Tuần báo Công Giáo của tổng giáo phận Sydney, The Catholic Weekly, số tuần này, vừa cho hay một Thượng nghị sĩ tiểu bang New South Wales (NSW) của Úc vừa đệ nạp một dự luật nhằm làm cho luật lệ của tiểu bang này nhất quá hơn.
Thực thế, một cách không kèn không trống, vào tuần rồi, một dự luật quan trọng tựa là Dự luật Tu Chính Chống Kỳ Thị 2020 đã được Thượng nghị sĩ Mark Latham đệ nạp tại Quốc Hội Tiểu Bang NSW và nếu được thông qua, dự luật này sẽ đem lại nhiều bảo vệ hết sức có ý nghĩa đối với người có đức tin tại tiểu bang này trong nhiều năm qua.
Việc ấy có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người, nhưng điều cần biết là hiện nay không bị coi là phạm pháp khi bạn kỳ thị một ai đó tại NSW dựa trên niềm tin hay hoạt động tôn giáo. Theo các đạo luật chống kỳ thị hiện hành, một linh mục nếu bị từ chối việc phục vụ tại một quán cà phê vì ngài là một linh mục, không có bất cứ lý do gì để kiện cáo; một người Công Giáo bình thường cũng như một người Hồi Giáo bình thường cũng thế, không có cơ sở để kiện cáo. Nếu cũng quán cà phê ấy từ chối phục vụ một ai đó vì tuổi tác, phái tính, chủng tộc hay khuyết tật, người bị từ chối có quyền kiện cáo quán càphê này tội kỳ thị.
Phỉ báng ai trên cơ sở đồng tính luyến ái hay chuyển giới bị ngăn cấm dưới các đạo luật chống kỳ thị hiện hành; phỉ báng tôn giáo hiện không có được sự bảo vệ ấy.
Hiện có sự bất quân bằng khách quan trong đó, người có đức tin nhận được ít bảo vệ hơn những người khác trong cộng đồng, họ đang nhận được sự đối sử không bình đẳng. Điều này vốn rõ ràng đối với những ai từng can dự vào Ủy Ban Xét Duyệt Tự Do Tôn Giáo của Ông Ruddock; ủy ban này vốn đã đệ nạp phúc trình của họ cho chính phủ cách nay 2 năm; phúc trình này khuyến cáo Tiểu Bang NSW phải thay đổi các đạo luật chống kỳ thị của họ để giải quyết tình thế bất bình đẳng này. Dự luật của Thượng nghị sĩ Mark Latham đã phá vỡ sự im lặng như tờ trong 2 năm nay của chính phủ.
Mặc dù thời gian chờ đợi lâu như thế, dự luật của Mark Latham không hẳn có gì mới lạ, nó chỉ nói lên điều hợp lương tri. Nó bảo vệ người có đức tin chống lại sự kỳ thị nhưng nó cũng thừa nhận rằng để hiện hữu, các tôn giáo phải có khả năng loại bỏ một số tư tưởng và hoạt động khỏi lãnh vực của họ. Một tôn giáo sẽ vô nghĩa nếu mọi ý nghĩ đều được đối xử như có giá trị bằng nhau, đúng như nhau.
Đó cũng là quan điểm của tổng trưởng tư pháp Liên Bang, Christian Porter, người, vào năm ngoái, từng nói rằng “khi tìm cách bảo vệ người ta khỏi bị loại trừ vì tôn giáo của họ, chúng ta cũng nhìn nhận không kém rằng để tôn giáo được hiện hữu, các cơ quan tôn giáo phải có khả năng duy trì một trình độ có ý thức nào đó về tính chuyên nhất (exclusivity) đối với các tiền đề hay thành phần hay việc phục vụ của họ... một trường tôn giáo có thể nhận học sinh thuộc nhiều tín ngưỡng hay chỉ thích nhận các học sinh của tín ngưỡng mình; việc thích ấy không bị các tín ngưỡng khác coi là kỳ thị vì họ hiểu và chấp nhận tầm quan trọng hiện sinh của nó đối với mọi tín ngưỡng”.
Dự luật Mark Latham làm theo như thế, dự liệu các bảo vệ như cho phép trung tâm tĩnh huấn tôn giáo từ chối việc thuê cơ sở của họ để dạy về các nghi lễ ngoại giáo. Trên bình diện thực tiễn, dự liệu này che chở những nơi như Trung Tâm Tĩnh Huấn Bênêđíctô XVI và bảo đảm để các tòa án NSW không làm điều các tòa án Victoria từng làm khi ra lệnh một trung tâm hội thảo tên là Christian Youth Camps phải nhận đơn xin thuê cơ sở của các thiếu niên đồng tính và chuyển giới (LGBT) là những người cổ vũ các hoạt động tính dục đồng tính.
Dự luật cũng bảo vệ một nhân viên khỏi bị bắt buộc hay bị áp lực phải mặc những trang phục gọi là "tự hào" do công ty sản xuất, nhưng cũng cho phép nhân viên ấy mặc trang phục hay biểu hiệu tôn giáo, miễn là làm thế không gây trở ngại cho việc thi hành các bổn phận thuộc việc làm của họ. Nó cũng bảo vệ họ khỏi tham gia các sinh hoạt đi ngược lại tín ngưỡng của họ.
Nó cũng bảo đảm để chủ nhân hay cơ quan cấp phát chứng nhận chuyên môn không sa thải hay ra biện pháp kỷ luật chống lại một nhân viên vì đã minh nhiên phát biểu niềm tin tôn giáo trên các phương tiện truyền thông xã hội khi điều này không liên quan gì tới công ty họ làm việc cho. Dự liệu này không những giải quyết vụ của Israel Folau, mà cả trường hợp của rất nhiều người khác không tiếng tăm bằng nhưng cũng đã bị trừng phạt vì tuyên bố quan điểm về phá thai hay an tử hay hôn nhân truyền thống hoặc ý thức hệ phái tính, như đã xẩy ra với Bác sĩ Jereth Kok gần đây.
Nó cũng bảo đảm để các định chế tôn giáo không phải tuân theo các nghị trình cấp tiến mới nhận được các khế ước của chính phủ, như ta thấy xẩy ra ở Gia Nã Đại, là nước đòi các cơ quan bất vụ lợi phải ký nhận một văn kiện ủng hộ việc phá thai trước khi được phép tham dự chương trình nội trú do chính phủ bảo trợ.
Tờ Catholic Weekly thuật lại buổi đệ trình dự luật ngày 13 tháng 5, 2020, khi Thượng nghị sĩ Mark Latham nói rằng dù Úc là một trong “những quốc gia khoan dung nhất trên mặt đất” nhưng lại có khuynh hướng tái định nghĩa Thánh Kinh như ngôn từ kỳ thị (hate speech); ông trích dẫn các điển hình Israel Folau và Margaret Court.
Ông nói “kỳ thị tôn giáo là chuyện có thật, nó không thể nào chấp nhận được và cần bị loại khỏi vòng pháp luật”.
Đức Cha Richard Umbers, thành viên của Ủy Ban phò sự sống, gia đình và dấn thân công cộng của Hội Đồng Giám Mục Úc, nói rằng điều “công chính và cần thiết từ căn bản” là được “tự do phát biểu và sống các niềm tin tôn giáo của riêng mình. Duy trì niềm tin tôn giáo không bao giờ nên bị người khác dùng như một hình thức thao túng. Tôi hoan nghinh ý hướng của dự luật này và các che chở nó tìm cách bảo đảm”.
Giáo sư Michael Quinlan, khoa trưởng Phân Khoa Luật của Đại Học Notre Dame Úc tại Sydney, nói rằng dự luật “không nên bị coi là gây tranh cãi” và nên được sự ủng hộ lưỡng đảng vì nó chứa đựng “các nguyên tắc có cơ sở” phản ảnh việc quốc tế nhìn nhận nhân quyền căn bản này.
Ông cho rằng “Tu chính Đạo Luật Chống Kỳ Thị 1977 (NSW) để bao gồm các niềm tin tôn giáo vào các đặc điểm được bảo vệ khỏi kỳ thị của Đạo luật này là một bước hiển nhiên đáng lẽ đã phải làm từ lâu”.
Tiến sĩ Kevin Donnelly, chuyên viên nghiên cứu kỳ cựu tại Đại Học Công Giáo Úc (ACU), nói rằng vì chính phủ Liên Bang đã chấp nhận trên nguyên tắc các đề nghị chính của Ủy Ban Tái Duyệt Ruddock, điều “quan yếu là chính phủ NSW ban hành luật lệ càng sớm càng tốt để bảo vệ quyền lợi của những người có đức tin và không có đức tin. Tự do tôn giáo là quyền cố hữu phải được bảo đảm và bảo vệ”.
Tiến sĩ Donnelly nói thêm “như Đức Tổng Giám Mục Fisher O.P. từng lập luận, việc cần bảo vệ tự do tín ngưỡng là điều đặc biệt khẩn trương vì nay chúng ta đang sống trong một thời đại ngày càng duy tục trong đó, có cả một chiến dịch nhằm gạt các Kitô hữu sang một bên và loại họ ra khỏi quảng trường công cộng. Những nhà phê bình cực duy tục lập luận rằng các trường học dựa vào đức tin không nên được chính phủ tài trợ, các bộ phận và cơ quan tôn giáo như bệnh viện và cơ sở chăm sóc người già không được phân biệt đối xử và các niềm tin và xác tín tôn giáo không có chỗ đứng trong việc quyết định chính sách công”.
Thực thế, một cách không kèn không trống, vào tuần rồi, một dự luật quan trọng tựa là Dự luật Tu Chính Chống Kỳ Thị 2020 đã được Thượng nghị sĩ Mark Latham đệ nạp tại Quốc Hội Tiểu Bang NSW và nếu được thông qua, dự luật này sẽ đem lại nhiều bảo vệ hết sức có ý nghĩa đối với người có đức tin tại tiểu bang này trong nhiều năm qua.
Việc ấy có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người, nhưng điều cần biết là hiện nay không bị coi là phạm pháp khi bạn kỳ thị một ai đó tại NSW dựa trên niềm tin hay hoạt động tôn giáo. Theo các đạo luật chống kỳ thị hiện hành, một linh mục nếu bị từ chối việc phục vụ tại một quán cà phê vì ngài là một linh mục, không có bất cứ lý do gì để kiện cáo; một người Công Giáo bình thường cũng như một người Hồi Giáo bình thường cũng thế, không có cơ sở để kiện cáo. Nếu cũng quán cà phê ấy từ chối phục vụ một ai đó vì tuổi tác, phái tính, chủng tộc hay khuyết tật, người bị từ chối có quyền kiện cáo quán càphê này tội kỳ thị.
Phỉ báng ai trên cơ sở đồng tính luyến ái hay chuyển giới bị ngăn cấm dưới các đạo luật chống kỳ thị hiện hành; phỉ báng tôn giáo hiện không có được sự bảo vệ ấy.
Hiện có sự bất quân bằng khách quan trong đó, người có đức tin nhận được ít bảo vệ hơn những người khác trong cộng đồng, họ đang nhận được sự đối sử không bình đẳng. Điều này vốn rõ ràng đối với những ai từng can dự vào Ủy Ban Xét Duyệt Tự Do Tôn Giáo của Ông Ruddock; ủy ban này vốn đã đệ nạp phúc trình của họ cho chính phủ cách nay 2 năm; phúc trình này khuyến cáo Tiểu Bang NSW phải thay đổi các đạo luật chống kỳ thị của họ để giải quyết tình thế bất bình đẳng này. Dự luật của Thượng nghị sĩ Mark Latham đã phá vỡ sự im lặng như tờ trong 2 năm nay của chính phủ.
Mặc dù thời gian chờ đợi lâu như thế, dự luật của Mark Latham không hẳn có gì mới lạ, nó chỉ nói lên điều hợp lương tri. Nó bảo vệ người có đức tin chống lại sự kỳ thị nhưng nó cũng thừa nhận rằng để hiện hữu, các tôn giáo phải có khả năng loại bỏ một số tư tưởng và hoạt động khỏi lãnh vực của họ. Một tôn giáo sẽ vô nghĩa nếu mọi ý nghĩ đều được đối xử như có giá trị bằng nhau, đúng như nhau.
Đó cũng là quan điểm của tổng trưởng tư pháp Liên Bang, Christian Porter, người, vào năm ngoái, từng nói rằng “khi tìm cách bảo vệ người ta khỏi bị loại trừ vì tôn giáo của họ, chúng ta cũng nhìn nhận không kém rằng để tôn giáo được hiện hữu, các cơ quan tôn giáo phải có khả năng duy trì một trình độ có ý thức nào đó về tính chuyên nhất (exclusivity) đối với các tiền đề hay thành phần hay việc phục vụ của họ... một trường tôn giáo có thể nhận học sinh thuộc nhiều tín ngưỡng hay chỉ thích nhận các học sinh của tín ngưỡng mình; việc thích ấy không bị các tín ngưỡng khác coi là kỳ thị vì họ hiểu và chấp nhận tầm quan trọng hiện sinh của nó đối với mọi tín ngưỡng”.
Dự luật Mark Latham làm theo như thế, dự liệu các bảo vệ như cho phép trung tâm tĩnh huấn tôn giáo từ chối việc thuê cơ sở của họ để dạy về các nghi lễ ngoại giáo. Trên bình diện thực tiễn, dự liệu này che chở những nơi như Trung Tâm Tĩnh Huấn Bênêđíctô XVI và bảo đảm để các tòa án NSW không làm điều các tòa án Victoria từng làm khi ra lệnh một trung tâm hội thảo tên là Christian Youth Camps phải nhận đơn xin thuê cơ sở của các thiếu niên đồng tính và chuyển giới (LGBT) là những người cổ vũ các hoạt động tính dục đồng tính.
Dự luật cũng bảo vệ một nhân viên khỏi bị bắt buộc hay bị áp lực phải mặc những trang phục gọi là "tự hào" do công ty sản xuất, nhưng cũng cho phép nhân viên ấy mặc trang phục hay biểu hiệu tôn giáo, miễn là làm thế không gây trở ngại cho việc thi hành các bổn phận thuộc việc làm của họ. Nó cũng bảo vệ họ khỏi tham gia các sinh hoạt đi ngược lại tín ngưỡng của họ.
Nó cũng bảo đảm để chủ nhân hay cơ quan cấp phát chứng nhận chuyên môn không sa thải hay ra biện pháp kỷ luật chống lại một nhân viên vì đã minh nhiên phát biểu niềm tin tôn giáo trên các phương tiện truyền thông xã hội khi điều này không liên quan gì tới công ty họ làm việc cho. Dự liệu này không những giải quyết vụ của Israel Folau, mà cả trường hợp của rất nhiều người khác không tiếng tăm bằng nhưng cũng đã bị trừng phạt vì tuyên bố quan điểm về phá thai hay an tử hay hôn nhân truyền thống hoặc ý thức hệ phái tính, như đã xẩy ra với Bác sĩ Jereth Kok gần đây.
Nó cũng bảo đảm để các định chế tôn giáo không phải tuân theo các nghị trình cấp tiến mới nhận được các khế ước của chính phủ, như ta thấy xẩy ra ở Gia Nã Đại, là nước đòi các cơ quan bất vụ lợi phải ký nhận một văn kiện ủng hộ việc phá thai trước khi được phép tham dự chương trình nội trú do chính phủ bảo trợ.
Tờ Catholic Weekly thuật lại buổi đệ trình dự luật ngày 13 tháng 5, 2020, khi Thượng nghị sĩ Mark Latham nói rằng dù Úc là một trong “những quốc gia khoan dung nhất trên mặt đất” nhưng lại có khuynh hướng tái định nghĩa Thánh Kinh như ngôn từ kỳ thị (hate speech); ông trích dẫn các điển hình Israel Folau và Margaret Court.
Ông nói “kỳ thị tôn giáo là chuyện có thật, nó không thể nào chấp nhận được và cần bị loại khỏi vòng pháp luật”.
Đức Cha Richard Umbers, thành viên của Ủy Ban phò sự sống, gia đình và dấn thân công cộng của Hội Đồng Giám Mục Úc, nói rằng điều “công chính và cần thiết từ căn bản” là được “tự do phát biểu và sống các niềm tin tôn giáo của riêng mình. Duy trì niềm tin tôn giáo không bao giờ nên bị người khác dùng như một hình thức thao túng. Tôi hoan nghinh ý hướng của dự luật này và các che chở nó tìm cách bảo đảm”.
Giáo sư Michael Quinlan, khoa trưởng Phân Khoa Luật của Đại Học Notre Dame Úc tại Sydney, nói rằng dự luật “không nên bị coi là gây tranh cãi” và nên được sự ủng hộ lưỡng đảng vì nó chứa đựng “các nguyên tắc có cơ sở” phản ảnh việc quốc tế nhìn nhận nhân quyền căn bản này.
Ông cho rằng “Tu chính Đạo Luật Chống Kỳ Thị 1977 (NSW) để bao gồm các niềm tin tôn giáo vào các đặc điểm được bảo vệ khỏi kỳ thị của Đạo luật này là một bước hiển nhiên đáng lẽ đã phải làm từ lâu”.
Tiến sĩ Kevin Donnelly, chuyên viên nghiên cứu kỳ cựu tại Đại Học Công Giáo Úc (ACU), nói rằng vì chính phủ Liên Bang đã chấp nhận trên nguyên tắc các đề nghị chính của Ủy Ban Tái Duyệt Ruddock, điều “quan yếu là chính phủ NSW ban hành luật lệ càng sớm càng tốt để bảo vệ quyền lợi của những người có đức tin và không có đức tin. Tự do tôn giáo là quyền cố hữu phải được bảo đảm và bảo vệ”.
Tiến sĩ Donnelly nói thêm “như Đức Tổng Giám Mục Fisher O.P. từng lập luận, việc cần bảo vệ tự do tín ngưỡng là điều đặc biệt khẩn trương vì nay chúng ta đang sống trong một thời đại ngày càng duy tục trong đó, có cả một chiến dịch nhằm gạt các Kitô hữu sang một bên và loại họ ra khỏi quảng trường công cộng. Những nhà phê bình cực duy tục lập luận rằng các trường học dựa vào đức tin không nên được chính phủ tài trợ, các bộ phận và cơ quan tôn giáo như bệnh viện và cơ sở chăm sóc người già không được phân biệt đối xử và các niềm tin và xác tín tôn giáo không có chỗ đứng trong việc quyết định chính sách công”.