Một tặng phẩm của Việt Nam trao tặng thế giới
Đức Trinh Nữ Maria được tôn vinh làm “Mẹ của những người tị nạn” trong một chương trình cầu nguyện mới do Hiệp sĩ Kha-luân-bố phát động
(Tim S. Hickey tường trình)
Trong loạt bài suy niệm mùa Chay của tuần Tĩnh tâm dành cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và giáo triều Roma vào năm 2000, Đức cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã trình bày Đức Trinh Nữ Maria là “Mẹ hiệp nhất, Đấng ấp ủ hết thảy con cái đang tản mát khắp nơi trên thế giới.”
Ngài nói: “Mẹ Chúa Giê-su đã biểu lộ gương mặt mang đặc nét Maria của Giáo Hội, một Giáo Hội như gia đình, một Giáo Hội như anh chị em dang tay đón mời và hiệp nhất vững vàng. Với Mẹ Maria, chúng ta cảm thấy mình là anh chị em với nhau.”
Ngày 11 tháng 2, lễ kính Đức Mẹ Lộ-đức, gương mặt mang đặc nét Maria của Giáo Hội và của Hiệp sĩ đoàn Kha-luân-bố lại càng được biểu lộ rõ rệt hơn tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc giáo phận Arlington, Virginia. Hơn 700 giáo dân và thành viên Hiệp sĩ đoàn 9655 của giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã phát động một chương trình mới nhằm tôn vinh Đức Maria với danh hiệu Đức Mẹ Bãi Dâu.
Nhân vật chính của chương trình là bức tượng Đức Mẹ Bãi Dâu cao hai thước Anh. Thánh tượng đã được đón tiếp tới giáo xứ do Đức Cha Paul S. Loverde, Giám mục giáo phận Arlington và cũng là thành viên của Hiệp sĩ đoàn 6790 của giáo xứ Chính tòa Arlington. Suốt năm 2005 và 2006, thánh tượng sẽ thăm viếng nhiều nơi thuộc Hoa-kỳ và Canada, tại những nơi đó các Hiệp sĩ địa phương và tín hữu Công giáo Việt Nam sẽ làm Giờ cầu nguyện kính Đức Mẹ. Vào mùa xuân 2006 tại Washington, D.C., một Thánh lễ và Chương trình cầu nguyện kính Đức Mẹ sẽ được tổ chức để chính thức kết thúc chương trình thánh du.
MẸ CỦA NHỮNG NGƯỜI TỊ NẠN
Đức Mẹ Bãi Dâu mang một ý nghĩa đặc biệt đối với nhiều người Công giáo Việt Nam. Tại thị xã Vũng Tàu gần Sài-gòn, có một Đền thánh dâng kính Mẹ. Bên cạnh Đền Thánh là bức tượng cao 65 thước Anh diễn tả Mẹ Maria bồng Chúa Hài Đồng Giê-su đưa lên cao, tựa như Mẹ đang giới thiệu Chúa cho toàn thế giới. Sau khi Sài-gòn lọt vào tay Cộng Sản năm 1975, đối với hàng ngàn người Việt Nam đã chạy khỏi quê hương qua đường thủy từ Vũng Tàu thì bức tượng Đức Mẹ Bãi Dâu là hình ảnh cuối cùng họ mang theo tâm trí về đất nước họ. Cho nên Đức Mẹ được tôn kính như là “Mẹ của những người tị nạn.”
Thánh tượng được sử dụng trong cuộc thánh du đã được các Đức Giám mục Việt Nam trao tặng cho Hiệp sĩ đoàn Washington, D.C. nhân cuộc viếng thăm Washington vào tháng 11 năm 2003 và các ngài là thượng khách trong phiên họp mùa thu của Hội Đồng Giám mục Công giáo Hoa-kỳ. Ông Charles H. Gallina, Ủy viên Tiểu bang và đại tá hồi hưu thủy quân lục chiến đã từng phục vụ bốn lần tại Việt Nam, gặp gỡ các Đức Giám mục và lo liệu việc chuyên chở cũng như chỗ ở cho các ngài trong những ngày lưu lại Hoa-kỳ. Sau cuộc thăm viếng, Đức Cha Phaolô Nguyễn văn Hòa, Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam, đã trao tặng bức tượng cho các Hiệp sĩ để tỏ lòng biết ơn.
Các Hiệp sĩ thuộc đoàn Thủ đô đã trao lại bức tượng cho Thượng Đại hiệp Carl A. Anderson đầu năm nay để đặt trong Bảo tàng viện Hiệp sĩ đoàn tại New Haven. Sau khi kết thúc cuộc thánh du, thánh tượng sẽ được trưng bày trong Bảo tàng viện.
SUY NIỆM VỀ NĂM THÁNH THỂ
Trước giờ Thánh lễ ngày 11 tháng 2, tượng Đức Mẹ Bãi Dâu được đặt trên một kiệu hoa và được các Hiệp sĩ cung nghinh trong cuộc rước chung quanh khuôn viên thánh đường. Một đội dàn chào danh dự gồm 14 Hiệp sĩ đệ tứ đẳng đã dẫn cuộc rước kiệu, theo sau một Hiệp sĩ đi đầu đánh trống khẩu. Các cha Đa-minh phục vụ tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hướng dẫn giáo dân đọc kinh và hát kính Đức Mẹ. Trong số khách tham dự cũng có Phó tế Kenneth N. Ryan, Tổng thủ quỹ của Hiệp sĩ đoàn.
Cha xứ Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vượng đã giúp soạn tập phụng vụ kính Đức Mẹ và chương trình. Đức Giám mục phụ tá Đa-minh Mai Thanh Lương thuộc giáo phận Orange tại California cũng đóng góp vào việc soạn thảo chương trình. Đức Cha Lương là vị Giám mục tiên khởi Việt Nam trong giáo hội Hoa-kỳ.
Qua bức thư in bằng Việt ngữ trong tập phụng vụ, Đức Cha Lương cám ơn các Hiệp sĩ đã khởi xướng chương trình này. Ngài viết: “Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam làm ơn cho chúng tôi khi giúp Đức Mẹ Bãi Dâu đến với các cộng đoàn Công giáo Việt Nam khắp nơi tại Hoa-kỳ. Xin Chúa Giê-su, qua lời bầu cử của Đức Mẹ, ban nhiều ơn lành cho tất cả những ai tham gia vào cuộc thánh du tôn kính Chúa và Đức Mẹ Bãi Dâu.”
Trong bài giảng, Đức Cha Loverde đã nói Đức Mẹ Bãi Dâu cho chúng ta thấy Mẹ là “Mẹ Thiên Chúa, ban Chúa Giê-su cho thế giới.” Vai trò của Mẹ là “cho chúng ta hồng ân lớn lao nhất Thiên Chúa Cha có thể ban cho chúng ta: đó là Con Một Người làm Đấng cứu độ chúng ta.”
Đức Cha dạy chúng ta trong Năm Thánh Thể này hãy lắng nghe lời Mẹ Maria nói trong tiệc cưới Cana khi Mẹ bảo những người giúp việc phải theo lời Chúa hướng dẫn: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo!” (xem Gio-an 2:1-12).
Ngài nói: “Chúng ta sung sướng vì có thể lắng nghe lời Mẹ khuyên nhủ và chúng ta hứa sẽ thực sự lắng nghe và làm những gì Chúa dạy chúng ta. Người dạy chúng ta phải kết hiệp với Người trong Bí tích Thánh Thể. Người dạy chúng ta phải tin vào Tin Mừng cứu rỗi. Người dạy chúng ta phải đi vào thế giới và trở nên sự hiện diện của Người trong một Giáo Hội canh tân.”
Ngài nói khi khởi sự cuộc thánh du Đức Mẹ Bãi Dâu, đó là cơ hội để các tín hữu cùng bước đi với Mẹ Maria tiến về quê trời: “Ngày nào đó khi cuộc lữ hành của chúng ta kết thúc, chúng ta sẽ được thấy không phải bức tượng Mẹ Maria bồng Chúa Giê-su và trao Người cho chúng ta, nhưng là chính Mẹ Maria đang chỉ cho chúng ta thấy Chúa Giê-su, Đấng cứu chuộc chúng ta.”
SỨ MỆNH ĐỐI VỚI MẸ MARIA
Ông Nguyễn ngọc Lễ, ủy viên tài chánh của Hiệp sĩ đoàn 9655, giúp điều hợp cuộc thánh du Đức Mẹ Bãi Dâu. Ông nói rằng Thánh lễ và giờ Đền tạ khai mạc là “giây phút cảm động” đối với các hiệp sĩ và các gia đình thuộc cộng đoàn giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Ông Lễ nói: “Sứ mệnh của chúng tôi mới chỉ bắt đầu. Chúng tôi muốn tôn vinh Đức Mẹ Bãi Dâu, Mẹ yêu dấu của chúng tôi.”
Ông Lễ nói ông tin rằng chương trình thánh du “là một cách tuyệt vời để giới thiệu Hiệp sĩ Kha-luân-bố đến những anh chị em Công giáo Việt Nam tại Hoa-kỳ, Canada và tại Việt Nam nữa.” Tin tức về cuộc thánh du có thể đọc được trên ít nhất là hai gia trang Công giáo Việt Nam.
Ông Gallina, Ủy viên Tiểu bang, cũng đồng ý như vậy. “Theo kinh nghiệm của tôi, người Việt Nam rất sùng đạo. Hiệp sĩ Kha-luân-bố có thể đem đến cho họ một cơ hội để biểu lộ rõ rệt hơn đức tin Công giáo của họ, chính Đức Mẹ Bãi Dâu có thể giúp đỡ chúng ta. Riêng cá nhân tôi là một cựu chiến binh tại Việt Nam, tôi đặc biệt yêu mến và kính trọng người Việt Nam. Đối với tôi, điều quan trọng là phải làm tất cả những gì có thể qua các Hiệp sĩ để giúp nuôi dưỡng và loan truyền đức tin Công giáo cũng như tinh thần Hiệp sĩ qua kinh Mân Côi và việc cầu nguyện.”
SỨ GIẢ HY VỌNG VÀ TỰ DO
Ông Bùi hữu Thư, một trong những thành viên sáng lập Đoàn Hiệp sĩ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, nói rằng vợ chồng ông vừa mới về thăm Việt Nam và đã đến kính viếng Mẹ Maria tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu ở Vũng Tàu. Ông nói: “Thật là vinh dự được đón mừng Mẹ ngay tại đây.”
Ông Thư còn nói: “Đang lúc nhiều người trong chúng ta đã rời quê hương, chạy trốn Cộng sản trên những chiếc thuyền rỉ nước, thì Mẹ đứng trên đồi cao nhìn chúng ta. Người di cư, thuyền nhân, bất cứ ai thoát khỏi áp bức, hết thảy đều có thể tìm được niềm hy vọng và tự do nơi Đức Mẹ Bãi Dâu. Mẹ là nguồn hy vọng cho toàn thế giới.”
(Ông Tim S. Hickey là chủ bút của nguyệt san Columbia)
Đức Trinh Nữ Maria được tôn vinh làm “Mẹ của những người tị nạn” trong một chương trình cầu nguyện mới do Hiệp sĩ Kha-luân-bố phát động
(Tim S. Hickey tường trình)
Trong loạt bài suy niệm mùa Chay của tuần Tĩnh tâm dành cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và giáo triều Roma vào năm 2000, Đức cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã trình bày Đức Trinh Nữ Maria là “Mẹ hiệp nhất, Đấng ấp ủ hết thảy con cái đang tản mát khắp nơi trên thế giới.”
Ngài nói: “Mẹ Chúa Giê-su đã biểu lộ gương mặt mang đặc nét Maria của Giáo Hội, một Giáo Hội như gia đình, một Giáo Hội như anh chị em dang tay đón mời và hiệp nhất vững vàng. Với Mẹ Maria, chúng ta cảm thấy mình là anh chị em với nhau.”
Ngày 11 tháng 2, lễ kính Đức Mẹ Lộ-đức, gương mặt mang đặc nét Maria của Giáo Hội và của Hiệp sĩ đoàn Kha-luân-bố lại càng được biểu lộ rõ rệt hơn tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc giáo phận Arlington, Virginia. Hơn 700 giáo dân và thành viên Hiệp sĩ đoàn 9655 của giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã phát động một chương trình mới nhằm tôn vinh Đức Maria với danh hiệu Đức Mẹ Bãi Dâu.
Nhân vật chính của chương trình là bức tượng Đức Mẹ Bãi Dâu cao hai thước Anh. Thánh tượng đã được đón tiếp tới giáo xứ do Đức Cha Paul S. Loverde, Giám mục giáo phận Arlington và cũng là thành viên của Hiệp sĩ đoàn 6790 của giáo xứ Chính tòa Arlington. Suốt năm 2005 và 2006, thánh tượng sẽ thăm viếng nhiều nơi thuộc Hoa-kỳ và Canada, tại những nơi đó các Hiệp sĩ địa phương và tín hữu Công giáo Việt Nam sẽ làm Giờ cầu nguyện kính Đức Mẹ. Vào mùa xuân 2006 tại Washington, D.C., một Thánh lễ và Chương trình cầu nguyện kính Đức Mẹ sẽ được tổ chức để chính thức kết thúc chương trình thánh du.
MẸ CỦA NHỮNG NGƯỜI TỊ NẠN
Đức Mẹ Bãi Dâu mang một ý nghĩa đặc biệt đối với nhiều người Công giáo Việt Nam. Tại thị xã Vũng Tàu gần Sài-gòn, có một Đền thánh dâng kính Mẹ. Bên cạnh Đền Thánh là bức tượng cao 65 thước Anh diễn tả Mẹ Maria bồng Chúa Hài Đồng Giê-su đưa lên cao, tựa như Mẹ đang giới thiệu Chúa cho toàn thế giới. Sau khi Sài-gòn lọt vào tay Cộng Sản năm 1975, đối với hàng ngàn người Việt Nam đã chạy khỏi quê hương qua đường thủy từ Vũng Tàu thì bức tượng Đức Mẹ Bãi Dâu là hình ảnh cuối cùng họ mang theo tâm trí về đất nước họ. Cho nên Đức Mẹ được tôn kính như là “Mẹ của những người tị nạn.”
Thánh tượng được sử dụng trong cuộc thánh du đã được các Đức Giám mục Việt Nam trao tặng cho Hiệp sĩ đoàn Washington, D.C. nhân cuộc viếng thăm Washington vào tháng 11 năm 2003 và các ngài là thượng khách trong phiên họp mùa thu của Hội Đồng Giám mục Công giáo Hoa-kỳ. Ông Charles H. Gallina, Ủy viên Tiểu bang và đại tá hồi hưu thủy quân lục chiến đã từng phục vụ bốn lần tại Việt Nam, gặp gỡ các Đức Giám mục và lo liệu việc chuyên chở cũng như chỗ ở cho các ngài trong những ngày lưu lại Hoa-kỳ. Sau cuộc thăm viếng, Đức Cha Phaolô Nguyễn văn Hòa, Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam, đã trao tặng bức tượng cho các Hiệp sĩ để tỏ lòng biết ơn.
Các Hiệp sĩ thuộc đoàn Thủ đô đã trao lại bức tượng cho Thượng Đại hiệp Carl A. Anderson đầu năm nay để đặt trong Bảo tàng viện Hiệp sĩ đoàn tại New Haven. Sau khi kết thúc cuộc thánh du, thánh tượng sẽ được trưng bày trong Bảo tàng viện.
SUY NIỆM VỀ NĂM THÁNH THỂ
Trước giờ Thánh lễ ngày 11 tháng 2, tượng Đức Mẹ Bãi Dâu được đặt trên một kiệu hoa và được các Hiệp sĩ cung nghinh trong cuộc rước chung quanh khuôn viên thánh đường. Một đội dàn chào danh dự gồm 14 Hiệp sĩ đệ tứ đẳng đã dẫn cuộc rước kiệu, theo sau một Hiệp sĩ đi đầu đánh trống khẩu. Các cha Đa-minh phục vụ tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hướng dẫn giáo dân đọc kinh và hát kính Đức Mẹ. Trong số khách tham dự cũng có Phó tế Kenneth N. Ryan, Tổng thủ quỹ của Hiệp sĩ đoàn.
Cha xứ Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vượng đã giúp soạn tập phụng vụ kính Đức Mẹ và chương trình. Đức Giám mục phụ tá Đa-minh Mai Thanh Lương thuộc giáo phận Orange tại California cũng đóng góp vào việc soạn thảo chương trình. Đức Cha Lương là vị Giám mục tiên khởi Việt Nam trong giáo hội Hoa-kỳ.
Qua bức thư in bằng Việt ngữ trong tập phụng vụ, Đức Cha Lương cám ơn các Hiệp sĩ đã khởi xướng chương trình này. Ngài viết: “Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam làm ơn cho chúng tôi khi giúp Đức Mẹ Bãi Dâu đến với các cộng đoàn Công giáo Việt Nam khắp nơi tại Hoa-kỳ. Xin Chúa Giê-su, qua lời bầu cử của Đức Mẹ, ban nhiều ơn lành cho tất cả những ai tham gia vào cuộc thánh du tôn kính Chúa và Đức Mẹ Bãi Dâu.”
Trong bài giảng, Đức Cha Loverde đã nói Đức Mẹ Bãi Dâu cho chúng ta thấy Mẹ là “Mẹ Thiên Chúa, ban Chúa Giê-su cho thế giới.” Vai trò của Mẹ là “cho chúng ta hồng ân lớn lao nhất Thiên Chúa Cha có thể ban cho chúng ta: đó là Con Một Người làm Đấng cứu độ chúng ta.”
Đức Cha dạy chúng ta trong Năm Thánh Thể này hãy lắng nghe lời Mẹ Maria nói trong tiệc cưới Cana khi Mẹ bảo những người giúp việc phải theo lời Chúa hướng dẫn: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo!” (xem Gio-an 2:1-12).
Ngài nói: “Chúng ta sung sướng vì có thể lắng nghe lời Mẹ khuyên nhủ và chúng ta hứa sẽ thực sự lắng nghe và làm những gì Chúa dạy chúng ta. Người dạy chúng ta phải kết hiệp với Người trong Bí tích Thánh Thể. Người dạy chúng ta phải tin vào Tin Mừng cứu rỗi. Người dạy chúng ta phải đi vào thế giới và trở nên sự hiện diện của Người trong một Giáo Hội canh tân.”
Ngài nói khi khởi sự cuộc thánh du Đức Mẹ Bãi Dâu, đó là cơ hội để các tín hữu cùng bước đi với Mẹ Maria tiến về quê trời: “Ngày nào đó khi cuộc lữ hành của chúng ta kết thúc, chúng ta sẽ được thấy không phải bức tượng Mẹ Maria bồng Chúa Giê-su và trao Người cho chúng ta, nhưng là chính Mẹ Maria đang chỉ cho chúng ta thấy Chúa Giê-su, Đấng cứu chuộc chúng ta.”
SỨ MỆNH ĐỐI VỚI MẸ MARIA
Ông Nguyễn ngọc Lễ, ủy viên tài chánh của Hiệp sĩ đoàn 9655, giúp điều hợp cuộc thánh du Đức Mẹ Bãi Dâu. Ông nói rằng Thánh lễ và giờ Đền tạ khai mạc là “giây phút cảm động” đối với các hiệp sĩ và các gia đình thuộc cộng đoàn giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Ông Lễ nói: “Sứ mệnh của chúng tôi mới chỉ bắt đầu. Chúng tôi muốn tôn vinh Đức Mẹ Bãi Dâu, Mẹ yêu dấu của chúng tôi.”
Ông Lễ nói ông tin rằng chương trình thánh du “là một cách tuyệt vời để giới thiệu Hiệp sĩ Kha-luân-bố đến những anh chị em Công giáo Việt Nam tại Hoa-kỳ, Canada và tại Việt Nam nữa.” Tin tức về cuộc thánh du có thể đọc được trên ít nhất là hai gia trang Công giáo Việt Nam.
Ông Gallina, Ủy viên Tiểu bang, cũng đồng ý như vậy. “Theo kinh nghiệm của tôi, người Việt Nam rất sùng đạo. Hiệp sĩ Kha-luân-bố có thể đem đến cho họ một cơ hội để biểu lộ rõ rệt hơn đức tin Công giáo của họ, chính Đức Mẹ Bãi Dâu có thể giúp đỡ chúng ta. Riêng cá nhân tôi là một cựu chiến binh tại Việt Nam, tôi đặc biệt yêu mến và kính trọng người Việt Nam. Đối với tôi, điều quan trọng là phải làm tất cả những gì có thể qua các Hiệp sĩ để giúp nuôi dưỡng và loan truyền đức tin Công giáo cũng như tinh thần Hiệp sĩ qua kinh Mân Côi và việc cầu nguyện.”
SỨ GIẢ HY VỌNG VÀ TỰ DO
Ông Bùi hữu Thư, một trong những thành viên sáng lập Đoàn Hiệp sĩ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, nói rằng vợ chồng ông vừa mới về thăm Việt Nam và đã đến kính viếng Mẹ Maria tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu ở Vũng Tàu. Ông nói: “Thật là vinh dự được đón mừng Mẹ ngay tại đây.”
Ông Thư còn nói: “Đang lúc nhiều người trong chúng ta đã rời quê hương, chạy trốn Cộng sản trên những chiếc thuyền rỉ nước, thì Mẹ đứng trên đồi cao nhìn chúng ta. Người di cư, thuyền nhân, bất cứ ai thoát khỏi áp bức, hết thảy đều có thể tìm được niềm hy vọng và tự do nơi Đức Mẹ Bãi Dâu. Mẹ là nguồn hy vọng cho toàn thế giới.”
(Ông Tim S. Hickey là chủ bút của nguyệt san Columbia)