1. Đức Bênêđíctô XVI ca ngợi “âm nhạc vinh tụng ca” của Bach trong liên hoan âm nhạc ở Leipzig
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã lên tiếng ca ngợi “âm nhạc vinh tụng ca” của Johann Sebastian Bach trong một thông điệp gởi tới một liên hoan âm nhạc ở Đức.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 27 tháng 7, ban tổ chức Festival nhạc Bach 2021 ở Leipzig, cho biết Đức Bênêđictô XVI bày tỏ sự hài lòng khi thấy lễ hội sẽ bao gồm một trường ca của Bach có tên là “Đấng Thiên Sai”, trong đó nhà soạn nhạc dùng tài năng âm nhạc của mình để ghi lại cuộc đời của Chúa Giêsu qua âm nhạc.
Đức Bênêđictô viết: “Nét đặc thù của lễ hội này là nó đã tổng hợp các tác phẩm của Bach liên quan đến cuộc sống và công việc của Chúa Giêsu Kitô thành Nazareth vào một tổng thể, và, do đó, đem đến cho chúng ta cái nhìn của Bach về ‘Đấng Messiah’”.
Liên hoan Bach sẽ được tổ chức từ ngày 12 đến 15, tháng 6, năm 2021, với chủ đề “Ơn Cứu Chuộc”. Trường ca “Đấng Thiên Sai” của Bach sẽ được trình tấu trong 11 buổi hòa nhạc kéo dài đến bốn ngày trong các nhà thờ của Leipzig, thành phố ở miền đông nước Đức, nơi nhà soạn nhạc qua đời năm 1750. Trường ca sẽ bao gồm 33 bản cantat của Bach, Bài Thương Khó theo Tin Mừng Thánh Matthêu, các bài liên quan đến Giáng sinh, Phục sinh và bài Ôratô Thăng thiên.
CNA tiếng Đức cho biết hai buổi biểu diễn nổi bật trường ca “Messiah” sẽ do George Frideric Handel trình tấu. Một trong hai buổi biểu diễn sẽ diễn ra tại nhà thờ chính tòa Halle, nơi nhà soạn nhạc chào đời.
Trong khi lên kế hoạch cho liên hoan âm nhạc này, giám đốc nghệ thuật Michael Maul đã đọc bộ ba cuốn “Chúa Giêsu thành Nazareth” của Đức Bênêđíctô thứ 16 được xuất bản trong giai đoạn 2007 và 2012 khi ngài đang trong cương vị Mục Tử Toàn Thể Đoàn Chiên Chúa.
Maul đã trao đổi thư từ với Đức Bênêđíctô XVI, mà cao điểm là thông điệp của Đức Giáo Hoàng danh dự gởi đến liên hoan âm nhạc này.
Các nhà tổ chức liên hoan cho biết vị Giáo Hoàng nghỉ hưu, năm nay 93 tuổi, nói với họ rằng ngài đã viết thông điệp trên hồi tháng Sáu năm 2019, “vì tôi không biết sức khỏe của tôi còn chống đỡ được bao lâu trước thử thách của thời gian.”
Trong thông điệp, Đức Bênêđíctô than thở rằng: “Đức tin đã sản sinh ra âm nhạc này và là đức tin mà Bach, trong tư cách là một nhạc sĩ, đã trung thành phục vụ, hiện đang tàn lụi và chỉ còn ảnh hưởng như một lực lượng văn hóa.”
“Là một tín hữu Kitô mộ đạo, ta có thể lấy làm tiếc trước sự suy giảm này, nhưng thật ra nó vẫn có một yếu tố tích cực. Vì thực tế là người ta vẫn còn chấp nhận âm nhạc này như một nét văn hóa, đó là kết quả của cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu và âm nhạc ấy mang nguồn gốc này mãi mãi”
“Chúng ta hãy nhớ rằng theo Bach, ‘sự kết thúc và cùng đích của lý trí’ của tất cả mọi thể loại âm nhạc ‘không gì khác hơn là vinh quang của Thiên Chúa và sự thanh thản của tâm hồn’. Và thực sự, âm nhạc vinh tụng ca của Bach đã làm chúng ta xúc động sâu sắc và tôn vinh Thiên Chúa, ngay cả khi ông không chính thức thể hiện qua đức tin.”
“Trong ý nghĩa này, chính những người chia sẻ đức tin với Bach có thể vui mừng và biết ơn rằng thông qua âm nhạc của ông, bầu khí đức tin, hình ảnh của Chúa Giêsu Kitô, sáng lên ngay cả khi chính đức tin không hiện diện.”
Đức Giáo Hoàng danh dự viết tiếp: “Và như thế đối với tôi có vẻ như có một quá trình hai chiều: đức tin đã tạo ra nền văn hóa, là điều tỏa sáng xa hơn nữa. Nhưng ngược lại, ngay cả ngày nay, nền văn hóa này vẫn truyền tải một cái gì đó có nguồn gốc của nó cho toàn thế giới. Đó là một cái gì đó giống với ‘hương thơm dễ chịu’ tỏa ra từ Chúa Kitô (x. 2Cr 2, 14f). Nó không có ý định truyền giáo; ‘hương thơm dễ chịu’ hiện diện vì mục đích riêng của nó, không có ý định, nhưng chính bằng cách này nó lại lan truyền ‘vinh quang của Chúa’”
“Như thế, chúng ta hết thảy, cả các Kitô hữu và những người ngoài Kitô giáo, các tín hữu và những người không có niềm tin, có thể để cho mình bị xúc động bởi vẻ đẹp, và biết rằng nó chỉ cho chúng ta đâu là chính lộ. Theo nghĩa này, tôi gởi đến anh chị em những lời chúc tốt đẹp nhất và những lời chúc chân thành của tôi đối với Lễ hội Bach 2021.”
Source:Catholic News AgencyBenedict XVI praises “glorious music” of Bach in festival message
2. Ngỡ ngàng trong vụ hỏa hoạn tại nhà thờ chính tòa Nantes: Người giúp lễ lại là người đốt nhà thờ
Một tình nguyện viên giúp việc trong nhà thờ, và cũng là một người giúp lễ đã thừa nhận phóng hỏa nhà thờ chính tòa Nantes. Diễn biến này gây kinh ngạc cho nhiều người.
Như chúng tôi đã đưa tin khoảng 7:30 sáng ngày thứ Bẩy 18 tháng 7, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại nhà thờ chính tòa hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ của thành phố Nantes cách Paris 380km về phía Tây Nam.
Những ngọn lửa lớn có thể nhìn thấy từ bên ngoài tòa nhà. Hơn 100 lính cứu hỏa đã đến nơi vào lúc 7giờ 44 phút và đã vất vả chiến đấu với ngọn lửa. Cuối cùng, họ đã khống chế được trận hỏa hoạn sau vài giờ.
Trong cuộc họp báo vào buổi chiều cùng ngày, Công tố viên Pierre Sennes cho biết lính cứu hỏa ghi nhận có đến 3 đám cháy bên trong ngôi nhà thờ. Do đó, họ tin rằng đây là một vụ cố ý phóng hỏa đốt nhà thờ.
Ngọn lửa đã phá hủy các cửa sổ kính màu và cây đàn đại phong cầm của ngôi nhà thờ có từ thế kỷ 15, gây ra thiệt hại không dưới 150, 000 Euros.
Khám xét hiện trường cảnh sát ghi nhận cửa không bị phá. Do đó, một thiện nguyện viên là người khóa cửa nhà thờ bị cảnh sát Pháp thẩm vấn vì nghi ngờ có liên quan đến vụ hỏa hoạn tại nhà thờ chính tòa Nantes đã được trả tự do.
Thiện nguyện viên này là một người tị nạn Rwandan 39 tuổi đã bị giam giữ sau vụ hỏa hoạn ngày 18 tháng 7 tại nhà thờ chính tòa Nantes /non-ts/. Công tố viện thành phố Nantes /non-ts/ cho biết anh ta đã được trả tự do vào tối Chúa Nhật 19 tháng 7.
BBC đưa tin, người đàn ông này, không được nêu tên, chịu trách nhiệm khóa nhà thờ một ngày trước vụ cháy. Anh đã bị giam giữ vào hôm thứ bảy và bị cảnh sát thẩm vấn để làm sáng tỏ một số điểm nghi ngờ.
Công tố viên Pierre Sennes của thành phố Nantes /non-ts/ nói với Reuters: “Anh ấy không có liên quan đến vụ hỏa hoạn. Những nghi ngờ của cảnh sát đã được làm sáng tỏ.”
Le Figaro trích dẫn Jean-Charles Nowak, một nhân viên tại nhà thờ, nói rằng người thiện nguyện viên này là “một người hăng say với nhiệm vụ” và đã “phải chịu đựng rất nhiều đau khổ ở Rwanda.”
Nowak nói với tờ Le Figaro: “Tôi không tin dù chỉ trong một giây rằng anh ta có thể đã phóng hỏa ngôi nhà thờ. Đó là một nơi anh ta rất sùng mộ”.
Tuy nhiên, trong một diễn biến đầy ngỡ ngàng, tờ Le Figaro cho biết một tuần sau đó, anh ta đã bị bắt trở lại và ngày 25 tháng 7, anh ta chính thức bị truy tố về “tội phá hủy và gây thiệt hại bằng cách phóng hỏa.”
Công tố viên Pierre Sennes cho biết trong một tuyên bố rằng tình nguyện viên này đã thú nhận tội lỗi với các cơ quan điều tra và khẳng định mình đã đốt ba đám cháy trong nhà thờ.
Ông Quentin Chabert, là luật sư của bị cáo nói với tờ Presse-Océan ngày 25 tháng 7 rằng:
“Thân chủ của tôi hiện nay chìm trong sự hối hận và kinh hoàng trước tầm mức thiệt hại của vụ hỏa hoạn.”
Khi được hỏi tại sao anh ta lại phóng hỏa nhà thờ, luật sư Quentin Chabert từ chối không đưa ra lời giải thích.
AFP báo cáo rằng tình nguyện viên này, cho đến nay vẫn chưa được công khai nêu danh tính, từng là một người giúp lễ, và chịu trách nhiệm đóng cửa nhà thờ chính tòa hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ trong đêm xảy ra hỏa hoạn.
Anh ta phải đối diện với án tù lên đến 10 năm.
Source:Catholic News AgencyNantes cathedral fire: Altar server charged with arson
3. Úc đã 'cách mạng hóa vị thế của mình đối với Trung Quốc' bằng cách 'đứng về phía Hoa Kỳ
Giáo sư Joe Siracusa của Đại Học RMIT nói Úc đã “ cách mạng hóa vị thế của mình đối với Trung Quốc khi bác bỏ các yêu sách lãnh hải của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Úc đã tuyên bố các hành động của Trung Quốc, bao gồm việc xây dựng các đảo nhân tạo và các căn cứ quân sự trong tuyến đường thủy chiến lược, là không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và do đó là không hợp lệ.
Ông Siracusa nói với Sky News Australia rằng “trong quá khứ Úc đã từng thẳng thắn bày tỏ quan điểm nhưng chưa bao giờ đứng hẳn về một bên”.
“Lần này Úc đã đưa ra một quan điểm rõ ràng và đồng thời, chúng ta chọn vị thế đứng bên cạnh Hoa Kỳ.”
“Vì vậy, Trung Quốc thấy Úc tiến bước ngay phía sau Mỹ trong một quyết định không thể đảo ngược.”
Hôm thứ Bẩy 25 tháng 7, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian - 赵丽坚), cảnh cáo rằng Úc chẳng còn có thể làm gì để sửa chữa thiệt hại. Giáo sư Joe Siracusa nói “Nhận xét đó là hoàn toàn chính xác. Nhưng chúng ta không có ý định ngoái đầu nhìn lại như Trung Quốc nghĩ.”
Source:Sky News AustraliaAustralia has 'revolutionised its position on China' by 'siding with the US
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã lên tiếng ca ngợi “âm nhạc vinh tụng ca” của Johann Sebastian Bach trong một thông điệp gởi tới một liên hoan âm nhạc ở Đức.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 27 tháng 7, ban tổ chức Festival nhạc Bach 2021 ở Leipzig, cho biết Đức Bênêđictô XVI bày tỏ sự hài lòng khi thấy lễ hội sẽ bao gồm một trường ca của Bach có tên là “Đấng Thiên Sai”, trong đó nhà soạn nhạc dùng tài năng âm nhạc của mình để ghi lại cuộc đời của Chúa Giêsu qua âm nhạc.
Đức Bênêđictô viết: “Nét đặc thù của lễ hội này là nó đã tổng hợp các tác phẩm của Bach liên quan đến cuộc sống và công việc của Chúa Giêsu Kitô thành Nazareth vào một tổng thể, và, do đó, đem đến cho chúng ta cái nhìn của Bach về ‘Đấng Messiah’”.
Liên hoan Bach sẽ được tổ chức từ ngày 12 đến 15, tháng 6, năm 2021, với chủ đề “Ơn Cứu Chuộc”. Trường ca “Đấng Thiên Sai” của Bach sẽ được trình tấu trong 11 buổi hòa nhạc kéo dài đến bốn ngày trong các nhà thờ của Leipzig, thành phố ở miền đông nước Đức, nơi nhà soạn nhạc qua đời năm 1750. Trường ca sẽ bao gồm 33 bản cantat của Bach, Bài Thương Khó theo Tin Mừng Thánh Matthêu, các bài liên quan đến Giáng sinh, Phục sinh và bài Ôratô Thăng thiên.
CNA tiếng Đức cho biết hai buổi biểu diễn nổi bật trường ca “Messiah” sẽ do George Frideric Handel trình tấu. Một trong hai buổi biểu diễn sẽ diễn ra tại nhà thờ chính tòa Halle, nơi nhà soạn nhạc chào đời.
Trong khi lên kế hoạch cho liên hoan âm nhạc này, giám đốc nghệ thuật Michael Maul đã đọc bộ ba cuốn “Chúa Giêsu thành Nazareth” của Đức Bênêđíctô thứ 16 được xuất bản trong giai đoạn 2007 và 2012 khi ngài đang trong cương vị Mục Tử Toàn Thể Đoàn Chiên Chúa.
Maul đã trao đổi thư từ với Đức Bênêđíctô XVI, mà cao điểm là thông điệp của Đức Giáo Hoàng danh dự gởi đến liên hoan âm nhạc này.
Các nhà tổ chức liên hoan cho biết vị Giáo Hoàng nghỉ hưu, năm nay 93 tuổi, nói với họ rằng ngài đã viết thông điệp trên hồi tháng Sáu năm 2019, “vì tôi không biết sức khỏe của tôi còn chống đỡ được bao lâu trước thử thách của thời gian.”
Trong thông điệp, Đức Bênêđíctô than thở rằng: “Đức tin đã sản sinh ra âm nhạc này và là đức tin mà Bach, trong tư cách là một nhạc sĩ, đã trung thành phục vụ, hiện đang tàn lụi và chỉ còn ảnh hưởng như một lực lượng văn hóa.”
“Là một tín hữu Kitô mộ đạo, ta có thể lấy làm tiếc trước sự suy giảm này, nhưng thật ra nó vẫn có một yếu tố tích cực. Vì thực tế là người ta vẫn còn chấp nhận âm nhạc này như một nét văn hóa, đó là kết quả của cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu và âm nhạc ấy mang nguồn gốc này mãi mãi”
“Chúng ta hãy nhớ rằng theo Bach, ‘sự kết thúc và cùng đích của lý trí’ của tất cả mọi thể loại âm nhạc ‘không gì khác hơn là vinh quang của Thiên Chúa và sự thanh thản của tâm hồn’. Và thực sự, âm nhạc vinh tụng ca của Bach đã làm chúng ta xúc động sâu sắc và tôn vinh Thiên Chúa, ngay cả khi ông không chính thức thể hiện qua đức tin.”
“Trong ý nghĩa này, chính những người chia sẻ đức tin với Bach có thể vui mừng và biết ơn rằng thông qua âm nhạc của ông, bầu khí đức tin, hình ảnh của Chúa Giêsu Kitô, sáng lên ngay cả khi chính đức tin không hiện diện.”
Đức Giáo Hoàng danh dự viết tiếp: “Và như thế đối với tôi có vẻ như có một quá trình hai chiều: đức tin đã tạo ra nền văn hóa, là điều tỏa sáng xa hơn nữa. Nhưng ngược lại, ngay cả ngày nay, nền văn hóa này vẫn truyền tải một cái gì đó có nguồn gốc của nó cho toàn thế giới. Đó là một cái gì đó giống với ‘hương thơm dễ chịu’ tỏa ra từ Chúa Kitô (x. 2Cr 2, 14f). Nó không có ý định truyền giáo; ‘hương thơm dễ chịu’ hiện diện vì mục đích riêng của nó, không có ý định, nhưng chính bằng cách này nó lại lan truyền ‘vinh quang của Chúa’”
“Như thế, chúng ta hết thảy, cả các Kitô hữu và những người ngoài Kitô giáo, các tín hữu và những người không có niềm tin, có thể để cho mình bị xúc động bởi vẻ đẹp, và biết rằng nó chỉ cho chúng ta đâu là chính lộ. Theo nghĩa này, tôi gởi đến anh chị em những lời chúc tốt đẹp nhất và những lời chúc chân thành của tôi đối với Lễ hội Bach 2021.”
Source:Catholic News Agency
2. Ngỡ ngàng trong vụ hỏa hoạn tại nhà thờ chính tòa Nantes: Người giúp lễ lại là người đốt nhà thờ
Một tình nguyện viên giúp việc trong nhà thờ, và cũng là một người giúp lễ đã thừa nhận phóng hỏa nhà thờ chính tòa Nantes. Diễn biến này gây kinh ngạc cho nhiều người.
Như chúng tôi đã đưa tin khoảng 7:30 sáng ngày thứ Bẩy 18 tháng 7, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại nhà thờ chính tòa hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ của thành phố Nantes cách Paris 380km về phía Tây Nam.
Những ngọn lửa lớn có thể nhìn thấy từ bên ngoài tòa nhà. Hơn 100 lính cứu hỏa đã đến nơi vào lúc 7giờ 44 phút và đã vất vả chiến đấu với ngọn lửa. Cuối cùng, họ đã khống chế được trận hỏa hoạn sau vài giờ.
Trong cuộc họp báo vào buổi chiều cùng ngày, Công tố viên Pierre Sennes cho biết lính cứu hỏa ghi nhận có đến 3 đám cháy bên trong ngôi nhà thờ. Do đó, họ tin rằng đây là một vụ cố ý phóng hỏa đốt nhà thờ.
Ngọn lửa đã phá hủy các cửa sổ kính màu và cây đàn đại phong cầm của ngôi nhà thờ có từ thế kỷ 15, gây ra thiệt hại không dưới 150, 000 Euros.
Khám xét hiện trường cảnh sát ghi nhận cửa không bị phá. Do đó, một thiện nguyện viên là người khóa cửa nhà thờ bị cảnh sát Pháp thẩm vấn vì nghi ngờ có liên quan đến vụ hỏa hoạn tại nhà thờ chính tòa Nantes đã được trả tự do.
Thiện nguyện viên này là một người tị nạn Rwandan 39 tuổi đã bị giam giữ sau vụ hỏa hoạn ngày 18 tháng 7 tại nhà thờ chính tòa Nantes /non-ts/. Công tố viện thành phố Nantes /non-ts/ cho biết anh ta đã được trả tự do vào tối Chúa Nhật 19 tháng 7.
BBC đưa tin, người đàn ông này, không được nêu tên, chịu trách nhiệm khóa nhà thờ một ngày trước vụ cháy. Anh đã bị giam giữ vào hôm thứ bảy và bị cảnh sát thẩm vấn để làm sáng tỏ một số điểm nghi ngờ.
Công tố viên Pierre Sennes của thành phố Nantes /non-ts/ nói với Reuters: “Anh ấy không có liên quan đến vụ hỏa hoạn. Những nghi ngờ của cảnh sát đã được làm sáng tỏ.”
Le Figaro trích dẫn Jean-Charles Nowak, một nhân viên tại nhà thờ, nói rằng người thiện nguyện viên này là “một người hăng say với nhiệm vụ” và đã “phải chịu đựng rất nhiều đau khổ ở Rwanda.”
Nowak nói với tờ Le Figaro: “Tôi không tin dù chỉ trong một giây rằng anh ta có thể đã phóng hỏa ngôi nhà thờ. Đó là một nơi anh ta rất sùng mộ”.
Tuy nhiên, trong một diễn biến đầy ngỡ ngàng, tờ Le Figaro cho biết một tuần sau đó, anh ta đã bị bắt trở lại và ngày 25 tháng 7, anh ta chính thức bị truy tố về “tội phá hủy và gây thiệt hại bằng cách phóng hỏa.”
Công tố viên Pierre Sennes cho biết trong một tuyên bố rằng tình nguyện viên này đã thú nhận tội lỗi với các cơ quan điều tra và khẳng định mình đã đốt ba đám cháy trong nhà thờ.
Ông Quentin Chabert, là luật sư của bị cáo nói với tờ Presse-Océan ngày 25 tháng 7 rằng:
“Thân chủ của tôi hiện nay chìm trong sự hối hận và kinh hoàng trước tầm mức thiệt hại của vụ hỏa hoạn.”
Khi được hỏi tại sao anh ta lại phóng hỏa nhà thờ, luật sư Quentin Chabert từ chối không đưa ra lời giải thích.
AFP báo cáo rằng tình nguyện viên này, cho đến nay vẫn chưa được công khai nêu danh tính, từng là một người giúp lễ, và chịu trách nhiệm đóng cửa nhà thờ chính tòa hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ trong đêm xảy ra hỏa hoạn.
Anh ta phải đối diện với án tù lên đến 10 năm.
Source:Catholic News Agency
3. Úc đã 'cách mạng hóa vị thế của mình đối với Trung Quốc' bằng cách 'đứng về phía Hoa Kỳ
Giáo sư Joe Siracusa của Đại Học RMIT nói Úc đã “ cách mạng hóa vị thế của mình đối với Trung Quốc khi bác bỏ các yêu sách lãnh hải của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Úc đã tuyên bố các hành động của Trung Quốc, bao gồm việc xây dựng các đảo nhân tạo và các căn cứ quân sự trong tuyến đường thủy chiến lược, là không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và do đó là không hợp lệ.
Ông Siracusa nói với Sky News Australia rằng “trong quá khứ Úc đã từng thẳng thắn bày tỏ quan điểm nhưng chưa bao giờ đứng hẳn về một bên”.
“Lần này Úc đã đưa ra một quan điểm rõ ràng và đồng thời, chúng ta chọn vị thế đứng bên cạnh Hoa Kỳ.”
“Vì vậy, Trung Quốc thấy Úc tiến bước ngay phía sau Mỹ trong một quyết định không thể đảo ngược.”
Hôm thứ Bẩy 25 tháng 7, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian - 赵丽坚), cảnh cáo rằng Úc chẳng còn có thể làm gì để sửa chữa thiệt hại. Giáo sư Joe Siracusa nói “Nhận xét đó là hoàn toàn chính xác. Nhưng chúng ta không có ý định ngoái đầu nhìn lại như Trung Quốc nghĩ.”
Source:Sky News Australia