bà khóc?” (Ga 20, 15). Bà Maria thưa: “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Chúa ở đâu!” (Ga 20, 15).
Nếu theo cách tường thuật của Gioan thì thiên thần vẫn không báo cho bà Maria về sự kiện Chúa đã phục sinh, nhưng ít ra cũng cho chúng ta thấy được bà Maria coi Chúa như là vị thầy, vị Chúa của mình chứ không giống như có người lý giải rằng giữa Chúa Giêsu và bà Maria có một tình cảm nam nữ.
Sau khi nói chuyện với thiên thần, như một linh cảm, bà quay mặt lại, thì nhìn thấy Đức Giêsu đứng đó. Nhưng vì bà đã khóc quá nhiều, vì nước mắt hãy còn đầm đìa khiến bà nhìn không rõ, hoặc thân xác Chúa Giêsu sau khi sống lại đã thay đổi, khiến bà không nhận ra Thầy mình, vì thế bà đã tưởng rằng đấy là một người làm vườn. Nhưng lúc này đúng là lúc sự bền bỉ tìm kiếm của bà được đền đáp. Lúc này đây là lúc lòng mến được lấp đầy, lúc này đây là lúc nỗi đau mất mát của bà được “chữa lành”. Đức Giêsu gọi chính tên bà “M-a-ri-a” (Ga 20, 16).
Một tiếng gọi thân thương như hồi nào Chúa đã dùng để gọi bà, một tiếng nói và âm thanh của Chúa thật là gần gũi để rồi khiến bà hết sức vui mừng mà chạy đến ôm chầm lấy chân Thầy mình và kêu lên “Ráp-bu-ni” nghĩa là “Lạy Thầy” (Ga 20,16). Một niềm vui không giống như một niềm vui bình thường để bà nhảy tưng lên và hét vang như các phụ nữ khác thường tỏ bày. Nhưng là một niềm vui đã trải qua nỗi đau lâu ngày, một niềm vui không dễ dàng được đổi ngay bằng tiếng cười mà phải được tiếp tục bằng những tiếng nức nở dài sau đó. Bà không dám nhìn thẳng vào dung mạo của Thầy, mà sấp mình xuống dưới chân, trước là để tôn kính một vị thầy, sau nữa cũng là để dấu diếm những giọt nước mắt không ngừng rơi vì vui sướng.
Thử đặt lại câu hỏi tại sao bà Maria Madalena lại bền bỉ chờ đợi được như vậy để sau đó được Thiên Chúa tỏ mình ra, được Thầy Giêsu hiện ra báo hiệu sự Phục sinh của Ngài? Sự bền chí không chỉ để tin tưởng vào một điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai, đôi khi nó còn là những kết quả của những kinh nghiệm trong quá khứ. Bà Maria Madalena đã bền bỉ chờ đợi giây phút được nhìn thấy Chúa trong vinh quang, vì trong quá khứ bà được Chúa yêu thương và chữa lành. Trong tâm thức của bà, Đức Giêsu là một vị Thiên Chúa nhân từ bênh vực cho bà và dạy bảo bà “hãy đi và đừng phạm tội nữa” (Ga 8, 11).
Quả vậy, một con người đã bị thần lực ma quỉ thống trị, khiến ai nấy đều ghét bỏ và đòi ném đá cho đến chết. Một tình trạng tưởng chừng như không bao giờ được coi là một con người nhưng nhờ vào lòng nhân từ và tha thứ của Chúa Giêsu, mà cuộc đời của bà Maria Madalena đã được thay đổi hoàn toàn. Nhờ vào sự tin tưởng của Chúa Giêsu bà đã được trở lại làm người, giống như mọi người. Thật vậy, Chúa Giêsu đã trả lại cho bà tất cả: danh dự và phẩm giá của một con người.
Vâng, chỉ có Ngài mới có khả năng và mới sẵn sàng trả lại tự do cho bà, chỉ có tình yêu của Giêsu mới biến đổi được con người của bà. Qua Đức Giêsu bà đã trở nên một con người mới. Như thế, vì được đón nhận một phúc ân quá sức cao quí, chỉ có người đã nhận ra vị ban ân huệ đó cho mình là ai bà mới một mực quyết tâm tin tưởng gắn bó và một mực đợi chờ ngày vinh quang của Ngài.
Quả vậy, khi bà Maria Madalena nhận được niềm vui đó, bà hết sức vui mừng khi nhìn thấy Đấng xuất hiện trước mặt mình chính là Thầy Giêsu. Đấng mà bà yêu mến nay đã phục sinh, đối với bà đây là một niềm vui mừng không thế nào diễn tả. Hơn nữa, khi bà muốn ôm chầm lấy chân Chúa, thì Chúa lại phán với bà rằng: “Thôi, đừng giữ Thầy lại, hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, nên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của an hem” (Ga 20, 19).
Như thế, niềm vui của bà Maria Madalena phải là niềm vui của hết cả anh chị em. Tin Mừng bà được đón nhận, không chỉ để giữ lại cho riêng mình, nhưng bà đã hối hả đi loan báo cho anh em. Phần chúng ta, nhờ đức tin chúng ta cũng được đón nhận Tin Mừng phục sinh. Đây là một món quà hết sức có giá trị, là niềm vui quả thật lớn lao. Niềm vui đó và món quà đó sẽ trọn vẹn hơn khi chúng ta biết sẵn sàng chia sẻ cho anh em. Đây cũng là sứ vụ loan báo Tin Mừng của mọi tín hữu và của Giáo Hội chúng ta.