CHÚA NHẬT PHỤC SINH B
TĐCV 10: 34a, 37-43; Tvịnh 117; 1 Côrintô 5: 6b-8; Gioan 20: 1-9

Đã bao nhiêu lần chúng ta đã nghe những câu chuyện về sự sống lại trong những năm vừa qua? Các câu chuyện đó đã được bốn tác giả phúc âm kể theo nhiều cách khác nhau, các chi tiết tuân theo cùng một phong cách viết như những mô hình sau đây: Câu chuyện thường bắt đầu với các môn đệ đang sống trong một cách thức như ngày "thứ sáu Tuần Thánh" trong một thế giới đầy thất vọng và thất thoát - Có thể giống như đời sống chúng ta bây giờ đang phải bị đau khổ vì cơn đại dịch covid với tất cả những đau đớn và nhiều hạn chế. Như chúng ta được biết, các sự kiện đã xãy ra vào lúc sáng sớm, "trong khi trời còn tối", như đã được truyền thuật lại. Việc đó có phải là đã tóm tắt thế giới của họ và của chúng ta ngày nay chăng? Bà Maria Magdala đang trên đường đi tới ngôi mộ. Các câu chuyện khác kể có một số các phụ nữ khác cùng đi. Có một tảng đá lớn đóng cửa mộ. Với một câu hỏi mà đôi khi trong cuộc sống chúng ta cũng hỏi khi cần "Ai sẽ lăn tảng đá ra?" Câu chuyện hôm nay kể không có ai ở trong ngôi mộ. Các phúc âm khác kể có một thiên thần, hay một trong hai người mặc áo trắng. Phúc âm thánh Luca kể có 2 người thanh nhiên ở trong ngôi mộ hỏi các phụ nữ "Tại sao các bà tìm Đấng sống trong kẻ chết?" Câu hỏi đó cũng gởi đến cho chúng ta. Có phải chúng ta đã tìm mọi điều sai trong những lần tìm đường đi, tìm sự an ủi và giúp đở?

Điều khác nhau trong các câu chuyện khiến cho có một số người kết kết luận rằng tất cả câu chuyện này không hề xãy ra. Nhưng, nếu Chúa Giêsu có thật sự đã sống lại từ trong cỏi chết, hãy nghĩ đến sự bối rối và ngạc nhiên của những người nói thật lòng là đã trông thấy Chúa phục Sinh. Đây chỉ là lần đầu tiên. Không ai đã từng có kinh nghiệm này trước đây. Sự nhầm lẫn và khác biệt trong các câu chuyện rất có thể được gây ra bởi sự phấn kích khi nói một điều gì hình như rất khó tin. Các câu chuyện về sự sống lại kể cả chuyện ngôi mộ trống. làm người ta nghĩ là có người đã ăn cắp xác chết nên tấm vải liệm đã được cuộn lại.

Chúng ta sẽ nghe những thay đổi của câu chuyện trong những tuần sắp đến. Chúng ta có thể nhún vai và nói: "Vậy thì có điều gì mới? Đó chỉ là một câu chuyện cũ mà chúng ta đã nghe nhiều lần trong nhiều năm qua. Tôi đã thuộc lòng câu chuyện tường thuật sự sống lại này rồi. Điều gì đã thay đổi vậy?”

Những gì đã thay đổi! Rất nhiều chuyện đã xãy ra từ tháng 3 năm ngoái khi chúng ta nghe những câu chuyện lần cuối. Chúng ta còn là như những người trong năm vừa qua. Chúng ta không phải là cùng giáo xứ như giáo xứ năm vừa qua. Chúng ta không cùng một thế giới như thế giới năm vừa qua. Mọi sự đã được thay đổi. Chúng ta cần nghe những câu chuyện này như là những câu chuyện hoàn toàn mới, như chúng ta chưa từng bao giờ nghe trước đó. Vì chúng ta đang nghe những câu chuyện trong một thế giới mới, đang thay đổi mãnh liệt vô điều kiện mà chúng ta ở trong đó.

Vì chúng ta khác biệt nhau và đã thay đổi quá nhiều, các câu chuyện về sự sống lại đối với chúng ta ngày nay nghe cũng khác. Nó không giống như một số câu chuyện quen thuộc cũ mà chúng ta tìm thấy trên kệ sách bị bụi đóng qua ngày tháng. Đó là những câu chuyện hoàn toàn mới, và vì thế các câu chuyện đó giúp chúng ta trải nghiệm Thiên Chúa theo một cách hoàn toàn mới, năm nay – Hôm nay. Chúng ta có thể xác định với Mẹ Maria và các môn đệ vẫn còn ở trong bóng tối không? Chúng ta có giống như những môn đệ ở trong phòng khóa kín cửa vì sợ hãi. Phải chăng chúng ta cũng có điềm báo trước và nguồn hy vọng. Trong thế giới của ngày thứ sáu Tuần Thánh, mắt chúng ta đã quen với bóng tối và tất cả những gì chúng ta thấy chỉ là ngôi mộ trống không còn gì khác.

Thứ Sáu Tuần Thánh bị bao trùm bởi bóng tối, với sự tan vỡ, và nổi buồn, sự thất vọng và cảm thấy bị bỏ rơi. Mặc dù chúng ta không nhìn thấy lối thoát cho chính mình. Nhưng Đức Chúa vẫn đang làm việc. Lễ Phục Sinh nhắc chúng ta nhớ là Đức Chúa luôn thực hiện những việc tốt nhất của Ngài trong cỏi âm u, và Ngài luôn làm như vậy và sẽ luôn luôn làm như vậy. Chúng ta có thể tin được là Đức Chúa đang cho chúng ta một cuộc sống mới ngay cả trong bóng tối âm u hôm nay không?

Cách đây ít lâu, tôi đi giảng tại một giáo xứ ở Oakland, California. Đó là một nhà thờ cổ lớn. Trong phòng thánh có một phòng dưới hầm lớn để các chén thánh. Phòng đó có một cánh cửa sắt có ổ khoá bấm lại. Tôi cần phải nghĩ để khi vô trong phòng đó để lấy một chén thánh. “Giả dụ như bị người khác khoá nhốt trong đó thì sao? Người đó sẽ sống dược được bao lâu trong thời gian bị nhốt này? Ai là người biết được có người bị nhốt trong đó? Ai có thể nghe người đó đập vào cánh cửa sắt dày đó?” Có một cái đèn trong phòng và có một tấm bảng trên cánh cửa ghi là "bạn không bị khóa trong này. Hãy nhấn vào thiết bị thoát hiểm" Có một nút bấm gần tay nắm cánh cửa, đó là dấu để mở cửa thoát ra. Tôi đã nghĩ rất nhiều về bản viết đó trong những tháng này. Đọc đi đọc lại nhiều lần "bạn không bị nhốt ở trong này, Hãy bấm vào nút thoát hiểm" Chúng ta không thể tự mình bước vào sự sáng được. Hôm nay chúng ta mừng Chúa Phục Sinh từ cỏi chết để mở cửa cho chúng ta vào ánh sáng "Bạn không bị nhốt ở trong này".

Trong cả năm dài trông chờ, chúng ta có cảm tưởng như là bị khóa ở bên trong - Không phải bị giới hạn ở trong nhà vì bệnh đại dịch. Bị khóa vì chúng ta không thể bỏ một thói quen; bị khóa vì đau ốm hay bị tật nguyền, hay cái chết của một người thân thương có thể phủ bóng âm u như Thứ sáu Tuần Thánh che phủ trên đời sống còn lại của chúng ta. Các lực lượng trong một quốc gia xâu xé nhau bằng mọi thủ đoạn. Chúng ta có thể cảm thấy bị nhốt lại trong "một thế giới của thứ sáu Tuần Thánh”. mà không có thiết bị thoát hiểm để thoát ra.

Chúa Giêsu bị thất bại, bị giết và bị nhốt sau một tảng đá nặng. Tôi không biết liệu có 2 người đàn ông mặc áo trắng, hay một trong 2 người, hay chỉ có một người trong ngôi mộ trống. Điều chúng tin là trong khi trời còn tối, Đức Chúa đã giải thoát Chúa Giêsu ra khỏi ngôi mộ. Không có thiết bị thoát hiểm nào mau lẹ và dễ dàng nào giúp chúng ta thoát khỏi nhiều tình huống đang đè xuông từ nhiều hoàn cảnh trong những ngày này. Nhưng vì những việc Đức Chúa đã làm cho chúa Giêsu, chúng ta tin rằng Đức Chúa cũng có thể làm cho chúng ta, có thể không ngay bây giờ nhưng từng bước một, từ bóng tối cúa bất kỳ ngôi mộ nào. từng chút một ra ánh sáng của Chúa Nhật Phục Sinh. Như thứ sáu Tuần Thánh có thể tiếp tục cho chúng ta trong một thời gian, nhưng, hôm nay nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa đã giành được chiến thắng cuối cùng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu có ai đó nói: "Hãy chứng minh". Chà, thật ra chúng ta không thể chỉ xử dụng từ những câu chuyện trong các phúc âm quen thuộc. Không ai thực sự đã trông thấy Chúa Giêsu sống lại. Điều chúng ta thấy chỉ là một ngôi mộ trống và các lời nói này "hãy chứng minh đi". Chúng ta không thể chứng minh được. Sự sống lại là chỉ một chuyện trong đời sống Chúa Giêsu, chỉ hoàn toàn ở giữa Chúa Giêsu và Đức Chúa. Tôi không thể chứng minh sự sống lại. Tôi không có thể giải thích nó. Tôi không thể buộc điều đó có ý nghĩa.

Điều chúng ta có thể nói là "Tôi tin điều đó. Tôi trông cậy điều đó. Tôi sẽ sống đời sống của tôi trong ánh sáng của sự sống lại". Chúng ta đã không có kinh nghiệm điều đó, nhiều hơn là một lần, khi thứ sáu Tuần Thánh trở thành Chúa Nhật Phục Sinh. Chúng ta tin rằng bên kia của cái chết và sự đau khổ, luôn luôn là sự sống lại; luôn luôn là một sự tạo dựng mới; luôn luôn là một đời sống mới. Nó không phải là thứ sáu Tuần Thánh mãi mãi. Nhưng là Chúa Nhật Phục Sinh muôn đời!

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

EASTER SUNDAY (B)
Acts 10: 34a, 37-43; Psalm 118; 1 Corinthians 5: 6b-8; John 20: 1-9

How many times have we heard these resurrection stories over the years? They are told in variations by the four Gospel writers. Details follow a similar pattern. Something like this: they begin with the disciples living in a “Good Friday way,” in a world of huge disappointment and loss – perhaps like our current lives saddened by the pandemic with all their accompanying pain and limitations. The events happened early in the morning, “while it was still dark,” we are told. Doesn’t that sum up their world and ours these days? Mary Magdalene is on her way to the tomb. Other accounts have several women going. There is a heavy stone, with a question we sometimes also ask in our need, “Who will roll it away?” Today’s account has no one at the tomb. The other Gospels have an angel, or one or two figures in white. In Luke’s account the two men at the empty tomb ask the women, “Why do you search for the Living One among the dead?” It is a question that is put to us as well. Have we been looking in all the wrong places for direction, solace and help?

The differences in the accounts cause some people to conclude the event never happened at all. But, if Jesus really did rise from the dead, think of the confusion and wonder of those who breathlessly told of having seen the Risen Lord. This was a first. No one had ever had this experience before. The confusion and differences in the stories could very well have been caused by the excitement of telling something that seemed so unbelievable. The accounts of the resurrection also include the empty tomb, suspected body snatchers, and the rolled up burial cloths.

We will hear variations of the story over the next weeks. We could shrug our shoulders and say, “So what’s new? It is the same old story we have heard many times in years past. I know the resurrection accounts almost my heart. What’s changed?”

What’s changed! So much has happened since last March when we last heard the stories. We are not the same people we were last year. We are not the same church we were last year. We are not the same world we were last year. Everything has changed. We need to hear these stories as if they were brand new, as if we have never heard them before. Because we are hearing them in this new, drastically changed and un-chartered world we find ourselves in.

Because we are different and so much has changed, the resurrection stories are different for us today. It is not like some old familiar tales we find on a bookshelf, a bit dusty from age. They are brand-new stories so they help us experience God in a whole new way, this year – today. Can we identify with Mary and those disciples who were still in the dark? Are we like those locked-up disciples, afraid. Do we also have a sense of foreboding and need hope. In our Good Friday world our eyes get used to the dark and all we can see is an empty tomb, nothing else.

Good Friday is shrouded with darkness, brokenness and sadness, disenchantment and feelings of abandonment. Though we cannot see our way out, God is still at work. Easter reminds us that God does some of God’s best work in the dark, always has, always will. Can we believe God is giving us new life even in today’s darkness and gloom?

A while back I was preaching in an Oakland, California parish. It was a large old church. In the sacristy there was a big vault-closet for sacred vessels. It had a steel door with a combination lock. I got to thinking as I went into the vault to get a chalice, “Suppose a person got locked in? How long would they survive in this sealed space? Who would know they were inside? Would anyone hear them pounding against the thick steel door?” There was a light inside the vault and a plaque on the door which read, “You are not locked in, press escape device.” There was a plunger near the handle, the escape devise to open the door. I have thought a lot of that phrase these months, repeated it many times, “You are not locked in, press escape device.” We are not on our own. Today we celebrate Jesus risen from the dead who opens a door for us into the light. “You are not locked in.”

This long year has felt like we have been locked in – not just restricted to our homes because of the pandemic. Locked in because we can’t break a habit; are confined by a sickness or disability; the death of a loved one can cast a Good Friday shadow over the rest of our lives; the natural world is crumbling into an environmental Good Friday; nations are tearing themselves up with forces even within their own borders. We can feel locked up in a “Good Friday world,” without an easy escape device to get us out.

Jesus was defeated, killed and locked in behind a heavy stone. I don’t know if there were two men in white, one, or none at the empty tomb. What we believe is that while it was still dark in the world God released Jesus from the tomb. There is no quick and easy escape device for us from a lot of the situations we are in these days. But because of what God did for Jesus, we believe God can also do for us; maybe not instantly, but step-by-step, from the dark of any tomb, little by little into the light of Easter Sunday. Good Friday may continue for us for a while, but today reminds us that God has won the final victory.

What if someone were to say, “Prove it.” Well we can’t just from those very familiar gospel accounts. No one actually saw Jesus rise. What we have is an empty tomb and their word. “Prove it.” We can’t, the resurrection was the only event in Jesus’ life that was entirely between him and God. I can’t prove the resurrection, I can’t explain it, I can’t force it to make sense.

What we can say is: “I believe it, I trust it. I will live my life in the light of the resurrection” Haven’t we experienced it, more than once, when Good Friday became Easter Sunday? We believe that on the other side of death and pain is always resurrection; always new creation; always new life. It is not Good Friday for ever. But it is Easter Sunday forever.