1. Phản ứng của các Giám Mục Hoa Kỳ trước tình hình hiện nay.
Ngay khi Hoa Kỳ vẫn đang còn phải vật lộn với đại dịch coronavirus, sự phẫn nộ, đau buồn và tức giận về vụ giết một người đàn ông da đen không vũ trang đã dấy lên các cuộc biểu tình lôi cuốn hàng trăm ngàn người trên toàn quốc.
Đã có các báo cáo cho biết nhiều người Việt mất trắng cơ ngơi sau một tuần bạo loạn. Ra làm ăn đương nhiên phải có bảo hiểm. Tuy nhiên, trước tình trạng đóng cửa vì đại dịch coronavirus kinh hoàng, một số người do không có thu nhập, doanh nghiệp phải đóng cửa nên đã không đóng bảo hiểm. Vì thế, cơ nghiệp dành dụm trong bao nhiêu năm phúc chốc tan thành mây khói.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ tìm được ơn an ủi và giữ được lòng trông cậy trong hoàn cảnh quá khắc nghiệt này.
Trước những diễn biến hiện nay, nhiều Giám Mục Hoa Kỳ cũng đã tham gia kêu gọi công lý cho các nạn nhân và gia đình họ. Trước hết là cho linh hồn anh George Floyd và gia đình anh, sau là cho những nạn nhân khác bất ngờ mất hết sinh kế.
“Các phẫn nộ xung quanh cái chết của George Floyd là dễ hiểu và công lý phải được phục hồi.” Tổng giám mục Samuel J. Aquila của Denver cho biết trong một tuyên bố ngày 30 tháng 5 liên quan đến cái chết của anh Floyd 46 tuổi.
Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago cho biết:
“Minneapolis là một thành phố thường được ca ngợi là một mô hình của sự hội nhập, tôi thật ngỡ ngàng khi biết rằng mạng sống của một người da đen chỉ đáng một tờ giấy bạc $20”.
Trong một tuyên bố hôm 31 Tháng Năm, Đức Hồng Y nói rằng ngài đã trải qua vài đêm xem các cuộc biểu tình “trong đau đớn khi sự giận dữ dồn nén của người dân bốc cháy trên khắp nước ta.”
Đức Hồng Y Cupich cho biết ngài đã chứng kiến sự phát triển của “thành phố nơi tôi sinh ra, các thành phố nơi tôi đã sống, thành phố bây giờ tôi đang coi sóc, thành phố nơi tôi đã được đào tạo, ” và bây giờ bất thình ngài nhìn thấy các thành phố ấy “bốc cháy”.
Mặc dù các cuộc biểu tình phần lớn là hòa bình, nhưng các nhóm nhỏ trong quần chúng biểu tình đã đốt xe, đột nhập và cướp bóc các doanh nghiệp tại các thành phố như Minneapolis, Los Angeles, Philadelphia, New York và Washington - tất cả hiện đã đưa ra lệnh giới nghiêm.
Ở một số địa phương, như Coral Gables, Florida và Flint, Michigan, chính quyền đã đối thoại và thậm chí cầu nguyện với người biểu tình.
Vào ngày 30 tháng 5, các sĩ quan cảnh sát ở Coral Gables đã tham gia biểu tình, quỳ xuống cúi đầu tưởng niệm trong 8 phút 46 giây là thời gian anh George Floyd bị đè nghẹt cổ. Cảnh sát trưởng Chris Swanson ở Flint Township cũng nói trước một đám đông những người biểu tình, rằng ông đã đặt vũ khí của mình xuống và nói với họ rằng: “Lý do duy nhất chúng tôi ở đây là để bảo đảm rằng tiếng nói của các bạn được nghe thấy.” Sau đó, họ yêu cầu ông đi với họ và ông đã làm như thế.
Nhưng ở những nơi khác, chẳng hạn như tại Tòa Bạch Ốc, xe hơi bị đốt cháy, các doanh nghiệp bị cướp phá và chính quyền đã phải sử dụng hơi cay đối với những người biểu tình.
“Các vụ cướp bóc, phá hoại và bạo lực chúng ta đang chứng kiến ở Minneapolis và trong cả nước làm nhục quốc gia chúng ta, hạ nhục những di sản của Floyd và làm phức tạp thêm một tình huống bi thảm, ” Đức Cha Michael F. Burbidge của giáo phận Arlington, Virginia nhận định.
Những lời này cũng được lặp lại bởi Terrence, anh của Floyd. Terrence nói trên một chương trình truyền hình quốc gia rằng bạo lực đã “làm lu mờ những gì đang xảy ra” bởi vì Floyd là một con người hòa bình. Những hành động phá hoại không phải là những gì Floyd muốn”.
“COVID-19, vụ giết chết anh George Floyd, những cái chết không cần thiết của rất nhiều người da màu, việc khai thác không biết xấu hổ của các bộ phận xã hội đối với sự thỏa mãn cá nhân hoặc lợi ích chính trị - đây là những sự kiện cánh chung mà không chỉ khiến chúng ta phải run sợ - lấy đi hơi thở chúng ta - nhưng còn cảnh báo chúng ta về những rắc rối nghiêm trọng trên đường chân trời cũng như ý nghĩa thực sự của một tình trạng nguy hiểm đã giữa chúng ta, ” Đức Hồng Y Joseph W. Tobin của tổng giáo phận Newark, New Jersey, nói trong bài giảng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống ngày 31 tháng Năm.
Đức Tổng Giám Mục Aquila của Denver đã nhắc nhở người Công Giáo hãy ghi nhớ giáo lý của Giáo Hội, chứ không phải là các sở thích chính trị, khi nói đến việc giết chóc.
“Giáo Hội Công Giáo đã luôn luôn thúc đẩy một nền văn hóa của sự sống, nhưng quá thường là xã hội chúng ta đã mất đi ý nghĩa của nó trong những phẩm giá của mỗi con người từ lúc thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên, ” ông nói. “Mỗi người tín hữu Công Giáo đều phải có trách nhiệm thúc đẩy nhân phẩm của mọi người ở mọi cấp độ của cuộc sống. Quá nhiều người đã biến các thứ ý thức hệ, tinh thần đảng phái chính trị, hoặc màu da của họ mình thành những thứ mà họ tôn thờ, chứ không phải là Tin mừng về cuộc sống và phẩm giá của mỗi con người.”
Đức Tổng Giám Mục nói thêm: “ Tôi khuyến khích các tín hữu hãy xét mình về cách chúng ta thúc đẩy một nền văn hóa sự sống trên tất cả mọi cấp độ, và cầu nguyện cho sự hoán cải trái tim của những người cổ vũ cho phân biệt chủng tộc, và cầu nguyện xin cho xã hội chúng ta có thể trở lại một nền văn hóa sự sống, và cuối cùng và quan trọng nhất là cầu nguyện cho sự yên nghỉ của linh hồn anh George Floyd, xin cho gia đình anh ta được ủi an trước sự mất mát quá lớn này, và công lý đó có thể được phục hồi.”
Tại Giáo Phận El Paso, Texas, Đức Cha Mark J. Seitz, là người năm ngoái đã công bố một lá thư mục vụ về phân biệt chủng tộc, đã tụ tập với các linh mục thuộc giáo phận và mang theo tấm bảng “Sinh mạng người da đen đáng giá” và quỳ gối tưởng niệm chung với những người biểu tình trong suốt tám phút 46 giây.
Source:Our Sunday Visitor
2. Hiệu sách của các nữ tu bị cướp phá nhưng các sơ cầu nguyện cho những kẻ làm khốn mình
Các cuộc biểu tình ở Chicago để phản đối cảnh sát về cái chết của anh George Floyd đã nhanh chóng biến thành bạo loạn. Đám đông đã nhắm vào khu thương mại Magnificent Mile, đập cửa và xông vào cướp phá các cửa hàng.
Từ khi đại dịch coronavirus kinh hoàng xảy ra đến nay, chúng ta đã phải chứng kiến những cảnh tượng chưa từng thấy trong đời. Trong đoạn video này, quý vị và anh chị em có thể thấy thêm một cảnh tượng khác - cũng chưa từng thấy trong đời.
Một đám đông những kẻ cướp bóc các cửa tiệm vì mải mê và ung dung cướp bóc đã bất ngờ bị mắc kẹt trong một siêu thị vì các công nhân đến đóng ván xung quanh các cửa kiếng bị bể.
Lúc này, cảnh sát đã đến hiện trường và đang đứng ngay bên ngoài. Những kẻ cướp bóc bị mắc kẹt bên trong đập ầm ầm vào những tấm ván kêu la cầu cứu. Rồi một tên liều mạng đập bể cửa kiếng chui ra. Lại một tên nữa chui theo. Có kẻ sau khi chui ra vẫn còn tiếc nuối ôm theo những quần áo lấy được trong thương xá.
Một phụ nữ còn táo tợn đứng giang tay chặn cảnh sát cho những kẻ cướp bóc chạy trốn. Cảnh sát đã tỏ ra nhượng bộ để yên cho những kẻ này tháo chạy.
Các cửa hàng bên cạnh thương xá này cũng bị cướp. Có một mục tiêu mà những kẻ cướp bóc không ngờ tới, đó là hiệu sách Công Giáo ‘Pauline Book & Media’ do các nữ tu dòng Thánh Phaolô điều hành.
Khi các sơ dọn dẹp các mảnh kính vỡ vào ngày hôm sau, các sơ nói rằng họ đã cảm nghiệm rõ hơn rằng nhiệm vụ của họ là truyền giáo cho một nền văn hóa đang bị tổn thương.
“Ngày nay, ngươì ta lo sợ nhiều điều, có nhiều hiểu lầm và nhiều mâu thuẫn, ” sơ Tracey Matthia Dugas nói với CNA.
“Làm sao để tìm thấy sự bình yên ở giữa tất cả những điều đó? ” Sơ đặt câu hỏi, “và bây giờ những gì chúng ta phải suy nghĩ về cuộc bạo hành này là làm thế nào để đối phó với nó? “
“Tất cả những gì chúng ta có thể làm là mang đến cho họ Chúa Giêsu và Tin Mừng, và Lời của Ngài, và cho phép Ngài nói với họ. Vì vậy, những gì chúng tôi đang cố gắng làm là đón nhận tất cả mọi người như những con cái Chúa, để rồi họ có thể đón nhận Chúa là một người Cha nhân lành, là Đấng sẽ lo liệu cho họ, ” sơ Dugas nói.
Dòng Các Nữ Tử của Thánh Phaolô Tông Đồ điều hành hiệu sách Pauline ở trung tâm thành phố Chicago gần Công viên Thiên niên kỷ. Hiệu sách nằm ngay phía nam của khu Magnificent Mile có nhiều cửa hàng bán lẻ và thời trang cao cấp, mục tiêu của những kẻ cướp bóc vào tối thứ bảy. Video về các cuộc biểu tình hôm thứ Bảy cho thấy các cửa hàng Nike và Saks Fifth Avenue trên Đại lộ Michigan bị cướp phá nặng nề. Vào ngày Chúa Nhật, đã có nhiều tình nguyện viên tới giúp dọn dẹp khu vực.
Chicago là nơi diễn ra một trong những cuộc biểu tình lớn. Vào ngày thứ Bảy, những người tham gia đã tụ tập tại Lake Shore Drive một cách hoà bình. Nhưng vào khoảng 5:30 chiều, người biểu tình bắt đầu chặn giao thông trên đường phố.
Khoảng 10 giờ tối ngày thứ bảy, Sơ Dugas cho biết các nữ tu được thông báo rằng những kẻ cướp bóc đang nhắm vào các cửa hàng trong khu vực, và một tòa nhà gần đó đã cháy. Các nữ tu đã lên trên lầu của nhà sách để lánh nạn.
Khoảng 11 giờ đêm, chuông báo động của cửa kính của hiệu sách vang lên, Sơ Dugas nói. Các nữ tu biết rằng kẻ cướp đã đập bể kính, nhưng họ không dám xuống nhà sách. Nhiều tiếng chuông báo động đã vang lên trong đêm, cứ khoảng hai giờ một lần, Sơ Dugas nói, trước khi tiếng chuông báo động cuối cùng vang lên vào khoảng lúc 4:30 sáng.
“Thật là đáng sợ, bởi vì mỗi lần như thế chúng tôi không biết liệu họ còn ở đó hay không, và họ phá phách cửa hàng như thế nào, ” sơ Dugas nói với CNA.
Vào sáng Chúa Nhật, các nữ tu xuống khảo sát thiệt hại. Cửa phía trước và mặt hàng bằng kính đã vỡ. Các ngăn kéo đựng tiền bên trong hiệu sách đã bị tháo ra và lấy hết.
Trong khi có một sơ đã tweet một cách hài hước vào sáng Chúa Nhật rằng sơ ấy cá với mọi người là những kẻ cướp đã thực sự thất vọng khi về nhà và thấy rằng tất cả những gì họ cướp được chỉ là một số ít sách tôn giáo. Điều quan tâm của sơ là ngôi nhà nguyện ở phía sau hiệu sách, may sao ngôi nhà nguyện đã sống sót qua đêm. “Chúng tôi rất tạ ơn Chúa về điều đó, và cầu nguyện cho những kẻ gây khốn khó cho chúng tôi, ” sơ Dugas nói.
Một gia đình đã tới giúp các nữ tu thu dọn kính vỡ bên ngoài cửa hàng, và một nhóm khác giúp dọn dẹp bên trong. Lối vào và cửa hàng phía trước bây giờ đã được đóng ván.
Source:Catholic News Agency
3. Cái chết của George Floyd: Cả bốn viên chức cảnh sát đều bị truy tố
Chiều ngày 3 tháng Sáu, Bộ Tư Pháp tiểu bang Minnesota đã có cuộc họp báo cho biết cả 4 viên chức cảnh sát dính líu trong vụ bắt giữ dẫn đến cái chết của anh George Floyd đều bị truy tố.
Các cáo buộc chống lại Derek Chauvin đã được nâng lên thành tội giết người cấp hai sau khi công tố viện xem qua các tài liệu thu thập được cho đến nay.
Ba viên chức cảnh sát khác, trước đây không bị buộc tội, nay sẽ phải đối mặt với tội giúp đỡ và đồng lõa giết người.
Cái chết của Floyd đã làm dấy lên những cuộc biểu tình lớn trên khắp nước Mỹ chống lại nạn phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát đối với người Mỹ da đen.
Phần lớn các cuộc biểu tình trong tám ngày qua đã diễn ra hòa bình, nhưng một số đã trở nên bạo lực và lệnh giới nghiêm đã được áp đặt tại một số thành phố.
Khi thông báo về các cáo buộc mới, ông Keith Ellison, Bộ trưởng Tư Pháp Minnesota, nói rằng những cáo buộc mới nhằm phục vụ cho công lý.
Ban đầu Derek Chauvin phải đối diện với cáo buộc giết người cấp ba và ngộ sát cấp hai.
Ba viên chức cảnh sát bị sa thải khác là Thomas Lane, Alexander Kueng và Tou Thao. Tất cả họ đều phải đối diện với cáo buộc giúp đỡ và đồng lõa giết người cấp hai, cũng như giúp đỡ và đồng lõa trong tội ngộ sát cấp hai.
Ông Amy Klobuchar, Thượng nghị sĩ tiểu bang Minnesota nói trên Twitter rằng các cáo buộc mới nhất là một bước quan trọng đối với công lý.
Luật sư của gia đình Floyd, ông Benjamin Crump, nói trong một tuyên bố: “Đây là một bước tiến quan trọng trên con đường dẫn đến công lý và chúng tôi rất hài lòng rằng hành động quan trọng này đã được đưa ra trước khi cơ thể của George Floyd được yên nghỉ.”
Nhưng sau đó ông nói với CNN rằng gia đình tin rằng cáo buộc chống lại Derek Chauvin phải là giết người cấp 1 và họ đã được thông báo rằng cuộc điều tra đang diễn ra và các cáo buộc có thể còn thay đổi hơn nữa.
Tại một cuộc họp báo, mục sư Al Sharpton của Tin Lành Baptist và cũng là một nhà hoạt động nhân quyền nói rằng vụ Floyd phải dẫn đến một đạo luật liên bang.
Ông nói: “Nếu chúng ta thoát ra khỏi tất cả những điều này mà không có sự thay đổi nào trong luật liên bang thì chúng ta vẫn không thể bảo vệ các công dân khỏi các chính sách địa phương. Trong trường hợp đó, tất cả những điều bi thảm này vẫn không có hồi kết thúc. Thảm kịch trên đường phố này phải hướng đến sự thay đổi cơ bản về pháp lý.”
Ông Ellison nói rằng ông không hề ảo tưởng rằng việc truy tố thành công các cựu viên chức cảnh sát sẽ dễ dàng.
“Giành được một bản án sẽ khó khăn lắm. Lịch sử cho thấy có những thách thức rõ ràng, ” ông nói.
Cho đến nay, chỉ có một viên chức cảnh sát ở Minnesota đã bị kết án giết một thường dân trong khi đang làm nhiệm vụ.
Ông Ellison cho biết George Floyd “được gia đình ông yêu quý, cuộc sống của ông có giá trị” và ông thề rằng “chúng tôi sẽ tìm kiếm công lý cho bạn và chúng tôi sẽ tìm được”.
Ông nói rằng việc mang lại công lý cho xã hội nói chung sẽ là công việc chậm chạp và khó khăn và người Mỹ không nên chờ kết thúc vụ án Floyd mới bắt tay vào việc.
“Ngay bây giờ, chúng ta cần viết lại các quy tắc cho một xã hội công bằng, ” ông nói.
Giết người cấp một và cấp hai theo luật của tiểu bang Minnesota đòi hỏi phải trưng ra được bằng chứng rằng bị cáo có ý định giết người. Cấp độ thứ nhất trong hầu hết các trường hợp đòi hỏi phải có sự suy tính trước (premeditation, tiếng Pháp: malice prépensée); trong khi mức độ thứ hai liên quan nhiều hơn đến tội ác vì nóng giận tức thời, không có suy tính trước (crime of passion, tiếng Pháp crime passionnel).
Một cáo buộc giết người cấp ba sẽ không yêu cầu bằng chứng rằng bị cáo muốn nạn nhân chết, chỉ cần hành động của họ là nguy hiểm và được thực hiện mà không đoái hoài đến mạng sống của con người.
Bị cáo bị kết tội giết người cấp hai có thể lãnh một bản án lên tới 40 năm tù, nghĩa là 15 năm dài hơn so với giết người cấp ba với mức án tối đa 25 năm tù.
Source:BBCGeorge Floyd death: New charges for all four sacked officers
Các cáo buộc chống lại Derek Chauvin đã được nâng lên thành tội giết người cấp hai sau khi công tố viện xem qua các tài liệu thu thập được cho đến nay.
Ba viên chức cảnh sát khác, trước đây không bị buộc tội, nay sẽ phải đối mặt với tội giúp đỡ và đồng lõa giết người.
Cái chết của Floyd đã làm dấy lên những cuộc biểu tình lớn trên khắp nước Mỹ chống lại nạn phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát đối với người Mỹ da đen.
Phần lớn các cuộc biểu tình trong tám ngày qua đã diễn ra hòa bình, nhưng một số đã trở nên bạo lực và lệnh giới nghiêm đã được áp đặt tại một số thành phố.
Khi thông báo về các cáo buộc mới, ông Keith Ellison, Bộ trưởng Tư Pháp Minnesota, nói rằng những cáo buộc mới nhằm phục vụ cho công lý.
Ban đầu Derek Chauvin phải đối diện với cáo buộc giết người cấp ba và ngộ sát cấp hai.
Ba viên chức cảnh sát bị sa thải khác là Thomas Lane, Alexander Kueng và Tou Thao. Tất cả họ đều phải đối diện với cáo buộc giúp đỡ và đồng lõa giết người cấp hai, cũng như giúp đỡ và đồng lõa trong tội ngộ sát cấp hai.
Ông Amy Klobuchar, Thượng nghị sĩ tiểu bang Minnesota nói trên Twitter rằng các cáo buộc mới nhất là một bước quan trọng đối với công lý.
Luật sư của gia đình Floyd, ông Benjamin Crump, nói trong một tuyên bố: “Đây là một bước tiến quan trọng trên con đường dẫn đến công lý và chúng tôi rất hài lòng rằng hành động quan trọng này đã được đưa ra trước khi cơ thể của George Floyd được yên nghỉ.”
Nhưng sau đó ông nói với CNN rằng gia đình tin rằng cáo buộc chống lại Derek Chauvin phải là giết người cấp 1 và họ đã được thông báo rằng cuộc điều tra đang diễn ra và các cáo buộc có thể còn thay đổi hơn nữa.
Tại một cuộc họp báo, mục sư Al Sharpton của Tin Lành Baptist và cũng là một nhà hoạt động nhân quyền nói rằng vụ Floyd phải dẫn đến một đạo luật liên bang.
Ông nói: “Nếu chúng ta thoát ra khỏi tất cả những điều này mà không có sự thay đổi nào trong luật liên bang thì chúng ta vẫn không thể bảo vệ các công dân khỏi các chính sách địa phương. Trong trường hợp đó, tất cả những điều bi thảm này vẫn không có hồi kết thúc. Thảm kịch trên đường phố này phải hướng đến sự thay đổi cơ bản về pháp lý.”
Ông Ellison nói rằng ông không hề ảo tưởng rằng việc truy tố thành công các cựu viên chức cảnh sát sẽ dễ dàng.
“Giành được một bản án sẽ khó khăn lắm. Lịch sử cho thấy có những thách thức rõ ràng, ” ông nói.
Cho đến nay, chỉ có một viên chức cảnh sát ở Minnesota đã bị kết án giết một thường dân trong khi đang làm nhiệm vụ.
Ông Ellison cho biết George Floyd “được gia đình ông yêu quý, cuộc sống của ông có giá trị” và ông thề rằng “chúng tôi sẽ tìm kiếm công lý cho bạn và chúng tôi sẽ tìm được”.
Ông nói rằng việc mang lại công lý cho xã hội nói chung sẽ là công việc chậm chạp và khó khăn và người Mỹ không nên chờ kết thúc vụ án Floyd mới bắt tay vào việc.
“Ngay bây giờ, chúng ta cần viết lại các quy tắc cho một xã hội công bằng, ” ông nói.
Giết người cấp một và cấp hai theo luật của tiểu bang Minnesota đòi hỏi phải trưng ra được bằng chứng rằng bị cáo có ý định giết người. Cấp độ thứ nhất trong hầu hết các trường hợp đòi hỏi phải có sự suy tính trước (premeditation, tiếng Pháp: malice prépensée); trong khi mức độ thứ hai liên quan nhiều hơn đến tội ác vì nóng giận tức thời, không có suy tính trước (crime of passion, tiếng Pháp crime passionnel).
Một cáo buộc giết người cấp ba sẽ không yêu cầu bằng chứng rằng bị cáo muốn nạn nhân chết, chỉ cần hành động của họ là nguy hiểm và được thực hiện mà không đoái hoài đến mạng sống của con người.
Bị cáo bị kết tội giết người cấp hai có thể lãnh một bản án lên tới 40 năm tù, nghĩa là 15 năm dài hơn so với giết người cấp ba với mức án tối đa 25 năm tù.
Source:BBC
4. Cảnh sát và các nhà lãnh đạo tinh thần hiệp nhất với người biểu tình kêu cầu Thiên Chúa tại Minneapolis
Tại Minneapolis, nơi đã xảy ra cái chết của anh George Floyd, cảnh sát trưởng Todd Axtell của thành phố St. Paul đã cùng tuần hành với các nhà lãnh đạo đức tin và những người biểu tình để phản đối cái chết của George Floyd trong khi bị cảnh sát thành phố Minneapolis bắt giữ.
Khi những đám mây bão vần vũ trên bầu trời vào chiều thứ Ba, Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda, các linh mục Công Giáo và Mục sư Tin Lành của hai thành phố Minneapolis và St. Paul đã dẫn đầu một cuộc tuần hành cùng với các nhà lãnh đạo chính quyền dân sự.
“Tất cả chúng ta đều đoàn kết trong mong muốn nhìn thấy sự thay đổi, ” Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda, tổng giám mục Minneapolis và St. Paul nói.
Ngài đi bên cạnh Nathaniel Khaliq, một lính cứu hỏa người da đen đã nghỉ hưu và là cựu lãnh đạo của phong trào quyền của người da đen tại St. Paul.
“Đây là lúc phải có sự thay đổi. Và nếu chúng ta không hoàn thành nó ngay bây giờ, chúng ta sẽ không bao giờ hoàn thành nó, ” Khaliq nói.
Khaliq đã đi bên cạnh Todd Axtell, Cảnh sát trưởng St. Paul trong đồng phục màu xanh.
“Đây thực sự là một thời điểm quan trọng đối với việc trị an tại Hoa Kỳ, ” ông Axtell nói. “Chúng ta phải bắt đầu có sự kết nối ở cấp độ cao hơn nhiều với cộng đồng của chúng ta.”
Họ cùng nhau diễu hành qua một cửa hàng phụ tùng xe hơi trên Đại lộ NAPA bị cướp phá và đốt cháy, trước khi đến một tiệm Target bị cướp bóc.
Mục sư James Thomas của Nhà thờ Baptist Olivet đã thu hút những tràng pháo tay khi ông gợi lên quyền năng của Chúa.
“Thiên Chúa đứng về phía chúng ta và Ngài vĩ đại hơn bất kỳ tổ chức siêu quyền lực da trắng thượng đẳng nào từng bước đi trên mặt đất này, ” Mục sư Thomas nói.
Với những tia sét và sấm chớp vang vọng từ xa, Mục sư Stacey Smith của Nhà thờ Thánh James của Tin Lành Trưởng Lão đã kết thúc cuộc diễu hành như sau:
“Lạy Cha chúng con, chúng con cần đến Cha. Xin Cha hãy đến như một cơn gió mạnh ào ạt xua trừ một cơn giông bão đang hình thành trong xã hội chúng con.”
Source:Kare TV
5. Tòa Thánh kêu gọi khẩn cấp tổ chức các buổi cầu nguyện trước các tình hình bạo loạn tại Hoa Kỳ
Trước sự tức giận và thất vọng vẫn còn rất cao ở Hoa Kỳ liên quan đến cái chết của anh George Floyd, các nhà lãnh đạo tôn giáo nên tổ chức các sáng kiến cầu nguyện đại kết và liên tôn để mang mọi người lại với nhau và thúc đẩy sự chữa lành. Đức Hồng Y Peter Turkson, tổng trưởng Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện đã kêu gọi như trên.
“Điều duy nhất có thể giúp cho anh George vào lúc này là cầu nguyện, ” Đức Hồng Y nói với Vatican News ngày 3 tháng 6.
Giáo Hội Công Giáo và những người khác đã kêu gọi những nỗ lực bất bạo động sau cái chết bi thảm của anh ta và đứng lên chống lại nạn phân biệt chủng tộc đang diễn ra, nhưng Đức Hồng Y nói rằng theo ngài chúng ta nên “tiến thêm một bước nữa và thúc đẩy lời kêu gọi tha thứ.”
“Tôi nghĩ đây là cách chúng ta có thể tôn vinh ký ức về George Floyd, ” Đức Hồng Y nói trong cuộc phỏng vấn.
“Bao nhiêu những cuộc biểu tình, bao nhiêu những tức giận, thất vọng, chẳng có bất cứ điều gì có thể mang anh ta trở lại với thế giới này. Chỉ có một điều có thể hữu ích với George tại thời điểm này, khi anh ta đứng trước mặt Chúa, là sự tha thứ cho những kẻ giết anh. Giống như Chúa Giêsu đã làm, ” vị Hồng Y người Ghana nói.
Tại những thành phố Hoa Kỳ nơi đã từng chứng kiến bạo lực, Đức Hồng Y đã khiêm tốn và khẩn khoản đề nghị các giám mục, linh mục, các mục sư và các nhà lãnh đạo của các cộng đồng hãy lên kế hoạch cho các sự kiện đại kết và liên tôn”.
“Các sự kiện ấy có thể diễn ra trong một công viên hoặc khu vực mở khác với mục tiêu mang mọi người đến với nhau để cầu nguyện, ” ngài nói.
“Nó sẽ cho họ cơ hội thể hiện sự tức giận đang bị dồn nén, những cảm giác và tất cả những thứ chất chứa trong lòng, nhưng theo một cách thức lành mạnh, trên tinh thần tôn giáo hướng đến sự chữa lành, ” ngài nói thêm.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng “Giáo Hội Công Giáo đề cao quan điểm anh trai George Floyd, là ông Terrence, là người đã lên án các cuộc biểu tình bạo lực và nói rằng em ông muốn thấy hòa bình.”
“Hoa Kỳ có một lịch sử lâu dài về các cuộc biểu tình bất bạo động, ” Đức Hồng Y Turkson nói. “Martin Luther King đã lãnh đạo rất nhiều người trong số họ, và tất cả họ đều bất bạo động có lẽ vì họ đã có kế hoạch tốt, và họ có một nhà lãnh đạo biết cách thấm nhuần ý thức về bất bạo động trong ông nơi tất cả những người đi theo mình”.
Đức Hồng Y Turkson, là một người da đen, nói thêm: “Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là một vấn đề phổ biến trong xã hội, do đó, để giải quyết các nguyên nhân sâu xa của nó đòi hỏi phải dạy cho mọi người biết ý nghĩa của sự sống con người, ý nghĩa của gia đình. Tất cả chúng ta chia sẻ cùng một ý nghĩa về phẩm giá mà Thiên Chúa ban cho chúng ta, là những người được tạo nên theo hình ảnh của Ngài và giống Ngài.”
Source:CruxCardinal suggests U.S. cities hold prayer events to promote healing
“Điều duy nhất có thể giúp cho anh George vào lúc này là cầu nguyện, ” Đức Hồng Y nói với Vatican News ngày 3 tháng 6.
Giáo Hội Công Giáo và những người khác đã kêu gọi những nỗ lực bất bạo động sau cái chết bi thảm của anh ta và đứng lên chống lại nạn phân biệt chủng tộc đang diễn ra, nhưng Đức Hồng Y nói rằng theo ngài chúng ta nên “tiến thêm một bước nữa và thúc đẩy lời kêu gọi tha thứ.”
“Tôi nghĩ đây là cách chúng ta có thể tôn vinh ký ức về George Floyd, ” Đức Hồng Y nói trong cuộc phỏng vấn.
“Bao nhiêu những cuộc biểu tình, bao nhiêu những tức giận, thất vọng, chẳng có bất cứ điều gì có thể mang anh ta trở lại với thế giới này. Chỉ có một điều có thể hữu ích với George tại thời điểm này, khi anh ta đứng trước mặt Chúa, là sự tha thứ cho những kẻ giết anh. Giống như Chúa Giêsu đã làm, ” vị Hồng Y người Ghana nói.
Tại những thành phố Hoa Kỳ nơi đã từng chứng kiến bạo lực, Đức Hồng Y đã khiêm tốn và khẩn khoản đề nghị các giám mục, linh mục, các mục sư và các nhà lãnh đạo của các cộng đồng hãy lên kế hoạch cho các sự kiện đại kết và liên tôn”.
“Các sự kiện ấy có thể diễn ra trong một công viên hoặc khu vực mở khác với mục tiêu mang mọi người đến với nhau để cầu nguyện, ” ngài nói.
“Nó sẽ cho họ cơ hội thể hiện sự tức giận đang bị dồn nén, những cảm giác và tất cả những thứ chất chứa trong lòng, nhưng theo một cách thức lành mạnh, trên tinh thần tôn giáo hướng đến sự chữa lành, ” ngài nói thêm.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng “Giáo Hội Công Giáo đề cao quan điểm anh trai George Floyd, là ông Terrence, là người đã lên án các cuộc biểu tình bạo lực và nói rằng em ông muốn thấy hòa bình.”
“Hoa Kỳ có một lịch sử lâu dài về các cuộc biểu tình bất bạo động, ” Đức Hồng Y Turkson nói. “Martin Luther King đã lãnh đạo rất nhiều người trong số họ, và tất cả họ đều bất bạo động có lẽ vì họ đã có kế hoạch tốt, và họ có một nhà lãnh đạo biết cách thấm nhuần ý thức về bất bạo động trong ông nơi tất cả những người đi theo mình”.
Đức Hồng Y Turkson, là một người da đen, nói thêm: “Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là một vấn đề phổ biến trong xã hội, do đó, để giải quyết các nguyên nhân sâu xa của nó đòi hỏi phải dạy cho mọi người biết ý nghĩa của sự sống con người, ý nghĩa của gia đình. Tất cả chúng ta chia sẻ cùng một ý nghĩa về phẩm giá mà Thiên Chúa ban cho chúng ta, là những người được tạo nên theo hình ảnh của Ngài và giống Ngài.”
Source:Crux
6. Diễn tiến của các cuộc biểu tình phản đối cái chết của anh George Floyd cho đến nay
Các cuộc biểu tình phản đối liên quan đến cái chết của anh George Floyd là một loạt các cuộc biểu tình ôn hoà và bạo loạn đang diễn ra chống lại sự tàn bạo của cảnh sát bắt đầu với các cuộc biểu tình địa phương ở khu vực đô thị của tại 2 thành phố Minneapolis, và Saint Paul, tiểu bang Minnesota trước khi lan rộng khắp nước Mỹ và sau đó trên toàn thế giới.
Các cuộc biểu tình đã bắt đầu tại thành phố Minneapolis vào ngày 26 tháng Năm năm 2020, sau vụ giết George Floyd, trong đó cảnh sát viên Derek Chauvin đã quỳ trên cổ nạn nhân trong 8 phút 46 giây sau khi đã ghì chặt người đàn ông bị còng tay xuống đất trong vụ bắt giữ nạn nhân trước đó một ngày.
Các cuộc biểu tình nhanh chóng lan rộng khắp Hoa Kỳ và cả ở nhiều nước khác để ủng hộ công lý cho Floyd, và phản đối sự tàn bạo của cảnh sát. Ít nhất 12 thành phố lớn đã tuyên bố lệnh giới nghiêm vào tối thứ Bảy, ngày 30 tháng Năm và kể từ ngày 2 tháng Sáu, các thống đốc ở 24 tiểu bang và Washington, D.C, đã phải kêu gọi Lực lượng Vệ binh Quốc gia can thiệp, với hơn 17, 000 binh sĩ được trưng dụng. Từ khi bắt đầu cuộc biểu tình đến ngày 3 tháng 6, ít nhất 11, 000 người đã bị bắt giữ.
Lịch sử tàn bạo của cảnh sát ở Hoa Kỳ
Sự tàn nhẫn và bạo lực của cảnh sát xảy ra hầu như ở mọi nơi trên thế giới. Tại Mỹ, sự tàn nhẫn và bạo lực của cảnh sát là hiển nhiên trong vụ sát hại anh George Floyd. Tuy nhiên, như Đức Tổng Giám Mục Jóse Gomez của Tổng Giám Mục Los Angeles và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ nhận xét: “Sự tàn nhẫn và bạo lực mà anh ta phải chịu không phản ảnh đa số những người nam nữ tốt lành trong lực lượng thực thi pháp luật, là những người thực hiện nhiệm vụ của mình trong danh dự. Chúng ta biết điều đó.”
Hơn thế nữa, sự tàn nhẫn và bạo lực của cảnh sát tại Hoa Kỳ chỉ là vấn đề cá nhân không phải là chủ trương của chính quyền. Đó là sự khác biệt cơ bản với nhiều quốc gia khác. Tại Trung Quốc, chẳng hạn, sự tàn nhẫn và bạo lực của cảnh sát được thể chế hóa thành một ngành kỹ nghệ cướp bóc và buôn bán nội tạng của các tù nhân.
Tuy nhiên, trong một quốc gia dân chủ và tự do như Hoa Kỳ, các trường hợp sử dụng bạo lực quá mức cần thiết của cảnh sát trong lúc thực thi pháp luật từ lâu đã hình thành nên các phong trào dân quyền nhằm gióng lên tiếng nói trước các vụ việc liên quan đến việc sử dụng vũ lực quá mức cần thiết. Ở các nước cộng sản không có các phong trào bảo vệ người dân, chứ không phải là không có sự tàn nhẫn và bạo lực của cả một hệ thống khổng lồ công an và mật vụ nhằm áp đặt “chuyên chế vô sản”.
Các cuộc bạo loạn Watts năm 1965 là một phản ứng đối với sự tàn bạo của cảnh sát của các phong trào dân quyền. Các cuộc đối đầu với cảnh sát trong cuộc bạo loạn năm 1965 đã dẫn đến cái chết của 34 người, hầu hết là người Mỹ gốc Phi. Các cuộc bạo loạn ở Los Angeles năm 1992 là một phản ứng trước sự tha bổng các viên chức cảnh sát chịu trách nhiệm về việc sử dụng bạo lực quá mức đối với anh Rodney King.
Trong thời gian gần đây, những biến cố tương tự đã bao gồm vụ nổ súng năm 2014 giết chết Michael Brown ở Ferguson, Missouri; cái chết của Freddie Gray ở Baltimore năm 2015; và cái chết năm 2014 của Eric Garner tại thành phố New York, là người, giống như George Floyd, đã nói “Tôi không thể thở nổi” trong những giây phút cuối cùng của mình. Một vài vụ được công bố trên toàn quốc đã xảy ra ở Minnesota, bao gồm vụ bắn Jamar Clark năm 2015 ở Minneapolis, vụ bắn Philando Castile năm 2016 ở thành phố Saint Paul bên cạnh và vụ bắn Justine Dhua năm 2017. Vào tháng 3 năm 2020, vụ cảnh sát bắn chết Breonna Taylor ở Kentucky tại căn hộ của chính cô cũng được công bố rộng rãi.
Tác động của đại dịch COVID-19
Các biện pháp chống lại sự bùng phát đại dịch COVID-19, bao gồm việc đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu và thực hiện lệnh cô lập tại nhà, đã tác động đáng kể đến kinh tế và xã hội đối với nhiều người Mỹ. Hàng triệu người mất việc làm và dễ bị tổn thương hơn về kinh tế. Ông Keith Ellison, Bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang Minnesota, cho biết theo quan điểm của ông “người dân đã bị giam giữ trong hai tháng, và vì thế bây giờ họ đang ở trong một tâm trạng khác và một không gian khác. Họ bồn chồn. Một số người đã thất nghiệp, một số người không có tiền thuê nhà và họ tức giận, họ thất vọng.”
Những yếu tố này chắc chắn đã góp phần gây nên tình trạng kinh hoàng hiện nay.
Source:Wiki