CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mt 16, 21-27.
“Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình”.
Anh chị em thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Giáo Hội cho chúng ta nghe lại lời quả quyết của Đức Chúa Giê-su về việc ai muốn theo Ngài thì phải từ bỏ chính mình và vác thập giá mình mà theo Ngài, tôi có hai cảm nghiệm này muốn chia sẻ với anh chị em:
1. Phải từ bỏ chính mình.
Con người ta không ai muốn từ bỏ mình, bởi vì từ bỏ mình có nghĩa là không còn là mình nữa, không còn là cái tôi căn tính của mình nữa, cho nên sẽ là khó chịu và cảm thấy bất an khi có người khuyên bảo nên từ bỏ chính mình.
Tôi muốn ăn ngon mặc đẹp đó là do cái tôi của tôi đòi hỏi, bây giờ lại có người khuyên tôi nên hy sinh ăn gì cũng được, mặc gì cũng được, thì dứt khoát là tôi không chịu và cảm thấy khó chịu khi có người soi mói đời tư của tôi; tôi là người có khiếu về âm nhạc nên tôi muốn được nổi danh, tôi sáng tác nhiều bài hát để hy vọng được mọi người biết đến, nhưng có người nói rằng nhạc tôi quá dở không có tâm tình, thế là cái tôi tự ái nổi lên, cái tôi giận hờn, cái tôi ghét ghen, cái tôi buồn bực ập đến làm cho tôi cảm thấy như bị xúc phạm…
Đức Chúa Giê-su muốn chúng ta từ bỏ cái tôi kiêu ngạo, cái tôi ghét ghen, cái tôi phê bình, cái tôi hờn giận.v.v…để theo làm môn đệ của Ngài, bởi vì tất cả những cái tôi ấy đều luôn phản kháng lại với thánh ý của Thiên Chúa, phản bác lại những gì mà Thiên Chúa đã dự định cho con người hưởng hạnh phúc mai sau với Ngài.
2. Lời can ngăn
Mỗi người, trong cuộc sống của mình ít nhất cũng là một lần được nghe lời can ngăn của người khác, và cũng có ít nhất là một lần nói lời can ngăn với người khác.
Thánh Phê-rô đã thành thật căn ngăn Đức Chúa Giê-su đừng có dại mà lên Giê-ru-sa-lem để chịu chết khi mà Ngài biết rõ ai là kẻ giết mình. Lời can ngăn của thánh Phê-rô rất là chí lý, nhưng lại bị Đức Chúa Giê-su quở trách vì “tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, nhưng là của loài người. ” (Mt 16, 23)
Có những lời can ngăn tích cực để chặn đứng một hành động xấu sắp xảy ra và có hại cho mọi người, nhưng cũng có những lời can ngăn tiêu cực không vì mọi người nhưng là vì tư lợi cá nhân, đó là lời can ngăn rất “có lý” khi thấy anh em làm việc nổi trội hơn mình như: đừng làm nổi quá kẻo người khác để ý, nào là đừng hăng say quá mà hao sức khỏe, nào là phải để ý đến bản thân mình.v.v… tất cả những lời can ngăn này của người có tâm hồn ích kỷ đều là tảng đá lớn chặn đường tiến của người khác.
Anh chị em thân mến,
Từ bỏ chính mình phải đi đôi với lòng thành thật, bởi vì có người “bỏ con tép để câu con…cá ngừ”, tức là họ chỉ làm bộ hy sinh một vài cái nhỏ mọn không nhằm nhò gì, để mưu cầu cái lợi ích lớn hơn nhiều cho bản thân mình, mà cái lợi ích lớn ấy là làm thỏa mãn cái tôi của mình, tức là để cái tôi càng ngày càng lớn lên theo hướng ích kỷ của mình.
Gợi ý suy tư:
- Tôi có từ bỏ mình theo hướng tích cực không, hướng tích cực là thấy cái tôi của mình luôn hướng về hưởng thụ thỏa mãn nhu cầu của thân xác?
- Có khi nào tôi vì ích kỷ, vì sợ người khác trổi vượt hơn mình mà tìm lý do chính đáng để ngăn cản họ không?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Mt 16, 21-27.
“Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình”.
Anh chị em thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Giáo Hội cho chúng ta nghe lại lời quả quyết của Đức Chúa Giê-su về việc ai muốn theo Ngài thì phải từ bỏ chính mình và vác thập giá mình mà theo Ngài, tôi có hai cảm nghiệm này muốn chia sẻ với anh chị em:
1. Phải từ bỏ chính mình.
Con người ta không ai muốn từ bỏ mình, bởi vì từ bỏ mình có nghĩa là không còn là mình nữa, không còn là cái tôi căn tính của mình nữa, cho nên sẽ là khó chịu và cảm thấy bất an khi có người khuyên bảo nên từ bỏ chính mình.
Tôi muốn ăn ngon mặc đẹp đó là do cái tôi của tôi đòi hỏi, bây giờ lại có người khuyên tôi nên hy sinh ăn gì cũng được, mặc gì cũng được, thì dứt khoát là tôi không chịu và cảm thấy khó chịu khi có người soi mói đời tư của tôi; tôi là người có khiếu về âm nhạc nên tôi muốn được nổi danh, tôi sáng tác nhiều bài hát để hy vọng được mọi người biết đến, nhưng có người nói rằng nhạc tôi quá dở không có tâm tình, thế là cái tôi tự ái nổi lên, cái tôi giận hờn, cái tôi ghét ghen, cái tôi buồn bực ập đến làm cho tôi cảm thấy như bị xúc phạm…
Đức Chúa Giê-su muốn chúng ta từ bỏ cái tôi kiêu ngạo, cái tôi ghét ghen, cái tôi phê bình, cái tôi hờn giận.v.v…để theo làm môn đệ của Ngài, bởi vì tất cả những cái tôi ấy đều luôn phản kháng lại với thánh ý của Thiên Chúa, phản bác lại những gì mà Thiên Chúa đã dự định cho con người hưởng hạnh phúc mai sau với Ngài.
2. Lời can ngăn
Mỗi người, trong cuộc sống của mình ít nhất cũng là một lần được nghe lời can ngăn của người khác, và cũng có ít nhất là một lần nói lời can ngăn với người khác.
Thánh Phê-rô đã thành thật căn ngăn Đức Chúa Giê-su đừng có dại mà lên Giê-ru-sa-lem để chịu chết khi mà Ngài biết rõ ai là kẻ giết mình. Lời can ngăn của thánh Phê-rô rất là chí lý, nhưng lại bị Đức Chúa Giê-su quở trách vì “tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, nhưng là của loài người. ” (Mt 16, 23)
Có những lời can ngăn tích cực để chặn đứng một hành động xấu sắp xảy ra và có hại cho mọi người, nhưng cũng có những lời can ngăn tiêu cực không vì mọi người nhưng là vì tư lợi cá nhân, đó là lời can ngăn rất “có lý” khi thấy anh em làm việc nổi trội hơn mình như: đừng làm nổi quá kẻo người khác để ý, nào là đừng hăng say quá mà hao sức khỏe, nào là phải để ý đến bản thân mình.v.v… tất cả những lời can ngăn này của người có tâm hồn ích kỷ đều là tảng đá lớn chặn đường tiến của người khác.
Anh chị em thân mến,
Từ bỏ chính mình phải đi đôi với lòng thành thật, bởi vì có người “bỏ con tép để câu con…cá ngừ”, tức là họ chỉ làm bộ hy sinh một vài cái nhỏ mọn không nhằm nhò gì, để mưu cầu cái lợi ích lớn hơn nhiều cho bản thân mình, mà cái lợi ích lớn ấy là làm thỏa mãn cái tôi của mình, tức là để cái tôi càng ngày càng lớn lên theo hướng ích kỷ của mình.
Gợi ý suy tư:
- Tôi có từ bỏ mình theo hướng tích cực không, hướng tích cực là thấy cái tôi của mình luôn hướng về hưởng thụ thỏa mãn nhu cầu của thân xác?
- Có khi nào tôi vì ích kỷ, vì sợ người khác trổi vượt hơn mình mà tìm lý do chính đáng để ngăn cản họ không?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info