31. SỚM ĐÃ NGỌT RỒI
Có một người miền bắc và một người miền nam (Trung Quốc) tranh luận trái ô liu và trái táo loại nào ngọt nhất.
Người miền bắc nói:
- “Trái táo ngọt”.
Người miền nam nói:
- “Mùi vị trái ô liu mặc dù cay nhưng lại ngọt, vả lại còn có dư vị”.
Người miền bắc nói:
- “Đợi dư vị của anh đi thì vị ngọt đến, tôi đã sớm biết là nó ngọt rồi”.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 31:
Trái cây thì có trái ngọt có trái chua, trái táo thì ngọt còn trái ô-liu cũng ngọt nhưng có múi vị như cay, ăn cũng ngon miệng.
Cuộc sống của con người cũng có những mùi vị chua ngọt đắng cay, có như thế đời sống của mỗi người mới có thú vị, nếu đời cứ ngọt thì không cảm nghiệm được đắng cay và không biết thông cảm cho người khác, nếu đời cứ đắng cay mãi thì con người sẽ trở nên những kẻ tàn nhẫn bất cần đời...
Hiểu rõ mùi vị đắng cay phải có trong cuộc đời không ai khác hơn chính là người Ki-tô hữu, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã xuống thế làm người chia sẻ đắng cay chua ngọt với con người, nên họ -người Ki-tô hữu- hiểu rõ giá trị ấy để chia sẻ sự đau khổ với Đức Chúa Giê-su nơi tha nhân, và qua đó họ cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa đối với họ và với tha nhân. Người không chấp nhận cuộc đời có chua ngọt đắng cay là người không hiểu được mầu nhiệm đau khổ và vinh quang của Đức Chúa Giê-su, cho nên họ luôn sống trong hoài nghi và sự nổi loạn...
Trái táo ngọt và trái ô-liu cũng không đến nỗi cay, cả hai đều ăn được chỉ cần chúng ta thích ăn; cuộc đời sẽ đẹp và đáng yêu dù có chua có đắng, chỉ cần chúng ta tích cực chấp nhận cuộc đời theo thánh ý của Thiên Chúa...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người miền bắc và một người miền nam (Trung Quốc) tranh luận trái ô liu và trái táo loại nào ngọt nhất.
Người miền bắc nói:
- “Trái táo ngọt”.
Người miền nam nói:
- “Mùi vị trái ô liu mặc dù cay nhưng lại ngọt, vả lại còn có dư vị”.
Người miền bắc nói:
- “Đợi dư vị của anh đi thì vị ngọt đến, tôi đã sớm biết là nó ngọt rồi”.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 31:
Trái cây thì có trái ngọt có trái chua, trái táo thì ngọt còn trái ô-liu cũng ngọt nhưng có múi vị như cay, ăn cũng ngon miệng.
Cuộc sống của con người cũng có những mùi vị chua ngọt đắng cay, có như thế đời sống của mỗi người mới có thú vị, nếu đời cứ ngọt thì không cảm nghiệm được đắng cay và không biết thông cảm cho người khác, nếu đời cứ đắng cay mãi thì con người sẽ trở nên những kẻ tàn nhẫn bất cần đời...
Hiểu rõ mùi vị đắng cay phải có trong cuộc đời không ai khác hơn chính là người Ki-tô hữu, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã xuống thế làm người chia sẻ đắng cay chua ngọt với con người, nên họ -người Ki-tô hữu- hiểu rõ giá trị ấy để chia sẻ sự đau khổ với Đức Chúa Giê-su nơi tha nhân, và qua đó họ cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa đối với họ và với tha nhân. Người không chấp nhận cuộc đời có chua ngọt đắng cay là người không hiểu được mầu nhiệm đau khổ và vinh quang của Đức Chúa Giê-su, cho nên họ luôn sống trong hoài nghi và sự nổi loạn...
Trái táo ngọt và trái ô-liu cũng không đến nỗi cay, cả hai đều ăn được chỉ cần chúng ta thích ăn; cuộc đời sẽ đẹp và đáng yêu dù có chua có đắng, chỉ cần chúng ta tích cực chấp nhận cuộc đời theo thánh ý của Thiên Chúa...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info