Chiêm ngưỡng và lòng thương xót không thể thiếu cho hệ sinh thái toàn diện – Bài chia sẻ của ĐTC…
Thứ Bảy 12/9/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến những phái đoàn mang tên là “Cộng đoàn Laudato Si”, những cộng đoàn hoạt động thiết thực để truyền bá các giá trị của Tông huấn “Laudato Si”. ĐTC cho hay sự chiêm ngưỡng và lòng thương xót giúp vun góp cho hệ sinh thái được thăng tiến toàn diện.
(Tin vatican - Robin Gomes)
Sự chiêm ngưỡng và lòng trắc ẩn là những thành phần không thể thiếu cho hệ sinh thái toàn vẹn như đã được Tông huấn “Laudato Si” đề cập tới hầu mang lại sự quân bình cho thế giới và con người.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày quan điểm này trước khoảng 250 đại diện của các “Cộng đoàn Laudato Si”, theo tinh thần Tông huấn được phát hành từ năm 2015.
Sinh thái thích hợp
Đức Thánh Cha nói với các công đoàn này rằng cần phải có một hệ sinh thái toàn diện “bởi vì tất cả chúng ta đều là những thụ tạo và các sinh vật được tạo dựng đều có liên hệ với nhau”. “Ngay cả đại dịch cũng chứng minh điều này: sức khỏe của con người không thể tách rời khỏi môi trường mà chúng ta đang sống”.
ĐTC giải thích, biến đổi khí hậu không chỉ làm đảo lộn sự cân bằng tự nhiên mà còn gây ra nghèo đói, ảnh hưởng đến những người dễ bị tổn thương và đôi khi buộc họ phải rời bỏ quê cha đất tổ mà ra đi... Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Việc bỏ bê tạo vật và những bất công xã hội có ảnh hưởng hỗ tương với nhau,” ĐTC nói tiếp “không có hệ sinh thái nào mà không cần có sự quân bình và không có sự quân bình nào mà không có liên đới tới hệ sinh thái”.
Về vấn đề này, Đức Thánh Cha đề nghị các “Cộng đồng Laudato Si” hãy để ý tới hai yếu tố cần thiết cho hệ sinh thái toàn diện: chiêm ngưỡng và lòng thương xót.
Chiêm ngưỡng
Nói về sự chiêm ngưỡng, ĐTC than rằng chúng ta không còn chiêm ngưỡng thiên nhiên xung quanh nữa mà đay nghiến nó, vì chúng ta tham lam và ham muốn lợi nhuận mà chỉ nhìn muốn những kết quả trước mắt bằng mọi giá. Chỉ tập trung và lo phát triển chủ nghĩa tiêu dùng, chúng ta lo cho có cái điện thoại mới nhất, trong khi rừng đang bị cháy, những người hàng xóm và cây cối chết mặc bay…
Đức Thánh Cha nói: chúng ta cần dừng lại, đừng vô cảm nhưng hãy im lặng mà chiêm ngắm. Ví dụ, chúng ta cần tạm xa chiếc điện thoại di động một chút để nhìn vào mắt những người bên cạnh và các tạo vật…
ĐGH giải thích, chiêm ngưỡng đòi hỏi sự thinh lặng và cầu nguyện để đạt được sự hài hòa nơi con người của mình giữa xác và hồn… ĐTC nói, những ai chiêm ngưỡng sẽ khám phá ra lòng thương xót của Thiên Chúa và mỗi người đều quan trọng đối với Thiên Chúa, mỗi người có thể biến đổi cái thế giới nhỏ bé của mình nên tốt đẹp như Đấng Tạo Hóa mong muốn. Một người đang chiêm ngưỡng, Đức Thánh Cha nói, “sẽ không đứng yên, nhưng tự thúc đẩy mình vào các chương trình hành động cụ thể.
Lòng Thương xót
ĐTC Phanxicô nói, hoa trái của việc chiêm ngưỡng là lòng Thươn xót. Chúng ta trở nên nhân ái hơn khi chúng ta nhìn với ánh nhìn của Thiên Chúa và coi người khác như anh chị em sống chung dưới một mái nhà. “Lòng trắc ẩn của Thiên Chúa,” Đức Thánh Cha nói, “đối lập với sự thờ ơ của chúng ta”.
“Lòng trắc ẩn của chúng ta,” ĐTC tiếp tục, “là liều thuốc tốt nhất chống lại tinh thần của đại dịch là thờ ơ.” Những người có lòng trắc ẩn đi từ ý niệm "Tôi không quan tâm đến bạn" đến "bạn là người quan trọng đối với tôi". ĐTC nói, lòng trắc ẩn tạo ra một mối liên kết mới với tha nhân, giống như Người Samaritanô nhân hậu, người đã động lòng trắc ẩn để chăm sóc cho người bất hạnh mà anh chưa hề quen biết.
Hành động bỉ ổi
Đức Thánh Cha nói: Thế giới cần sự từ thiện sáng tạo và tích cực từ những người không cần được người ta biết đến qua báo chí và phương tiện truyền thông! nhưng muốn hạ mình xuống, để khôi phục lại phẩm giá của tha nhân”. Có lòng trắc ẩn là “chọn tất cả mọi người không phân biệt kẻ thù” mà chỉ “nhìn thấy từng người là láng giềng của ta”.
Phế thải
Đức Thánh Cha giải thích những ai có lòng trắc ẩn, thì tranh đấu chống lại việc loại bỏ con người và không lãng phí mọi thứ… Họ đau xót khi thấy người già cả yếu đau, trẻ thơ và những người tật nguyền bị đào thải "vứt bỏ không thương tiếc!
Trích dẫn tài liệu của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Đức Thánh Cha cho biết hàng năm có hơn một tỷ tấn thực phẩm bị vứt bỏ ở các nước công nghiệp. Do đó, Đức Thánh Cha kêu gọi tất cả hãy chống lại sự lãng phí này và yêu cầu những nỗ lực liên minh chính trị kết hợp giữa tiến bộ và công bằng, phát triển và bền vững cho tất cả mọi người, hầu không một ai bị tước đoạt đất sống, có không khí trong lành để thở, có nước sạch để uống và thực phẩm để ăn.
Thứ Bảy 12/9/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến những phái đoàn mang tên là “Cộng đoàn Laudato Si”, những cộng đoàn hoạt động thiết thực để truyền bá các giá trị của Tông huấn “Laudato Si”. ĐTC cho hay sự chiêm ngưỡng và lòng thương xót giúp vun góp cho hệ sinh thái được thăng tiến toàn diện.
(Tin vatican - Robin Gomes)
Sự chiêm ngưỡng và lòng trắc ẩn là những thành phần không thể thiếu cho hệ sinh thái toàn vẹn như đã được Tông huấn “Laudato Si” đề cập tới hầu mang lại sự quân bình cho thế giới và con người.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày quan điểm này trước khoảng 250 đại diện của các “Cộng đoàn Laudato Si”, theo tinh thần Tông huấn được phát hành từ năm 2015.
Sinh thái thích hợp
Đức Thánh Cha nói với các công đoàn này rằng cần phải có một hệ sinh thái toàn diện “bởi vì tất cả chúng ta đều là những thụ tạo và các sinh vật được tạo dựng đều có liên hệ với nhau”. “Ngay cả đại dịch cũng chứng minh điều này: sức khỏe của con người không thể tách rời khỏi môi trường mà chúng ta đang sống”.
ĐTC giải thích, biến đổi khí hậu không chỉ làm đảo lộn sự cân bằng tự nhiên mà còn gây ra nghèo đói, ảnh hưởng đến những người dễ bị tổn thương và đôi khi buộc họ phải rời bỏ quê cha đất tổ mà ra đi... Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Việc bỏ bê tạo vật và những bất công xã hội có ảnh hưởng hỗ tương với nhau,” ĐTC nói tiếp “không có hệ sinh thái nào mà không cần có sự quân bình và không có sự quân bình nào mà không có liên đới tới hệ sinh thái”.
Về vấn đề này, Đức Thánh Cha đề nghị các “Cộng đồng Laudato Si” hãy để ý tới hai yếu tố cần thiết cho hệ sinh thái toàn diện: chiêm ngưỡng và lòng thương xót.
Chiêm ngưỡng
Nói về sự chiêm ngưỡng, ĐTC than rằng chúng ta không còn chiêm ngưỡng thiên nhiên xung quanh nữa mà đay nghiến nó, vì chúng ta tham lam và ham muốn lợi nhuận mà chỉ nhìn muốn những kết quả trước mắt bằng mọi giá. Chỉ tập trung và lo phát triển chủ nghĩa tiêu dùng, chúng ta lo cho có cái điện thoại mới nhất, trong khi rừng đang bị cháy, những người hàng xóm và cây cối chết mặc bay…
Đức Thánh Cha nói: chúng ta cần dừng lại, đừng vô cảm nhưng hãy im lặng mà chiêm ngắm. Ví dụ, chúng ta cần tạm xa chiếc điện thoại di động một chút để nhìn vào mắt những người bên cạnh và các tạo vật…
ĐGH giải thích, chiêm ngưỡng đòi hỏi sự thinh lặng và cầu nguyện để đạt được sự hài hòa nơi con người của mình giữa xác và hồn… ĐTC nói, những ai chiêm ngưỡng sẽ khám phá ra lòng thương xót của Thiên Chúa và mỗi người đều quan trọng đối với Thiên Chúa, mỗi người có thể biến đổi cái thế giới nhỏ bé của mình nên tốt đẹp như Đấng Tạo Hóa mong muốn. Một người đang chiêm ngưỡng, Đức Thánh Cha nói, “sẽ không đứng yên, nhưng tự thúc đẩy mình vào các chương trình hành động cụ thể.
Lòng Thương xót
ĐTC Phanxicô nói, hoa trái của việc chiêm ngưỡng là lòng Thươn xót. Chúng ta trở nên nhân ái hơn khi chúng ta nhìn với ánh nhìn của Thiên Chúa và coi người khác như anh chị em sống chung dưới một mái nhà. “Lòng trắc ẩn của Thiên Chúa,” Đức Thánh Cha nói, “đối lập với sự thờ ơ của chúng ta”.
“Lòng trắc ẩn của chúng ta,” ĐTC tiếp tục, “là liều thuốc tốt nhất chống lại tinh thần của đại dịch là thờ ơ.” Những người có lòng trắc ẩn đi từ ý niệm "Tôi không quan tâm đến bạn" đến "bạn là người quan trọng đối với tôi". ĐTC nói, lòng trắc ẩn tạo ra một mối liên kết mới với tha nhân, giống như Người Samaritanô nhân hậu, người đã động lòng trắc ẩn để chăm sóc cho người bất hạnh mà anh chưa hề quen biết.
Hành động bỉ ổi
Đức Thánh Cha nói: Thế giới cần sự từ thiện sáng tạo và tích cực từ những người không cần được người ta biết đến qua báo chí và phương tiện truyền thông! nhưng muốn hạ mình xuống, để khôi phục lại phẩm giá của tha nhân”. Có lòng trắc ẩn là “chọn tất cả mọi người không phân biệt kẻ thù” mà chỉ “nhìn thấy từng người là láng giềng của ta”.
Phế thải
Đức Thánh Cha giải thích những ai có lòng trắc ẩn, thì tranh đấu chống lại việc loại bỏ con người và không lãng phí mọi thứ… Họ đau xót khi thấy người già cả yếu đau, trẻ thơ và những người tật nguyền bị đào thải "vứt bỏ không thương tiếc!
Trích dẫn tài liệu của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Đức Thánh Cha cho biết hàng năm có hơn một tỷ tấn thực phẩm bị vứt bỏ ở các nước công nghiệp. Do đó, Đức Thánh Cha kêu gọi tất cả hãy chống lại sự lãng phí này và yêu cầu những nỗ lực liên minh chính trị kết hợp giữa tiến bộ và công bằng, phát triển và bền vững cho tất cả mọi người, hầu không một ai bị tước đoạt đất sống, có không khí trong lành để thở, có nước sạch để uống và thực phẩm để ăn.