ĐTC Phanxicô nói: Chúng ta chỉ có thể sinh hoa kết trái, nếu chúng ta hiệp nhất trong Chúa Giêsu.
Kết thúc Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ “sự hiệp nhất không thể thiếu” như trong bài giảng của Đức Hồng Y Kurt Koch đã nói: ‘sự hiệp nhất’ phát suốt từ Chúa Giêsu.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Vào ngày thứ Hai (25/1), lễ kính Thánh Phaolô trở lại, giờ Kinh chiều đại kết cầu nguyện cho sự Hiệp nhất các Kitô hữu đã được đánh dấu để kết thúc Tuần lễ cầu nguyện này.
Sự kiện này đã diễn ra hàng năm tại Vương cung thánh đường thánh Phaolô ngoại thành, nơi huyệt mộ của vị Tông đồ vĩ đại. Tuy nhiên, năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô, người thường chủ tọa nghi lễ này đã không thể tham dự được, vì cơn đau thần kinh tọa hoàng hành! Nên Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về sự cổ súy Hiệp nhất Kitô giáo, đã chủ sự buổi cầu nguyện này, cùng với các nhà lãnh đạo của các Giáo hội và cộng đồng các tôn giáo bạn.
Mặc dù vắng mặt về mặt thể lý, nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô đã hiện diện trong tinh thần và qua bài giảng của Đức Hồng Y Koch. Trong phần phát biểu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về những lời Chúa Giêsu cầu nguyện được Phúc âm Thánh Gioan ghi lại: “Hãy ở lại trong Thầy”, đây là chủ đề của Tuần cầu nguyện năm nay. Bắt đầu bằng hình ảnh cây nho và cành nho, Đức Thánh Cha nhấn mạnh “chúng ta chỉ có thể phát triển và sinh hoa kết trái nếu chúng ta hiệp nhất với Chúa Giêsu.”
Ba cấp độ của sự hiệp nhất
Đức Thánh Cha nhấn mạnh “sự hiệp nhất không thể thiếu này” bao gồm ba vòng đồng tâm “giống như những vòng tròn của một thân cây”.
Mức độ hiệp nhất đầu tiên là chúng ta ở trong Chúa Giêsu, “đây là điểm khởi đầu của cuộc hành trình mà mỗi người chúng ta phải hướng tới.” Việc tuân giữ lời Chúa Giêsu bắt đầu từ lời cầu nguyện, điều này cho phép chúng ta cảm nghiệm được tình yêu thương của Ngài. “Đây là sự hợp nhất đầu tiên,” Đức Thánh Cha nói, “đây là sự công chính của cá nhân chúng ta, hành động của ân sủng mà chúng ta nhận được khi chúng ta liên kết với Chúa Giêsu.”
Sự hiệp nhất giữa các Kitô giáo là chiếc vòng thứ hai. “Tất cả chúng ta đều là những cành nhánh của cùng một cây nho,” Đức Thánh Cha nói, những gì mỗi cành làm đều ảnh hưởng đến toàn bộ cây... Ở đây một lần nữa, lời cầu nguyện là điều cần thiết, dẫn chúng ta đến tình yêu thương lẫn nhau. Điều này không dễ dàng, Đức Thánh Cha thừa nhận, đó là lý do tại sao chúng ta phải cầu xin Thiên Chúa “loại bỏ những thành kiến của chúng ta về người khác và ràng buộc chúng ta lại trong sự hiệp nhất trọn vẹn với tất cả anh chị em của Ngài”.
Vòng tròn lớn nhất mở rộng ra cho toàn thể nhân loại; và ở đây, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “chúng ta có thể suy ngẫm về hoạt động của Chúa Thánh Thần.” Chúa Thánh Linh hướng dẫn chúng ta không chỉ yêu những người yêu thương chúng ta, "nhưng yêu tất cả mọi người, ngay cả như Chúa Giêsu đã dạy "Giống như Người Samaritanô nhân hậu, chúng ta được mời gọi trở thành người cận nhân của tất cả mọi người, yêu thương ngay những người thù ghét chúng ta.
Tính cụ thể của tình yêu
Cùng nhau phục vụ tha nhân có thể giúp chúng ta “nhận chân ra một lần nữa rằng chúng ta là anh chị em với nhau” và dẫn chúng ta “phát triển trong sự hiệp nhất”. Tương tự như vậy, Chúa Thánh Thần có thể truyền cảm hứng cho chúng ta “quan tâm đến ngôi nhà chung của chúng ta, qua những lựa chọn táo bạo” về cách chúng ta sống cuộc sống của mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài giảng của mình bằng nhấn mạnh rằng chính Chúa Thánh Thần, “là kiến trúc sư của cuộc hành trình đại kết,” chính Ngài đã truyền cảm hứng cho buổi cầu nguyện chung tại Vương cung thánh đường thánh Phaolô ngoại thành này. ĐTC bày tỏ lòng biết ơn đối với “tất cả những ai đã qui tụ lại trong Tuần này, để cầu nguyện và tiếp tục cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo,” và ĐTC chào mừng các đại diện của các Giáo hội và cộng đồng Giáo hội đã tham gia buổi lễ, dù trực tiếp hay gián tiếp vì cơn đại dịch.
“Anh chị em thân mến, xin cho chúng ta luôn biết hiệp nhất trong Chúa Kitô,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong lời cầu nguyện kết thúc, “Xin Chúa Thánh Thần đổ tràn đầy vào tâm hồn chúng ta, khiến chúng ta cảm nghiệm được rằng chúng ta là con cái của một Cha, là anh chị em với nhau trong một gia đình nhân loại…
“Xin Thiên Chúa Ba Ngôi, mối giây hiệp nhất của tình yêu, làm cho chúng ta biết gắn bó với nhau trong sự hiệp nhất.”
Kết thúc Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ “sự hiệp nhất không thể thiếu” như trong bài giảng của Đức Hồng Y Kurt Koch đã nói: ‘sự hiệp nhất’ phát suốt từ Chúa Giêsu.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Vào ngày thứ Hai (25/1), lễ kính Thánh Phaolô trở lại, giờ Kinh chiều đại kết cầu nguyện cho sự Hiệp nhất các Kitô hữu đã được đánh dấu để kết thúc Tuần lễ cầu nguyện này.
Sự kiện này đã diễn ra hàng năm tại Vương cung thánh đường thánh Phaolô ngoại thành, nơi huyệt mộ của vị Tông đồ vĩ đại. Tuy nhiên, năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô, người thường chủ tọa nghi lễ này đã không thể tham dự được, vì cơn đau thần kinh tọa hoàng hành! Nên Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về sự cổ súy Hiệp nhất Kitô giáo, đã chủ sự buổi cầu nguyện này, cùng với các nhà lãnh đạo của các Giáo hội và cộng đồng các tôn giáo bạn.
Mặc dù vắng mặt về mặt thể lý, nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô đã hiện diện trong tinh thần và qua bài giảng của Đức Hồng Y Koch. Trong phần phát biểu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về những lời Chúa Giêsu cầu nguyện được Phúc âm Thánh Gioan ghi lại: “Hãy ở lại trong Thầy”, đây là chủ đề của Tuần cầu nguyện năm nay. Bắt đầu bằng hình ảnh cây nho và cành nho, Đức Thánh Cha nhấn mạnh “chúng ta chỉ có thể phát triển và sinh hoa kết trái nếu chúng ta hiệp nhất với Chúa Giêsu.”
Ba cấp độ của sự hiệp nhất
Đức Thánh Cha nhấn mạnh “sự hiệp nhất không thể thiếu này” bao gồm ba vòng đồng tâm “giống như những vòng tròn của một thân cây”.
Mức độ hiệp nhất đầu tiên là chúng ta ở trong Chúa Giêsu, “đây là điểm khởi đầu của cuộc hành trình mà mỗi người chúng ta phải hướng tới.” Việc tuân giữ lời Chúa Giêsu bắt đầu từ lời cầu nguyện, điều này cho phép chúng ta cảm nghiệm được tình yêu thương của Ngài. “Đây là sự hợp nhất đầu tiên,” Đức Thánh Cha nói, “đây là sự công chính của cá nhân chúng ta, hành động của ân sủng mà chúng ta nhận được khi chúng ta liên kết với Chúa Giêsu.”
Sự hiệp nhất giữa các Kitô giáo là chiếc vòng thứ hai. “Tất cả chúng ta đều là những cành nhánh của cùng một cây nho,” Đức Thánh Cha nói, những gì mỗi cành làm đều ảnh hưởng đến toàn bộ cây... Ở đây một lần nữa, lời cầu nguyện là điều cần thiết, dẫn chúng ta đến tình yêu thương lẫn nhau. Điều này không dễ dàng, Đức Thánh Cha thừa nhận, đó là lý do tại sao chúng ta phải cầu xin Thiên Chúa “loại bỏ những thành kiến của chúng ta về người khác và ràng buộc chúng ta lại trong sự hiệp nhất trọn vẹn với tất cả anh chị em của Ngài”.
Vòng tròn lớn nhất mở rộng ra cho toàn thể nhân loại; và ở đây, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “chúng ta có thể suy ngẫm về hoạt động của Chúa Thánh Thần.” Chúa Thánh Linh hướng dẫn chúng ta không chỉ yêu những người yêu thương chúng ta, "nhưng yêu tất cả mọi người, ngay cả như Chúa Giêsu đã dạy "Giống như Người Samaritanô nhân hậu, chúng ta được mời gọi trở thành người cận nhân của tất cả mọi người, yêu thương ngay những người thù ghét chúng ta.
Tính cụ thể của tình yêu
Cùng nhau phục vụ tha nhân có thể giúp chúng ta “nhận chân ra một lần nữa rằng chúng ta là anh chị em với nhau” và dẫn chúng ta “phát triển trong sự hiệp nhất”. Tương tự như vậy, Chúa Thánh Thần có thể truyền cảm hứng cho chúng ta “quan tâm đến ngôi nhà chung của chúng ta, qua những lựa chọn táo bạo” về cách chúng ta sống cuộc sống của mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài giảng của mình bằng nhấn mạnh rằng chính Chúa Thánh Thần, “là kiến trúc sư của cuộc hành trình đại kết,” chính Ngài đã truyền cảm hứng cho buổi cầu nguyện chung tại Vương cung thánh đường thánh Phaolô ngoại thành này. ĐTC bày tỏ lòng biết ơn đối với “tất cả những ai đã qui tụ lại trong Tuần này, để cầu nguyện và tiếp tục cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo,” và ĐTC chào mừng các đại diện của các Giáo hội và cộng đồng Giáo hội đã tham gia buổi lễ, dù trực tiếp hay gián tiếp vì cơn đại dịch.
“Anh chị em thân mến, xin cho chúng ta luôn biết hiệp nhất trong Chúa Kitô,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong lời cầu nguyện kết thúc, “Xin Chúa Thánh Thần đổ tràn đầy vào tâm hồn chúng ta, khiến chúng ta cảm nghiệm được rằng chúng ta là con cái của một Cha, là anh chị em với nhau trong một gia đình nhân loại…
“Xin Thiên Chúa Ba Ngôi, mối giây hiệp nhất của tình yêu, làm cho chúng ta biết gắn bó với nhau trong sự hiệp nhất.”