96. PHỤNG CHỈ ĐIỀN TỪ
Thời nhà Tống có người nổi tiếng là Liễu Vĩnh Sơ Danh Tam Biến, không câu nệ tiểu tiết, quản nhiệm viên ngoại lang, đã tự mình làm một bài từ:
- “Lời của người tài hoa, tự là bạch y Liễu tướng” (ý là: người tài tử mặc dù vô công danh, cũng đến được trong triều với các đại thần, có thể lưu danh hậu thế).
Có người đem câu này của ông ta giới thiệu với triều đình, Tống Nhân Tông nói:
- “Hắn ta thích phong tiền nguyệt hạ thì để cho nó đi Điền Từ”. Do đó mà Liễu Vĩnh mãi bất đắc chí, nên cũng không chú ý kiểm điểm lại hành vi của mình, tự gọi mình là “phụng chỉ Điền Từ Liễu Tam Biến”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 96:
Không ai có thể tự nhân mình là tài giỏi bởi vì như thế sẽ bị cho là kiêu ngạo, cũng không ai có thể tự nhiên mà trở thành tài giỏi nổi tiếng, nhưng cần phải học hành và tự mình rèn luyện thêm nhiều.
Thành công nào cũng phải bắt đầu từ sự quyết tâm và hăng say học tập, tiến bộ nào cũng phải có sự cố gắng làm bàn đạp để đi lên, bởi vì không một thành công hay tiến bộ nào mà không có mồ hôi và nước mắt đổ ra.
Người Ki-tô hữu nào cũng ước mong mình nên thánh như Liễu Vĩnh mong được đến triều đình để hội họp với các đại thần, nhưng muốn nên thánh mà không muốn tập luyện đi đàng nhân đức thì biết đường nào mà đi? Muốn nên thánh mà cứ thích tửu sắc trăng hoa thì làm sao mà để lòng yên tĩnh được...?
Đức Chúa Giê-su đã “phụng chỉ xuống trần” để cứu chuộc nhân loại mà không bất đắc chí, trái lại Ngài hoàn toàn tự nguyện và tự nguyện hy sinh mạng sống mình để thế gian được sống, đó chính là sự phụng chỉ trong yêu thương và vâng phục.
Đó chính là con đường mà người Ki-tô hữu phải đi qua mới thấy được “đường nên thánh” của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thời nhà Tống có người nổi tiếng là Liễu Vĩnh Sơ Danh Tam Biến, không câu nệ tiểu tiết, quản nhiệm viên ngoại lang, đã tự mình làm một bài từ:
- “Lời của người tài hoa, tự là bạch y Liễu tướng” (ý là: người tài tử mặc dù vô công danh, cũng đến được trong triều với các đại thần, có thể lưu danh hậu thế).
Có người đem câu này của ông ta giới thiệu với triều đình, Tống Nhân Tông nói:
- “Hắn ta thích phong tiền nguyệt hạ thì để cho nó đi Điền Từ”. Do đó mà Liễu Vĩnh mãi bất đắc chí, nên cũng không chú ý kiểm điểm lại hành vi của mình, tự gọi mình là “phụng chỉ Điền Từ Liễu Tam Biến”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 96:
Không ai có thể tự nhân mình là tài giỏi bởi vì như thế sẽ bị cho là kiêu ngạo, cũng không ai có thể tự nhiên mà trở thành tài giỏi nổi tiếng, nhưng cần phải học hành và tự mình rèn luyện thêm nhiều.
Thành công nào cũng phải bắt đầu từ sự quyết tâm và hăng say học tập, tiến bộ nào cũng phải có sự cố gắng làm bàn đạp để đi lên, bởi vì không một thành công hay tiến bộ nào mà không có mồ hôi và nước mắt đổ ra.
Người Ki-tô hữu nào cũng ước mong mình nên thánh như Liễu Vĩnh mong được đến triều đình để hội họp với các đại thần, nhưng muốn nên thánh mà không muốn tập luyện đi đàng nhân đức thì biết đường nào mà đi? Muốn nên thánh mà cứ thích tửu sắc trăng hoa thì làm sao mà để lòng yên tĩnh được...?
Đức Chúa Giê-su đã “phụng chỉ xuống trần” để cứu chuộc nhân loại mà không bất đắc chí, trái lại Ngài hoàn toàn tự nguyện và tự nguyện hy sinh mạng sống mình để thế gian được sống, đó chính là sự phụng chỉ trong yêu thương và vâng phục.
Đó chính là con đường mà người Ki-tô hữu phải đi qua mới thấy được “đường nên thánh” của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info