Như một tiếng chuông được gióng lên trong một buổi chiều tĩnh mịch sẽ tạo thành những làn sóng âm thanh và nhanh chóng choáng ngợp cả một vùng không gian thinh không. Như một cục đá được ném xuống trên mặt nước phẳng lặng sẽ tạo nên những vòng tròn làn sóng nhỏ rồi lớn dần lớn dần bao phủ khắp mặt hồ. Cũng thế, bất cứ một biến cố lớn nhỏ nào xảy ra, đặc biệt những biến cố mang tính lịch sử đã trở thành dấu ấn của thời đại, không thể nào không để lại những dư âm lớn nhỏ trong lòng người.
Ðối với thế giới, đặc biệt với Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ, một biến cố lịch sử thật trọng đại và ý nghĩa sâu sắc vừa kết thúc tại Kinh Thành Rôma Vĩnh Cửu : Ðó là Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV, từ ngày 15 đến 20 tháng 8, 2000, với sự tham dự của gần ba triệu bạn trẻ thuộc165 quốc gia khắp thế giới, dĩ nhiên không thể nào không tạo nên những dư âm đang lắng đọng trong tâm hồn các người bạn trẻ. Và đối với nhiều người, dư âm và ấn tượng của đại hội đã xoay hẳn cuộc sống của chính họ.
Là một người trong nhiều tháng nay đã theo dõi các diễn tiến Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới, một biến cố mà trước đó 4 tháng đã được Ðức Hồng Y James Francis Stafford, Chủ Tịch Hội Ðồng Tòa Thánh đặc trách Giáo Dân kiêm Trưởng Ban Tổ Chức, đã tiên đoán trong một cuộc họp báo ngày 10 tháng 4, 2000 :" Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV sẽ là một biến cố lịch sử hàng đầu quan trọng nhất và ý nghĩa nhất trong Năm Thánh 2000". Sau bài tường thuật tổng quát tuần rồi, hôm nay chúng tôi xin được ghi lại những dư âm sau đại hội mà các cơ quan truyền thông đã loan báo để cống hiến quý độc giả xa gần.
Với Ðức Gioan Phaolô II : Một Biến Cố Lịch Sử Không Thể Nào Quên.
Trong buổi tiếp kiến thường lệ sáng thứ tư 23 tháng 8, 2000, tại quảng trường Thánh Phêrô, với trên 50,000 người trong đó có rất nhiều bạn trẻ còn lưu luyến Rôma chưa muốn về, Ðức Gioan Phaolô II đã tuyên bố : "Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới vừa qua là một biến cố không thể nào quên và đã để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ nơi những người tham dự ."- Ngài nhận xét : Các bạn trẻ đến từ mọi lục địa, mọi dân tộc và mọi nền văn hóa, nhưng khi họ quy tụ tại Rôma, họ nhận thức rằng tất cả cùng hợp nhất trong một Ðức Tin, một Hy Vọng và theo đuổi cùng một Sứ Vụ là Ðốt Cháy Thế Giới với Tình Yêu Thiên Chúa.
Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tuyên bố : "Sự hăng hái và nhiệt tình của gần ba triệu người trẻ trong thời gian hành hương Rôma không thể nào tan biến được ! Ðúng hơn nó phải được tiếp tục thấm nhuần trong các Tổ Chức Giới Trẻ, các Giáo Xứ, các Giáo Phận, đặc biệt trong thời gian Năm Thánh 2000."
Ðức Gioan Phaolô II nhắc lại : Ngày 19 tháng 8, 2000 khi đến quảng trường Ðại Học Tor Vergata là nơi gần ba triệu bạn trẻ đang tập họp để tham dự các sinh hoạt cao điểm của Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới, từ trên trực thăng Ngài trông thấy "một tấm thảm nhân loại vĩ đại... Và Cha không thể nào quên được sự hăng say của họ. Cha muốân ôm tất cả những bạn trẻ ấy vào lòng. Cha muốn nói với họ về những tình cảm đã thắt chặt Cha với những bạn trẻ của thời đại chúng ta. Ðó là những người mà Thiên Chúa đã trao phó cho họ một Sứ Vụ Vĩ Ðại : Xây Ðắp Một Nền Văn Minh Tình Thương."
Với Tổng Thống Ý : Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới Ðã Diễn Ra Vô Cùng Tốt Ðẹp.
Ngay sau khi đại hội kết thúc, mà ông và phu nhân cùng các nhân viên cao cấp trong Chính phủ đã tham dự thánh lễ bế mạc tại quảng trường Tor Vergata, Tồng Thống Ý Carlo Azeglio Ciampi đã gửi một văn thư cho Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ nhiệt liệt khen ngợi, vì đã huy động các lực lượng cảnh sát bảo vệ trật tự và an toàn cho gần ba triệu bạn trẻ nhờ đó các buổi lễ đã được diễn ra vô cùng tốt đẹp.
Tưởng cũng nên biết : Trong Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới vừa qua, dù bộ Nội Vụ có bị động vì tổng số các bạn trẻ tham dự trong những ngày cuối quá đông, vượt khỏi sự lượng đoán của mọi người, nhưng bộ Nội Vụ Ý đã kịp điều động trên 5,500 cảnh sát, bảo vệ rất tốt trật tự trong thành phố, đặc biệt tại quảng trường đền thờ Thánh Phêrô và khuôn viên Ðại Học Tor Vergata.
Trong Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần này, mặc dầu có gần ba triệu người tham dự nhưng chỉ có hai vụ rắc rối nhỏ xảy ra : kẻ trộâm đã ăn cắp đồ của hai bạn trẻ. Theo bộ Nội Vụ, đây cũng là một kỷ lục của đại hội, vì trong những năm gần đây, Rôma thường bị những kẻ cắp vặt hoành hành khá nghiêm trọng.
Nhận Ðịnh của các Hồng Y : Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới Thật là Tuyệt Vời.
Sau đại hội, các phương tiện truyền thông đã liên tiếp tường thuật rất nhiều về sự thành công vượt quá sức tưởng tượng của Ðại Hội Giới Trẻ lần thứ XV. Trong niềm hân hoan lớn lao của Giáo Hội, nhiều vị Hồng Y trong số 600 Hồng Y và Giám Mục đồng tế với Ðức Thánh Cha trong thánh lễ bế mạc đã không ngần ngại cho giới truyền thông biết cảm tưởng của mình.
Trước hết, Ðức Hồng Y Christoph Schoenborn, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Vienna, đã tuyên bố vắn tắt : " Thật là tuyệt vời."- Ngài nhận định thêm : Hàng triệu người trẻ đã tham dự vào một biến cố có sức tăng cường Ðức Tin và lòng nhiệt thành tông đồ của họ, vì họ đến Rôma không phải để du lịch nhưng là để thực hiện cuộc Hành Hương Năm Thánh và tích cực tham dự vào đời sống bí tích của Giáo Hội. Theo Ngài, người ta đã nhìn thấy tận mắt những sức mạnh mới đang phát xuất trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo.
Ðức Hồng Y Camillo Ruini, Chánh sở Giáo Phận Rôma kiêm Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Ý, đã tuyên bố với báo chí : " Không ai có thể hành động như không có gì xảy ra được ! Ðức Thánh Cha đã nhận định rất đúng trong đêm Canh Thức : một Dấu Chỉ Hy Vọng Lớn Lao đã nảy sinh từ cuộc gặp gỡ quốc tế hôm nay, một Dấu Chỉ Lớn Lao về cơ may của một Tương Lai tích cực hơn, vì những người trẻ này rất nhiệt thành trong việc kiến tạo một nền Văn Minh Tân Tiến nhưng đầy Tình Huynh Ðệ."
Còn Ðức Hồâng Y Dionigi, Tổng Giáo Phận Genoa, cho biết : " Ðại Hội rất vui nhưng rất nghiêm trang sốt sắng, vì giới trẻ đã có Niềm Tin vào những nguyên tắc thiết yếu của Giáo Hội."- Trong khi Ðức Hồng Y Carlo Maria Martini, Tổng Giáo Phận Milan, cho biết :" Ðây là một hồng ân lớn lao của Chúa Thánh Thần ban cho Kinh thành Rôma và cho mỗi người chúng ta". - Tương tự, Ðức Hồng Y Tettamanzi nhận xét :" Những người trẻ không ngần ngại công khai biểu lộ Niềm Tin của họ. Người ta không thể không cảm kích khi nhận thấy điều này... Những người bạn trẻ này sẽ là men của thế giới trong mọi lãnh vực".
Một ngày sau khi bế mạc Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV, Ban Tổ Chức được mời ăn trưa với Ðức Gioan Phaolô II tại cung điện mùa hè Castelgandolfo, Ðức Giám Mục Stanislaw Rylko, Tổng Thư Ký Hội Ðồng Tòa Thánh đặc trách Giáo Dân, nói với hãng thông tấn Fides : " Ðức Thánh Cha rất vui mừng với kết quả của Ðại Hội. Ngài nói cám ơn mỗi một người trong chúng tôi... Ðức Thánh Cha tuyên bố các bạn trẻ là Hy Vọng của Ngài, Hy Vọng của Giáo Hội. Ngài không chỉ nói để mà nói ! Ngài xác tín mãnh liệt về điều này, vì Ngài nói lên kinh nghiệm của một Giám mục." - Ðức Cha Rylko tiết lộ rằng trong suốt cuộc họp với ban tổ chức, Ðức Thánh Cha đã phải tạm ngưng cuộc họp ba lần, để đứng lên ra cửa sổ chúc lành cho hàng trăm bạn trẻ đến Castelgandolfo từ giã và xin phép lành của Ðức Thánh Cha trước khi ra về. Ngài không thể ngồi yên họp được, vì họ đến để cám ơn và vỗ tay hoan hô Ngài.
Ðức Giám Mục Stanislaw Rylko còn cho biết : Ngay cả sau nhiều tháng chuẩn bị, Ban Tổ Chức cũng không lường được con số quá to lớn và sự nhiệt tình của các bạn trẻ trong Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Ngài nhận định :" Thiên Chúa thường làm như vậy ! Khi Ngài ban phát thì luôn luôn gây ngạc nhiên cho chúng ta vì sự quá rộng rãi của Ngài! Sự ban phát rộng rãi đến kinh ngạc này của Hồng Ân Thiên Chúa có thể thấy được ở mọi nơi : ở Thủ đô Rôma, tại Tor Vergata, Ðền thờ Thánh Phêrô, chặng đàng Thánh Giá Colosseum, đặc biệt nhất tại Ðại Hý Trường Circus Maxima là nơi hàng mấy trăm ngàn bạn trẻ đủ các quốc tịch rồng rắn chờ đợi nhận bí tích Hòa Giải. Ðây là Dấu Hiệu triệt để nhất nói lên sự quyết tâm đổi mới của những người trẻ Công Giáo khi đến Rôma. Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới là một Hồng Ân Lớn Lao mà ảnh hưởng của nó cho đến nay người ta vẫn chưa thể đánhgiá hoàn toàn được ! Thành ra biến cố lịch sử vĩ đại này sẽ không chấm dứt vào ngày bế mạc 20 tháng 8, 2000, vì các tham dự viên trẻ tuổi sẽ trở về nhà với một quyết tâm tông đồ mới."
Ðức Cha Rylko cho rằng : Bí mật về sự thành công lạ lùng của Ðức Gioan Phaolô II khi đến với giới trẻ là vì Ngài không ngần ngại tha thiết yêu cầu họ thực hiện những cam kết triệt để. Không giống như các nhà lãnh đạo giới trẻ khác hoặc các vị giảng thuyết nhút nhát, Ðức Gioan Phaolô II không sợ yêu cầu người trẻ hãy sống thánh thiện, hãy trung thành với sự khiết tịnh trước khi lập gia đình và nhất là hãy chấp nhận lời mời gọi tận hiến cuộc đời cho Thiên Chúa.
Kết Quả Nhãn Tiền của Ðại Hội : Hơn Năm Ngàn Bạn Trẻ Tình Nguyện Dâng Hiến Cuộc Ðời Cho Thiên Chúa.
Các hãng thông tấn loan báo một tin bất ngờ làm kinh ngạc mọi người, vì chưa từng bao giờ xảy ra : Tối thiểu có 3,000 thanh niên và 2,000 thiếu nữ đã tình nguyện bước vào đời sống tu trì như một sự hưởng ứng lời kêu gọi của Ðức Thánh Cha trong đại lễ bế mạc Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV. Những con số khổng lồ này thật đáng phấn khởi và là kết quả nhãn tiền của Ðại Hội đã được ban tổ chức xác nhận trưa thư hai 21 tháng 8, 2000.
Hãng thông tấn Fides loan tin : Hơn 80,000 bạn trẻ thuộc Phong Trào Tân Dự Tòng, từ 70 quốc gia, đã tham dự cuộc tập họp tại Circus Maxima trưa thứ hai 21 tháng 8, 2000, sau khi đã kết thúc Ðại Hội lần thứ XV. - Ðức Hồng Y Camillo Ruini, Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Ý, đã chủ tọa cuộc tập họp này cùng với Ðức Hồng Y Christoph Schoenborn, trên 50 Giám Mục và 40 linh mục Chính Thống Giáo Serbia. Ông Francesco Rutelli, Ðô Trưởng Kinh Thành Rôma, đã được mời đọc diễn văn khai mạc.
Trên 5,000 bạn trẻ đã quyết định dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa và phục vụ tha nhân sau khi đã thăm viếng Rôma, nơi cách đây hai ngàn năm đã chứng kiến biết bao gương tử đạo của vô số anh chị em giáo dân đầu tiên. Quyết định can đảm này cũng là lời đáp trả cho lời mời gọi của Ðức Thánh Cha trong thánh lễ bế mạc đại hội. Ngài nói : " Các bạn trẻ nam nữ thân mến, nếu ai trong các con nghe thấy Tiếng Chúa gọi hãy tậân hiến cho Ngài, với một con tim không chia sẻ thì đừng để cho sự sợ hãi và hoài nghi giữ chân các con ! Hãy nói tiếng Xin Vâng với sự can đảm và không lùi bước, trong tâm tình tin tưởng nơi Ngài là Ðấng Trung Tín trong mọi lời hứa. Không phải là Ngài đã hứa cho những người bỏ mọi sự mà bước theo Ngài được thưởng gấp trăm lần ở đời này và đời sau đó sao ?" Ngày thứ hai 21 tháng 8, 2000, mọi người đã kinh ngạc khi nhìn thấy tận mắt trên 5,000 bạn trẻ đã đứng đậy và nói tiếng " Xin Vâng ". Và họ đã can đảm dõng dạc bước lên khán đài được thiết lập tại hý trường thấm máu tử đạo Circus Maxima.
Trong bài giảng sau đó, Ðức Hồng Y Ruini đã chia sẻ về ơn gọi linh mục của Ngài, khi đọc Kinh Thánh trong thời gian gia đình Ngài phải chạy lánh nạn trong Ðệ Nhị Thế Chiến. - Tuy nhiên Ơn Gọi Tu Trì không phải là đề tài duy nhất được chia sẻ trong cuộc tập họp thứ hai 21 tháng 8. 2000. Những người sáng lập Phong Trào Tân Dự Tòng, anh Kiko Argello và chị Carmen Hernandez, cũng khuyến khích các bạn trẻ trong Ơn Gọi Gia Ðình để hình thành những Gia đình Công Giáo Gương Mẫu. Trước đó một ngày, ngày bế mạc đại hội, có một cặp bạn trẻ đã được thành hôn vì họ ao ước ngày thành hôn trùng vào ngày bế mạc Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Những Chuyện Cảm Ðộng Bên Lề Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV.
Theo VietCatholic News loan tin : Trong những ngày Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV diễn ra tại Kinh Thành Rôma, báo chí nước Ý thường đăng những tin tức bên lề hết sức cảm động. Thí dụ hơn một tháng trước, ngày 14 tháng 7, 2000 , một nhóm bạn trẻ công giáo đã thay phiên nhau vác Thánh Giá Ðại Hội, đi bộ vượt qua trên 600 km , băng qua bốn miền nước Ý trên con đường Via Francigena, một trong những con đường truyền thống mà người hành hương Âu Châu thường sử dụng để đến Rôma. Khởi đầu chỉ có 20 thanh niên thiếu nữ thay nhau vác Thánh Giá, khi đến Rôma con số đã tăng lên 200 bạn trẻ.
Thí dụ khác : Một gia đình công giáo sống tại miền Bắc nước Ý, sau khi xem truyền hình nói về Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV, họ đã quyết định phải có mặt tại chỗ trong buổi tối ngày thứ sáu 18 tháng 8, 2000, để cùng với các bạn trẻ khắp thế giới đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colosseum, dù chỉ diễn ra trong mấy giờ đồng hồ !! Thế là ông bố, bà mẹ và tất cả 5 người con đã lên xe lái trên 700 km để về Rôma đi đàng Thánh Giá sau đó lại quay về nhà ngay. Hoặc như hai người bạn người Ý đã rủ nhau đi bộ gần 500 km để về tham dự Ðại Hội Giới Trẻ.
Nói đến chuyện người mà không nhắc đến chuyện các bạn trẻ Việt Nam tại Anh Quốc và Ái Nhĩ Lan thì quả là một thiếu sót lớn ! Có 50 bạn trẻ Việt Nam tại Anh Quốc và Ái Nhĩ Lan đã về tham dự Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV. Ðiểm đặc biệt đáng nói là thay vì ngồi trên phi cơ lướt bay với mây gió trong hai giờ đồng hồ là đến và khỏe khoắn, các bạn đã lái ba chiếc xe van từ Thủ đô Luân Ðôn sang Rôma, vượt qua hơn 3,000 cây số, quãng đường dài xa hơn từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau !!
Ðoàn hành hương này do cha Paul Huỳnh Chánh, linh mục đặc trách giới trẻ Anh Quốc hướng dẫn. Họ đã bước theo con đường của những người lữ khách hành hương xa xưa từ Luân Ðôn đến Rôma. Các bạn trẻ này gọi đùa là " chuyến xe bão táp " vì mỗi xe van chứa tới 17 người, đồ đạc hành lý ngổn ngang. Trên đường hành hương thấm ướt mồ hôi vì nắng hè Âu Châu và mệt nhừ vì đường dài thăm thẳm như thế, nhưng luôn luôn có tiếng hát, lời kinh, nụ cười trên xe... Cha Tuyên úy Huỳnh Chánh, dù mệt nhừ vì chuyến hành hương, đã tuyên bố :" Qua kinh nghiệm này, các bạn trẻ đã học biết thế nào là một chuyến hành hương của những người lữ khách nguyên thủy, phải mặc áo nhặm, phải lội bộ ! Chúng tôi quyết định làm một chuyến hành hương như thế để kỷ niệm Năm Thánh 2000. Nhờ đó các bạn trẻ sẽ không bao giờ quên chuyến hành hương này."
Chứng Từ của Một Bạn Trẻ Công Giáo Việt Nam : Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới Ðã Hoàn Toàn Thay Ðổi Ðời Tôi.
Dưới đây là những lời tâm sự chân tình mà cô Nguyễn Hương Ly, 26 tuổi, mới từ Việt Nam qua định cư tại Thành Phố Houston, Tiểu Bang Texas, Hoa Kỳ, vừa đi tham dự Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV từ Rôma về gửi đến Thông tấn xã VietCatholic News. Xin mời quý độc giả đọc nguyên văn những tâm tình chia sẻ chân thành của cô Nguyễn Hương Ly :
Từ bé đến lớn, tôi thường có một ý nghĩ dại dột là ước gì tôi không phải là người Công Giáo. Tôi trộm nghĩ : Nếu tôi không phải là người Công Giáo, chắc tôi hạnh phúc lắm ! Tôi không hoàn toàn hiểu rõ tại sao tôi nghĩ như vậy. Nhưng có điều này thì tôi chắc chắn : Tôi luôn luôn phải sống trong một xã hội thù nghịch trực tiếp với Niềm Tin Công Giáo của tôi.
Khi còn bé ở Việt Nam, trong khi mẹ tôi bảo là có Chúa đấy và nếu tôi làm ác thì tôi sẽ sa hỏa ngục. Trong khi thày cô giáo tôi lại nói chỉ có những đứa ngu, chỉ có những gia đình "thiếu văn hóa " mới tin vào những chuyện mê tín dị đoan ấy. Trong sách giáo khoa, đôi khi người ta nói xiên xỏ văn hoa nhẹ nhàng như "tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân ". Cũng có khi họ nói thẳng không úp mở như hỏa ngục chỉ là sản phẩm tưởng tượng của bọn " cha cố " để hù họa người ta mà thôi !!
Tôi hoang mang lắm : Tôi không biết mẹ tôi đúng hay nhà trường đúng. Nhưng tôi nghĩ mẹ tôi thương tôi ngần ấy không lẽ mẹ tôi đặt điều làm khổ tôi ! Nỗi khổ của tôi không phải chỉ gói gọn trong chuyện phải đi nhà thờ vào lúc sáng sớm, phải đọc kinh chung với mẹ tôi trong khi tôi đã buồn ngủ lắm rồi, phải giữ chay các ngày thứ sáu vân vân và vân vân. Những chuyện như thế tôi chịu được. Tuy nhiên cái tôi khó chịu nhất là sự chế diễu của bạn bè đồng trang lứa ! Chúng nhìn tôi dè bỉu với một thái độ kẻ cả làm tôi rất khó chịu. Tôi ghét chúng lắm nhưng thẳm sâu trong lòng, tôi nghĩ là " something wrong" với niềm tin của tôi.
Rồi gia đình chúng tôi quyết định bỏ nước ra đi. Sau khi ba mẹ tôi đã dẫn tôi đi không biết bao nhiêu nhà thờ để cầu xin Chúa cho gia đình chúng tôi đi được. Một ngày kia chúng tôi cũng được ngồi trên máy bay. Tôi hoàn toàn không hiểu tại sao chúng tôi lại phải ra đi để lại đám bạn bè của tôi, có đứa đáng ghét nhưng cũng có nhiều đứa dễ thương lắm. Tuy nhiên mẹ tôi bảo : " Chúa thương gia đình mình lắm mới nhận lời gia đình xin." Còn ba tôi hớn hở ra mặt làm tôi cũng vui lây niềm vui của ba tôi.
Rủi thay niềm vui của chúng tôi cũng không trọn 3 bảy 21 ngày ! Xã hội Mỹ này cũng không như chúng tôi tưởng tượng khi còn ở bên nhà ! Thất vọng của chúng tôi tăng dần theo những cái thở dài ngao ngán của ba mẹ tôi. Lần nữa tôi lại nghĩ rằng có một cái gì " something wrong " với niềm tin của tôi. Tuy nhiên rồi chúng tôi cũng vượt qua được nhờ Cộng Ðoàn nhỏ bé những người đồng hương Công Giáo.
Chuyến hành hương sang Rôma này là một hồng ân lớn lao đối với tôi. Lần đầu tiên tôi gặp gỡ những bạn bè đồng trang lứa như tôi ở bao nhiêu quốc gia khác trên thế giới. Họ sốt sắng lắm mà họ chẳng ngại ngùng gì khi tuyên xưng Ðức Tin Công Giáo của họ. Họ hồn nhiên nhảy múa ca hát trong niềm vui được làm con cái Chúa. Họ làm chứng về Chúa, về những điều kỳ diệu Ngài đã thực hiện cho họ, cho gia đình và cho đất nước họ. Những lời nói việc làm của họ khích lệ tôi rất nhiều đến nỗi lần đầu tiên tôi đã khóc, vì tôi biết tôi có phước lắm mới được là người Công Giáo. Tôi cám ơn ba mẹ tôi là những người đã dạy tôi biết Chúa. Tôi cám ơn Cộng Ðoàn nhỏ bé đã nâng đỡ Ðức Tin của tôi.
Tôi cám ơn Ðức Thánh Cha thật nhiều. Ngài đã chỉ cho tôi thấy chả có gì " wrong " với niềm tin của tôi. Tôi đang đi ngược lại thế gian với những trào lưu tục hóa. Tôi không có quyền mơ mộng một môi trường dễ dàng dành sẵn cho tôi. Cũng như ba mẹ tôi đã làm, tôi phải chiến đấu để có được môi trường đó trong mái ấm gia đình mà tôi sẽ xây dựng trong xứ đạo tôi và trong xã hội mà tôi đang sống. Trong cuộc chiến đấu gian nan đó, tôi không cô đơn vì có Chúa luôn đồng hành với tôi và hàng tỷ người trên khắp thế giới cùng chung một chí hướng với tôi.
Suy Tư của Tác Giả : Thiên Chúa vẫn Quan Phòng Thật Kỳ Diệu trong lòng Giáo Hội và Thế Giới.
Thú thực trong những tháng qua theo dõi diễn tiến Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV, từ những công tác chuẩn bị cho đến ngày bế mạc, quả thực chúng tôi đã cảm nhận được đây chính là một biến cố thời sự vĩ đại và ý nghĩa nhất trong thời đại mà chúng ta đang sống. Phải thành thực nhận định rằng : Biến cố gần ba triệu bạn trẻ thuộc 165 quốc gia khắp thế giới tập họp về Kinh Thành Rôma tham dự đại hội đã trở thành một Dấu Chỉ của Thời Ðại, một mốc ghi quyết liệt xoay hướng không chỉ riêng với khối người công giáo mà còn cho cả nhân loại đang bước vào thiên niên kỷ thứ ba.
Gần ba triệu bạn trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới, từ mọi lục địa, mọi dân tộc, mọi nền văn hóa khác nhau, nhưng đầy tình người, rất trật tự, không một rắc rối xảy ra. Tất cả tạo thành một tấm thảm nhân loại vĩ đại muôn màu muôn sắc, nhưng liên kết trong một niềm tin chung, một niềm hy vọng chung, một chí hướng chung để thực hiện một sứ vụ chung là đốt cháy thế giới trong Tình Yêu Thiên Chúa, đó không phải là một Dấu Chỉ trong một giai đoạn mới đang chuyển mình trong lòng Giáo Hội và thế giới sao ?!
Trong những ngày này, qua các cơ quan truyền thông, chúng tôi thấy nhiều nhân vật chính trị xã hội đã bình luận về Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV. Một số người cho rằng đại hội chỉ là một sự biểu dương lực lượng hoặc khuynh hướng chiến thắng của Giáo Hội Công Giáo. Theo họ nó không khác gì một ngọn lửa rơm bùng lên đó rồi nhanh chóng tàn lụi !! Những người này không tin vào chiều sâu tâm linh, không tin vào niềm tin nơi tâm hồn các bạn trẻ khắp nơi !! Họ nhận định đại hội với những thành kiến có sẵn hoặc những gì hời hợt bên ngoài !! Tuy nhiên cũng có những chính trị gia, những nhà xã hội học nhìn biến cố này một cách nghiêm chỉnh hơn và họ đã nói lên sự thán phục chiều sâu đạo đức của các bạn trẻ.
Ðài Phát Thanh Vatican đã phỏng vấn Triết gia Maximo Karchary, Thị Trưởng Thành Phố Venicia, nước Ý, một người đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục các thế hệ trẻ. Nhận định về Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới, ông nói : " Tại Kinh Thành Rôma vừa xảy ra một biến cố không thể tin được đối với thế giới người đời. Trong xã hội hôm nay, người ta thấy tất cả những gì Giáo Hội Công Giáo nói với giới trẻ là những điều duy nhất không thể bị giản lược vào chiều kích của những lời mời mọc cho lợi ích trần thế hoặc với mục tiêu chiếm hữu ! Muốn nói gì thì nói, đây là điều tuyệt nhiên không thể nghi ngờ được... Chiều kích tinh thần, chiều kích thiêng liêng của biến cố là một thực tại không ai có thể chối cãi ! Tôi đã tiếp xúc với một số bạn trẻ trong đại hội, thảo luận và làm việc với họ và tôi đã thấy được những thái độ nội tâm sâu xa của họ vượt xa những gì các phương tiện truyền thông mô tả. Thái độ của người trẻ là thái độ tìm kiếm đối thoại, tìm kiếm chiều kích nội tâm trong tâm hồn, tìm kiếm tư tưởng suy tư và cầu nguyện. Và có thể nói : Ngày nay Giáo Hội Công Giáo là cơ cấu duy nhất có thể nói với giới trẻ. Ðó là bài học cho tất cả mọi người.".
Quan sát chiều sâu tâm hồn các bạn trẻ qua Ðại Hội vừa qua, người ta thấy đây không thể là một ngọn lửa rơm bừng lên nhất thời rồi tắt lịm, nhưng đã khai mào cho một cuộc Bừng Tỉnh, một cuộc Ðứng Dậy Tích Cực Mãnh Liệt không khác nào một bản Tuyên Ngôn của một cuộc Cách Mạng Tinh Thần Mới, công khai xác tín Niềm Tin Tinh Thần đối với phẩm giá con người.
Gần ba triệu bạn trẻ đã gặp nhau và tìm đến với nhau trong Tình Thương, không phân biệt màu da, ngôn ngữ, văn hóa, trình độ... Vượt trên mọi ngăn cách chủng tộc, hàng rào văn hóa để sống thân tình với nhau như anh em một nhà trong Một Ðức Tin, Một Niềm Hy Vọng để thực hiện một Sứ Vụ : Xây Dựng Một Nền Văn Minh Tình Thương, đó không phải là khởi sự cho một Cuộc Cách Mạng Tình Thương đó sao ?! Ðó không là một hình thức Ðốt Cháy Thế Giới với Tình Yêu Thiên Chúa sao ?!
Qua Ðại Hội, người ta thấy giới trẻ thế giới đang thực sự đi tìm cho đời mình một Lý Tưởng Mới, một Chân Giá Trị Mới, không phải danh vọng bạc tiền, mà chính là một Cuộc Sống Có Ý Nghĩa, có Lý Tưởng : Sự kiện trên 5,000 bạn trẻ sau đại hội tình nguyện dâng hiến chính đời mình trong nếp sống tu trì không là một bằng chứng hùng hồn đó sao ?! Sự kiện dư âm Ðại Hội đã hoàn toàn thay đổi cuộc sống của một người bạn trẻ Việt Nam đang chao đảo niềm tin, cô Nguyễn Hương Ly, không thể là một ngọn lửa rơm bùng lên rồi tắt lịm, vì đại hội đã đem lại cho đời cô một ý nghĩa mới, một hướng đi mới.
Tất cả ý nghĩa sâu sắc của Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới đã được gói ghém trong lời khai mạc đại hội của Ðức Gioan Phaolô II, một con người có biệt tài và đặc sủng ngoại thường rất lôi cuốn các bạn trẻ khắp nơi :" Các bạn đến Kinh Thành Rôma, trong Năm Thánh kỷ niệm hai ngàn năm Ðức Kytô giáng sinh, để mở rộng tâm hồn đón nhận quyền năng của sự sống trong Ngài. Các bạn đến đây để tái khám phá chân lý về sự tạo dựng và để tìm lại một cảm thức thán phục trước vẻ đẹp của thế giới tạo vật. Các bạn đến để canh tân trong chính tâm hồn mình ý thức về phẩm giá con người, được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Và con người chỉ nhận thức được căn tính vinh quang của mình khi khám phá và đón nhận Ðức Kytô là Nguồn Cội Sự Sống. Khi các bạn xác tín vào nhân phẩm của mình, các bạn sẽ chuyển lửa làm bừng sáng cả thế giới. Cha cầu mong với sự tin tưởng vào một Nhân Loại Mới mà các bạn đang giúp hình thành. Cha nhìn đến Giáo Hội sẽ được trẻ trung hóa nhờ Thần Khí Ðức Kytô qua sự dấn thân của các bạn."
Với cái nhìn của người đời trần tục, không ai có thể tin rằng tất cả những dư âm và những hiện tượng vĩ đại trong Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới vừa qua lại do Ðức Gioan Phaolô II, một ông cụ già nay đã 80 tuổi, lưng bắt đầu còng, mang bệnh Parkinson run rẩy chân tay, nhiều khi nói không rõ tiếng, chân bước chậm chạp, lại là nhà đạo diễn chính của đại hội, chứ không phải một siêu sao nhạc Rock hoặc ít ra cũng là một nhà chính trị trẻ trung hoạt bát hấp dẫn hứa hẹn đủ điều với các bạn trẻ !! Nhưng giả thiết có là một siêu sao điện ảnh hay âm nhạc hoặïc một chính trị gia tài ba nào đi chăng nữa, họ cũng không có khả năng thu hút được gần ba triệu bạn trẻ thuộc 165 quốc gia, tạm ngưng việc học tập, công việc làm ăn, lên đường đổ về Rôma với bất chấp mọi trở ngại thời tiết hoặc khó khăn tài chánh ?!..
Nhưng với cái nhìn sâu hơn về thần học của những người sống bằng Niềm Tin Công Giáo, chúng ta thấy tất cả những dư âm, những hiện tượng vĩ đại ngoài sức tưởng tượng của con người đã tạo nên thành quả của đại hội vừa qua, phải nói đến trước nhất là những ảnh hưởng tâm linh đang âm thầm tác động trong tâm hồn hàng triệu bạn trẻ khắp nơi từ đại hội giới trẻ trở về... Những thành quả tinh thần ấy không bao giờ được thống kê, không được thông báo trên các cơ quan truyền thông !! Phải chính những biến chuyển tâm linh, những quyết tâm thề nguyền bước sang một Ðời Sống Mới để thực hiện Sứ Vụ Mới " Ðốt Cháy Thế Giới Bằng Tình Yêu Thiên Chúa" ấy mới đang được ngưỡng mộ. Và nhân vật nào đang âm thầm tác động những thành quả tâm linh ấy qua con người của Ðức Gioan Phaolô II, nếu không phải là Chúa Thánh Linh đang hoạt động và hướng dẫn Giáo Hội từ ngày thành lập đến nay, vì Thiên Chúa vẫn quan phòng thật kỳ diệu trong lòng Giáo Hội và Thế Giới.
Sống giữa thế giới ba chìm bảy nổi với những áp lực của thời cuộc và cuộc sống hoặc những xô đẩy của môi trường bạo lực, thù hận, tranh chấp hoặc những băn khoăn khôn nguôi của thân phận con người, rất nhiều lúc chúng ta quên rằng Thiên Chúa là Chủ của Lịch Sử. Ngài luôn luôn hiện diện trong lịch sử loài người vì thế giới này là tạo vật do Ngài sáng tạo. Thiên Chúa vẫn quan phòng thật kỳ diệu trong lòng Giáo Hội và Thế Giới qua từng giai đoạn lịch sử, qua những biến cố lớn nhỏ xảy ra trong thế giới loài người.
Nếu trước đây Thiên Chúa đã gửi đến cho chúng ta những vị Giáo Hoàng như Ðức Piô IX (1792 - 1878) với sáng kiến triệu tập Công Ðồng Vatican I (1869 - 1870) hoặc với Ðức Gioan XXIII (1881 - 1963) với việc thành lập Công Ðồng Vatican II (1962 - 1965) đã rộng mở những trang mới trong lịch sử Giáo Hội, đem lại sức sống mới Canh Tân Giáo Hội trong mọi lãnh vực thì chúng ta phải công bằng nhìn nhận rằng với Ðức Gioan Phaolô II, là một con người đặc biệt của Thiên Chúa, đã chiếm trọn được lòng yêu mến và sự kính trọng của mọi người vượt qua mọi hàng rào nhân loại. Trong 22 năm qua (1978 - 2000) trong ngôi vị Giáo Hoàng, Ngài là một nhân vật lịch sử đã góp phần đáng kể trong việc làm sụp đổ cả một hệ thống chế độ cộng sản Xô Viết và Ðông Âu ( Xin xem bài :Con Người Thay Ðổi Lịch Sử Thế Giới và bài Những Ngày Tàn của Cộng Sản Xô Viết của tác giả ). Ngài không bao giờ mệt mỏi qua 97 chuyến công du khắp thế giới để an ủi khích lệ mọi người, kêu gọi xóa bỏ hận thù thì chính Ngài, Ðức Gioan Phaolô II, có sáng kiến triệu tập các Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Phải chăng đó chính là những nét nổi bật nhất trong triều đại của Ðức Gioan Phaolô II.
Thiên Chúa vẫn quan phòng thật kỳ diệu trong lòng Giáo Hội và Thế Giới trong từng giây phút của cuộc sống chúng ta và trong lịch sử loài người... Tin tưởng vào sự hiện diện và hướng dẫn kỳ diệu ấy của Thiên Chúa, chúng ta hãy nhìn những mốc thời gian như những Tín Hiệu của Hy Vọng. Ngay cả trong thất bại, rủi ro, tang tóc, đau thương, chúng ta cũng luôn luôn nhận ra những Dấu Chỉ của Hy Vọng. Tất cả mọi biến cố xảy đến đều được nhìn trong Ánh Sáng của Hy Vọng và Tin Tưởng. Tất cả những đau thương tang tóc không phải là ngõ cụt, là đường cùng, là tăm tối mà chính là đường dẫn bạn và tôi đến Ánh Sáng, thưa bạn đọc thân mến.
Ðối với thế giới, đặc biệt với Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ, một biến cố lịch sử thật trọng đại và ý nghĩa sâu sắc vừa kết thúc tại Kinh Thành Rôma Vĩnh Cửu : Ðó là Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV, từ ngày 15 đến 20 tháng 8, 2000, với sự tham dự của gần ba triệu bạn trẻ thuộc165 quốc gia khắp thế giới, dĩ nhiên không thể nào không tạo nên những dư âm đang lắng đọng trong tâm hồn các người bạn trẻ. Và đối với nhiều người, dư âm và ấn tượng của đại hội đã xoay hẳn cuộc sống của chính họ.
Là một người trong nhiều tháng nay đã theo dõi các diễn tiến Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới, một biến cố mà trước đó 4 tháng đã được Ðức Hồng Y James Francis Stafford, Chủ Tịch Hội Ðồng Tòa Thánh đặc trách Giáo Dân kiêm Trưởng Ban Tổ Chức, đã tiên đoán trong một cuộc họp báo ngày 10 tháng 4, 2000 :" Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV sẽ là một biến cố lịch sử hàng đầu quan trọng nhất và ý nghĩa nhất trong Năm Thánh 2000". Sau bài tường thuật tổng quát tuần rồi, hôm nay chúng tôi xin được ghi lại những dư âm sau đại hội mà các cơ quan truyền thông đã loan báo để cống hiến quý độc giả xa gần.
Với Ðức Gioan Phaolô II : Một Biến Cố Lịch Sử Không Thể Nào Quên.
Trong buổi tiếp kiến thường lệ sáng thứ tư 23 tháng 8, 2000, tại quảng trường Thánh Phêrô, với trên 50,000 người trong đó có rất nhiều bạn trẻ còn lưu luyến Rôma chưa muốn về, Ðức Gioan Phaolô II đã tuyên bố : "Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới vừa qua là một biến cố không thể nào quên và đã để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ nơi những người tham dự ."- Ngài nhận xét : Các bạn trẻ đến từ mọi lục địa, mọi dân tộc và mọi nền văn hóa, nhưng khi họ quy tụ tại Rôma, họ nhận thức rằng tất cả cùng hợp nhất trong một Ðức Tin, một Hy Vọng và theo đuổi cùng một Sứ Vụ là Ðốt Cháy Thế Giới với Tình Yêu Thiên Chúa.
Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tuyên bố : "Sự hăng hái và nhiệt tình của gần ba triệu người trẻ trong thời gian hành hương Rôma không thể nào tan biến được ! Ðúng hơn nó phải được tiếp tục thấm nhuần trong các Tổ Chức Giới Trẻ, các Giáo Xứ, các Giáo Phận, đặc biệt trong thời gian Năm Thánh 2000."
Ðức Gioan Phaolô II nhắc lại : Ngày 19 tháng 8, 2000 khi đến quảng trường Ðại Học Tor Vergata là nơi gần ba triệu bạn trẻ đang tập họp để tham dự các sinh hoạt cao điểm của Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới, từ trên trực thăng Ngài trông thấy "một tấm thảm nhân loại vĩ đại... Và Cha không thể nào quên được sự hăng say của họ. Cha muốân ôm tất cả những bạn trẻ ấy vào lòng. Cha muốn nói với họ về những tình cảm đã thắt chặt Cha với những bạn trẻ của thời đại chúng ta. Ðó là những người mà Thiên Chúa đã trao phó cho họ một Sứ Vụ Vĩ Ðại : Xây Ðắp Một Nền Văn Minh Tình Thương."
Với Tổng Thống Ý : Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới Ðã Diễn Ra Vô Cùng Tốt Ðẹp.
Ngay sau khi đại hội kết thúc, mà ông và phu nhân cùng các nhân viên cao cấp trong Chính phủ đã tham dự thánh lễ bế mạc tại quảng trường Tor Vergata, Tồng Thống Ý Carlo Azeglio Ciampi đã gửi một văn thư cho Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ nhiệt liệt khen ngợi, vì đã huy động các lực lượng cảnh sát bảo vệ trật tự và an toàn cho gần ba triệu bạn trẻ nhờ đó các buổi lễ đã được diễn ra vô cùng tốt đẹp.
Tưởng cũng nên biết : Trong Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới vừa qua, dù bộ Nội Vụ có bị động vì tổng số các bạn trẻ tham dự trong những ngày cuối quá đông, vượt khỏi sự lượng đoán của mọi người, nhưng bộ Nội Vụ Ý đã kịp điều động trên 5,500 cảnh sát, bảo vệ rất tốt trật tự trong thành phố, đặc biệt tại quảng trường đền thờ Thánh Phêrô và khuôn viên Ðại Học Tor Vergata.
Trong Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần này, mặc dầu có gần ba triệu người tham dự nhưng chỉ có hai vụ rắc rối nhỏ xảy ra : kẻ trộâm đã ăn cắp đồ của hai bạn trẻ. Theo bộ Nội Vụ, đây cũng là một kỷ lục của đại hội, vì trong những năm gần đây, Rôma thường bị những kẻ cắp vặt hoành hành khá nghiêm trọng.
Nhận Ðịnh của các Hồng Y : Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới Thật là Tuyệt Vời.
Sau đại hội, các phương tiện truyền thông đã liên tiếp tường thuật rất nhiều về sự thành công vượt quá sức tưởng tượng của Ðại Hội Giới Trẻ lần thứ XV. Trong niềm hân hoan lớn lao của Giáo Hội, nhiều vị Hồng Y trong số 600 Hồng Y và Giám Mục đồng tế với Ðức Thánh Cha trong thánh lễ bế mạc đã không ngần ngại cho giới truyền thông biết cảm tưởng của mình.
Trước hết, Ðức Hồng Y Christoph Schoenborn, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Vienna, đã tuyên bố vắn tắt : " Thật là tuyệt vời."- Ngài nhận định thêm : Hàng triệu người trẻ đã tham dự vào một biến cố có sức tăng cường Ðức Tin và lòng nhiệt thành tông đồ của họ, vì họ đến Rôma không phải để du lịch nhưng là để thực hiện cuộc Hành Hương Năm Thánh và tích cực tham dự vào đời sống bí tích của Giáo Hội. Theo Ngài, người ta đã nhìn thấy tận mắt những sức mạnh mới đang phát xuất trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo.
Ðức Hồng Y Camillo Ruini, Chánh sở Giáo Phận Rôma kiêm Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Ý, đã tuyên bố với báo chí : " Không ai có thể hành động như không có gì xảy ra được ! Ðức Thánh Cha đã nhận định rất đúng trong đêm Canh Thức : một Dấu Chỉ Hy Vọng Lớn Lao đã nảy sinh từ cuộc gặp gỡ quốc tế hôm nay, một Dấu Chỉ Lớn Lao về cơ may của một Tương Lai tích cực hơn, vì những người trẻ này rất nhiệt thành trong việc kiến tạo một nền Văn Minh Tân Tiến nhưng đầy Tình Huynh Ðệ."
Còn Ðức Hồâng Y Dionigi, Tổng Giáo Phận Genoa, cho biết : " Ðại Hội rất vui nhưng rất nghiêm trang sốt sắng, vì giới trẻ đã có Niềm Tin vào những nguyên tắc thiết yếu của Giáo Hội."- Trong khi Ðức Hồng Y Carlo Maria Martini, Tổng Giáo Phận Milan, cho biết :" Ðây là một hồng ân lớn lao của Chúa Thánh Thần ban cho Kinh thành Rôma và cho mỗi người chúng ta". - Tương tự, Ðức Hồng Y Tettamanzi nhận xét :" Những người trẻ không ngần ngại công khai biểu lộ Niềm Tin của họ. Người ta không thể không cảm kích khi nhận thấy điều này... Những người bạn trẻ này sẽ là men của thế giới trong mọi lãnh vực".
Một ngày sau khi bế mạc Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV, Ban Tổ Chức được mời ăn trưa với Ðức Gioan Phaolô II tại cung điện mùa hè Castelgandolfo, Ðức Giám Mục Stanislaw Rylko, Tổng Thư Ký Hội Ðồng Tòa Thánh đặc trách Giáo Dân, nói với hãng thông tấn Fides : " Ðức Thánh Cha rất vui mừng với kết quả của Ðại Hội. Ngài nói cám ơn mỗi một người trong chúng tôi... Ðức Thánh Cha tuyên bố các bạn trẻ là Hy Vọng của Ngài, Hy Vọng của Giáo Hội. Ngài không chỉ nói để mà nói ! Ngài xác tín mãnh liệt về điều này, vì Ngài nói lên kinh nghiệm của một Giám mục." - Ðức Cha Rylko tiết lộ rằng trong suốt cuộc họp với ban tổ chức, Ðức Thánh Cha đã phải tạm ngưng cuộc họp ba lần, để đứng lên ra cửa sổ chúc lành cho hàng trăm bạn trẻ đến Castelgandolfo từ giã và xin phép lành của Ðức Thánh Cha trước khi ra về. Ngài không thể ngồi yên họp được, vì họ đến để cám ơn và vỗ tay hoan hô Ngài.
Ðức Giám Mục Stanislaw Rylko còn cho biết : Ngay cả sau nhiều tháng chuẩn bị, Ban Tổ Chức cũng không lường được con số quá to lớn và sự nhiệt tình của các bạn trẻ trong Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Ngài nhận định :" Thiên Chúa thường làm như vậy ! Khi Ngài ban phát thì luôn luôn gây ngạc nhiên cho chúng ta vì sự quá rộng rãi của Ngài! Sự ban phát rộng rãi đến kinh ngạc này của Hồng Ân Thiên Chúa có thể thấy được ở mọi nơi : ở Thủ đô Rôma, tại Tor Vergata, Ðền thờ Thánh Phêrô, chặng đàng Thánh Giá Colosseum, đặc biệt nhất tại Ðại Hý Trường Circus Maxima là nơi hàng mấy trăm ngàn bạn trẻ đủ các quốc tịch rồng rắn chờ đợi nhận bí tích Hòa Giải. Ðây là Dấu Hiệu triệt để nhất nói lên sự quyết tâm đổi mới của những người trẻ Công Giáo khi đến Rôma. Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới là một Hồng Ân Lớn Lao mà ảnh hưởng của nó cho đến nay người ta vẫn chưa thể đánhgiá hoàn toàn được ! Thành ra biến cố lịch sử vĩ đại này sẽ không chấm dứt vào ngày bế mạc 20 tháng 8, 2000, vì các tham dự viên trẻ tuổi sẽ trở về nhà với một quyết tâm tông đồ mới."
Ðức Cha Rylko cho rằng : Bí mật về sự thành công lạ lùng của Ðức Gioan Phaolô II khi đến với giới trẻ là vì Ngài không ngần ngại tha thiết yêu cầu họ thực hiện những cam kết triệt để. Không giống như các nhà lãnh đạo giới trẻ khác hoặc các vị giảng thuyết nhút nhát, Ðức Gioan Phaolô II không sợ yêu cầu người trẻ hãy sống thánh thiện, hãy trung thành với sự khiết tịnh trước khi lập gia đình và nhất là hãy chấp nhận lời mời gọi tận hiến cuộc đời cho Thiên Chúa.
Kết Quả Nhãn Tiền của Ðại Hội : Hơn Năm Ngàn Bạn Trẻ Tình Nguyện Dâng Hiến Cuộc Ðời Cho Thiên Chúa.
Các hãng thông tấn loan báo một tin bất ngờ làm kinh ngạc mọi người, vì chưa từng bao giờ xảy ra : Tối thiểu có 3,000 thanh niên và 2,000 thiếu nữ đã tình nguyện bước vào đời sống tu trì như một sự hưởng ứng lời kêu gọi của Ðức Thánh Cha trong đại lễ bế mạc Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV. Những con số khổng lồ này thật đáng phấn khởi và là kết quả nhãn tiền của Ðại Hội đã được ban tổ chức xác nhận trưa thư hai 21 tháng 8, 2000.
Hãng thông tấn Fides loan tin : Hơn 80,000 bạn trẻ thuộc Phong Trào Tân Dự Tòng, từ 70 quốc gia, đã tham dự cuộc tập họp tại Circus Maxima trưa thứ hai 21 tháng 8, 2000, sau khi đã kết thúc Ðại Hội lần thứ XV. - Ðức Hồng Y Camillo Ruini, Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Ý, đã chủ tọa cuộc tập họp này cùng với Ðức Hồng Y Christoph Schoenborn, trên 50 Giám Mục và 40 linh mục Chính Thống Giáo Serbia. Ông Francesco Rutelli, Ðô Trưởng Kinh Thành Rôma, đã được mời đọc diễn văn khai mạc.
Trên 5,000 bạn trẻ đã quyết định dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa và phục vụ tha nhân sau khi đã thăm viếng Rôma, nơi cách đây hai ngàn năm đã chứng kiến biết bao gương tử đạo của vô số anh chị em giáo dân đầu tiên. Quyết định can đảm này cũng là lời đáp trả cho lời mời gọi của Ðức Thánh Cha trong thánh lễ bế mạc đại hội. Ngài nói : " Các bạn trẻ nam nữ thân mến, nếu ai trong các con nghe thấy Tiếng Chúa gọi hãy tậân hiến cho Ngài, với một con tim không chia sẻ thì đừng để cho sự sợ hãi và hoài nghi giữ chân các con ! Hãy nói tiếng Xin Vâng với sự can đảm và không lùi bước, trong tâm tình tin tưởng nơi Ngài là Ðấng Trung Tín trong mọi lời hứa. Không phải là Ngài đã hứa cho những người bỏ mọi sự mà bước theo Ngài được thưởng gấp trăm lần ở đời này và đời sau đó sao ?" Ngày thứ hai 21 tháng 8, 2000, mọi người đã kinh ngạc khi nhìn thấy tận mắt trên 5,000 bạn trẻ đã đứng đậy và nói tiếng " Xin Vâng ". Và họ đã can đảm dõng dạc bước lên khán đài được thiết lập tại hý trường thấm máu tử đạo Circus Maxima.
Trong bài giảng sau đó, Ðức Hồng Y Ruini đã chia sẻ về ơn gọi linh mục của Ngài, khi đọc Kinh Thánh trong thời gian gia đình Ngài phải chạy lánh nạn trong Ðệ Nhị Thế Chiến. - Tuy nhiên Ơn Gọi Tu Trì không phải là đề tài duy nhất được chia sẻ trong cuộc tập họp thứ hai 21 tháng 8. 2000. Những người sáng lập Phong Trào Tân Dự Tòng, anh Kiko Argello và chị Carmen Hernandez, cũng khuyến khích các bạn trẻ trong Ơn Gọi Gia Ðình để hình thành những Gia đình Công Giáo Gương Mẫu. Trước đó một ngày, ngày bế mạc đại hội, có một cặp bạn trẻ đã được thành hôn vì họ ao ước ngày thành hôn trùng vào ngày bế mạc Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Những Chuyện Cảm Ðộng Bên Lề Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV.
Theo VietCatholic News loan tin : Trong những ngày Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV diễn ra tại Kinh Thành Rôma, báo chí nước Ý thường đăng những tin tức bên lề hết sức cảm động. Thí dụ hơn một tháng trước, ngày 14 tháng 7, 2000 , một nhóm bạn trẻ công giáo đã thay phiên nhau vác Thánh Giá Ðại Hội, đi bộ vượt qua trên 600 km , băng qua bốn miền nước Ý trên con đường Via Francigena, một trong những con đường truyền thống mà người hành hương Âu Châu thường sử dụng để đến Rôma. Khởi đầu chỉ có 20 thanh niên thiếu nữ thay nhau vác Thánh Giá, khi đến Rôma con số đã tăng lên 200 bạn trẻ.
Thí dụ khác : Một gia đình công giáo sống tại miền Bắc nước Ý, sau khi xem truyền hình nói về Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV, họ đã quyết định phải có mặt tại chỗ trong buổi tối ngày thứ sáu 18 tháng 8, 2000, để cùng với các bạn trẻ khắp thế giới đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colosseum, dù chỉ diễn ra trong mấy giờ đồng hồ !! Thế là ông bố, bà mẹ và tất cả 5 người con đã lên xe lái trên 700 km để về Rôma đi đàng Thánh Giá sau đó lại quay về nhà ngay. Hoặc như hai người bạn người Ý đã rủ nhau đi bộ gần 500 km để về tham dự Ðại Hội Giới Trẻ.
Nói đến chuyện người mà không nhắc đến chuyện các bạn trẻ Việt Nam tại Anh Quốc và Ái Nhĩ Lan thì quả là một thiếu sót lớn ! Có 50 bạn trẻ Việt Nam tại Anh Quốc và Ái Nhĩ Lan đã về tham dự Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV. Ðiểm đặc biệt đáng nói là thay vì ngồi trên phi cơ lướt bay với mây gió trong hai giờ đồng hồ là đến và khỏe khoắn, các bạn đã lái ba chiếc xe van từ Thủ đô Luân Ðôn sang Rôma, vượt qua hơn 3,000 cây số, quãng đường dài xa hơn từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau !!
Ðoàn hành hương này do cha Paul Huỳnh Chánh, linh mục đặc trách giới trẻ Anh Quốc hướng dẫn. Họ đã bước theo con đường của những người lữ khách hành hương xa xưa từ Luân Ðôn đến Rôma. Các bạn trẻ này gọi đùa là " chuyến xe bão táp " vì mỗi xe van chứa tới 17 người, đồ đạc hành lý ngổn ngang. Trên đường hành hương thấm ướt mồ hôi vì nắng hè Âu Châu và mệt nhừ vì đường dài thăm thẳm như thế, nhưng luôn luôn có tiếng hát, lời kinh, nụ cười trên xe... Cha Tuyên úy Huỳnh Chánh, dù mệt nhừ vì chuyến hành hương, đã tuyên bố :" Qua kinh nghiệm này, các bạn trẻ đã học biết thế nào là một chuyến hành hương của những người lữ khách nguyên thủy, phải mặc áo nhặm, phải lội bộ ! Chúng tôi quyết định làm một chuyến hành hương như thế để kỷ niệm Năm Thánh 2000. Nhờ đó các bạn trẻ sẽ không bao giờ quên chuyến hành hương này."
Chứng Từ của Một Bạn Trẻ Công Giáo Việt Nam : Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới Ðã Hoàn Toàn Thay Ðổi Ðời Tôi.
Dưới đây là những lời tâm sự chân tình mà cô Nguyễn Hương Ly, 26 tuổi, mới từ Việt Nam qua định cư tại Thành Phố Houston, Tiểu Bang Texas, Hoa Kỳ, vừa đi tham dự Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV từ Rôma về gửi đến Thông tấn xã VietCatholic News. Xin mời quý độc giả đọc nguyên văn những tâm tình chia sẻ chân thành của cô Nguyễn Hương Ly :
Từ bé đến lớn, tôi thường có một ý nghĩ dại dột là ước gì tôi không phải là người Công Giáo. Tôi trộm nghĩ : Nếu tôi không phải là người Công Giáo, chắc tôi hạnh phúc lắm ! Tôi không hoàn toàn hiểu rõ tại sao tôi nghĩ như vậy. Nhưng có điều này thì tôi chắc chắn : Tôi luôn luôn phải sống trong một xã hội thù nghịch trực tiếp với Niềm Tin Công Giáo của tôi.
Khi còn bé ở Việt Nam, trong khi mẹ tôi bảo là có Chúa đấy và nếu tôi làm ác thì tôi sẽ sa hỏa ngục. Trong khi thày cô giáo tôi lại nói chỉ có những đứa ngu, chỉ có những gia đình "thiếu văn hóa " mới tin vào những chuyện mê tín dị đoan ấy. Trong sách giáo khoa, đôi khi người ta nói xiên xỏ văn hoa nhẹ nhàng như "tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân ". Cũng có khi họ nói thẳng không úp mở như hỏa ngục chỉ là sản phẩm tưởng tượng của bọn " cha cố " để hù họa người ta mà thôi !!
Tôi hoang mang lắm : Tôi không biết mẹ tôi đúng hay nhà trường đúng. Nhưng tôi nghĩ mẹ tôi thương tôi ngần ấy không lẽ mẹ tôi đặt điều làm khổ tôi ! Nỗi khổ của tôi không phải chỉ gói gọn trong chuyện phải đi nhà thờ vào lúc sáng sớm, phải đọc kinh chung với mẹ tôi trong khi tôi đã buồn ngủ lắm rồi, phải giữ chay các ngày thứ sáu vân vân và vân vân. Những chuyện như thế tôi chịu được. Tuy nhiên cái tôi khó chịu nhất là sự chế diễu của bạn bè đồng trang lứa ! Chúng nhìn tôi dè bỉu với một thái độ kẻ cả làm tôi rất khó chịu. Tôi ghét chúng lắm nhưng thẳm sâu trong lòng, tôi nghĩ là " something wrong" với niềm tin của tôi.
Rồi gia đình chúng tôi quyết định bỏ nước ra đi. Sau khi ba mẹ tôi đã dẫn tôi đi không biết bao nhiêu nhà thờ để cầu xin Chúa cho gia đình chúng tôi đi được. Một ngày kia chúng tôi cũng được ngồi trên máy bay. Tôi hoàn toàn không hiểu tại sao chúng tôi lại phải ra đi để lại đám bạn bè của tôi, có đứa đáng ghét nhưng cũng có nhiều đứa dễ thương lắm. Tuy nhiên mẹ tôi bảo : " Chúa thương gia đình mình lắm mới nhận lời gia đình xin." Còn ba tôi hớn hở ra mặt làm tôi cũng vui lây niềm vui của ba tôi.
Rủi thay niềm vui của chúng tôi cũng không trọn 3 bảy 21 ngày ! Xã hội Mỹ này cũng không như chúng tôi tưởng tượng khi còn ở bên nhà ! Thất vọng của chúng tôi tăng dần theo những cái thở dài ngao ngán của ba mẹ tôi. Lần nữa tôi lại nghĩ rằng có một cái gì " something wrong " với niềm tin của tôi. Tuy nhiên rồi chúng tôi cũng vượt qua được nhờ Cộng Ðoàn nhỏ bé những người đồng hương Công Giáo.
Chuyến hành hương sang Rôma này là một hồng ân lớn lao đối với tôi. Lần đầu tiên tôi gặp gỡ những bạn bè đồng trang lứa như tôi ở bao nhiêu quốc gia khác trên thế giới. Họ sốt sắng lắm mà họ chẳng ngại ngùng gì khi tuyên xưng Ðức Tin Công Giáo của họ. Họ hồn nhiên nhảy múa ca hát trong niềm vui được làm con cái Chúa. Họ làm chứng về Chúa, về những điều kỳ diệu Ngài đã thực hiện cho họ, cho gia đình và cho đất nước họ. Những lời nói việc làm của họ khích lệ tôi rất nhiều đến nỗi lần đầu tiên tôi đã khóc, vì tôi biết tôi có phước lắm mới được là người Công Giáo. Tôi cám ơn ba mẹ tôi là những người đã dạy tôi biết Chúa. Tôi cám ơn Cộng Ðoàn nhỏ bé đã nâng đỡ Ðức Tin của tôi.
Tôi cám ơn Ðức Thánh Cha thật nhiều. Ngài đã chỉ cho tôi thấy chả có gì " wrong " với niềm tin của tôi. Tôi đang đi ngược lại thế gian với những trào lưu tục hóa. Tôi không có quyền mơ mộng một môi trường dễ dàng dành sẵn cho tôi. Cũng như ba mẹ tôi đã làm, tôi phải chiến đấu để có được môi trường đó trong mái ấm gia đình mà tôi sẽ xây dựng trong xứ đạo tôi và trong xã hội mà tôi đang sống. Trong cuộc chiến đấu gian nan đó, tôi không cô đơn vì có Chúa luôn đồng hành với tôi và hàng tỷ người trên khắp thế giới cùng chung một chí hướng với tôi.
Suy Tư của Tác Giả : Thiên Chúa vẫn Quan Phòng Thật Kỳ Diệu trong lòng Giáo Hội và Thế Giới.
Thú thực trong những tháng qua theo dõi diễn tiến Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV, từ những công tác chuẩn bị cho đến ngày bế mạc, quả thực chúng tôi đã cảm nhận được đây chính là một biến cố thời sự vĩ đại và ý nghĩa nhất trong thời đại mà chúng ta đang sống. Phải thành thực nhận định rằng : Biến cố gần ba triệu bạn trẻ thuộc 165 quốc gia khắp thế giới tập họp về Kinh Thành Rôma tham dự đại hội đã trở thành một Dấu Chỉ của Thời Ðại, một mốc ghi quyết liệt xoay hướng không chỉ riêng với khối người công giáo mà còn cho cả nhân loại đang bước vào thiên niên kỷ thứ ba.
Gần ba triệu bạn trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới, từ mọi lục địa, mọi dân tộc, mọi nền văn hóa khác nhau, nhưng đầy tình người, rất trật tự, không một rắc rối xảy ra. Tất cả tạo thành một tấm thảm nhân loại vĩ đại muôn màu muôn sắc, nhưng liên kết trong một niềm tin chung, một niềm hy vọng chung, một chí hướng chung để thực hiện một sứ vụ chung là đốt cháy thế giới trong Tình Yêu Thiên Chúa, đó không phải là một Dấu Chỉ trong một giai đoạn mới đang chuyển mình trong lòng Giáo Hội và thế giới sao ?!
Trong những ngày này, qua các cơ quan truyền thông, chúng tôi thấy nhiều nhân vật chính trị xã hội đã bình luận về Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XV. Một số người cho rằng đại hội chỉ là một sự biểu dương lực lượng hoặc khuynh hướng chiến thắng của Giáo Hội Công Giáo. Theo họ nó không khác gì một ngọn lửa rơm bùng lên đó rồi nhanh chóng tàn lụi !! Những người này không tin vào chiều sâu tâm linh, không tin vào niềm tin nơi tâm hồn các bạn trẻ khắp nơi !! Họ nhận định đại hội với những thành kiến có sẵn hoặc những gì hời hợt bên ngoài !! Tuy nhiên cũng có những chính trị gia, những nhà xã hội học nhìn biến cố này một cách nghiêm chỉnh hơn và họ đã nói lên sự thán phục chiều sâu đạo đức của các bạn trẻ.
Ðài Phát Thanh Vatican đã phỏng vấn Triết gia Maximo Karchary, Thị Trưởng Thành Phố Venicia, nước Ý, một người đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục các thế hệ trẻ. Nhận định về Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới, ông nói : " Tại Kinh Thành Rôma vừa xảy ra một biến cố không thể tin được đối với thế giới người đời. Trong xã hội hôm nay, người ta thấy tất cả những gì Giáo Hội Công Giáo nói với giới trẻ là những điều duy nhất không thể bị giản lược vào chiều kích của những lời mời mọc cho lợi ích trần thế hoặc với mục tiêu chiếm hữu ! Muốn nói gì thì nói, đây là điều tuyệt nhiên không thể nghi ngờ được... Chiều kích tinh thần, chiều kích thiêng liêng của biến cố là một thực tại không ai có thể chối cãi ! Tôi đã tiếp xúc với một số bạn trẻ trong đại hội, thảo luận và làm việc với họ và tôi đã thấy được những thái độ nội tâm sâu xa của họ vượt xa những gì các phương tiện truyền thông mô tả. Thái độ của người trẻ là thái độ tìm kiếm đối thoại, tìm kiếm chiều kích nội tâm trong tâm hồn, tìm kiếm tư tưởng suy tư và cầu nguyện. Và có thể nói : Ngày nay Giáo Hội Công Giáo là cơ cấu duy nhất có thể nói với giới trẻ. Ðó là bài học cho tất cả mọi người.".
Quan sát chiều sâu tâm hồn các bạn trẻ qua Ðại Hội vừa qua, người ta thấy đây không thể là một ngọn lửa rơm bừng lên nhất thời rồi tắt lịm, nhưng đã khai mào cho một cuộc Bừng Tỉnh, một cuộc Ðứng Dậy Tích Cực Mãnh Liệt không khác nào một bản Tuyên Ngôn của một cuộc Cách Mạng Tinh Thần Mới, công khai xác tín Niềm Tin Tinh Thần đối với phẩm giá con người.
Gần ba triệu bạn trẻ đã gặp nhau và tìm đến với nhau trong Tình Thương, không phân biệt màu da, ngôn ngữ, văn hóa, trình độ... Vượt trên mọi ngăn cách chủng tộc, hàng rào văn hóa để sống thân tình với nhau như anh em một nhà trong Một Ðức Tin, Một Niềm Hy Vọng để thực hiện một Sứ Vụ : Xây Dựng Một Nền Văn Minh Tình Thương, đó không phải là khởi sự cho một Cuộc Cách Mạng Tình Thương đó sao ?! Ðó không là một hình thức Ðốt Cháy Thế Giới với Tình Yêu Thiên Chúa sao ?!
Qua Ðại Hội, người ta thấy giới trẻ thế giới đang thực sự đi tìm cho đời mình một Lý Tưởng Mới, một Chân Giá Trị Mới, không phải danh vọng bạc tiền, mà chính là một Cuộc Sống Có Ý Nghĩa, có Lý Tưởng : Sự kiện trên 5,000 bạn trẻ sau đại hội tình nguyện dâng hiến chính đời mình trong nếp sống tu trì không là một bằng chứng hùng hồn đó sao ?! Sự kiện dư âm Ðại Hội đã hoàn toàn thay đổi cuộc sống của một người bạn trẻ Việt Nam đang chao đảo niềm tin, cô Nguyễn Hương Ly, không thể là một ngọn lửa rơm bùng lên rồi tắt lịm, vì đại hội đã đem lại cho đời cô một ý nghĩa mới, một hướng đi mới.
Tất cả ý nghĩa sâu sắc của Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới đã được gói ghém trong lời khai mạc đại hội của Ðức Gioan Phaolô II, một con người có biệt tài và đặc sủng ngoại thường rất lôi cuốn các bạn trẻ khắp nơi :" Các bạn đến Kinh Thành Rôma, trong Năm Thánh kỷ niệm hai ngàn năm Ðức Kytô giáng sinh, để mở rộng tâm hồn đón nhận quyền năng của sự sống trong Ngài. Các bạn đến đây để tái khám phá chân lý về sự tạo dựng và để tìm lại một cảm thức thán phục trước vẻ đẹp của thế giới tạo vật. Các bạn đến để canh tân trong chính tâm hồn mình ý thức về phẩm giá con người, được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Và con người chỉ nhận thức được căn tính vinh quang của mình khi khám phá và đón nhận Ðức Kytô là Nguồn Cội Sự Sống. Khi các bạn xác tín vào nhân phẩm của mình, các bạn sẽ chuyển lửa làm bừng sáng cả thế giới. Cha cầu mong với sự tin tưởng vào một Nhân Loại Mới mà các bạn đang giúp hình thành. Cha nhìn đến Giáo Hội sẽ được trẻ trung hóa nhờ Thần Khí Ðức Kytô qua sự dấn thân của các bạn."
Với cái nhìn của người đời trần tục, không ai có thể tin rằng tất cả những dư âm và những hiện tượng vĩ đại trong Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới vừa qua lại do Ðức Gioan Phaolô II, một ông cụ già nay đã 80 tuổi, lưng bắt đầu còng, mang bệnh Parkinson run rẩy chân tay, nhiều khi nói không rõ tiếng, chân bước chậm chạp, lại là nhà đạo diễn chính của đại hội, chứ không phải một siêu sao nhạc Rock hoặc ít ra cũng là một nhà chính trị trẻ trung hoạt bát hấp dẫn hứa hẹn đủ điều với các bạn trẻ !! Nhưng giả thiết có là một siêu sao điện ảnh hay âm nhạc hoặïc một chính trị gia tài ba nào đi chăng nữa, họ cũng không có khả năng thu hút được gần ba triệu bạn trẻ thuộc 165 quốc gia, tạm ngưng việc học tập, công việc làm ăn, lên đường đổ về Rôma với bất chấp mọi trở ngại thời tiết hoặc khó khăn tài chánh ?!..
Nhưng với cái nhìn sâu hơn về thần học của những người sống bằng Niềm Tin Công Giáo, chúng ta thấy tất cả những dư âm, những hiện tượng vĩ đại ngoài sức tưởng tượng của con người đã tạo nên thành quả của đại hội vừa qua, phải nói đến trước nhất là những ảnh hưởng tâm linh đang âm thầm tác động trong tâm hồn hàng triệu bạn trẻ khắp nơi từ đại hội giới trẻ trở về... Những thành quả tinh thần ấy không bao giờ được thống kê, không được thông báo trên các cơ quan truyền thông !! Phải chính những biến chuyển tâm linh, những quyết tâm thề nguyền bước sang một Ðời Sống Mới để thực hiện Sứ Vụ Mới " Ðốt Cháy Thế Giới Bằng Tình Yêu Thiên Chúa" ấy mới đang được ngưỡng mộ. Và nhân vật nào đang âm thầm tác động những thành quả tâm linh ấy qua con người của Ðức Gioan Phaolô II, nếu không phải là Chúa Thánh Linh đang hoạt động và hướng dẫn Giáo Hội từ ngày thành lập đến nay, vì Thiên Chúa vẫn quan phòng thật kỳ diệu trong lòng Giáo Hội và Thế Giới.
Sống giữa thế giới ba chìm bảy nổi với những áp lực của thời cuộc và cuộc sống hoặc những xô đẩy của môi trường bạo lực, thù hận, tranh chấp hoặc những băn khoăn khôn nguôi của thân phận con người, rất nhiều lúc chúng ta quên rằng Thiên Chúa là Chủ của Lịch Sử. Ngài luôn luôn hiện diện trong lịch sử loài người vì thế giới này là tạo vật do Ngài sáng tạo. Thiên Chúa vẫn quan phòng thật kỳ diệu trong lòng Giáo Hội và Thế Giới qua từng giai đoạn lịch sử, qua những biến cố lớn nhỏ xảy ra trong thế giới loài người.
Nếu trước đây Thiên Chúa đã gửi đến cho chúng ta những vị Giáo Hoàng như Ðức Piô IX (1792 - 1878) với sáng kiến triệu tập Công Ðồng Vatican I (1869 - 1870) hoặc với Ðức Gioan XXIII (1881 - 1963) với việc thành lập Công Ðồng Vatican II (1962 - 1965) đã rộng mở những trang mới trong lịch sử Giáo Hội, đem lại sức sống mới Canh Tân Giáo Hội trong mọi lãnh vực thì chúng ta phải công bằng nhìn nhận rằng với Ðức Gioan Phaolô II, là một con người đặc biệt của Thiên Chúa, đã chiếm trọn được lòng yêu mến và sự kính trọng của mọi người vượt qua mọi hàng rào nhân loại. Trong 22 năm qua (1978 - 2000) trong ngôi vị Giáo Hoàng, Ngài là một nhân vật lịch sử đã góp phần đáng kể trong việc làm sụp đổ cả một hệ thống chế độ cộng sản Xô Viết và Ðông Âu ( Xin xem bài :Con Người Thay Ðổi Lịch Sử Thế Giới và bài Những Ngày Tàn của Cộng Sản Xô Viết của tác giả ). Ngài không bao giờ mệt mỏi qua 97 chuyến công du khắp thế giới để an ủi khích lệ mọi người, kêu gọi xóa bỏ hận thù thì chính Ngài, Ðức Gioan Phaolô II, có sáng kiến triệu tập các Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Phải chăng đó chính là những nét nổi bật nhất trong triều đại của Ðức Gioan Phaolô II.
Thiên Chúa vẫn quan phòng thật kỳ diệu trong lòng Giáo Hội và Thế Giới trong từng giây phút của cuộc sống chúng ta và trong lịch sử loài người... Tin tưởng vào sự hiện diện và hướng dẫn kỳ diệu ấy của Thiên Chúa, chúng ta hãy nhìn những mốc thời gian như những Tín Hiệu của Hy Vọng. Ngay cả trong thất bại, rủi ro, tang tóc, đau thương, chúng ta cũng luôn luôn nhận ra những Dấu Chỉ của Hy Vọng. Tất cả mọi biến cố xảy đến đều được nhìn trong Ánh Sáng của Hy Vọng và Tin Tưởng. Tất cả những đau thương tang tóc không phải là ngõ cụt, là đường cùng, là tăm tối mà chính là đường dẫn bạn và tôi đến Ánh Sáng, thưa bạn đọc thân mến.