Kitô giáo trong thời gian dịch bệnh
Thế giới của chúng ta bị bệnh
Tôi không chỉ hiểu là đại dịch của virus Corona, mà còn là tình trạng của nền văn minh của chúng ta. Hiện tượng toàn cầu của đại dịch Corona cho thấy rõ điều này. Nói theo kinh thánh, đây là một dấu chỉ của thời đại.
Vào đầu thời kỳ mùa Chay bất thường này, nhiều người trong chúng ta đã nghĩ rằng dịch bệnh này tạo ra sự cố mất điện ngắn hạn (Blackout), một rối loạn cho quá trình bình thường của xã hội. Chúng ta đã nghĩ rằng bằng cách nào đó chúng ta sẽ lướt thắng mọi thứ và có thể sớm quay lại cách sống cũ. Nhưng nó sẽ không xảy ra theo cách đó. Và sẽ rất tệ hại nếu chúng ta cố gắng làm điều đó. Sau trải nghiệm toàn cầu này, thế giới sẽ không còn như trước – và rõ ràng nó cũng không nên giống như trước nữa.
Điều tự nhiên là trong thời kỳ thảm họa, trước tiên chúng ta quan tâm tìm kiếm của vật chất cần thiết để sống còn. Nhưng "Con người không sống chỉ nhờ bánh", điều này vẫn tiếp tục có giá trị. Bây giờ là lúc để xem xét các mối liên hệ sâu sắc hơn của sự rung chuyển này đối với an ninh của thế giới chúng ta. Quá trình toàn cầu hóa tất yếu rõ ràng đã đạt đến đỉnh điểm: bây giờ chúng ta nhìn thấy „tính tổn thương toàn cầu“ của thế giới toàn cầu hóa.
Giáo hội như một bệnh viện dã chiến
Tình huống này đặt ra thách thức nào cho Kitô giáo, cho Giáo hội - một trong những „tác nhân chơi toàn cầu (Global player)“ đầu tiên - và cho thần học? Giáo hội phải là điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn, đó là: "một bệnh viện dã chiến". Với ẩn dụ này, Đức Giáo Hoàng muốn nói Giáo hội không nên tách biệt khỏi thế giới trong "sự cô lập lộng lẫy" thuận tiện, nhưng mà nên vượt ra ngoài ranh giới của mình và giúp đỡ những người bị tổn thương về thể chất, tâm lý, xã hội và tinh thần.
Qua đó, Giáo hội có thể ăn năn thống hối, vì cho đến gần đây cả các đại diện của mình cũng đã gây tổn thương cho con người, nhất là những người yếu thế nhất. Tuy nhiên, chúng ta hãy tiếp tục suy tư về ẩn dụ này - và đối mặt nó với cuộc sống một cách sâu sắc hơn.
Nếu Giáo hội phải là một "bệnh viện", chắc chắn Giáo hội sẽ phải cung cấp các dịch vụ y tế, xã hội và từ thiện, như đã làm từ khi bắt đầu lịch sử Giáo Hội. Tuy nhiên, như một bệnh viện tốt Giáo hội cũng nên thực hiện các nhiệm vụ khác: chẩn đoán ("nhận ra dấu chỉ của thời đại"), phòng ngừa (phòng tránh cho xã hội khỏi nhiễm các loại virus độc hại của sự sợ hãi, thù hận, chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc đang lan rộng) và dưỡng bệnh (dùng tha thứ để giải quyết những tổn thương trong quá khứ).
Nhà thờ trống rỗng như dấu chỉ và kêu gọi
Năm ngoái, Nhà thờ Đức Bà Paris đã bị thiêu rụi trước lễ Phục sinh. Mùa chay năm nay không có thánh lễ trong trăm ngàn nhà thờ ở nhiều châu lục và cả ở các hội đường Do Thái và đền thờ Hồi giáo. Là linh mục và nhà thần học, tôi suy tư về những nhà thờ trống rỗng và khép kín. Tôi xem đó là một dấu chỉ của Thiên Chúa và như một lời kêu gọi.
Để hiểu ngôn ngữ của Thiên Chúa trong các sự kiện trong thế giới của chúng ta, đòi hỏi nghệ thuật phân định tinh thần, và điều này đòi hỏi phải có một khoảng cách chiêm niệm đối với những cảm xúc và định kiến được khơi dậy của chúng ta, đối với những dự đoán về nỗi sợ hãi và mong muốn của chúng ta. Trong khoảnh khắc của thảm họa, nổi lên các "điệp viên nằm vùng của một vị Thiên Chúa xấu xa, báo thù"; họ gieo rắc nỗi sợ hãi và và tìm cách đánh bật vốn tôn giáo ra khỏi tình hình để có lợi cho họ. Từ nhiều thế kỷ, tầm nhìn của họ về Thiên Chúa đã như nước trên các máy xay của chủ nghĩa vô thần.
Trong thời kỳ thảm họa, tôi không tìm kiếm một Thiên Chúa đứng sau sân khấu thế giới của chúng ta như một đạo diễn giận dữ, nhưng tôi cảm nhận Ngài như nguồn sức mạnh hoạt động trong những người thể hiện tình yêu thương đoàn kết và hy sinh trong những tình huống như vậy - vâng, cả trong những người không có "động lực tôn giáo". Thiên Chúa là một tình yêu khiêm tốn và kín đáo.
Tuy nhiên, tôi không thể loại bỏ câu hỏi: liệu thời gian các nhà thờ trống rỗng và đóng cửa có nêu lên cho Giáo hội một cái nhìn cảnh báo qua kính viễn vọng vào một tương lai gần: Đây có thể là hình ảnh của phần lớn thế giới chúng ta trong một vài năm. Chẳng lẽ chúng ta chưa được cảnh báo đủ qua tình hình diễn biến ở nhiều quốc gia nơi các nhà thờ, tu viện và chủng viện tiếp tục trống rỗng và đóng cửa sao?
Cho hướng diễn biến này, tại sao chúng ta gán trách nhiệm quá lâu cho những ảnh hưởng bên ngoài ("cơn sóng thần của chủ nghĩa thế tục“) và không muốn thừa nhận là một chương khác trong lịch sử Kitô giáo sắp kết thúc và do đó cần phải chuẩn bị cho chương tiếp theo?
Có lẽ thời kỳ các nhà thờ trống rỗng này chỉ ra một cách tượng trưng sự trống rỗng ẩn giấu của Giáo hội và chỉ ra một tương lai có thể xảy ra nếu Giáo hội không nghiêm túc tìm cách trình bày cho thế giới một dung mạo Kitô giáo hoàn toàn khác.
Chúng ta đã quá lo lắng để „thế giới“ (những người khác) phải hoán cải, hơn là lo cho sự hoán cải của chính chúng ta - không chỉ là một cải tiến „cho tốt hơn“, nhưng là sự chuyển đổi từ quan niệm thụ động „là kitô hữu (être chrétien, Christ sein)“ sang quan niệm năng động "trở nên kitô hữu (devenir chrétien, Christ werden)".
Thời trung cổ, khi Giáo hội đã áp đặt hình phạt của bản án quá mức và hậu quả của "cuộc tổng đình công" toàn bộ guồng máy Giáo hội, ở nhiều vùng miền không có thánh lễ và không cử hành các bí tích, thì mọi người bắt đầu tìm kiếm mối quan hệ cá biệt với Thiên Chúa, "đức tin trần trụi" – các huynh đoàn giáo dân và ơn thần bí đã bùng nổ lớn lao. Sự bùng nổ trong ơn thần bí này chắc chắn đã góp phần cho các cuộc Cải Cách xuất hiện, cả Luther và Calvin, cũng như Cải Cách Công Giáo, liên quan đến Dòng Tên và các nhà thần bí Tây Ban Nha. Có lẽ ngay cả ngày nay, việc tái khám phá sự chiêm niệm có thể bổ sung cho „Tiến trình đồng nghị“ để dẫn đến một Công đồng Cải Cách mới.
Kêu gọi cải cách
Có lẽ chúng ta nên chấp nhận sự chay tịnh thánh lễ và sinh hoạt tôn giáo hiện tại như một kairos (thời gian thuận tiện), như một thời cơ để dừng chân và suy nghĩ sâu xa trước mặt Chúa và với Chúa. Tôi tin rằng đã đến lúc phải suy nghĩ về cách thức chúng ta muốn tiến hành con đường cải cách. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói về sự cần thiết: không tìm cách trở lại một thế giới không còn tồn tại nữa và cũng không tin tưởng vào các cải cách bên ngoài đơn thuần về cấu trúc, nhưng phải chuyển hướng về cốt lõi của Tin Mừng, một "con đường xuống chiều sâu".
Tôi cho rằng không phải là một giải pháp tốt đẹp: trong thời gian bị cấm các thánh lễ công khai, chúng ta quá nhanh chóng sử dụng các sản phẩm thay thế nhân tạo dưới hình thức phát sóng truyền hình các Thánh lễ. Một chuyển hướng sang "lòng đạo đức ảo", sang "Tiệc ly từ xa" và quỳ gối trước màn hình... thực sự là một điều kỳ lạ. Có lẽ chúng ta nên cảm nghiệm sự thật của lời Chúa Giêsu: "Ở đâu có hai hoặc ba người nhân danh Ta họp lại, thì Ta hiện diện ở giữa họ" (Mt 18,20)
Chúng ta có thực sự nghĩ rằng có thể cân bằng nạn thiếu linh mục ở châu Âu bằng việc nhập khẩu "phụ tùng thay thế" từ các hoàn cảnh xem ra không được xem xét thấu đáo ở Ba Lan, Châu Á và Châu Phi, để giữ cho guồng máy Giáo hội hoạt động chăng? Chắc chắn chúng ta nên coi trọng những gợi ý của Thượng hội đồng Amazon, nhưng đồng thời chúng ta phải tạo ra một không gian rộng lớn hơn cho giáo dân phục vụ trong Giáo Hội. Đừng quên rằng trong nhiều vùng, Giáo hội đã tồn tại hàng thế kỷ mà không có linh mục.
Có lẽ "tình trạng khẩn cấp" này chỉ là một chỉ dẫn đưa đến một hình thức mới của Giáo hội, đã từng có tiền lệ trong lịch sử. Tôi xác tín rằng các cộng đồng Kitô giáo, các giáo xứ, các trường đào tạo, các phong trào Giáo hội và các dòng tu nên tiếp cận lý tưởng mà từ đó các trường đại học châu Âu đã được hình thành: một cộng đồng gồm sinh viên và giáo viên, một trường học khôn ngoan trong đó chân lý được tìm kiếm thông qua tranh luận tự do và chiêm niệm sâu xa. Từ những hòn đảo tu đức và đối thoại như vậy có thể nẩy sinh một sức lực phục hồi cho thế giới bệnh tật.
Một ngày trước khi đắc cử Giáo hoàng, Đức Hồng Y Bergoglio đã trích dẫn một tuyên bố từ sách Khải Huyền: Chúa Kitô đứng ở cửa và gõ cửa. Ông nói thêm: Tuy nhiên, ngày nay, Chúa Kitô gõ cửa từ bên trong Giáo hội và muốn đi ra ngoài. Có lẽ Ngài đang làm điều đó.
Miền Galilea của thời đại chúng ta ở đâu?
Trong nhiều năm, tôi đã suy nghĩ về văn bản nổi tiếng của Friedrich Nietzsche về "con người tuyệt vời" (một anh ngốc, người duy nhất được phép nói sự thật), người tuyên bố "cái chết của Thiên Chúa". Chương này kết thúc khi người tuyệt vời đó đi đến các nhà thờ để xướng bài hát cầu hồn „Requiem aeternam“ và hỏi: „Những nhà thờ này còn là gì nếu chúng không là mồ mả và bia mộ của Thiên Chúa?“. Tôi thừa nhận rằng từ lâu một số hình thức khác nhau của Giáo hội đã nhắc nhở tôi về những ngôi mộ lạnh lùng và tráng lệ của một Thiên Chúa đã chết.
Lễ Phục sinh năm nay, nhiều nhà thờ của chúng ta có thể rỗng người. Ở một nơi nào khác, chúng ta sẽ đọc Tin Mừng về ngôi mộ trống. Nếu sự trống rỗng của nhà thờ nhắc chúng ta nhớ đến một ngôi mộ trống, chúng ta không nên bỏ lỡ tiếng nói từ phía trên: „Ông ấy không có ở đây. Ông ấy đã sống lại. Ông ấy đi đến Galilêa trước các bạn". Gợi ý suy niệm cho lễ Phục sinh kỳ lạ này là: Galilêa của ngày hôm nay ở đâu, chúng ta có thể gặp gỡ Chúa Kitô sống động ở đâu?
Các nghiên cứu xã hội học cho chúng ta biết rằng trong thế giới của chúng ta, „người ở quê mình“ trở nên ít hơn (cả những người hoàn toàn đồng hóa mình với một hình thức tôn giáo truyền thống, cũng như những người theo thuyết vô thần giáo điều) và „người tìm kiếm“ trở nên nhiều hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, gia tăng số lượng người „vô tín ngưỡng“ - những người dửng dưng với vấn đề tôn giáo và với những câu trả lời truyền thống.
Dòng phân rẽ chính không còn chạy giữa những người xưng mình là tín hữu và những người cho mình là người không tin. „Người tìm kiếm“ có trong những tín hữu (những người không xem đức tin là tài sản thừa kế, nhưng xem đức tin là một con đường), và họ cũng có trong số những người không tin, họ không chấp nhận tín ngưỡng tôn giáo trong môi trường xung quanh họ, nhưng họ vẫn khao khát một suối nguồn có thể làm dịu cơn khao khát ý nghĩa của họ.
Tôi tin chắc rằng "Galilêa của ngày hôm nay" chính là thế giới của những người tìm kiếm, là nơi con người đến để tìm kiếm Thiên Chúa, Đấng đã trải qua cái chết.
Việc tìm kiếm Chúa Kitô nơi những người tìm kiếm
Thần học giải phóng đã dạy chúng ta tìm kiếm Chúa Kitô nơi những người bên lề xã hội; tuy nhiên, cũng cần phải tìm kiếm Người nơi những người bên lề trong Giáo hội; nơi những người "không đi với chúng ta". Nếu chúng ta muốn vào đó với tư cách là môn đệ của Chúa Giêsu, trước tiên chúng ta phải từ bỏ nhiều việc.
Chúng ta phải từ bỏ những ý tưởng về Chúa Kitô trước đây. Qua kinh nghiệm cái chết, Đấng Phục sinh thay đổi tận gốc. Như chúng ta đọc trong Tin Mừng, ngay cả những người thân yêu của Chúa Giêsu cũng không thể nhận ra Người. Chúng ta không phải tin tất cả mọi điều được báo cáo lại cho chúng ta. Chúng ta có thể nhấn mạnh rằng chúng ta muốn chạm vào vết thương của Người. Ngày nay ở đâu chúng ta chắc chắn gặp Người hơn hết, nếu không ở nơi những vết thương của thế giới và nơi những vết thương của Giáo hội, nơi những vết thương của cơ thể mà Người đã tự mang vào mình?
Chúng ta phải từ bỏ ý định chiêu mộ tín đồ mới. Vì thế, chúng ta không được phép bước vào thế giới của những người tìm kiếm để „cải đạo“ họ và càng sớm càng tốt nhốt họ vào ranh giới về thể chế và tinh thần hiện có trong Giáo hội chúng ta. Chúa Giêsu, Đấng „đi tìm con chiên lạc của nhà Israel“, cũng đã không dẫn họ vào các cấu trúc thuở đó của đạo Do Thái. Người biết rằng rượu mới phải được đổ vào bình mới.
Từ kho tàng truyền thống được giao phó cho chúng ta, chúng ta muốn lôi ra những điều mới cũng như cũ, để biến chúng thành một phần của cuộc đối thoại với những người tìm kiếm; một cuộc đối thoại trong đó chúng ta có thể và nên học hỏi lẫn nhau. Chúng ta nên học cách mở rộng triệt để những giới hạn chúng ta hiểu biết về Giáo hội. Trong đền thờ của Giáo hội, nếu chỉ quảng đại mở cửa „sân trước cho người ngoại đạo“ thì không đủ nữa. Chúa đã gõ cửa "từ bên trong" và Người đã đi ra ngoài - và nhiệm vụ của chúng ta là tìm Người và theo Người. Chúa Kitô đã đi xuyên qua cánh cửa mà chúng ta đã khóa vì sợ người khác. Người đi ngang qua bức tường mà chúng ta ẩn náu phía sau, Người mở cho chúng ta một căn phòng có chiều rộng và độ sâu khiến chúng ta choáng váng.
Ngay khi bắt đầu lịch sử, Giáo hội sơ khai gồm người Do Thái và dân ngoại đã chứng kiến việc phá hủy đền thờ nơi Chúa Giêsu cầu nguyện và dạy dỗ các môn đệ của mình. Người Do Thái khi đó đã tìm thấy một câu trả lời can đảm và sáng tạo: bàn thờ của ngôi đền bị phá hủy được thay thế bằng bàn của gia đình Do Thái; các điều khoản hiến tế được thay thế bằng các điều khoản cho lời cầu nguyện riêng hoặc chung; của lễ hiến tế và của lễ đẫm máu được thay thế bằng của lễ của đôi môi, của tư tưởng và của con tim, của lời cầu nguyện và học hỏi Kinh thánh. Cũng trong khoảng thời gian đó, Kitô giáo sơ khai bị người ta đuổi ra khỏi hội đường, đang tìm kiếm căn tính mới. Trên sự đổ nát của các truyền thống, người Do Thái và Kitô hữu đã học hỏi để đọc lại và giải thích mới sách luật và các tiên tri. Phải chăng ngày nay chúng ta đang ở trong một tình huống tương tự?
Chúa trong tất cả mọi sự
Khi Roma sụp đổ vào ngưỡng cửa thế kỷ thứ năm, nhiều người đã có một lời giải thích nhanh chóng: đối với người ngoại giáo, sự sụp đổ của Roma là sự trừng phạt của các vị thần vì Roma đã chấp nhận Kitô giáo, và đối với Kitô hữu sự sụp đổ là hình phạt của Thiên Chúa đối với một Roma vẫn không ngừng là con điếm của Babylon. Thánh Augustinô đã bác bỏ cả hai cách giải thích trên: trong thời kỳ biến động này, ông đã phát triển thần học về cuộc đấu tranh vĩnh cửu của hai "đế quốc": không phải là Kitô hữu và người ngoại giáo, mà là hai "tình yêu" sống trong trái tim con người: lòng tự ái, làm cho con người vẫn khép kín trước siêu việt (amor sui usque ad contemptum Dei) và tình yêu hiến thân nhờ đó tìm thấy Thiên Chúa (amor Dei usque ad contemptum sui). Phải chăng thay đổi của thời đại văn minh này kêu réo một nền thần học mới của lịch sử hiện đại và một sự hiểu biết mới về Giáo Hội?
Nhà thần học chính thống Evdokimov dạy: "Chúng tôi biết Giáo hội ở đâu, nhưng chúng tôi không biết nơi nào không có Giáo Hội". Có lẽ các từ ngữ về Công Giáo và Đại kết được Công đồng cuối cùng nêu lên phải mang một nội dung mới và sâu sắc hơn: Thời gian đã đến cho một nền Đại Kết rộng hơn và sâu hơn, cho việc "tìm kiếm Thiên Chúa trong tất cả mọi sự" một cách can đảm hơn.
Chúng ta có thể xem mùa Chay với nhà thờ trống rỗng và thinh lặng này như một điều tạm thời ngắn ngủi, mà chúng ta sẽ sớm quên. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể xem nó như một kairos - như một thời gian "đi xuống chiều sâu" và tìm kiếm một bản sắc mới của Kitô giáo trong một thế giới đang thay đổi tận gốc trước mắt chúng ta. Đại dịch hiện nay chắc chắn không phải là mối đe dọa toàn cầu duy nhất mà thế giới của chúng ta đang đối mặt và sẽ phải đối mặt.
Chúng ta hãy xem thời gian Phục Sinh sắp tới như một lời mời gọi tìm kiếm Chúa Kitô cách mới mẻ. Chúng ta đừng tìm kiếm người sống giữa những người chết. Chúng ta hãy tìm kiếm Người một cách can đảm và kiên trì, và chúng ta đừng bị nhầm lẫn khi Người có vẻ như là một người xa lạ với chúng ta. Chúng ta sẽ nhận ra Người nơi những vết thương của Người, nơi giọng nói khi Người nói với chúng ta một cách quen thuộc, nơi Thần Trí của Người, Thần Trí mang lại hòa bình và xua tan nỗi sợ hãi.
Tomáš Halík (sinh năm 1948) là giáo sư xã hội học tại Karls-University ở Prague, chủ tịch của Học viện Kitô giáo Séc và là tuyên úy của cộng đồng đại học Prague. Thời cộng sản, ông đã hoạt động trong "Giáo hội hầm trú". Ông đã nhận được giải thưởng Templeton và bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Oxford.
Thế giới của chúng ta bị bệnh
Tôi không chỉ hiểu là đại dịch của virus Corona, mà còn là tình trạng của nền văn minh của chúng ta. Hiện tượng toàn cầu của đại dịch Corona cho thấy rõ điều này. Nói theo kinh thánh, đây là một dấu chỉ của thời đại.
Vào đầu thời kỳ mùa Chay bất thường này, nhiều người trong chúng ta đã nghĩ rằng dịch bệnh này tạo ra sự cố mất điện ngắn hạn (Blackout), một rối loạn cho quá trình bình thường của xã hội. Chúng ta đã nghĩ rằng bằng cách nào đó chúng ta sẽ lướt thắng mọi thứ và có thể sớm quay lại cách sống cũ. Nhưng nó sẽ không xảy ra theo cách đó. Và sẽ rất tệ hại nếu chúng ta cố gắng làm điều đó. Sau trải nghiệm toàn cầu này, thế giới sẽ không còn như trước – và rõ ràng nó cũng không nên giống như trước nữa.
Điều tự nhiên là trong thời kỳ thảm họa, trước tiên chúng ta quan tâm tìm kiếm của vật chất cần thiết để sống còn. Nhưng "Con người không sống chỉ nhờ bánh", điều này vẫn tiếp tục có giá trị. Bây giờ là lúc để xem xét các mối liên hệ sâu sắc hơn của sự rung chuyển này đối với an ninh của thế giới chúng ta. Quá trình toàn cầu hóa tất yếu rõ ràng đã đạt đến đỉnh điểm: bây giờ chúng ta nhìn thấy „tính tổn thương toàn cầu“ của thế giới toàn cầu hóa.
Giáo hội như một bệnh viện dã chiến
Tình huống này đặt ra thách thức nào cho Kitô giáo, cho Giáo hội - một trong những „tác nhân chơi toàn cầu (Global player)“ đầu tiên - và cho thần học? Giáo hội phải là điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn, đó là: "một bệnh viện dã chiến". Với ẩn dụ này, Đức Giáo Hoàng muốn nói Giáo hội không nên tách biệt khỏi thế giới trong "sự cô lập lộng lẫy" thuận tiện, nhưng mà nên vượt ra ngoài ranh giới của mình và giúp đỡ những người bị tổn thương về thể chất, tâm lý, xã hội và tinh thần.
Qua đó, Giáo hội có thể ăn năn thống hối, vì cho đến gần đây cả các đại diện của mình cũng đã gây tổn thương cho con người, nhất là những người yếu thế nhất. Tuy nhiên, chúng ta hãy tiếp tục suy tư về ẩn dụ này - và đối mặt nó với cuộc sống một cách sâu sắc hơn.
Nếu Giáo hội phải là một "bệnh viện", chắc chắn Giáo hội sẽ phải cung cấp các dịch vụ y tế, xã hội và từ thiện, như đã làm từ khi bắt đầu lịch sử Giáo Hội. Tuy nhiên, như một bệnh viện tốt Giáo hội cũng nên thực hiện các nhiệm vụ khác: chẩn đoán ("nhận ra dấu chỉ của thời đại"), phòng ngừa (phòng tránh cho xã hội khỏi nhiễm các loại virus độc hại của sự sợ hãi, thù hận, chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc đang lan rộng) và dưỡng bệnh (dùng tha thứ để giải quyết những tổn thương trong quá khứ).
Nhà thờ trống rỗng như dấu chỉ và kêu gọi
Năm ngoái, Nhà thờ Đức Bà Paris đã bị thiêu rụi trước lễ Phục sinh. Mùa chay năm nay không có thánh lễ trong trăm ngàn nhà thờ ở nhiều châu lục và cả ở các hội đường Do Thái và đền thờ Hồi giáo. Là linh mục và nhà thần học, tôi suy tư về những nhà thờ trống rỗng và khép kín. Tôi xem đó là một dấu chỉ của Thiên Chúa và như một lời kêu gọi.
Để hiểu ngôn ngữ của Thiên Chúa trong các sự kiện trong thế giới của chúng ta, đòi hỏi nghệ thuật phân định tinh thần, và điều này đòi hỏi phải có một khoảng cách chiêm niệm đối với những cảm xúc và định kiến được khơi dậy của chúng ta, đối với những dự đoán về nỗi sợ hãi và mong muốn của chúng ta. Trong khoảnh khắc của thảm họa, nổi lên các "điệp viên nằm vùng của một vị Thiên Chúa xấu xa, báo thù"; họ gieo rắc nỗi sợ hãi và và tìm cách đánh bật vốn tôn giáo ra khỏi tình hình để có lợi cho họ. Từ nhiều thế kỷ, tầm nhìn của họ về Thiên Chúa đã như nước trên các máy xay của chủ nghĩa vô thần.
Trong thời kỳ thảm họa, tôi không tìm kiếm một Thiên Chúa đứng sau sân khấu thế giới của chúng ta như một đạo diễn giận dữ, nhưng tôi cảm nhận Ngài như nguồn sức mạnh hoạt động trong những người thể hiện tình yêu thương đoàn kết và hy sinh trong những tình huống như vậy - vâng, cả trong những người không có "động lực tôn giáo". Thiên Chúa là một tình yêu khiêm tốn và kín đáo.
Tuy nhiên, tôi không thể loại bỏ câu hỏi: liệu thời gian các nhà thờ trống rỗng và đóng cửa có nêu lên cho Giáo hội một cái nhìn cảnh báo qua kính viễn vọng vào một tương lai gần: Đây có thể là hình ảnh của phần lớn thế giới chúng ta trong một vài năm. Chẳng lẽ chúng ta chưa được cảnh báo đủ qua tình hình diễn biến ở nhiều quốc gia nơi các nhà thờ, tu viện và chủng viện tiếp tục trống rỗng và đóng cửa sao?
Cho hướng diễn biến này, tại sao chúng ta gán trách nhiệm quá lâu cho những ảnh hưởng bên ngoài ("cơn sóng thần của chủ nghĩa thế tục“) và không muốn thừa nhận là một chương khác trong lịch sử Kitô giáo sắp kết thúc và do đó cần phải chuẩn bị cho chương tiếp theo?
Có lẽ thời kỳ các nhà thờ trống rỗng này chỉ ra một cách tượng trưng sự trống rỗng ẩn giấu của Giáo hội và chỉ ra một tương lai có thể xảy ra nếu Giáo hội không nghiêm túc tìm cách trình bày cho thế giới một dung mạo Kitô giáo hoàn toàn khác.
Chúng ta đã quá lo lắng để „thế giới“ (những người khác) phải hoán cải, hơn là lo cho sự hoán cải của chính chúng ta - không chỉ là một cải tiến „cho tốt hơn“, nhưng là sự chuyển đổi từ quan niệm thụ động „là kitô hữu (être chrétien, Christ sein)“ sang quan niệm năng động "trở nên kitô hữu (devenir chrétien, Christ werden)".
Thời trung cổ, khi Giáo hội đã áp đặt hình phạt của bản án quá mức và hậu quả của "cuộc tổng đình công" toàn bộ guồng máy Giáo hội, ở nhiều vùng miền không có thánh lễ và không cử hành các bí tích, thì mọi người bắt đầu tìm kiếm mối quan hệ cá biệt với Thiên Chúa, "đức tin trần trụi" – các huynh đoàn giáo dân và ơn thần bí đã bùng nổ lớn lao. Sự bùng nổ trong ơn thần bí này chắc chắn đã góp phần cho các cuộc Cải Cách xuất hiện, cả Luther và Calvin, cũng như Cải Cách Công Giáo, liên quan đến Dòng Tên và các nhà thần bí Tây Ban Nha. Có lẽ ngay cả ngày nay, việc tái khám phá sự chiêm niệm có thể bổ sung cho „Tiến trình đồng nghị“ để dẫn đến một Công đồng Cải Cách mới.
Kêu gọi cải cách
Có lẽ chúng ta nên chấp nhận sự chay tịnh thánh lễ và sinh hoạt tôn giáo hiện tại như một kairos (thời gian thuận tiện), như một thời cơ để dừng chân và suy nghĩ sâu xa trước mặt Chúa và với Chúa. Tôi tin rằng đã đến lúc phải suy nghĩ về cách thức chúng ta muốn tiến hành con đường cải cách. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói về sự cần thiết: không tìm cách trở lại một thế giới không còn tồn tại nữa và cũng không tin tưởng vào các cải cách bên ngoài đơn thuần về cấu trúc, nhưng phải chuyển hướng về cốt lõi của Tin Mừng, một "con đường xuống chiều sâu".
Tôi cho rằng không phải là một giải pháp tốt đẹp: trong thời gian bị cấm các thánh lễ công khai, chúng ta quá nhanh chóng sử dụng các sản phẩm thay thế nhân tạo dưới hình thức phát sóng truyền hình các Thánh lễ. Một chuyển hướng sang "lòng đạo đức ảo", sang "Tiệc ly từ xa" và quỳ gối trước màn hình... thực sự là một điều kỳ lạ. Có lẽ chúng ta nên cảm nghiệm sự thật của lời Chúa Giêsu: "Ở đâu có hai hoặc ba người nhân danh Ta họp lại, thì Ta hiện diện ở giữa họ" (Mt 18,20)
Chúng ta có thực sự nghĩ rằng có thể cân bằng nạn thiếu linh mục ở châu Âu bằng việc nhập khẩu "phụ tùng thay thế" từ các hoàn cảnh xem ra không được xem xét thấu đáo ở Ba Lan, Châu Á và Châu Phi, để giữ cho guồng máy Giáo hội hoạt động chăng? Chắc chắn chúng ta nên coi trọng những gợi ý của Thượng hội đồng Amazon, nhưng đồng thời chúng ta phải tạo ra một không gian rộng lớn hơn cho giáo dân phục vụ trong Giáo Hội. Đừng quên rằng trong nhiều vùng, Giáo hội đã tồn tại hàng thế kỷ mà không có linh mục.
Có lẽ "tình trạng khẩn cấp" này chỉ là một chỉ dẫn đưa đến một hình thức mới của Giáo hội, đã từng có tiền lệ trong lịch sử. Tôi xác tín rằng các cộng đồng Kitô giáo, các giáo xứ, các trường đào tạo, các phong trào Giáo hội và các dòng tu nên tiếp cận lý tưởng mà từ đó các trường đại học châu Âu đã được hình thành: một cộng đồng gồm sinh viên và giáo viên, một trường học khôn ngoan trong đó chân lý được tìm kiếm thông qua tranh luận tự do và chiêm niệm sâu xa. Từ những hòn đảo tu đức và đối thoại như vậy có thể nẩy sinh một sức lực phục hồi cho thế giới bệnh tật.
Một ngày trước khi đắc cử Giáo hoàng, Đức Hồng Y Bergoglio đã trích dẫn một tuyên bố từ sách Khải Huyền: Chúa Kitô đứng ở cửa và gõ cửa. Ông nói thêm: Tuy nhiên, ngày nay, Chúa Kitô gõ cửa từ bên trong Giáo hội và muốn đi ra ngoài. Có lẽ Ngài đang làm điều đó.
Miền Galilea của thời đại chúng ta ở đâu?
Trong nhiều năm, tôi đã suy nghĩ về văn bản nổi tiếng của Friedrich Nietzsche về "con người tuyệt vời" (một anh ngốc, người duy nhất được phép nói sự thật), người tuyên bố "cái chết của Thiên Chúa". Chương này kết thúc khi người tuyệt vời đó đi đến các nhà thờ để xướng bài hát cầu hồn „Requiem aeternam“ và hỏi: „Những nhà thờ này còn là gì nếu chúng không là mồ mả và bia mộ của Thiên Chúa?“. Tôi thừa nhận rằng từ lâu một số hình thức khác nhau của Giáo hội đã nhắc nhở tôi về những ngôi mộ lạnh lùng và tráng lệ của một Thiên Chúa đã chết.
Lễ Phục sinh năm nay, nhiều nhà thờ của chúng ta có thể rỗng người. Ở một nơi nào khác, chúng ta sẽ đọc Tin Mừng về ngôi mộ trống. Nếu sự trống rỗng của nhà thờ nhắc chúng ta nhớ đến một ngôi mộ trống, chúng ta không nên bỏ lỡ tiếng nói từ phía trên: „Ông ấy không có ở đây. Ông ấy đã sống lại. Ông ấy đi đến Galilêa trước các bạn". Gợi ý suy niệm cho lễ Phục sinh kỳ lạ này là: Galilêa của ngày hôm nay ở đâu, chúng ta có thể gặp gỡ Chúa Kitô sống động ở đâu?
Các nghiên cứu xã hội học cho chúng ta biết rằng trong thế giới của chúng ta, „người ở quê mình“ trở nên ít hơn (cả những người hoàn toàn đồng hóa mình với một hình thức tôn giáo truyền thống, cũng như những người theo thuyết vô thần giáo điều) và „người tìm kiếm“ trở nên nhiều hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, gia tăng số lượng người „vô tín ngưỡng“ - những người dửng dưng với vấn đề tôn giáo và với những câu trả lời truyền thống.
Dòng phân rẽ chính không còn chạy giữa những người xưng mình là tín hữu và những người cho mình là người không tin. „Người tìm kiếm“ có trong những tín hữu (những người không xem đức tin là tài sản thừa kế, nhưng xem đức tin là một con đường), và họ cũng có trong số những người không tin, họ không chấp nhận tín ngưỡng tôn giáo trong môi trường xung quanh họ, nhưng họ vẫn khao khát một suối nguồn có thể làm dịu cơn khao khát ý nghĩa của họ.
Tôi tin chắc rằng "Galilêa của ngày hôm nay" chính là thế giới của những người tìm kiếm, là nơi con người đến để tìm kiếm Thiên Chúa, Đấng đã trải qua cái chết.
Việc tìm kiếm Chúa Kitô nơi những người tìm kiếm
Thần học giải phóng đã dạy chúng ta tìm kiếm Chúa Kitô nơi những người bên lề xã hội; tuy nhiên, cũng cần phải tìm kiếm Người nơi những người bên lề trong Giáo hội; nơi những người "không đi với chúng ta". Nếu chúng ta muốn vào đó với tư cách là môn đệ của Chúa Giêsu, trước tiên chúng ta phải từ bỏ nhiều việc.
Chúng ta phải từ bỏ những ý tưởng về Chúa Kitô trước đây. Qua kinh nghiệm cái chết, Đấng Phục sinh thay đổi tận gốc. Như chúng ta đọc trong Tin Mừng, ngay cả những người thân yêu của Chúa Giêsu cũng không thể nhận ra Người. Chúng ta không phải tin tất cả mọi điều được báo cáo lại cho chúng ta. Chúng ta có thể nhấn mạnh rằng chúng ta muốn chạm vào vết thương của Người. Ngày nay ở đâu chúng ta chắc chắn gặp Người hơn hết, nếu không ở nơi những vết thương của thế giới và nơi những vết thương của Giáo hội, nơi những vết thương của cơ thể mà Người đã tự mang vào mình?
Chúng ta phải từ bỏ ý định chiêu mộ tín đồ mới. Vì thế, chúng ta không được phép bước vào thế giới của những người tìm kiếm để „cải đạo“ họ và càng sớm càng tốt nhốt họ vào ranh giới về thể chế và tinh thần hiện có trong Giáo hội chúng ta. Chúa Giêsu, Đấng „đi tìm con chiên lạc của nhà Israel“, cũng đã không dẫn họ vào các cấu trúc thuở đó của đạo Do Thái. Người biết rằng rượu mới phải được đổ vào bình mới.
Từ kho tàng truyền thống được giao phó cho chúng ta, chúng ta muốn lôi ra những điều mới cũng như cũ, để biến chúng thành một phần của cuộc đối thoại với những người tìm kiếm; một cuộc đối thoại trong đó chúng ta có thể và nên học hỏi lẫn nhau. Chúng ta nên học cách mở rộng triệt để những giới hạn chúng ta hiểu biết về Giáo hội. Trong đền thờ của Giáo hội, nếu chỉ quảng đại mở cửa „sân trước cho người ngoại đạo“ thì không đủ nữa. Chúa đã gõ cửa "từ bên trong" và Người đã đi ra ngoài - và nhiệm vụ của chúng ta là tìm Người và theo Người. Chúa Kitô đã đi xuyên qua cánh cửa mà chúng ta đã khóa vì sợ người khác. Người đi ngang qua bức tường mà chúng ta ẩn náu phía sau, Người mở cho chúng ta một căn phòng có chiều rộng và độ sâu khiến chúng ta choáng váng.
Ngay khi bắt đầu lịch sử, Giáo hội sơ khai gồm người Do Thái và dân ngoại đã chứng kiến việc phá hủy đền thờ nơi Chúa Giêsu cầu nguyện và dạy dỗ các môn đệ của mình. Người Do Thái khi đó đã tìm thấy một câu trả lời can đảm và sáng tạo: bàn thờ của ngôi đền bị phá hủy được thay thế bằng bàn của gia đình Do Thái; các điều khoản hiến tế được thay thế bằng các điều khoản cho lời cầu nguyện riêng hoặc chung; của lễ hiến tế và của lễ đẫm máu được thay thế bằng của lễ của đôi môi, của tư tưởng và của con tim, của lời cầu nguyện và học hỏi Kinh thánh. Cũng trong khoảng thời gian đó, Kitô giáo sơ khai bị người ta đuổi ra khỏi hội đường, đang tìm kiếm căn tính mới. Trên sự đổ nát của các truyền thống, người Do Thái và Kitô hữu đã học hỏi để đọc lại và giải thích mới sách luật và các tiên tri. Phải chăng ngày nay chúng ta đang ở trong một tình huống tương tự?
Chúa trong tất cả mọi sự
Khi Roma sụp đổ vào ngưỡng cửa thế kỷ thứ năm, nhiều người đã có một lời giải thích nhanh chóng: đối với người ngoại giáo, sự sụp đổ của Roma là sự trừng phạt của các vị thần vì Roma đã chấp nhận Kitô giáo, và đối với Kitô hữu sự sụp đổ là hình phạt của Thiên Chúa đối với một Roma vẫn không ngừng là con điếm của Babylon. Thánh Augustinô đã bác bỏ cả hai cách giải thích trên: trong thời kỳ biến động này, ông đã phát triển thần học về cuộc đấu tranh vĩnh cửu của hai "đế quốc": không phải là Kitô hữu và người ngoại giáo, mà là hai "tình yêu" sống trong trái tim con người: lòng tự ái, làm cho con người vẫn khép kín trước siêu việt (amor sui usque ad contemptum Dei) và tình yêu hiến thân nhờ đó tìm thấy Thiên Chúa (amor Dei usque ad contemptum sui). Phải chăng thay đổi của thời đại văn minh này kêu réo một nền thần học mới của lịch sử hiện đại và một sự hiểu biết mới về Giáo Hội?
Nhà thần học chính thống Evdokimov dạy: "Chúng tôi biết Giáo hội ở đâu, nhưng chúng tôi không biết nơi nào không có Giáo Hội". Có lẽ các từ ngữ về Công Giáo và Đại kết được Công đồng cuối cùng nêu lên phải mang một nội dung mới và sâu sắc hơn: Thời gian đã đến cho một nền Đại Kết rộng hơn và sâu hơn, cho việc "tìm kiếm Thiên Chúa trong tất cả mọi sự" một cách can đảm hơn.
Chúng ta có thể xem mùa Chay với nhà thờ trống rỗng và thinh lặng này như một điều tạm thời ngắn ngủi, mà chúng ta sẽ sớm quên. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể xem nó như một kairos - như một thời gian "đi xuống chiều sâu" và tìm kiếm một bản sắc mới của Kitô giáo trong một thế giới đang thay đổi tận gốc trước mắt chúng ta. Đại dịch hiện nay chắc chắn không phải là mối đe dọa toàn cầu duy nhất mà thế giới của chúng ta đang đối mặt và sẽ phải đối mặt.
Chúng ta hãy xem thời gian Phục Sinh sắp tới như một lời mời gọi tìm kiếm Chúa Kitô cách mới mẻ. Chúng ta đừng tìm kiếm người sống giữa những người chết. Chúng ta hãy tìm kiếm Người một cách can đảm và kiên trì, và chúng ta đừng bị nhầm lẫn khi Người có vẻ như là một người xa lạ với chúng ta. Chúng ta sẽ nhận ra Người nơi những vết thương của Người, nơi giọng nói khi Người nói với chúng ta một cách quen thuộc, nơi Thần Trí của Người, Thần Trí mang lại hòa bình và xua tan nỗi sợ hãi.
Tomáš Halík (sinh năm 1948) là giáo sư xã hội học tại Karls-University ở Prague, chủ tịch của Học viện Kitô giáo Séc và là tuyên úy của cộng đồng đại học Prague. Thời cộng sản, ông đã hoạt động trong "Giáo hội hầm trú". Ông đã nhận được giải thưởng Templeton và bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Oxford.