Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris đã hoan nghênh lời cam kết mới nhất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đẩy mạnh việc tái thiết lại nhà thờ Đức Bà.
“Tôi không thể nói cho toàn thể nhân loại, nhưng điều này chắc chắn là một khoảnh khắc xúc động được chứng kiến toàn cầu,” Đức Tổng Giám Mục Aupetit phát biểu trên Radio Notre Dame hôm 15 tháng Tư, một năm sau khi một đám cháy phá hủy một phần của cấu trúc lịch sử này.
“Cả thành phố và quốc gia, là các thành phần sở hữu nhà thờ, đều đồng thanh về mục tiêu tái thiết, và điều quan trọng là thể hiện từ các lễ nghi trong Tuần Thánh của chúng ta rằng điều này bây giờ đang đi đúng hướng. Theo nghĩa này, điều quan trọng là cho thấy nhà thờ đang sống động hơn là tưởng niệm một ngày buồn như vậy.”
Theo chiều hướng đó, quả chuông Emmanuel nặng 14.6 tấn trong tòa tháp phía nam của nhà thờ đã được đánh lên vào lúc 8 giờ tối ngày 15 tháng 4.
Cùng ngày, tổng thống Macron mô tả Notre Dame như một “biểu tượng cho khả năng phục hồi của xã hội” và cam kết thực hiện mọi nỗ lực để bảo đảm ngôi nhà thờ được tái tạo đầy đủ vào năm 2024. Ông lưu ý việc xây dựng đang bị ngưng lại vì cuộc khủng hoảng coronavirus, nhưng cho biết sẽ “khởi động lại càng sớm càng tốt.”
Khoảng 500 lính cứu hỏa đã chiến đấu để cứu nhà thờ 850 tuổi trong trận hỏa hoạn ngày 15 tháng 4 năm 2019, làm sụp đổ ngọn tháp cao 91.5 mét và hai phần ba mái nhà làm bằng gỗ sồi từ thế kỷ 13, cũng như phá hủy phần lớn nội thất bằng gỗ.
Lính cứu hỏa đã anh dũng cứu được nhiều tác phẩm nghệ thuật và các vật dụng thánh trong nhà thờ, bao gồm vương miện gai, mà quân La mã đã đội lên đầu Chúa Giêsu trong cuộc thương khó, và một chiếc áo dài bằng vàng được thánh vương Louis thứ 9 mặc.
Jean-Louis Georgelin, nguyên tổng giám sát việc tái thiết, nói với tờ Le Pelerin của Tuần báo Công Giáo Pháp, rằng ông tin một Te Deum, tức là một lễ tạ ơn, nhân dịp hoàn tất việc tái thiết sẽ được tổ chức tại ngôi nhà thờ này vào ngày 16 tháng 4 năm 2024, năm Paris tổ chức Thế vận hội Olympic.
Tổng thống Macron nói cuộc khủng hoảng coronavirus hiện đang thu hút “tất cả những suy nghĩ” tại Pháp, nhưng ông đã ca ngợi “các chuyên gia, kiến trúc sư, nghệ nhân, và những người lao động đang làm việc để xây dựng lại nhà thờ, cũng như 340,000 người dân và các tổ chức trên toàn thế giới đã quyên góp cho quỹ tái thiết.
“Người Pháp sẽ một lần nữa tái khám phá niềm vui được hiệp nhất với nhau, và ngọn tháp của Notre Dame sẽ một lần nữa vươn lên trên bầu trời,” ông nói.
Source:CruxParis archbishop welcomes Macron’s renewed pledge to rebuild Notre Dame
“Tôi không thể nói cho toàn thể nhân loại, nhưng điều này chắc chắn là một khoảnh khắc xúc động được chứng kiến toàn cầu,” Đức Tổng Giám Mục Aupetit phát biểu trên Radio Notre Dame hôm 15 tháng Tư, một năm sau khi một đám cháy phá hủy một phần của cấu trúc lịch sử này.
“Cả thành phố và quốc gia, là các thành phần sở hữu nhà thờ, đều đồng thanh về mục tiêu tái thiết, và điều quan trọng là thể hiện từ các lễ nghi trong Tuần Thánh của chúng ta rằng điều này bây giờ đang đi đúng hướng. Theo nghĩa này, điều quan trọng là cho thấy nhà thờ đang sống động hơn là tưởng niệm một ngày buồn như vậy.”
Theo chiều hướng đó, quả chuông Emmanuel nặng 14.6 tấn trong tòa tháp phía nam của nhà thờ đã được đánh lên vào lúc 8 giờ tối ngày 15 tháng 4.
Cùng ngày, tổng thống Macron mô tả Notre Dame như một “biểu tượng cho khả năng phục hồi của xã hội” và cam kết thực hiện mọi nỗ lực để bảo đảm ngôi nhà thờ được tái tạo đầy đủ vào năm 2024. Ông lưu ý việc xây dựng đang bị ngưng lại vì cuộc khủng hoảng coronavirus, nhưng cho biết sẽ “khởi động lại càng sớm càng tốt.”
Khoảng 500 lính cứu hỏa đã chiến đấu để cứu nhà thờ 850 tuổi trong trận hỏa hoạn ngày 15 tháng 4 năm 2019, làm sụp đổ ngọn tháp cao 91.5 mét và hai phần ba mái nhà làm bằng gỗ sồi từ thế kỷ 13, cũng như phá hủy phần lớn nội thất bằng gỗ.
Lính cứu hỏa đã anh dũng cứu được nhiều tác phẩm nghệ thuật và các vật dụng thánh trong nhà thờ, bao gồm vương miện gai, mà quân La mã đã đội lên đầu Chúa Giêsu trong cuộc thương khó, và một chiếc áo dài bằng vàng được thánh vương Louis thứ 9 mặc.
Jean-Louis Georgelin, nguyên tổng giám sát việc tái thiết, nói với tờ Le Pelerin của Tuần báo Công Giáo Pháp, rằng ông tin một Te Deum, tức là một lễ tạ ơn, nhân dịp hoàn tất việc tái thiết sẽ được tổ chức tại ngôi nhà thờ này vào ngày 16 tháng 4 năm 2024, năm Paris tổ chức Thế vận hội Olympic.
Tổng thống Macron nói cuộc khủng hoảng coronavirus hiện đang thu hút “tất cả những suy nghĩ” tại Pháp, nhưng ông đã ca ngợi “các chuyên gia, kiến trúc sư, nghệ nhân, và những người lao động đang làm việc để xây dựng lại nhà thờ, cũng như 340,000 người dân và các tổ chức trên toàn thế giới đã quyên góp cho quỹ tái thiết.
“Người Pháp sẽ một lần nữa tái khám phá niềm vui được hiệp nhất với nhau, và ngọn tháp của Notre Dame sẽ một lần nữa vươn lên trên bầu trời,” ông nói.
Source:Crux