Theo VaticanNews, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, António Guterres, ngày 1 tháng 5 vừa qua, đã phát động sáng kiến mới về chính sách tôn trọng người cao niên trong và sau thời gian đại dịch Covid-19.
Nhận định rằng đại dịch Covid-19 đang gây ra những nỗi sợ hãi và niềm đau chưa từng có cho người cao niên khắp thế giới, Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc António Guterres kêu gọi việc đáp ứng của nhân loại đối với đại dịch phải bao gồm việc tôn trọng các quyền lợi và phẩm giá của người cao niên.
Những người trên 80 tuổi có nguy cơ bị Covid-19 cao hơn
Trong một thông điệp video để phát động sáng kiến của Liên Hiệp Quốc tựa là “Tác động của Covid-19 trên những người cao niên”, ông nói rằng “ Tử xuất đối với người cao niên xét chung cao hơn, và cho những người trên 80, tử xuất này cao hơn tử xuất trung bình hoàn cầu đến 5 lần”.
Một tường trình của Tổ Chức Y Tế Liên Hiệp Quốc (WHO) đầu tháng 4 nhấn mạnh rằng tại 30 quốc gia hàng đầu trên thế giới với phần trăm lớn nhất về người cao niên, trên 95% cái chết do Covid-19 xẩy tới cho những người trên 60 tuổi. Hơn 50% mọi vụ tử vong liên quan đến những người 80 tuổi và cao niên hơn.
Guterres nhận định rằng ngoài tác động tức khắc về sức khỏe, “đại dịch đang đặt người cao niên vào nguy cơ lớn hơn là nghèo đói, bị kỳ thị và cô lập, với tác động tàn phá một cách đặc biệt đối với người cao niên tại các nước đang phát triển”.
Ở tuổi 70, người đứng đầu Liên Hiệp Quốc này vẫn còn trách nhiệm phải chăm sóc người mẹ già của mình. Bởi thế, ông “hết sức quan tâm đến đại dịch trên bình diện bản thân” và hậu quả của nó đối với các cộng đồng và xã hội.
Chính sách của Liên Hiệp Quốc được phát động ngày 1 tháng 5 vừa qua, theo Ông, cung cấp các phân tích và khuyến cáo để giải quyết các thách thức nói trên. Nó bao gồm 4 sứ điệp chính.
Tôn trọng quyền lợi và phẩm giá mọi người
Ông Guterres nhấn mạnh rằng trước nhất “không ai, trẻ hay già, đáng bị hy sinh”. Ông nói thêm “Người có tuổi hơn cũng có cùng những quyền sống và y tế như mọi người khác... Các quyết định khó khăn quanh việc chăm sóc y tế cứu sống phải tôn trọng các nhân quyền và phẩm giá mọi người”.
Thứ hai, dù gián cách xã hội là điều chủ yếu trong việc chống lây lan, người ta cần “cải tiến việc nâng đỡ xã hội và các cố gắng thông minh hơn nhằm vươn tới người cao niên nhờ kỹ thuật kỹ thuật số”
Văn kiện của Liên Hiệp Quốc thúc giục “mọi đáp ứng xã hội, kinh tế và nhân đạo” phải xem xét đầy đủ các nhu cầu của người cao niên: từ việc bảo hộ y tế phổ quát đến việc bảo vệ xã hội, việc làm và tiền hưu xứng đáng.
Phần lớn người cao niên là phụ nữ
Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc cũng nhấn mạnh rằng “đa số người cao niên là phụ nữ, những người có xác suất cao bước vào thời kỳ này của cuộc đời trong nghèo nàn và không được chăm sóc y tế”. Do đó, “các chính sách phải nhắm việc thỏa mãn các nhu cầu của họ”.
Cuối cùng, sáng kiến của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh rằng không nên đối xử với người cao niên như “những người vô hình và bất lực”. Về phương diện này, Ông Guterres nhấn mạnh rằng “Nhiều người cao niên lệ thuộc một thu nhập và đã hoàn toàn dấn thân vào việc làm, vào đời sống gia đình, vào việc dạy dỗ và học hành, và vào việc trông nom người khác”. Do đó, tiếng nói và tài lãnh đạo của họ phải được lưu ý.
Cần tình liên đới của mọi người
Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi phải“gia tăng tình liên đới hoàn cầu và quốc gia”, khuyến khích mọi người, kể cả người cao niên, đóng góp, nhằn tạo ra “các xã hội bao gồm hơn, bền vững hơn và thân thiện với tuổi tác hơn; các xã hội này thích đáng hơn cho tương lai”
Theo Đại Học Johns Hopkins, Đại Học từng theo dõi Covidd-19 khắp thế giới, hơn 3.5 triệu người đã được tường trình là lây nhiễm Covid-19 kể từ ngày các trường hợp đầu tiên được khám phá tại Trung Hoa vào tháng 12. Trong khi ấy, số tử vong khắp thế giới đã lên tới gần 1 phần 4 triệu người.
Nhận định rằng đại dịch Covid-19 đang gây ra những nỗi sợ hãi và niềm đau chưa từng có cho người cao niên khắp thế giới, Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc António Guterres kêu gọi việc đáp ứng của nhân loại đối với đại dịch phải bao gồm việc tôn trọng các quyền lợi và phẩm giá của người cao niên.
Những người trên 80 tuổi có nguy cơ bị Covid-19 cao hơn
Trong một thông điệp video để phát động sáng kiến của Liên Hiệp Quốc tựa là “Tác động của Covid-19 trên những người cao niên”, ông nói rằng “ Tử xuất đối với người cao niên xét chung cao hơn, và cho những người trên 80, tử xuất này cao hơn tử xuất trung bình hoàn cầu đến 5 lần”.
Một tường trình của Tổ Chức Y Tế Liên Hiệp Quốc (WHO) đầu tháng 4 nhấn mạnh rằng tại 30 quốc gia hàng đầu trên thế giới với phần trăm lớn nhất về người cao niên, trên 95% cái chết do Covid-19 xẩy tới cho những người trên 60 tuổi. Hơn 50% mọi vụ tử vong liên quan đến những người 80 tuổi và cao niên hơn.
Guterres nhận định rằng ngoài tác động tức khắc về sức khỏe, “đại dịch đang đặt người cao niên vào nguy cơ lớn hơn là nghèo đói, bị kỳ thị và cô lập, với tác động tàn phá một cách đặc biệt đối với người cao niên tại các nước đang phát triển”.
Ở tuổi 70, người đứng đầu Liên Hiệp Quốc này vẫn còn trách nhiệm phải chăm sóc người mẹ già của mình. Bởi thế, ông “hết sức quan tâm đến đại dịch trên bình diện bản thân” và hậu quả của nó đối với các cộng đồng và xã hội.
Chính sách của Liên Hiệp Quốc được phát động ngày 1 tháng 5 vừa qua, theo Ông, cung cấp các phân tích và khuyến cáo để giải quyết các thách thức nói trên. Nó bao gồm 4 sứ điệp chính.
Tôn trọng quyền lợi và phẩm giá mọi người
Ông Guterres nhấn mạnh rằng trước nhất “không ai, trẻ hay già, đáng bị hy sinh”. Ông nói thêm “Người có tuổi hơn cũng có cùng những quyền sống và y tế như mọi người khác... Các quyết định khó khăn quanh việc chăm sóc y tế cứu sống phải tôn trọng các nhân quyền và phẩm giá mọi người”.
Thứ hai, dù gián cách xã hội là điều chủ yếu trong việc chống lây lan, người ta cần “cải tiến việc nâng đỡ xã hội và các cố gắng thông minh hơn nhằm vươn tới người cao niên nhờ kỹ thuật kỹ thuật số”
Văn kiện của Liên Hiệp Quốc thúc giục “mọi đáp ứng xã hội, kinh tế và nhân đạo” phải xem xét đầy đủ các nhu cầu của người cao niên: từ việc bảo hộ y tế phổ quát đến việc bảo vệ xã hội, việc làm và tiền hưu xứng đáng.
Phần lớn người cao niên là phụ nữ
Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc cũng nhấn mạnh rằng “đa số người cao niên là phụ nữ, những người có xác suất cao bước vào thời kỳ này của cuộc đời trong nghèo nàn và không được chăm sóc y tế”. Do đó, “các chính sách phải nhắm việc thỏa mãn các nhu cầu của họ”.
Cuối cùng, sáng kiến của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh rằng không nên đối xử với người cao niên như “những người vô hình và bất lực”. Về phương diện này, Ông Guterres nhấn mạnh rằng “Nhiều người cao niên lệ thuộc một thu nhập và đã hoàn toàn dấn thân vào việc làm, vào đời sống gia đình, vào việc dạy dỗ và học hành, và vào việc trông nom người khác”. Do đó, tiếng nói và tài lãnh đạo của họ phải được lưu ý.
Cần tình liên đới của mọi người
Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi phải“gia tăng tình liên đới hoàn cầu và quốc gia”, khuyến khích mọi người, kể cả người cao niên, đóng góp, nhằn tạo ra “các xã hội bao gồm hơn, bền vững hơn và thân thiện với tuổi tác hơn; các xã hội này thích đáng hơn cho tương lai”
Theo Đại Học Johns Hopkins, Đại Học từng theo dõi Covidd-19 khắp thế giới, hơn 3.5 triệu người đã được tường trình là lây nhiễm Covid-19 kể từ ngày các trường hợp đầu tiên được khám phá tại Trung Hoa vào tháng 12. Trong khi ấy, số tử vong khắp thế giới đã lên tới gần 1 phần 4 triệu người.