Ðức Tân Giáo Hoàng Bênêdictô XVI đến viếng Mộ Thánh Phaolô tông đồ tại Ðền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành.
Tin Vatican (VIS 25/04/2005) - Lúc 6.30 chiều thứ Hai, ngày 25 tháng 4 năm 2005, Ðức Thánh Cha Benedictô XVI, đã đi hành hương Ðền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, để bày tỏ lòng mộ kính đối với phần mộ của Thánh Phaolô Tông Ðồ. Sỡ dĩ ÐTC Benedictô XVI đến viếng Mộ Thánh Tông Ðồ Phaolô, liền sau ngày lễ Khai Mạc Thừa Tác Vụ Phêrô của Vị Giám Mục Roma, là bởi vì có mối giây liên kết không thể tách ra được giữa giáo hội Roma và Thánh Phaolô, cùng với Thánh Phêrô. Sau giây phút cầu nguyện bên Mộ Thánh Tông Ðồ Phaolô, và sau phần tuyên đọc đoạn trích từ chương 1 của thư Roma (Roma 1,1-6.8-9.11-12.14-15), Ðức Thánh Cha đã ngỏ lời với cộng đoàn hiện diện như sau:
Thưa Quý Ðức Hồng Y,
Thưa anh em trong hàng giám mục và linh mục,
Anh chị em thân mến trong Chúa,
Tôi cảm tạ Thiên Chúa, Ðấng ban cho tôi được đến cầu nguyện bên Mộ Thánh Tông Ðồ Phaolô, vào lúc khởi đầu thừa tác vụ của Ðấng Kế Vị Thánh Phêrô. Ðối với tôi, đây là một cuộc hành hương rất mong ước, một cử chỉ của đức tin, mà tôi hoàn thành nhân danh tôi và đồng thời cũng nhân danh giáo phận Roma quý yêu; Thiên Chúa đã thiết lập tôi làm giám mục và mục tử của giáo phận Roma, và của toàn thể Giáo Hội phổ quát, được trao phó cho những trách vụ mục vụ của tôi. Có thể nói, đây là cuộc hành hương tiến về gốc rễ của sứ mạng, sứ mạng mà Chúa Kitô Phục Sinh đã trao phó cho Phêrô và cho các tông đồ, và một cách đặc biệt, cả cho Phaolô nữa, vừa thôi thúc ngài rao giảng phúc âm cho các dân nước, cho đến khi thánh nhân đến kinh thành nầy, nơi mà, sau khi đã rao giảng lâu năm Nước Thiên Chúa (TDCV 28,31) ngài đã đổ máu mình ra, như là chứng tá cuối cùng cho Chúa, Ðấng đã chiếm đoạt ngài và sai ngài ra đi.
Trước khi Chúa quan phòng dẫn đưa ngài đến Roma, thánh Tông Ðồ Phaolô đã viết cho những người kitô tại Thành Phố nầy, kinh đô của Ðế Quốc Roma, bức thư quan trọng nhất xét về phương diện giáo lý. Ðoạn mở đầu của bức thư nầy vừa được đọc lên (Roma 1, 1-6.8-9.11-12.14-15); đây là một nhập đề đầy ý nghĩa trong đó Thánh Tông đồ Phaolô chào cộng đoàn tín hữu Roma, vừa trình diện mình như là "người tôi tớ của Chúa Giêsu Kitô, được ơn gọi làm tông đồ" (Roma 1,1) Và kế đó, thánh nhân nói thêm: "Nhờ Chúa Kitô, chúng tôi đã lãnh nhận ơn làm tông đồ để làm cho tất cả mọi người được vâng phục kính Tin" (Roma 1,5).
Các bạn thân mến, như người Kế Vị Thánh Phêrô, tôi đến đây để làm sống lại trong đức tin "hồng ân làm tông đồ" nầy, bởi vì Thiên Chúa, --- theo cách nói khác của vị tông đồ của các dân tộc, --- đã trao phó cho tôi "việc chăm sóc cho tất cả các giáo hội" (2 Co 11,28). Trước mắt chúng ta, là mẫu gương của vị tiền nhiệm đáng kính và đáng mến của tôi Ðức Gioan Phaolô II, một vị giáo hoàng truyền giáo; hoạt động của ngài thật là nhiều, được chứng tỏ qua hơn một trăm chuyến viếng thăm tông đồ bên ngoài Italia, (hoạt động của ngài) là không thể bắt chước được. Thử hỏi điều gì thôi thúc ngài đến sức năng động như thế, nếu không phải là chính tình yêu đối với Chúa Kitô, một tình yêu đã biến đổi cuộc đời của thánh Phaolô (x. 2 Co 5,14)? Nguyện xin Chúa cũng nuôi dưỡng trong tôi một tình yêu giống như thế, ngõ hầu tôi không ngồi yên trước những khẩn cấp của việc rao giảng tin mừng trong thế giới ngày nay. Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo, trách vụ đầu tiên là rao giảng phúc âm. Công Ðồng Ðại kết Vaticanô II đã dành cho hoạt động truyền giáo một Sắc Lệnh có cùng tên, sắc lệnh truyền giáo Ad Gentes, (Ðến với muôn dân); sắc lệnh nhắc lại cách thức như thế nào "các tông đồ... khi theo chúa Kitô, đã rao giảng Lời sự Thật và đã khai sinh các Gíao hội" (S.augustino, Enarr. In Ps 44, 23; PL 36,508); và rằng "trách vụ của những kẻ kế vị các tông đồ là tiếp tục công việc nầy, ngõ hầu lời Chúa được loan truyền và được tôn vinh" (2 Ts 3,1) và Nước Chúa được rao giảng và thiết lập trên khắp thế giới" (n.1)
Vào khởi đầu của ngàn năm thứ ba, giáo hội cảm nghiệm với sức sống động mới rằng mệnh lệnh truyền giáo của Chúa Kitô là điều thời sự hơn bao giờ hết. Ðại Năm Thánh 2000 đã hướng dẫn giáo hội đến việc "khởi đầu lại từ Chúa Kitô", một Chúa Kitô được chiêm ngắm trong cầu nguyện, ngõ hầu ánh sáng sự thật của Chúa được chiếu tỏa cho tất cả mọi người, trước hết nhờ qua chứng tá đời sống thánh thiện. Tôi muốn nhắc lại nơi đây khẩu hiệu mà Thánh Bênêdictô đã đặt vào trong Quy Luật của ngài, khuyến khích các đan sĩ của ngài "tuyệt đối không đặt điều gì trước tình yêu đối với Chúa Kitô" (chương 4). Thật vậy, ơn gọi trên đường Damas đã đưa Thánh Phaolô đến điều nầy: làm cho Chúa Kitô trở thành trung tâm của đời sống ngài, vừa bỏ lại tất cả vì sự cao cả của hiểu biết về Chúa Kitô và về mầu nhiệm tình thương của Chúa, để rồi dấn thân rao giảng Chúa cho tất cả, nhất là cho những người ngoài, "để làm vinh danh Chúa" (Roma 1,5). Tình thương mê say Chúa Kitô đưa ngài đến việc rao giảng Phúc âm, không phải chỉ bằng lời nói, mà còn bằng chính đời sống càng ngày càng trở nên giống như Chúa. Cuối cùng thánh Phaolô đã rao giảng Chúa Kitô bằng việc tử đạo, và máu của ngài, cùng với máu của thánh Phêrô và của biết bao chứng nhân cho Phúc âm, đã tưới gội mãnh đất nầy và đã làm cho giáo hội Roma trở nên phong phú, một giáo hội chủ sự tình hiệp thông phổ quát của tình thương bác ái (x. S. Ignazio Ant. Ad Rom. Inscr.: Funk, I, 252).
Thế kỷ XX đã là thế kỷ của tử đạo. Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã làm nổi bặt điều nầy; ngài đã yêu cầu Giáo Hội "cập nhật hóa Tử Ðạo Thư" và đã phong thánh, phong chân phước cho nhiều vị tử đạo của lịch sử mới đây. Nếu máu của các vị tử đạo là hạt giống làm trổ sinh những người kitô, thì vào đầu ngàn năm thứ ba người ta có quyền chờ đợi một cuộc trổ bông mới của giáo hội, nhất là tại nơi nào Giáo Hội đã đau khổ nhiều vì đức tin và để làm chứng cho Tin Mừng.
Chúng ta hãy phó thác ước mong trên cho lời khẩn cầu củaThánh Phaolô. Nguyện xin Ngài cầu cùng Thiên Chúa ban cho Giáo Hội Roma, nhất là cho vị giám mục đứng đầu giáo hội nầy, và cho toàn thể Dân Chúa, niềm vui rao giảng và làm chứng cho tất cả biết Tin Mừng Chúa Kitô.
Tin Vatican (VIS 25/04/2005) - Lúc 6.30 chiều thứ Hai, ngày 25 tháng 4 năm 2005, Ðức Thánh Cha Benedictô XVI, đã đi hành hương Ðền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, để bày tỏ lòng mộ kính đối với phần mộ của Thánh Phaolô Tông Ðồ. Sỡ dĩ ÐTC Benedictô XVI đến viếng Mộ Thánh Tông Ðồ Phaolô, liền sau ngày lễ Khai Mạc Thừa Tác Vụ Phêrô của Vị Giám Mục Roma, là bởi vì có mối giây liên kết không thể tách ra được giữa giáo hội Roma và Thánh Phaolô, cùng với Thánh Phêrô. Sau giây phút cầu nguyện bên Mộ Thánh Tông Ðồ Phaolô, và sau phần tuyên đọc đoạn trích từ chương 1 của thư Roma (Roma 1,1-6.8-9.11-12.14-15), Ðức Thánh Cha đã ngỏ lời với cộng đoàn hiện diện như sau:
Thưa Quý Ðức Hồng Y,
Thưa anh em trong hàng giám mục và linh mục,
Anh chị em thân mến trong Chúa,
Tôi cảm tạ Thiên Chúa, Ðấng ban cho tôi được đến cầu nguyện bên Mộ Thánh Tông Ðồ Phaolô, vào lúc khởi đầu thừa tác vụ của Ðấng Kế Vị Thánh Phêrô. Ðối với tôi, đây là một cuộc hành hương rất mong ước, một cử chỉ của đức tin, mà tôi hoàn thành nhân danh tôi và đồng thời cũng nhân danh giáo phận Roma quý yêu; Thiên Chúa đã thiết lập tôi làm giám mục và mục tử của giáo phận Roma, và của toàn thể Giáo Hội phổ quát, được trao phó cho những trách vụ mục vụ của tôi. Có thể nói, đây là cuộc hành hương tiến về gốc rễ của sứ mạng, sứ mạng mà Chúa Kitô Phục Sinh đã trao phó cho Phêrô và cho các tông đồ, và một cách đặc biệt, cả cho Phaolô nữa, vừa thôi thúc ngài rao giảng phúc âm cho các dân nước, cho đến khi thánh nhân đến kinh thành nầy, nơi mà, sau khi đã rao giảng lâu năm Nước Thiên Chúa (TDCV 28,31) ngài đã đổ máu mình ra, như là chứng tá cuối cùng cho Chúa, Ðấng đã chiếm đoạt ngài và sai ngài ra đi.
ĐGH tại đền thờ thánh Phaolô ngoại thành |
Các bạn thân mến, như người Kế Vị Thánh Phêrô, tôi đến đây để làm sống lại trong đức tin "hồng ân làm tông đồ" nầy, bởi vì Thiên Chúa, --- theo cách nói khác của vị tông đồ của các dân tộc, --- đã trao phó cho tôi "việc chăm sóc cho tất cả các giáo hội" (2 Co 11,28). Trước mắt chúng ta, là mẫu gương của vị tiền nhiệm đáng kính và đáng mến của tôi Ðức Gioan Phaolô II, một vị giáo hoàng truyền giáo; hoạt động của ngài thật là nhiều, được chứng tỏ qua hơn một trăm chuyến viếng thăm tông đồ bên ngoài Italia, (hoạt động của ngài) là không thể bắt chước được. Thử hỏi điều gì thôi thúc ngài đến sức năng động như thế, nếu không phải là chính tình yêu đối với Chúa Kitô, một tình yêu đã biến đổi cuộc đời của thánh Phaolô (x. 2 Co 5,14)? Nguyện xin Chúa cũng nuôi dưỡng trong tôi một tình yêu giống như thế, ngõ hầu tôi không ngồi yên trước những khẩn cấp của việc rao giảng tin mừng trong thế giới ngày nay. Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo, trách vụ đầu tiên là rao giảng phúc âm. Công Ðồng Ðại kết Vaticanô II đã dành cho hoạt động truyền giáo một Sắc Lệnh có cùng tên, sắc lệnh truyền giáo Ad Gentes, (Ðến với muôn dân); sắc lệnh nhắc lại cách thức như thế nào "các tông đồ... khi theo chúa Kitô, đã rao giảng Lời sự Thật và đã khai sinh các Gíao hội" (S.augustino, Enarr. In Ps 44, 23; PL 36,508); và rằng "trách vụ của những kẻ kế vị các tông đồ là tiếp tục công việc nầy, ngõ hầu lời Chúa được loan truyền và được tôn vinh" (2 Ts 3,1) và Nước Chúa được rao giảng và thiết lập trên khắp thế giới" (n.1)
Vào khởi đầu của ngàn năm thứ ba, giáo hội cảm nghiệm với sức sống động mới rằng mệnh lệnh truyền giáo của Chúa Kitô là điều thời sự hơn bao giờ hết. Ðại Năm Thánh 2000 đã hướng dẫn giáo hội đến việc "khởi đầu lại từ Chúa Kitô", một Chúa Kitô được chiêm ngắm trong cầu nguyện, ngõ hầu ánh sáng sự thật của Chúa được chiếu tỏa cho tất cả mọi người, trước hết nhờ qua chứng tá đời sống thánh thiện. Tôi muốn nhắc lại nơi đây khẩu hiệu mà Thánh Bênêdictô đã đặt vào trong Quy Luật của ngài, khuyến khích các đan sĩ của ngài "tuyệt đối không đặt điều gì trước tình yêu đối với Chúa Kitô" (chương 4). Thật vậy, ơn gọi trên đường Damas đã đưa Thánh Phaolô đến điều nầy: làm cho Chúa Kitô trở thành trung tâm của đời sống ngài, vừa bỏ lại tất cả vì sự cao cả của hiểu biết về Chúa Kitô và về mầu nhiệm tình thương của Chúa, để rồi dấn thân rao giảng Chúa cho tất cả, nhất là cho những người ngoài, "để làm vinh danh Chúa" (Roma 1,5). Tình thương mê say Chúa Kitô đưa ngài đến việc rao giảng Phúc âm, không phải chỉ bằng lời nói, mà còn bằng chính đời sống càng ngày càng trở nên giống như Chúa. Cuối cùng thánh Phaolô đã rao giảng Chúa Kitô bằng việc tử đạo, và máu của ngài, cùng với máu của thánh Phêrô và của biết bao chứng nhân cho Phúc âm, đã tưới gội mãnh đất nầy và đã làm cho giáo hội Roma trở nên phong phú, một giáo hội chủ sự tình hiệp thông phổ quát của tình thương bác ái (x. S. Ignazio Ant. Ad Rom. Inscr.: Funk, I, 252).
Thế kỷ XX đã là thế kỷ của tử đạo. Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã làm nổi bặt điều nầy; ngài đã yêu cầu Giáo Hội "cập nhật hóa Tử Ðạo Thư" và đã phong thánh, phong chân phước cho nhiều vị tử đạo của lịch sử mới đây. Nếu máu của các vị tử đạo là hạt giống làm trổ sinh những người kitô, thì vào đầu ngàn năm thứ ba người ta có quyền chờ đợi một cuộc trổ bông mới của giáo hội, nhất là tại nơi nào Giáo Hội đã đau khổ nhiều vì đức tin và để làm chứng cho Tin Mừng.
Chúng ta hãy phó thác ước mong trên cho lời khẩn cầu củaThánh Phaolô. Nguyện xin Ngài cầu cùng Thiên Chúa ban cho Giáo Hội Roma, nhất là cho vị giám mục đứng đầu giáo hội nầy, và cho toàn thể Dân Chúa, niềm vui rao giảng và làm chứng cho tất cả biết Tin Mừng Chúa Kitô.