1. Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Theo tin Thông tấn xã Á châu, Vị Hồng Y tân cử của nước Brunei, đang điều hành một giáo phận chỉ có ba linh mục trong một Quốc gia Hồi giáo nhỏ bé, mà cộng đồng người Phi, những người có niềm tin đi lao động, chiếm một con số đáng kể, đây là một giáo phận có con số linh mục ít nhất thế giới.
Ba linh mục và Giám mục Cornelius Sim, đại diện tông tòa của xứ Brunei, chăm sóc người Công Giáo trong một đất nước quân chủ Hồi giáo duy nhất còn sót lại trên thế giới.
Giám mục Sim nói vài ngày trước khi Đức Thánh Cha Phanxicô nâng ngài lên là một trong 13 tân Hồng Y vào ngày 25 tháng 10 rằng “Chúng tôi là một trong những giáo phận nhỏ nhất ở châu Á”.
"Chúng tôi hy vọng sẽ có ơn gọi linh mục và tu sĩ" như một phần chương trình phát triển của giáo phận, nơi có khoảng 21.000 người Công Giáo sinh sống nhưng phần đa những người này là những người di dân hay đi lao động.
Nhiều người trong Giáo hội cho việc chọn Đức cha Sim vào hàng ngũ Hồng Y đoàn là một trong nỗ lực “đi ra các vùng ngoại vi” của Đức Thánh Cha Phanxicô, người muốn nói lên rằng tất cả các cộng đồng dù nhỏ bé, đều quan trọng trong đời sống của Giáo hội.
Brunei là một quốc gia có diện tích 5.700 cây số vuông, nằm trọn trong đảo Borneo, tiếp giáp với Mã Lai và Nam Dương. Dù là một quốc gia nhỏ, nhưng Brunei là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới, dù dân số Brunei chỉ có 429.000 người, là một trong những quốc gia có dân số thấp nhất ở châu Á. Tiếng Malay là ngôn ngữ chính, nhưng tiếng Anh và tiếng Hoa được sử dụng rộng rãi.
Khoảng 2/3 dân số Brunei là người Hồi giáo do Quốc vương Hassanal Bolkiah cai trị. Đất nước theo luật Sharia áp dụng cho người Hồi giáo
Khoảng 10 phần trăm dân chúng là vô thần, 13 phần trăm theo đạo Phật và một số nhỏ có tín ngưỡng bản địa. Kitô giáo chiếm khoảng 10% dân số, một nửa trong số này là người Công Giáo.
Cha Arin Sugit, phụ tá giám mục tại Nhà thờ Đức Mẹ Assumption ở thủ đô Bandar Seri Begawan giải thích với Thông tấn xã Á châu rằng đa số người Công Giáo là người di dân.
Khoảng 70 phần trăm người Công Giáo của giáo phận là công nhân từ Phi. 20% khác đến từ các nước khác như Indonesia, Ấn Độ và Malaysia. Cha ấy cho hay chỉ có khoảng 10% là người Bruneians bản địa.
Giám mục Sim cho biết: “Giáo phận của Ngài may mắn khi có một giáo đoàn người Phi đông đảo làm cho Giáo hội được phong phú và sống động. "Những ngưới Phi sống niềm tin của họ, với lòng sùng đạo mộ mến, làm phong phú cho đời sống đạo của Giáo phận và đức tin của chúng tôi rất nhiều."
Cha Sugit được thụ phong năm 2008. Hai linh mục khác của giáo phận là Cha Paul Shie, thụ phong năm 1999 và Cha Robert Leong, thụ phong năm 2003.
Người Công Giáo được tự do thực hành đức tin trong khuôn khổ nhà thờ và tại tư gia, nhưng việc phô trương đức tin nơi công cộng thì bị hạn chế.
Chẳng hạn, Cha Sugit cho hay có khoảng 5.000 tới 6000 người tham dự Thánh lễ tại thánh đường Đức Mẹ Lên trời vào mỗi ngày Chủ Nhật.
Các nhà truyền giáo dòng Phanxicô đã mang đức tin Công Giáo đến Brunei vào năm 1587. Brunei trở thành một đại diện tông tòa riêng biệt, một giáo hạt biệt lập trước khi được nâng lên hàng giáo phận vào năm 2004.
Trước đó, Brunei là một phần của Giáo phận Miri thuộc Malaysia. Giám mục Sim được chịu chức linh mục cho địa phận Miri vào năm 1989.
Bước đầu để tách Brunei thành một giáo phận là do thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đặt nó là một giáo hạt vào năm 1997 và bổ nhiệm Cha Sim làm Đại diện Tông tòa.
Giáo phận của Ngài, Giám mục Sim nói, đã có "một khởi điểm rất khiêm tốn, nên chúng tôi phải nỗ lực làm phong phú bằng có thêm các cộng đồng đức tin khác."
Miri là thành viên của Hội đồng Giám mục Công Giáo Malaysia, Singapore và Brunei. Hồng Y Anthony Soter Fernandez, tổng giám mục hưu trí của Kuala Lumpur, đã từng nắm giữ chức chủ tịch.
Hội đồng giám mục bao gồm ba quốc gia không có vị Hồng Y nào ngoài Hồng Y Fernandez 90 tuổi, hiện đang đau yếu và đã quá quyền được bỏ phiếu bầu chọn giáo hoàng. Theo giáo luật thì chỉ các Hồng Y dưới 80 tuổi mới được quyền bầu chọn giáo hoàng.
Giám mục Sim, năm nay 69 tuổi, sẽ trở thành một vị Hồng Y đầu tiên từ bán đảo Borneo và sẽ là người có quyền biểu quyết để bầu giáo hoàng cho đến năm 2031.
2. Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
Bộ phim về cuộc đời của Cha Thánh Maximilian Kolbe bắt đầu được trình chiếu vào đêm thứ Hai ngày 26 tháng 10 tại Los Angeles dưới tiêu đề “Hai vương miện”. Đây là một cuốn phim đào sâu về cuộc đời và vén mở những sự thật chưa hề được nói tới về vị thánh tuyệt vời và anh hùng Maximilian Kolbe, một linh mục dòng Phanxicô.
“Bộ phim nói về một con người, mà ngoài sức tưởng tượng và không thể tin được vì đã tình nguyện chết thay cho một người bạn, là chồng và là cha ở cùng trại tử thần Auschwitz của Đức! Cha Kolbe là một người đã siêu vượt lên trên mọi biên giới con người để hiến mạng mình thay cho một người khác”.
“Lòng dũng cảm, đức tin và niềm xác tín của cha đã thực hiện sứ mệnh của mình, làm cha trở thành một người duy nhất và độc nhất được quí mến.”
Phim đã được dàn dựng với sự tham gia của ông “Kazimierz Piechowski, người đã sống với Cha Maximilian trong thời gian ở trại tử thần đó, Ông Kazimierz đã tự thú: “những lời cha ấy nói với anh ta lúc bấy giờ đã biến đổi anh ta như thế nào và hướng đạo anh ta trong bình diện thiêng liêng trong suốt cuộc đời của anh ta.”
3. Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria.
Thứ Bảy (24/10/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các sinh viên và giáo sư của khoa Thần học Giáo hoàng về “Thánh Mẫu Học” ở Rôma, ĐTC chia sẻ những suy tư của mình về tình mẫu tử và nữ tính của Đức Maria.
Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Maria là mẫu hình của mọi người mẹ và người phụ nữ. Trường của Mẹ là một trường của đức tin và cuộc sống, và Mẹ truyền đạt bằng ngôn ngữ cuộc sống con người và Kitô giáo.
Đức Thánh Cha đã chia sẻ suy tư này trước khoảng 200 sinh viên và giáo sư của Khoa Thánh Mẫu Học Giáo Hoàng "Marianum" ở Rôma, do các cha Dòng các Tôi tớ Đức Mẹ điều hành. Học viện này nổi tiếng về Thánh Mẫu học và Đại học xuất bản một tạp chí nổi tiếng về Thánh mẫu học Đức Maria.
Đức Thánh Cha nói bằng cách đi vào trung tâm của bí ẩn đời Mẹ, chúng ta khám phá ra những điều kỳ diệu trong vai trò và nữ tính của Mẹ. Bà chị họ Elizabeth nhận chân ra Mẹ là “Mẹ Thiên Chúa”, và Chúa Giêsu muốn chúng ta tiến bước trong cuộc đời với những tâm tình tốt nhất của những người mẹ.
Đức Thánh Cha nói: “Đức Mẹ đã giúp Thiên Chúa trở thành người anh em giữa chúng ta, và với tâm tình của một người Mẹ, Mẹ có thể làm cho Giáo hội và thế giới trở nên một thế giới huynh đệ hơn,”. Giáo hội cần tái khám phá lại con tim tình mẫu tử của mình, một trái tim nhịp đập cho sự hiệp nhất; nhưng Mẹ cũng cần Trái đất của chúng ta, để làm nhà cho tất cả con cái Mẹ.
Trích dẫn thông điệp mới nhất của mình, Fratelli tutti, ĐTC nói, Đức Mẹ “muốn tái sinh ra một thế giới mới, nơi tất cả chúng ta là anh chị em, nơi dung thân cho tất cả những ai mà xã hội gạt bỏ ra ngoài” (số 278).
"Chúng ta cần tình mẫu tử, những người tạo ra và tái tạo cuộc sống bằng sự dịu dàng, bởi vì chỉ có món quà, sự quan tâm và chia sẻ mới giữ được gia đình nhân loại với nhau."
“Những lợi nhuận và lợi nhuận một mình không đủ mang lại tương lai, trái lại chúng còn làm tăng thêm sự bất bình đẳng và bất công. Thay vào đó, các bà mẹ thì lo cho mọi người con như trong gia đình và vun góp hy vọng cho con cái”.
Là một người mẹ, Đức Maria dạy chúng ta biết nghệ thuật gặp gỡ và cùng tiến bước. Về vấn đề này, Đức Thánh Cha khen ngợi tạp chí Marianum nơi nuôi dưỡng các truyền thống thần học và tâm linh khác nhau để mời gọi và nối kết mọi người lại với nhau như một đại gia đình, do đó góp phần vào cuộc đối thoại đại kết và liên tôn.
Nói về vai trò phụ nữ của Đức Maria, Đức Thánh Cha nói, “Là một người Mẹ, Mẹ làm cho Giáo hội thành một gia đình, và là một người nữ, chúng ta làm thành một dân tộc”. Điều này giải thích lòng đạo đức bình dân tự nhiên đối với Đức Mẹ, và Đức Thánh Cha khuyến khích môn Thánh Mẫu Học đào sâu và cổ súy lòng tôn sùng Mẹ, nhưng đôi khi cũng cần chấn chỉnh việc tôn sùng Mẹ, hầu làm sáng tỏ "những dấu chỉ về Đức Mẹ" để được rực sáng qua các thời đại.
Về vấn đề này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến vai trò của phụ nữ, ĐTC nói đây là điều cần thiết cho Giáo hội và cho thế giới. ĐTC lấy làm tiếc là nhiều người phụ nữ đã không được đối xử đúng với phẩm giá của họ.
"Một Người phụ nữ đã đưa Chúa vào trần thế thì những người phụ nữ khác cũng có khả năng cống hiến vào lịch sử những món quà."
ĐTC kết thúc bằng nhấn mạnh, "Thiên tài và phong cách của Đức Mẹ thật là cần thiết."