Đức Thánh Cha tiếp tân Đại sứ của Úc

Ngày 27 tháng 8 năm 2020 tân Đại sứ của Australia tại Tòa thánh đã đệ trình thư ủy nhiệm lên ĐTC Phanxicô. Cô đã phát biểu với Đài phát thanh Vatican về niềm hy vọng và tầm nhìn của cô về vai trò này.

(Tin Vatican - Linda Bordoni)

Cô Chiara Porro, tân đại sứ là một người trẻ linh hoạt, năm nay cô mới 36 tuổi, cô vui mừng được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến, một cuộc tiếp kiến riêng sau nhiều tháng cách ly vì đại dịch coronavirus.

Khi được hỏi đâu là những ưu tiên của cô trong nhiệm vụ nuôi dưỡng và củng cố mối quan hệ song phương giữa Tòa thánh và Australia, cô cho hay: “Thật khó để đặt ra bất kỳ ưu tiên nào mà không nghĩ đến bối cảnh của cơn đại dịch đã và đang ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta”.

Đại sứ Porro, được đào tạo chuyên ngành ngoại giao và đã nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như đại sứ thường trú duy nhất của khu vực Thái Bình Dương tại Tòa thánh. Cô tin rằng nước Úc có nhiều đóng góp trong việc chống lại coronavirus toàn cầu, và cô nói, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của cô, khi cô bắt đầu “đảm nhận trọng trách làm việc cạnh Tòa Thánh”.

Cô cũng đề cập đến những khủng hoảng mà Australia đã nhanh chóng đáp ứng lại những nhu cầu cấp bách cho những người nghèo khổ qua các chương trình nhân đạo...

Cô chia sẻ: “Bạn có thể tưởng tượng, các đảo quốc nhỏ bé ở Thái Bình Dương phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp từ bên ngoài, và với các hoạt động du lịch, nhu cầu thực phẩm, thuốc men thực sự là rất lớn, chính phủ Úc đã đầu tư rất nhiều nguồn lực vào lãnh vực này, như cung cấp và đào tạo các nhân viên y tế, cũng như làm việc với tất cả các quốc gia trong khu vực bị ảnh hưởng vì bị hạn chế đi lại.

Di cư

Một lĩnh vực khác mà tân đại sứ tin rằng đất nước của cô có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ những quan ngại về các chương trình di cư cụ thể đối với những người di cư, một lĩnh vực nhân đạo mà Đức Thánh Cha Phanxicô rất quan tâm tới.

“Chương trình ngắn hạn từng giai đoạn và chương trình dài hạn nhiều năm, làm sao thích ứng được với thời kỳ đại dịch, vì lúc nào chúng ta cũng phải đối diện với công tác chăm lo cho người cao niên và các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khác."

Nhờ những kinh nghiệm này, cô cho biết người lao động có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong khi hướng những nguồn lực đó đến nơi nào cần thiết nhất, do đó mọi người đều có lợi. Cô nói thêm: Đường lối ấy cũng cho người dân địa phương thấy nhu cầu cần có người di cư đến để hỗ trợ nền kinh tế...

Tòa thánh và Úc châu

Mặt khác, Tòa thánh, cô nói, rất quan tâm đến việc theo dõi cách Australia quản lý các mối quan hệ và vai trò của nước Úc trong khu vực.

Đại sứ Porro lưu ý vị trí chiến lược và sự dấn thân của Australia với các đối tác Thái Bình Dương hiện đang nằm “ở ngay trọng tâm của các tranh chấp giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ” và cô giải thích rằng Úc có một vai trò phức tạp, vì Úc được coi là nắm giữ vai trò trọng tâm chính trị thế giới.

Cô cũng cho biết cô được đặc ân làm việc với Đức Thánh Cha Phanxicô, trong nhiều lãnh vực toàn cầu, cũng như những vấn đề và lĩnh vực nhạy cảm mà chính phủ Úc và Tòa thánh không có cùng quan điểm cần phải được đả thông.

Một sứ mệnh quan trọng của Úc

Và ở một góc độ khác, tân Đại sứ tin rằng chính phủ của cô rất quan tâm và chú ý tới, cô hé lộ đó là một phần trong vai trò của cô mong được đóng góp với Tòa thánh qua những truyền đạt của Đức Thánh Cha Phanxicô và các thông điệp của ngài cho toàn thế giới và khu vực Thái Bình Dương.

Cô ấy nửa đùa nửa thật phát biểu “trọng trách và sự hoài mong mà số người Công Giáo đông đảo ở Úc và trong khu vực Thái Bình Dương, mong đợi nơi cô thể hiện chung với Tòa thánh."

“Vì vậy, vai trò và mục đích của cô tại Tòa Thánh là cùng nhau làm việc phát huy và làm gia tăng các giá trị chung cho nhân loại”.

Một Linh mục Dòng Tên người Cameroon đi bộ 259 cây số để cầu nguyện cho sự hòa giải của đất nước.

Cha Ludovic Lado, linh mục Dòng Tên người Cameroon đi bộ 250 km từ tỉnh Douala đến tỉnh Yaoundé.

Vào thứ hai 12/10/2020, cha Ludovic chỉ đeo một túi ba lô, chiếu ngủ, mặc áo chùng đen và đầu trần, bắt đầu chuyến đi bộ 250 km từ Douala đến Yaoundé. Cha Lado muốn dóng lên những đau khổ do cuộc nội chiến bắc nam ở Cameroon đã gây ra suốt bốn năm qua.

Cha Lado nói với Thông tấn xã Fides rằng chuyến đi bộ của cha là một cuộc hành hương cầu nguyện cho cuộc đối thoại vì công lý, hòa bình và hòa giải ở các khu vực Tây Bắc và Tây Nam của đất nước Cameroon.

“Một mặt, cầu nguyện cho cuộc đối thoại vì công lý, hòa bình và hòa giải ở các Khu vực Tây Bắc và Tây Nam của Cameroon, mặt khác, cha muốn thực hiện một việc đền tội để đền bù những tội ác chống lại nhân quyền con người đã xảy ra ở những vùng này. Cha Lado viết trong một lá thư ngỏ: Tôi mong mỏi các giá trị Kitô giáo về những quyền căn bản của con người là: Tình huynh đệ, đối thoại, công lý, hòa giải và hòa bình được rạng tỏ.

Bị tạm giam ở Edéa

Vào thứ Ba 13/10, cha Lado phải gián đoạn cuộc hành hương vì bị cảnh sát bắt giữ ở Edéa, một thành phố nằm dọc theo con sông Sanaga ở vùng Littoral. Sau đó cha đã được thả và lại tiếp tục cuộc hành hương của mình. Cha Lado cho hay cha rất tươi tỉnh và khỏe mạnh. Ngài nói: “Tôi đã giảng giải cho cảnh sát hay rằng tôi đang đi hành hương, như là một truyền thống tôn giáo lâu đời... nhưng họ đã cấm tôi và vi phạm tới quyền công dân của tôi…”

Tại sao tôi lại đi bộ?

“Tôi đi bộ để máu ngừng chảy trên đất nước này. Tôi đi bộ để quyền pháp lý biểu tình ôn hòa ở Cameroon được tôn trọng. Tôi hiệp thông với những người di cư trong nước, cũng như những người tị nạn khác của các vùng nói tiếng Anh! Tôi đi bộ để khử trừ tà ma ra khỏi tôi, vì trong chúng ta có con ma là “sự thờ ơ - vô cảm”. Đi bộ hành hương không chỉ là một quyền của con người, mà còn là một đặc ân thiêng liêng. Tôi đi bộ để làm cho quyền này được tôn trọng!”

Cha Lado cho biết cuộc đi bộ hành hương của ngài để cảm thông với hàng trăm người bị giam giữ vào ngày 22 tháng 9, vì ủng hộ cho đảng đối lập, cho Phong trào Phục hưng ở Cameroon. Những người biểu tình này mong muốn có các cuộc đối thoại trên bình diện quốc gia, việc cải cách bầu cử và hòa bình cho các vùng nói tiếng Anh trong đất nước. Chính phủ Cameroon cho các cuộc biểu tình ở một số vùng này là bất hợp pháp.

Cha Lado: một học giả thẳng thắn

Cha Lado không phải là người xa lạ với chính phủ Cameroon. Ngài đã lên tiếng từ năm 2007, lúc ngài còn là phân khoa phó của phân khoa Khoa học Xã hội và Quản trị tại Đại học Công Giáo Trung Phi, ở Yaoundé. Cha cũng là người đã chỉ trích Tổng thống Paul Biya, người đã giữ chức vụ Tổng thống của Cameroon trong suốt 38 năm qua!

Cha Lado có bằng tiến sĩ về nhân văn xã hội và văn hóa tại Đại học Oxford. Cha đã viết và phát biểu nhiều vấn đề về Nhân chủng học, Phong trào Canh tân Hiện sủng, các phong trào Công Giáo ở châu Phi và sự thay đổi xã hội ở châu Phi và các vùng phụ cận sa mạc Sahara.

(paul.samasumo@spc.va)

Đức Thánh Cha cùng nhóm C6 (6 Hồng Y) nhóm họp để soạn thảo Tông Hiến cải tổ Giáo triều

ĐTC Phanxicô và sáu thành viên của Hội đồng Hồng Y họp để hoạch định các bước tiến cho Tông Hiến cải tổ Giáo triều La mã mới.

Một cuộc họp trực tuyến đã qui tụ sáu Hồng Y - C6 - để họp bàn cùng với ĐTC Phanxicô sau tám tháng bị đình trệ vì cơn đại dịch coronavirus.

Một thông cáo Báo chí Tòa thánh cho biết ĐTC Phanxicô đã tham dự cuộc họp trực tuyến vào chiều thứ Ba từ văn phòng của ngài ở nhà trọ Thánh Marta để thảo luận về một số khía cạnh của văn bản Tông Hiến mới về cải tổ Giáo triều La Mã.

Sau khi được thông qua, văn bản đó sẽ thay thế Tông Hiến “Pastor Bonus” – Mục Tử Nhân Lành do Đức Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị ban hành.

Tuyên cáo cho hay: “Trong những tháng mùa hè, Hội đồng C6 có nhiều cơ hội làm việc qua internet về văn bản của Tông Hiến mới này, hầu hoàn chỉnh và đệ trình lên Đức Thánh Cha. Theo thông lệ, các Thánh Bộ liên hệ đang đang xem xét và xét duyệt bản dự thảo của Tông Hiến mới này."

Lịch trình cho các bước kế tiếp

Đặc biệt, tuyên cáo cho hay các cuộc họp được triệu tập “để tổng kết những công việc được thực hiện và nghiên cứu góp ý cho Tông Hiến mới, sau khi bản thảo được gửi ra”.

Bản thông báo cũng cho hay trong cuộc họp, ĐTC Phanxicô đã nhấn mạnh đến "cuộc cải cách đã và đang được tiến hành, như chúng ta thấy trong một số vấn đề về cơ cấu điều hành quản trị tài chánh"

Tham gia trong nhóm C6 gồm có các Hồng Y: Óscar A. Rodríguez Maradiaga, Reinhard Marx, Sean Patrick O'Malley, Oswald Gracias, Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin, Hồng Y Giuseppe Bertello, Giám mục Marcello Semeraro, Thư ký Hội đồng và Giám mục Marco Mellino, Phụ tá thư ký.

Cuộc họp kế tiếp "được ấn định vào tháng 12 và cũng sẽ được diễn ra trực tuyến, vì tình trạng y tế sức khỏe của cơn đại dịch theo như kế hoạch đã được hoạch định."