Năm 1993, một cuốn sách mang tựa đề “Dead Man Walking” tạm dịch là “ Hành Trình Cuối Cùng của Tử Tội”, do một nữ tu có tên gọi là Sơ Helen Prejean viết về đời sống và tâm tư của những người tù đang sống trong các trại giam chờ ngày thi hành án tử, đã đạt được sự thành công đáng kể: có số bán chạy nhất, được đề cử Pulitzer Prize, và dĩ nhiên, sự ủng hộ mạnh mẽ của các tôn giáo, đoàn thể và cá nhân đang tích cực chống đối án tử hình. Cuốn sách thậm chí đã gợi hứng cho sự ra đời của một cuốn phim cùng tên vào năm 1995. Và từ đó Sơ Helen Prejean bỗng trở thành nổi tiếng, nổi tiếng đến nỗi đạo diễn phim phải nhờ Sơ làm cố vấn cho các tài tử có thể đóng trọn vai trò của mình.
“Dead man walking” là cụm chữ thường xuyên được cai tù ở các trại giam xướng lên trước khi có một tử tội bước ra khỏi phòng giam lần cuối để được dẫn đến phòng nhận án tử. Có nhiều lý do được đưa ra để giải thích lịch sử của cụm chữ mang tính truyền thống pha chút tàn nhẫn này. Nhưng đa số đều đồng ý với nhau ở chỗ mục đích của việc xướng lên cụm chữ đó là để cảnh báo cho nhân viên và các phạm nhân khác biết rằng một tử tù đang trên đường đến nơi lãnh nhận cái chết dù muốn hay không, và mọi người đều phải biết mà đề phòng sự bất trắc có thể xảy ra vì tử tù thường là những người chẳng còn gì để mất, rất liều lĩnh và hung hãn, nên có thể trở nên bạo động và có những phản ứng điên rồ trước khi phải chết.
Hai vai chính được trao cho tài tử thượng thặng là Sean Penn và Susan Sarandon. Được biết chỉ riêng vai sơ Helen thôi đã đem lại cho bà Susan Sarandon hàng loạt giải thưởng cao quý về điện ảnh, mà trong đó giải Oscar (1996) là đáng kể nhất. Sean Penn cũng được đề cử nhận giải Oscar và đoạt nhiều giải thưởng quan trọng khác cho vai diễn của anh trong cuốn phim Dead Man Walking. Ngay cả đạo diễn và nhà soạn nhạc của cuốn phim cũng được đề cử nhận giải Oscar.
Cuốn phim với số vốn là 11 triệu đô la Mỹ đã thu về con số kỷ lục là 86.4 triệu đô, được những nhà phê bình phim ảnh đánh giá cao tới 94% về mức độ thành công. Những tờ báo lớn như The Los Angeles Times, Washington Post hết lời khen tặng, như “Cuốn phim manh tính cách thông minh, quân bình và thảm thương này đã phô bày cho ta thấy trận chiến khốc liệt giữa hai thế lực thiện và ác”
Một lần nữa, tên tuổi của tác giả lại được nhắc đến như một xác tín về sự thành công của đứa con tinh thần mà bà đã cưu mang trong suốt nhiều năm ròng rã bằng mồ hôi và tâm huyết của mình, hay nói đúng hơn, bằng kinh nghiệm sống thật của một người đã hiến mình cho tha nhân.
Tuy thế, tác giả -sơ Helen- vẫn cho rằng giải thưởng cao quý nhất dành cho cuốn phim và những người đã dốc toàn lực vào việc tạo ra nó vẫn thuộc về những người có cùng một quan điểm phò sinh như mình. Đó là những người vẫn ngày đêm tranh đấu để giá trị và nhân phẩm con người được tôn trọng, dù cho họ là người lương thiện hay bất hảo, để bản tính “thiện” của họ có cơ hội vượt thắng cái “ác” và từ đó sẽ giúp cho họ cơ hội nhìn lại chính mình và nhận chân sự thật, như kinh thánh đã nói “Sự thật sẽ giải thoát anh em”
Bình thường con người vốn nặng lòng xét đoán hay ngần ngại mỗi khi phải tiếp xúc huống hồ là thăm viếng hay an ủi những phạm nhân, nhất là tử tù. Người Ky tô giáo cũng không ngoại lệ. Chúng ta có khuynh hướng thích viếng thăm bệnh nhân, trẻ mồ côi, người già hay neo đơn, viếng thăm những người gặp thiên tai hay thảm cảnh, nhưng chẳng mấy ai mặn mà với điều răn “Viếng thăm kẻ tù rạc” nhất là những tội nhân mang án phạt nặng nề. Sơ Helen đã làm điều ngược lại, bà đã đến thăm viếng và làm bạn, thậm chí cố vấn tinh thần cho hàng loạt những phạm nhân hiện đang thụ án tử hình trong các trại giam trên đất Mỹ (khỏang 3000 người).
Sơ Helen là ai?
Thoạt nhìn người nữ tu đơn sơ giản dị, người lúc nào cũng điểm nụ cười vô tư trên môi, khó ai có thể hiểu sức mạnh “mềm” của bà đến đâu đối với đời sống tinh thần của những con người được xem là “đồ bỏ”, đáng nguyền rủa và xa lánh nhất trong xã hội. Những người mà quãng đời còn lại chỉ được tính bằng tháng hay vài năm, kể từ khi phán quyết sau cùng của tòa án hình sự được tuyên đọc. Thế nhưng, đối với sơ Helen, họ chính là bạn tâm tình, là người sơ viếng thăm và trò chuyện còn thường xuyên hơn cả chính người nhà của họ. Đối với sơ, họ vẫn là hình ảnh của Chúa lúc bị loài người ghê tởm và xa lánh. Chúng ta có thể lý giải rằng, vì sơ đã chọn Chúa là lẽ sống của đời mình nên sơ vui lòng xem đó là một vinh dự khi đến với họ để “đem ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu “. Hãy nghe lời tâm sự của sơ với ký giả của tờ St Anthony Messenger vào năm 1991: “Đối với tôi, hình tượng của Giáo Hội Chúa nằm ở cả hai bên tả và hữu của cây thánh giá, với cả người thân của nạn nhân lẫn thủ phạm gây ra tội lỗi đó”. Với suy tư đó, sơ vừa đến thăm phạm nhân để an ủi và khuyến khích họ giảng hòa với Thiên Chúa với con ngưới thật của chính họ, sơ cũng thành lập một hội có tên là “Survive” (có nghĩa là Sống sót) với mục đích giúp cho gia đình các nạn nhân xấu số của tội ác tại thành phố New Orleans đối phó với nỗi đau khổ và nhớ thương về người thân của họ đã bị tước đoạt mạng sống bởi những người tử tội mà sơ cố vấn. Được thừa hưởng tài ăn nói lưu loát của cha là một vị luật sư, cũng như bằng tình thương đơn sơ không ranh giới của một bậc tu hành, sơ Helen đã không gặp nhiều trở ngại gì trong việc bắc cầu thông cảm, hay ít nhất là lấp bớt hố sâu thù hận trong lòng người nhà của những nạn nhân nói trên. Điều này được thể hiện rõ trong cảnh quay kết thúc cuốn phim “Dead Man Walking” khi đạo diễn cho chiếu cảnh người cha của nạn nhân (là ông Lloyd LeBlanc ) quỳ bên sơ Helen cầu nguyện cho người tử tội (tức Patrick Sonnier) đã giết con ông một cách dã man mấy năm về trước.
Hạt giống đức tin đã nẩy mầm ra sao?
Chào đời vào ngày 21 tháng 4 năm 1939 trong một gia đình trí thức và nề nếp, cô bé Helen đã được nuôi dưỡng bằng đức tin Công Giáo của người cha là một luật sư và người mẹ, một y tá. Dường như Helen đã thụ hưởng cả tài hùng biện của cha lẫn trái tim rất nhân hậu của người mẹ, là những nhân tố trọng yếu giúp sơ hoàn thành sứ mạng biện hộ và phục vụ những thành phần bị coi là hạng phế thải của xã hội sau này.
Một đặc điểm trong đời sống gia đình của Helen lúc sơ còn thiếu thời là thói quen lần chuỗi Mân Côi của cả nhà vào mỗi buổi tối. Lòng sùng kính Đức Mẹ và thói quen lần hạt ấy đã theo sơ trong suốt quãng đời phục vụ. Sau này, sơ vẫn nhắc lại lòng biết ơn cha mẹ là những người kỹ sư tâm hồn tuyệt vời nhất, đã tạo nên và dạy dỗ sơ biết Chúa, biết yêu thương nhân loại bằng cả tấm lòng.
Năm 1957 khi vừa tròn 18 tuổi và gia nhập tu hội thánh Giu-se thành Medaille, sơ chỉ đưa ra được một lý do duy nhất là “Tình thương của cha mẹ tôi dành cho tôi quá lớn, mà nếu tôi không đáp đền tình thương ấy bằng cách đem chia sớt cho người khác thì thật là một thiếu sót trầm trọng”. Có lẽ cũng bởi sơ là người có trái tim bao la khác thường như vậy, mà sau hơn 2 thập niên vâng lời bề trên làm nhiệm vụ giảng dạy tại một trường trung học cấp 2 của nhà dòng, sơ Helen đã không thể ngờ được rằng ơn kêu gọi của sơ không chỉ đơn thuần có thế, khi được bề trên giao cho nhiệm vụ mới. Và sơ đã mặc nhiên chấp nhận bước vào cuộc thử thách mang tính đột biến, đầy cam go và hoàn toàn mới mẻ đối với một người vốn sinh ra và lớn lên chưa hế tiếp cận với bạo lực như sơ: đó là sứ vụ làm tuyên uý cho một trại giam những người chờ ngày lãnh án tử hình ở thành phố New Orleans.
Thật ra, khi trao cho sơ Helen trọng trách này -trong một dự án đặc biệt và mới mẻ được gọi là Dự Án Gia Cư Giu Se- Bề trên Jean Pierre Medaille đã nhìn ra ở sơ Helen một bản lãnh và lòng thương xót vô biên dành cho con người, là những vũ khí đặc biệt có thể xử dụng trong việc tranh giành những linh hồn tội lỗi đang chơi vơi giữa sự sống và cái chết về cho Chúa và những giá trị nhân bản, để tranh đấu cho họ nếu chịu một bản án bất công, và nếu thất bại, để cho họ trước khi cuộc sống phải bị kết liễu một cách bi thảm sẽ được “nhìn thấy một ánh mắt và gịong nói đầy cảm thông và quan tâm”.
Lạy Chúa, con đây!
Sơ Helen Prejean từ năm 1981 có thêm nhiệm vụ mới là trao đổi thư từ và thăm viếng những người tử tù đang chờ ngày lãnh án. Vào năm 1984 khi sơ lần đầu tiên được chứng kiến tận mắt cảnh hành quyết một người tử tù mà sơ vẫn viết thơ an ủi và động viên tinh thần, một ý nghĩ mới lại manh nha trong đầu người phụ nữ quả cảm và nhân hậu này: tranh đấu để loại bỏ án tử hình trên khắp tiểu bang Louisiana và toàn nước Mỹ vì tính chất dã man và bất công của nó.
Sơ tâm sự “Chứng kiến cảnh người tử tù này bị hành hình vào ngày 5 tháng 4 năm 1984 cũng như là lần rửa tội thứ 2 dành cho tôi vậy. Tôi không thể nào đứng nhìn người khác bị giết rồi mình bỏ đi như thế được. Như một bí tích thánh thể, kẻ bị hành hình đã để lại một dấu ấn hằn sâu trong trái tim tôi”.
Và cứ như thế, một sứ mạng mới được Sơ khởi xướng, đến nay đã trở thành một phong trào làn rộng khắp nước Mỹ với những hoạt động thuần tuý tôn giáo và đầy nhân bản như: giảng thuyết khắp nơi về bản chất phi nhân và phản đạo đức của án tử, viết thỉnh nguyện thư lên các nhà lãnh đạo quốc gia và tôn giáo xin ủng hộ việc loại bỏ án tử hình, tổ chức những buổi thắp nến cầu nguyện trước những trại giam có người sắp lãnh án tử, lập danh sách những phạm nhân có dấu hiệu oan ức trong vụ án v..v.. Trên trang nhà hiện nay của Sơ có danh sách những phạm nhân đang ngồi tù chờ ngày thụ án (trong đó có vài người Việt), những người bị kết án oan ức nhưng đã được tha bổng vì tìm ra chứng cớ ngoại phạm (hiện có tới 25 người, kể từ năm 1973 đến nay)
Thế nào là “yêu tha nhân như chính mình”?
Helen Prejean là một nữ tu, nhưng sơ không chỉ đơn thuần là người đem kinh thánh và lời cầu nguyện đến để “giảng đạo” cho những người bị thế gian xét đoán là tội lỗi, mà là một người đến để thực thi một điều răn mà bất cứ người tín hữu Ki Tô giáo nào cũng cảm thấy “nói dễ khó làm”: Đến để yêu thương và cầu cho linh hồn kẻ tội lỗi được tìm thấy sự thật, và khi tìm thấy được sự thật rồi sẽ lãnh nhận ơn tha thứ và cứu rỗi để dù mạng sống họ có bị lấy mất nhưng linh hồn họ sẽ ra đi trong thanh thản và quan trọng là sẽ được cứu rỗi, bởi lời hứa bất di bất dịch của Chúa Giê su trong Phúc Âm thánh Gioan (8:32): “sự thật sẽ giải thoát anh em”. Xa hơn nữa, sơ còn xử dụng chuỗi tràng hạt để tìm cả sự bình an và hoà giải cho những người ở hai thái cực của lòng thù hận là gia đình nạn nhân và thủ phạm như sơ đã từng tâm sự với ký giả của tờ Messenger.
Cuốn phim đoạt nhiều giải Oscar “Dead Man Walking” đã được kết thúc với cảnh sơ Helen đang lần hạt với người cha của nạn nhân như một biểu tượng của lòng vị tha và bác ái dành cho kẻ thù. Đó cũng là phản ảnh trung thực của những gì xảy ra ở ngoài đời giữa sơ và ông Lloyd LeBlanc, cha ruột của một cô gái trẻ bị chính người thủ phạm mà ông và sơ Helen đang cầu nguyện cho. Thói quen hàng tháng gặp mặt để chung lời cầu nguyện, cho đến bây giờ, Sơ và ông LeBlanc vẫn giữ.
Để thuyết phục được người khác làm được điều này, bằng một trạng thái an bình và tỉnh táo, phải chăng giáo hội cần đến một vị thánh sống? Sơ Helen thì không nghĩ vậy, mà chỉ cười thật giòn giã và trả lời rằng “Đó chính là do Chúa quan phòng đấy thôi”.
Bằng quan niệm “Nếu không có Chúa trong đời sống, thì không thể nào có mối quan hệ sống động giữa việc cho đi và nhận về” Sơ Helen đã xác tín sự quan phòng của Chúa đã định sẵn cho mỗi người trong chúng ta, bất kể là người thánh thiện hay kẻ tội lỗi, chỉ cần chúng ta nhìn nhận sự thật và mở cửa đón Ngài vào lòng mình.
Tìm Chúa ở đâu?
Khi mới nhận nhiệm vụ tiếp xúc và cố vấn tinh thần cho Matthew Poncelet ở trại tù Louisiana sơ Helen bị cuốn hút bởi những tình tiết có sức thuyết phục của người thanh niên mà sơ nghĩ là bị hàm oan này, và sơ đã không ngần ngại gõ đủ mọi cửa công cửa quyền để kêu oan cho anh ta. Cũng vì thế, Sơ trở thành đối tượng của nhiều lời đả kích và chê trách đến từ mọi phía, nhất là gia đình những nạn nhân của vụ án. Ai cũng cho là sơ đã bị Poncelet bịt mắt và bị lừa.
Một tháng trước khi lên ghế điện (xin mở một ngoặc kép tại đây là là tiểu bang Louisiana chỉ cho phép hành hình tội nhân bằng ghế điện, nhưng sơ Helen và đạo diễn phim muốn thay bằng hình thức chích thuốc độc cho bớt phần dã man), ngay khi mọi nỗ lực kháng án lên tận toà thượng thẩm Louisiana cũng đã thất bại, Poncelet còn cả quyết anh ta vô tội, và đổ hết lỗi cho đồng phạm của mình, bất chấp sự thách thức nhìn nhận sự thật của người cố vấn tinh thần mà anh coi như thân thích còn hơn cả thân nhân ruột thịt.
Nhưng đoạn kết của câu chuyện mới là điều đáng nói.
Như một sự lạ khó hiểu, Poncelet trong những ngày cuối cùng của đời mình, khi trầm ngâm lắng nghe những đoạn Kinh Thánh và thánh ca -đặc biệt là bài “Be Not Afraid” (Đừng sợ) của sơ Helen hát bên tai, đã thú nhận sự tham gia vào tội ác của mình, và nói lời xin lỗi với gia đình nạn nhân trước giây phút lên ghế điện “ Tôi hy vọng cái chết của tôi sẽ đem lại sự bình an cho gia đình của ông bà “ Sau đó Poncelet hóm hỉnh nháy mắt với sơ Helen đang ngồi lặng lẽ cầu nguyện với cánh tay hướng về phía anh từ ở bên kia tấm kính chắn trong phòng nhân chứng như muốn được thông phần với chặng thánh giá cuối cùng mà anh đang phải cố vác trong cuộc lữ hành trần thế, rồi ra hiệu cho nhân viên nhấn nút điện cao thế đưa anh vào cõi chết một cách bình thản.
Theo lời Sơ Helen viết trong cuốn tự truyện, lời thú nhận từ chính miệng của thủ phạm Poncelet đã có sức mạnh vạn năng làm biến đổi tất cả những thành kiến và ác cảm dành cho người tử tù vốn bị cho là hung ác và ngoan cố có hạng. Ai cũng ngạc nhiên tự hỏi có phải do sự thành tâm và kiên trì của sơ Helen đã hoán cải anh, khi Poncelet -từ một kẻ dường như chẳng biết sợ ai và trong nhiều năm chưa bao giờ tỏ vẻ hối hận về những tội ác đã gây ra cho nhiều người - lại có một sự thay đổi lạ kỳ như vậy?
Hay đó chính là một sự can thiệp nào cao hơn, mầu nhiệm hơn chỉ xảy ra khi một người tội lỗi biết khiêm tốn hạ mình nhận chân sự thật trước toà án lương tâm và trước mặt Đấng Phán Xét tối cao của muôn loài thụ tạo là Thiên Chúa? Câu trả lời chỉ có Poncelet biết.
Nhưng với những ai lòng tin tuyệt đối vào Chúa Quan Phòng đều hiểu được rằng, khi câu chuyện về cái chết của tử tù Poncelet đến tai chúng ta, thì hẳn trước mặt Chúa anh đã không còn là người tội lỗi nữa, đã có diễm phúc được hưởng ơn cứu rỗi như người tử tội trên đồi Calve năm xưa đã được Chúa Giê Su tha thứ và bảo rằng “Ngay hôm nay anh sẽ được vào nước Thiên Đàng với ta”
“Dead man walking” là cụm chữ thường xuyên được cai tù ở các trại giam xướng lên trước khi có một tử tội bước ra khỏi phòng giam lần cuối để được dẫn đến phòng nhận án tử. Có nhiều lý do được đưa ra để giải thích lịch sử của cụm chữ mang tính truyền thống pha chút tàn nhẫn này. Nhưng đa số đều đồng ý với nhau ở chỗ mục đích của việc xướng lên cụm chữ đó là để cảnh báo cho nhân viên và các phạm nhân khác biết rằng một tử tù đang trên đường đến nơi lãnh nhận cái chết dù muốn hay không, và mọi người đều phải biết mà đề phòng sự bất trắc có thể xảy ra vì tử tù thường là những người chẳng còn gì để mất, rất liều lĩnh và hung hãn, nên có thể trở nên bạo động và có những phản ứng điên rồ trước khi phải chết.
Hai vai chính được trao cho tài tử thượng thặng là Sean Penn và Susan Sarandon. Được biết chỉ riêng vai sơ Helen thôi đã đem lại cho bà Susan Sarandon hàng loạt giải thưởng cao quý về điện ảnh, mà trong đó giải Oscar (1996) là đáng kể nhất. Sean Penn cũng được đề cử nhận giải Oscar và đoạt nhiều giải thưởng quan trọng khác cho vai diễn của anh trong cuốn phim Dead Man Walking. Ngay cả đạo diễn và nhà soạn nhạc của cuốn phim cũng được đề cử nhận giải Oscar.
Cuốn phim với số vốn là 11 triệu đô la Mỹ đã thu về con số kỷ lục là 86.4 triệu đô, được những nhà phê bình phim ảnh đánh giá cao tới 94% về mức độ thành công. Những tờ báo lớn như The Los Angeles Times, Washington Post hết lời khen tặng, như “Cuốn phim manh tính cách thông minh, quân bình và thảm thương này đã phô bày cho ta thấy trận chiến khốc liệt giữa hai thế lực thiện và ác”
Một lần nữa, tên tuổi của tác giả lại được nhắc đến như một xác tín về sự thành công của đứa con tinh thần mà bà đã cưu mang trong suốt nhiều năm ròng rã bằng mồ hôi và tâm huyết của mình, hay nói đúng hơn, bằng kinh nghiệm sống thật của một người đã hiến mình cho tha nhân.
Tuy thế, tác giả -sơ Helen- vẫn cho rằng giải thưởng cao quý nhất dành cho cuốn phim và những người đã dốc toàn lực vào việc tạo ra nó vẫn thuộc về những người có cùng một quan điểm phò sinh như mình. Đó là những người vẫn ngày đêm tranh đấu để giá trị và nhân phẩm con người được tôn trọng, dù cho họ là người lương thiện hay bất hảo, để bản tính “thiện” của họ có cơ hội vượt thắng cái “ác” và từ đó sẽ giúp cho họ cơ hội nhìn lại chính mình và nhận chân sự thật, như kinh thánh đã nói “Sự thật sẽ giải thoát anh em”
Bình thường con người vốn nặng lòng xét đoán hay ngần ngại mỗi khi phải tiếp xúc huống hồ là thăm viếng hay an ủi những phạm nhân, nhất là tử tù. Người Ky tô giáo cũng không ngoại lệ. Chúng ta có khuynh hướng thích viếng thăm bệnh nhân, trẻ mồ côi, người già hay neo đơn, viếng thăm những người gặp thiên tai hay thảm cảnh, nhưng chẳng mấy ai mặn mà với điều răn “Viếng thăm kẻ tù rạc” nhất là những tội nhân mang án phạt nặng nề. Sơ Helen đã làm điều ngược lại, bà đã đến thăm viếng và làm bạn, thậm chí cố vấn tinh thần cho hàng loạt những phạm nhân hiện đang thụ án tử hình trong các trại giam trên đất Mỹ (khỏang 3000 người).
Sơ Helen là ai?
Thoạt nhìn người nữ tu đơn sơ giản dị, người lúc nào cũng điểm nụ cười vô tư trên môi, khó ai có thể hiểu sức mạnh “mềm” của bà đến đâu đối với đời sống tinh thần của những con người được xem là “đồ bỏ”, đáng nguyền rủa và xa lánh nhất trong xã hội. Những người mà quãng đời còn lại chỉ được tính bằng tháng hay vài năm, kể từ khi phán quyết sau cùng của tòa án hình sự được tuyên đọc. Thế nhưng, đối với sơ Helen, họ chính là bạn tâm tình, là người sơ viếng thăm và trò chuyện còn thường xuyên hơn cả chính người nhà của họ. Đối với sơ, họ vẫn là hình ảnh của Chúa lúc bị loài người ghê tởm và xa lánh. Chúng ta có thể lý giải rằng, vì sơ đã chọn Chúa là lẽ sống của đời mình nên sơ vui lòng xem đó là một vinh dự khi đến với họ để “đem ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu “. Hãy nghe lời tâm sự của sơ với ký giả của tờ St Anthony Messenger vào năm 1991: “Đối với tôi, hình tượng của Giáo Hội Chúa nằm ở cả hai bên tả và hữu của cây thánh giá, với cả người thân của nạn nhân lẫn thủ phạm gây ra tội lỗi đó”. Với suy tư đó, sơ vừa đến thăm phạm nhân để an ủi và khuyến khích họ giảng hòa với Thiên Chúa với con ngưới thật của chính họ, sơ cũng thành lập một hội có tên là “Survive” (có nghĩa là Sống sót) với mục đích giúp cho gia đình các nạn nhân xấu số của tội ác tại thành phố New Orleans đối phó với nỗi đau khổ và nhớ thương về người thân của họ đã bị tước đoạt mạng sống bởi những người tử tội mà sơ cố vấn. Được thừa hưởng tài ăn nói lưu loát của cha là một vị luật sư, cũng như bằng tình thương đơn sơ không ranh giới của một bậc tu hành, sơ Helen đã không gặp nhiều trở ngại gì trong việc bắc cầu thông cảm, hay ít nhất là lấp bớt hố sâu thù hận trong lòng người nhà của những nạn nhân nói trên. Điều này được thể hiện rõ trong cảnh quay kết thúc cuốn phim “Dead Man Walking” khi đạo diễn cho chiếu cảnh người cha của nạn nhân (là ông Lloyd LeBlanc ) quỳ bên sơ Helen cầu nguyện cho người tử tội (tức Patrick Sonnier) đã giết con ông một cách dã man mấy năm về trước.
Hạt giống đức tin đã nẩy mầm ra sao?
Chào đời vào ngày 21 tháng 4 năm 1939 trong một gia đình trí thức và nề nếp, cô bé Helen đã được nuôi dưỡng bằng đức tin Công Giáo của người cha là một luật sư và người mẹ, một y tá. Dường như Helen đã thụ hưởng cả tài hùng biện của cha lẫn trái tim rất nhân hậu của người mẹ, là những nhân tố trọng yếu giúp sơ hoàn thành sứ mạng biện hộ và phục vụ những thành phần bị coi là hạng phế thải của xã hội sau này.
Một đặc điểm trong đời sống gia đình của Helen lúc sơ còn thiếu thời là thói quen lần chuỗi Mân Côi của cả nhà vào mỗi buổi tối. Lòng sùng kính Đức Mẹ và thói quen lần hạt ấy đã theo sơ trong suốt quãng đời phục vụ. Sau này, sơ vẫn nhắc lại lòng biết ơn cha mẹ là những người kỹ sư tâm hồn tuyệt vời nhất, đã tạo nên và dạy dỗ sơ biết Chúa, biết yêu thương nhân loại bằng cả tấm lòng.
Năm 1957 khi vừa tròn 18 tuổi và gia nhập tu hội thánh Giu-se thành Medaille, sơ chỉ đưa ra được một lý do duy nhất là “Tình thương của cha mẹ tôi dành cho tôi quá lớn, mà nếu tôi không đáp đền tình thương ấy bằng cách đem chia sớt cho người khác thì thật là một thiếu sót trầm trọng”. Có lẽ cũng bởi sơ là người có trái tim bao la khác thường như vậy, mà sau hơn 2 thập niên vâng lời bề trên làm nhiệm vụ giảng dạy tại một trường trung học cấp 2 của nhà dòng, sơ Helen đã không thể ngờ được rằng ơn kêu gọi của sơ không chỉ đơn thuần có thế, khi được bề trên giao cho nhiệm vụ mới. Và sơ đã mặc nhiên chấp nhận bước vào cuộc thử thách mang tính đột biến, đầy cam go và hoàn toàn mới mẻ đối với một người vốn sinh ra và lớn lên chưa hế tiếp cận với bạo lực như sơ: đó là sứ vụ làm tuyên uý cho một trại giam những người chờ ngày lãnh án tử hình ở thành phố New Orleans.
Thật ra, khi trao cho sơ Helen trọng trách này -trong một dự án đặc biệt và mới mẻ được gọi là Dự Án Gia Cư Giu Se- Bề trên Jean Pierre Medaille đã nhìn ra ở sơ Helen một bản lãnh và lòng thương xót vô biên dành cho con người, là những vũ khí đặc biệt có thể xử dụng trong việc tranh giành những linh hồn tội lỗi đang chơi vơi giữa sự sống và cái chết về cho Chúa và những giá trị nhân bản, để tranh đấu cho họ nếu chịu một bản án bất công, và nếu thất bại, để cho họ trước khi cuộc sống phải bị kết liễu một cách bi thảm sẽ được “nhìn thấy một ánh mắt và gịong nói đầy cảm thông và quan tâm”.
Lạy Chúa, con đây!
Sơ Helen Prejean từ năm 1981 có thêm nhiệm vụ mới là trao đổi thư từ và thăm viếng những người tử tù đang chờ ngày lãnh án. Vào năm 1984 khi sơ lần đầu tiên được chứng kiến tận mắt cảnh hành quyết một người tử tù mà sơ vẫn viết thơ an ủi và động viên tinh thần, một ý nghĩ mới lại manh nha trong đầu người phụ nữ quả cảm và nhân hậu này: tranh đấu để loại bỏ án tử hình trên khắp tiểu bang Louisiana và toàn nước Mỹ vì tính chất dã man và bất công của nó.
Sơ tâm sự “Chứng kiến cảnh người tử tù này bị hành hình vào ngày 5 tháng 4 năm 1984 cũng như là lần rửa tội thứ 2 dành cho tôi vậy. Tôi không thể nào đứng nhìn người khác bị giết rồi mình bỏ đi như thế được. Như một bí tích thánh thể, kẻ bị hành hình đã để lại một dấu ấn hằn sâu trong trái tim tôi”.
Và cứ như thế, một sứ mạng mới được Sơ khởi xướng, đến nay đã trở thành một phong trào làn rộng khắp nước Mỹ với những hoạt động thuần tuý tôn giáo và đầy nhân bản như: giảng thuyết khắp nơi về bản chất phi nhân và phản đạo đức của án tử, viết thỉnh nguyện thư lên các nhà lãnh đạo quốc gia và tôn giáo xin ủng hộ việc loại bỏ án tử hình, tổ chức những buổi thắp nến cầu nguyện trước những trại giam có người sắp lãnh án tử, lập danh sách những phạm nhân có dấu hiệu oan ức trong vụ án v..v.. Trên trang nhà hiện nay của Sơ có danh sách những phạm nhân đang ngồi tù chờ ngày thụ án (trong đó có vài người Việt), những người bị kết án oan ức nhưng đã được tha bổng vì tìm ra chứng cớ ngoại phạm (hiện có tới 25 người, kể từ năm 1973 đến nay)
Thế nào là “yêu tha nhân như chính mình”?
Helen Prejean là một nữ tu, nhưng sơ không chỉ đơn thuần là người đem kinh thánh và lời cầu nguyện đến để “giảng đạo” cho những người bị thế gian xét đoán là tội lỗi, mà là một người đến để thực thi một điều răn mà bất cứ người tín hữu Ki Tô giáo nào cũng cảm thấy “nói dễ khó làm”: Đến để yêu thương và cầu cho linh hồn kẻ tội lỗi được tìm thấy sự thật, và khi tìm thấy được sự thật rồi sẽ lãnh nhận ơn tha thứ và cứu rỗi để dù mạng sống họ có bị lấy mất nhưng linh hồn họ sẽ ra đi trong thanh thản và quan trọng là sẽ được cứu rỗi, bởi lời hứa bất di bất dịch của Chúa Giê su trong Phúc Âm thánh Gioan (8:32): “sự thật sẽ giải thoát anh em”. Xa hơn nữa, sơ còn xử dụng chuỗi tràng hạt để tìm cả sự bình an và hoà giải cho những người ở hai thái cực của lòng thù hận là gia đình nạn nhân và thủ phạm như sơ đã từng tâm sự với ký giả của tờ Messenger.
Cuốn phim đoạt nhiều giải Oscar “Dead Man Walking” đã được kết thúc với cảnh sơ Helen đang lần hạt với người cha của nạn nhân như một biểu tượng của lòng vị tha và bác ái dành cho kẻ thù. Đó cũng là phản ảnh trung thực của những gì xảy ra ở ngoài đời giữa sơ và ông Lloyd LeBlanc, cha ruột của một cô gái trẻ bị chính người thủ phạm mà ông và sơ Helen đang cầu nguyện cho. Thói quen hàng tháng gặp mặt để chung lời cầu nguyện, cho đến bây giờ, Sơ và ông LeBlanc vẫn giữ.
Để thuyết phục được người khác làm được điều này, bằng một trạng thái an bình và tỉnh táo, phải chăng giáo hội cần đến một vị thánh sống? Sơ Helen thì không nghĩ vậy, mà chỉ cười thật giòn giã và trả lời rằng “Đó chính là do Chúa quan phòng đấy thôi”.
Bằng quan niệm “Nếu không có Chúa trong đời sống, thì không thể nào có mối quan hệ sống động giữa việc cho đi và nhận về” Sơ Helen đã xác tín sự quan phòng của Chúa đã định sẵn cho mỗi người trong chúng ta, bất kể là người thánh thiện hay kẻ tội lỗi, chỉ cần chúng ta nhìn nhận sự thật và mở cửa đón Ngài vào lòng mình.
Tìm Chúa ở đâu?
Khi mới nhận nhiệm vụ tiếp xúc và cố vấn tinh thần cho Matthew Poncelet ở trại tù Louisiana sơ Helen bị cuốn hút bởi những tình tiết có sức thuyết phục của người thanh niên mà sơ nghĩ là bị hàm oan này, và sơ đã không ngần ngại gõ đủ mọi cửa công cửa quyền để kêu oan cho anh ta. Cũng vì thế, Sơ trở thành đối tượng của nhiều lời đả kích và chê trách đến từ mọi phía, nhất là gia đình những nạn nhân của vụ án. Ai cũng cho là sơ đã bị Poncelet bịt mắt và bị lừa.
Một tháng trước khi lên ghế điện (xin mở một ngoặc kép tại đây là là tiểu bang Louisiana chỉ cho phép hành hình tội nhân bằng ghế điện, nhưng sơ Helen và đạo diễn phim muốn thay bằng hình thức chích thuốc độc cho bớt phần dã man), ngay khi mọi nỗ lực kháng án lên tận toà thượng thẩm Louisiana cũng đã thất bại, Poncelet còn cả quyết anh ta vô tội, và đổ hết lỗi cho đồng phạm của mình, bất chấp sự thách thức nhìn nhận sự thật của người cố vấn tinh thần mà anh coi như thân thích còn hơn cả thân nhân ruột thịt.
Nhưng đoạn kết của câu chuyện mới là điều đáng nói.
Như một sự lạ khó hiểu, Poncelet trong những ngày cuối cùng của đời mình, khi trầm ngâm lắng nghe những đoạn Kinh Thánh và thánh ca -đặc biệt là bài “Be Not Afraid” (Đừng sợ) của sơ Helen hát bên tai, đã thú nhận sự tham gia vào tội ác của mình, và nói lời xin lỗi với gia đình nạn nhân trước giây phút lên ghế điện “ Tôi hy vọng cái chết của tôi sẽ đem lại sự bình an cho gia đình của ông bà “ Sau đó Poncelet hóm hỉnh nháy mắt với sơ Helen đang ngồi lặng lẽ cầu nguyện với cánh tay hướng về phía anh từ ở bên kia tấm kính chắn trong phòng nhân chứng như muốn được thông phần với chặng thánh giá cuối cùng mà anh đang phải cố vác trong cuộc lữ hành trần thế, rồi ra hiệu cho nhân viên nhấn nút điện cao thế đưa anh vào cõi chết một cách bình thản.
Theo lời Sơ Helen viết trong cuốn tự truyện, lời thú nhận từ chính miệng của thủ phạm Poncelet đã có sức mạnh vạn năng làm biến đổi tất cả những thành kiến và ác cảm dành cho người tử tù vốn bị cho là hung ác và ngoan cố có hạng. Ai cũng ngạc nhiên tự hỏi có phải do sự thành tâm và kiên trì của sơ Helen đã hoán cải anh, khi Poncelet -từ một kẻ dường như chẳng biết sợ ai và trong nhiều năm chưa bao giờ tỏ vẻ hối hận về những tội ác đã gây ra cho nhiều người - lại có một sự thay đổi lạ kỳ như vậy?
Hay đó chính là một sự can thiệp nào cao hơn, mầu nhiệm hơn chỉ xảy ra khi một người tội lỗi biết khiêm tốn hạ mình nhận chân sự thật trước toà án lương tâm và trước mặt Đấng Phán Xét tối cao của muôn loài thụ tạo là Thiên Chúa? Câu trả lời chỉ có Poncelet biết.
Nhưng với những ai lòng tin tuyệt đối vào Chúa Quan Phòng đều hiểu được rằng, khi câu chuyện về cái chết của tử tù Poncelet đến tai chúng ta, thì hẳn trước mặt Chúa anh đã không còn là người tội lỗi nữa, đã có diễm phúc được hưởng ơn cứu rỗi như người tử tội trên đồi Calve năm xưa đã được Chúa Giê Su tha thứ và bảo rằng “Ngay hôm nay anh sẽ được vào nước Thiên Đàng với ta”