Trong một lá thư đáng lưu ý vào Chúa Nhật Phục sinh gửi cho các thành viên của các phong trào xã hội khắp thế giới, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi nhận định sự đau khổ phổ quát do đại dịch coronavirus gây ra không giáng xuống đồng đều, đã đề nghị rằng cuộc khủng hoảng này đòi phải thiết lập ra một mức thu nhập căn bản hoàn cầu. Ngài cũng mô tả cơn đại dịch như là cơ hội để các xã hội giầu có dừng lại và tái thẩm định các khuôn mẫu tiêu dùng và khai thác của họ.
Ngài viết: “đây có thể là thời gian để xem xét mức lương căn bản hoàn cầu, một mức lương biết nhìn nhận và đánh giá cao các nhiệm vụ cao quí và chủ yếu mà anh chị em đang thi hành. Nó sẽ bảo đảm và đạt được một cách cụ thể lý tưởng này: không công nhân nào không có quyền lợi, một lý tưởng vừa hết sức nhân bản vừa hết sức Kitô giáo”.
Đức Phanxicô viết tiếp “tôi hy vọng thời gian nguy hiểm này sẽ giải thoát chúng ta khỏi việc vận hành như một phi công tự động, lay động lương tâm ngái ngủ của ta và giúp đạt được sự hồi tâm hóan cải nhân bản và môi sinh, một sự hoán cải sẽ kết liễu việc thờ ngẫu thần tiền bạc và đặt sự sống và phẩm giá con người vào trung tâm”.
Ngài bảo “nền văn minh của chúng ta, một nền văn minh hết sức cạnh tranh, hết sức cá nhân chủ nghĩa, với những nhịp độ sản xuất và tiêu dùng điên cuồng, những xa hoa quá đáng, lợi nhuận bất tương xứng của một số ít người, nền văn minh này cần đi xuống, kiểm tra và tự canh tân”. Theo ngài “các mô hình kỹ trị, bất luận do nhà nước hay thị trường thúc đẩy, không đủ để giải quyết cuộc khủng hoảng này hay những nan đề lớn lao khác đang ảnh hưởng tới nhân loại”.
Ngài nói “hơn bao giờ hết, hiện nay, các con người, các cộng đồng và dân tộc phải được đặt ở tâm điểm, thống nhất đề hàn gắn, để chăm sóc và chia sẻ”.
Đức Giáo Hoàng gọi các thành viên của các phong trào xã hội, tức các phong trào gồm các tác nhân thay đổi xã hội dân sự, từ các nghiệp đoàn lao động và các nhà tranh đấu quyền lợi cho các dân tộc bản địa, tới các nhà tranh đấu cho người vô gia cư và môi trường là “các nhà thơ xã hội vì, từ những khu ngoại vi bị lãng quên nơi anh chị em đang sinh sống, anh chị em đã tạo ra các giải pháp đáng khâm phục đối với các vấn đề cấp bách nhất ảnh hưởng tới những người bị hắt hủi”.
Đức Giáo Hoàng viết thêm “Trong những ngày đầy lo lắng và khó khăn này, nhiều người đã sử dụng mỹ ngữ giống như chiến tranh để nói về đại dịch mà chúng ta đang gặp phải. Nếu cuộc đấu tranh chống COVID-19 là một cuộc chiến tranh, thì anh chị em thực sự là một đội quân vô hình, đang chiến đấu trong những chiến hào nguy hiểm nhất; một đội quân chỉ có vũ khí là sự liên đới, lòng hy vọng và tinh thần cộng đồng, tất cả hồi sinh ngay ở thời điểm mà không ai có thể tự cứu mình một mình”.
Nhận định rằng các giải pháp thị trường và sự can thiệp của nhà nước thường xuyên không bao giờ đến được với các tác nhân này ở các vùng ngoại vi kinh tế và địa lý của cuộc sống hiện đại, Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyến khích các thành viên của các phong trào xã hội tiếp tục “xắn tay áo và tiếp tục làm việc cho các gia đình, các cộng đồng của anh chị em và cho thiện ích chung”.
Đức Giáo Hoàng Phaxicô nói rằng “Sự kiên cường của anh chị em giúp tôi, thách thức tôi và dạy tôi rất nhiều điều”.
Ngài nói, cộng đồng người lao động hoàn cầu này, trong đó, nhiều người đang lao công cách bấp bênh trong thị trường phi chính thức, đã bị loại trừ khỏi những lợi ích của việc hoàn cầu hóa”. Họ “không được hưởng những thú vui hời hợt gây mê rất nhiều lương tâm, nhưng lại luôn phải chịu đựng những tác hại mà họ đã tạo ra. Những căn bệnh đang ảnh hưởng tới mọi người đã giáng xuống họ đến gấp đôi”.
Ngài bảo “Thật khó khăn xiết bao khi phải ở nhà đối với những người sống trong những căn nhà nhỏ xíu, xiêu vẹo, hoặc đối với những người vô gia cư. Thật khó khăn xiết bao đối với những người di cư, những người bị tước đoạt tự do và những người cai nghiện ngập. Anh chị em luôn kề vai sát cánh cùng họ, giúp họ làm cho mọi việc bớt khó khăn, bớt đau khổ. Tôi xin chúc mừng và cảm ơn anh chị em bằng cả tâm hồn tôi”.
Đức Giáo Hoàng đề nghị rằng việc sắp xếp lại các ưu tiên sau cuộc khủng hoảng này cuối cùng nên dẫn đến “quyền phổ quát có ba chữ T vốn được [các phong trào xã hội] bảo vệ: Trabajo (việc làm), Techo (nhà ở) và Tierra (đất đai và thực phẩm). Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường xuyên đề cập đến việc cung cấp thoả đáng ba chữ T mà trong tiếng Anh là ba chữ L, tức Land (đất đai), Labor (lao động) và Lodging (nhà ở), như là căn bản cho các xã hội được xếp đặt hợp công lý. Chúng là những thành tố tối thiểu cho một cuộc sống xứng đáng vốn được trích dẫn bởi các phong trào bình dân có trụ sở trong Giáo Hội, ví dụ, trong Tuyên bố Sau cùng của Đại hội năm 2017 của Phong trào Công nhân Kitô giáo.
Lá thư của ngài bao gồm những lời khích lệ mạnh mẽ dành cho những người mà các chiến dịch thay đổi xã hội thường bị xã hội rộng lớn nghi ngờ “khi thông qua tổ chức cộng đồng, anh chị em cố gắng vượt lên trên hoạt động từ thiện hoặc khi, thay vì nhẫn nhục và hy vọng lượm được vụn bánh rơi từ bàn ăn của quyền lực kinh tế, anh chị em đã đòi các quyền lợi của mình”.
Ngài nói với họ: “Anh chị em là những người xây dựng không thể thiếu của sự thay đổi này, một sự thay đổi không còn có thể bị trì hoãn nữa”.
Ngài cũng kêu gọi họ tiếp tục công việc quan trọng của họ, thường không được ca ngợi, vì thiện ích chung. Ngài viết, “Tôi nghĩ đến tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ, những người hóa bánh ra nhiều trong các căn bếp nấu cháo của nọ: hai củ hành và một gói gạo đã tạo thành món hầm ngon cho hàng trăm trẻ em. Tôi nghĩ đến người bệnh, tôi nghĩ đến người già. Họ không bao giờ xuất hiện trên tin tức, cũng như những người nông dân nhỏ và gia đình họ làm việc chăm chỉ để sản xuất thực phẩm lành mạnh mà không hủy hoại thiên nhiên, không tích trữ, không khai thác nhu cầu của người ta”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết luận “Tôi muốn anh chị em biết rằng Cha Thiên Đàng của chúng ta dõi theo anh chị em, trân quí anh chị em, đánh giá cao anh chị em và hỗ trợ anh chị em trong dấn thân của anh chị em”.
Ngài viết: “đây có thể là thời gian để xem xét mức lương căn bản hoàn cầu, một mức lương biết nhìn nhận và đánh giá cao các nhiệm vụ cao quí và chủ yếu mà anh chị em đang thi hành. Nó sẽ bảo đảm và đạt được một cách cụ thể lý tưởng này: không công nhân nào không có quyền lợi, một lý tưởng vừa hết sức nhân bản vừa hết sức Kitô giáo”.
Đức Phanxicô viết tiếp “tôi hy vọng thời gian nguy hiểm này sẽ giải thoát chúng ta khỏi việc vận hành như một phi công tự động, lay động lương tâm ngái ngủ của ta và giúp đạt được sự hồi tâm hóan cải nhân bản và môi sinh, một sự hoán cải sẽ kết liễu việc thờ ngẫu thần tiền bạc và đặt sự sống và phẩm giá con người vào trung tâm”.
Ngài bảo “nền văn minh của chúng ta, một nền văn minh hết sức cạnh tranh, hết sức cá nhân chủ nghĩa, với những nhịp độ sản xuất và tiêu dùng điên cuồng, những xa hoa quá đáng, lợi nhuận bất tương xứng của một số ít người, nền văn minh này cần đi xuống, kiểm tra và tự canh tân”. Theo ngài “các mô hình kỹ trị, bất luận do nhà nước hay thị trường thúc đẩy, không đủ để giải quyết cuộc khủng hoảng này hay những nan đề lớn lao khác đang ảnh hưởng tới nhân loại”.
Ngài nói “hơn bao giờ hết, hiện nay, các con người, các cộng đồng và dân tộc phải được đặt ở tâm điểm, thống nhất đề hàn gắn, để chăm sóc và chia sẻ”.
Đức Giáo Hoàng gọi các thành viên của các phong trào xã hội, tức các phong trào gồm các tác nhân thay đổi xã hội dân sự, từ các nghiệp đoàn lao động và các nhà tranh đấu quyền lợi cho các dân tộc bản địa, tới các nhà tranh đấu cho người vô gia cư và môi trường là “các nhà thơ xã hội vì, từ những khu ngoại vi bị lãng quên nơi anh chị em đang sinh sống, anh chị em đã tạo ra các giải pháp đáng khâm phục đối với các vấn đề cấp bách nhất ảnh hưởng tới những người bị hắt hủi”.
Đức Giáo Hoàng viết thêm “Trong những ngày đầy lo lắng và khó khăn này, nhiều người đã sử dụng mỹ ngữ giống như chiến tranh để nói về đại dịch mà chúng ta đang gặp phải. Nếu cuộc đấu tranh chống COVID-19 là một cuộc chiến tranh, thì anh chị em thực sự là một đội quân vô hình, đang chiến đấu trong những chiến hào nguy hiểm nhất; một đội quân chỉ có vũ khí là sự liên đới, lòng hy vọng và tinh thần cộng đồng, tất cả hồi sinh ngay ở thời điểm mà không ai có thể tự cứu mình một mình”.
Nhận định rằng các giải pháp thị trường và sự can thiệp của nhà nước thường xuyên không bao giờ đến được với các tác nhân này ở các vùng ngoại vi kinh tế và địa lý của cuộc sống hiện đại, Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyến khích các thành viên của các phong trào xã hội tiếp tục “xắn tay áo và tiếp tục làm việc cho các gia đình, các cộng đồng của anh chị em và cho thiện ích chung”.
Đức Giáo Hoàng Phaxicô nói rằng “Sự kiên cường của anh chị em giúp tôi, thách thức tôi và dạy tôi rất nhiều điều”.
Ngài nói, cộng đồng người lao động hoàn cầu này, trong đó, nhiều người đang lao công cách bấp bênh trong thị trường phi chính thức, đã bị loại trừ khỏi những lợi ích của việc hoàn cầu hóa”. Họ “không được hưởng những thú vui hời hợt gây mê rất nhiều lương tâm, nhưng lại luôn phải chịu đựng những tác hại mà họ đã tạo ra. Những căn bệnh đang ảnh hưởng tới mọi người đã giáng xuống họ đến gấp đôi”.
Ngài bảo “Thật khó khăn xiết bao khi phải ở nhà đối với những người sống trong những căn nhà nhỏ xíu, xiêu vẹo, hoặc đối với những người vô gia cư. Thật khó khăn xiết bao đối với những người di cư, những người bị tước đoạt tự do và những người cai nghiện ngập. Anh chị em luôn kề vai sát cánh cùng họ, giúp họ làm cho mọi việc bớt khó khăn, bớt đau khổ. Tôi xin chúc mừng và cảm ơn anh chị em bằng cả tâm hồn tôi”.
Đức Giáo Hoàng đề nghị rằng việc sắp xếp lại các ưu tiên sau cuộc khủng hoảng này cuối cùng nên dẫn đến “quyền phổ quát có ba chữ T vốn được [các phong trào xã hội] bảo vệ: Trabajo (việc làm), Techo (nhà ở) và Tierra (đất đai và thực phẩm). Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường xuyên đề cập đến việc cung cấp thoả đáng ba chữ T mà trong tiếng Anh là ba chữ L, tức Land (đất đai), Labor (lao động) và Lodging (nhà ở), như là căn bản cho các xã hội được xếp đặt hợp công lý. Chúng là những thành tố tối thiểu cho một cuộc sống xứng đáng vốn được trích dẫn bởi các phong trào bình dân có trụ sở trong Giáo Hội, ví dụ, trong Tuyên bố Sau cùng của Đại hội năm 2017 của Phong trào Công nhân Kitô giáo.
Lá thư của ngài bao gồm những lời khích lệ mạnh mẽ dành cho những người mà các chiến dịch thay đổi xã hội thường bị xã hội rộng lớn nghi ngờ “khi thông qua tổ chức cộng đồng, anh chị em cố gắng vượt lên trên hoạt động từ thiện hoặc khi, thay vì nhẫn nhục và hy vọng lượm được vụn bánh rơi từ bàn ăn của quyền lực kinh tế, anh chị em đã đòi các quyền lợi của mình”.
Ngài nói với họ: “Anh chị em là những người xây dựng không thể thiếu của sự thay đổi này, một sự thay đổi không còn có thể bị trì hoãn nữa”.
Ngài cũng kêu gọi họ tiếp tục công việc quan trọng của họ, thường không được ca ngợi, vì thiện ích chung. Ngài viết, “Tôi nghĩ đến tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ, những người hóa bánh ra nhiều trong các căn bếp nấu cháo của nọ: hai củ hành và một gói gạo đã tạo thành món hầm ngon cho hàng trăm trẻ em. Tôi nghĩ đến người bệnh, tôi nghĩ đến người già. Họ không bao giờ xuất hiện trên tin tức, cũng như những người nông dân nhỏ và gia đình họ làm việc chăm chỉ để sản xuất thực phẩm lành mạnh mà không hủy hoại thiên nhiên, không tích trữ, không khai thác nhu cầu của người ta”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết luận “Tôi muốn anh chị em biết rằng Cha Thiên Đàng của chúng ta dõi theo anh chị em, trân quí anh chị em, đánh giá cao anh chị em và hỗ trợ anh chị em trong dấn thân của anh chị em”.