Covid-19 là vi khuẩn mới nhất trong danh sách các loại vi khuẩn từng ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Vậy ta học được bài học nào có thể giúp ích trong cuộc chiến chống lại kẻ thù mới nhất này?

Theo Lydia O’Kane của Vatican News, vào đầu năm 1980, báo động đã được đưa ra về một loại vi-khuẩn có tên là HIV / AIDS bắt đầu lan rộng khắp thế giới và trở thành đại dịch hoàn cầu.



Theo Tổ chức Y tế Thế giới, loại vi khuẩn này đã cướp đi hơn 32 triệu sinh mạng và hàng triệu người khác đã bị nhiễm bệnh.
Ebola là một loại vi khuẩn khác, đã được biết đến trong nhiều thập niên, vốn làm đầu cho nhiều tiêu đề vào năm 2014 khi nó bùng nổ nghiêm trọng ở Tây Phi.

Bây giờ thế giới đang vật lộn với một kẻ thù mới, vi khuẩn Covid-19 có nguồn gốc từ Trung Quốc và hiện đã lan rộng trên toàn thế giới.
Vi khuẩn corona là một loại vi-khuẩn mới, có nghĩa là các chuyên gia đã phải học hỏi rất nhanh về việc chính xác nó là gì và cách hãm đà nó ra sao.

Đức ông Robert Vitillo là Tổng thư ký Ủy ban Di cư Công Giáo Quốc tế (ICMC) và là cố vấn của Vatican về HIV / AIDS và Ebola.
Ngài cho hay: “Đây là một loại vi khuẩn mới, ít nhất là về mặt ảnh hưởng đối với con người. Chúng ta biết các loại vi khuẩn corona khác, một số có các triệu chứng rất nhẹ nhưng loại vi khuẩn đặc thù này có tính cách nghiêm trọng, đặc biệt đối với những người dễ bị tổn thương hơn”.

Đường cong học hỏi

Khi được hỏi về những gì có thể học được từ vụ phát khởi dịch Ebola và đại dịch HIV / AIDS, Đức Ông Vitillo nói rằng “chắc chắn chúng ta cần phải học hỏi sự kiện này là chúng ta phải nắm được các sự kiện, chúng ta phải chia sẻ thông tin đúng sự kiện như các nhà khoa học đã tìm thấy”.

Ngài tiếp tục nói rằng, giống như hai loại vi khuẩn HIV và Ebola, “gần như có một xu hướng bẩm sinh là rất sợ hãi; hoảng loạn và loan truyền những tin đồn không dựa trên khoa học... Điều đó cũng dẫn đến rất nhiều sự kỳ thị và bêu xấu (stigmatization) đối với những người đang phải sống với những vi khuẩn này hoặc những người bị ảnh hưởng bởi chúng cách nào đó”.

Đức ông Vitillo nhấn mạnh rằng đây là những điều mà mọi người đáng lý nên học hỏi, thế nhưng, (trên thực tế) các xu hướng này vẫn đang tiếp tục với vi khuẩn corona.

Các loại vi khuẩn như Covid-19 và Ebola, ngài nhấn mạnh, là những loại vi khuẩn rất khác nhau và có các phương tiện lây lan rất khác nhau.

Đức ông Vitillo lưu ý rằng trong đợt bùng phát vi khuẩn Ebola ở Tây Phi từ năm 2014 đến 2015, có sự lây lan rộng hơn nhiều. Do đó, ngài nói, điều thực sự quan trọng là phải sử dụng các biện pháp thường xuyên để ngăn chặn sự lây lan như vậy, đặc biệt là rửa tay và vệ sinh cẩn thận và đây cũng là một lĩnh vực chúng ta có thể sử dụng; một cách học mà chúng ta có thể sử dụng cùng với loại vi khuẩn mới này”.
Ngài nói, “Mặc dù ít nguy hiểm hơn Ebola, vi khuẩn Covid-19 lây lan nhanh hơn rất nhiều và nó lây lan qua cộng đồng rất nhanh như chúng ta thấy trong vài tháng qua”.

Phản ứng của Giáo Hội

Nói về phản ứng và việc vươn tay ra của Giáo hội trong đại dịch này, Tổng thư ký Ủy ban Di cư Công Giáo Quốc tế đã ca ngợi phản ứng của Giáo hội; ngài nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô “đang nói về điều này một cách liên tục, và nhắc nhở chúng ta trước hết cần lắng nghe các sự kiện, không nên hoảng sợ, không nên bêu xấu người khác và cũng phải tôn trọng các hướng dẫn tốt về sức khỏe cộng đồng về... vệ sinh tốt, rửa tay thật kỹ... và sau đó tôn trọng các hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng mà chúng ta đã thấy xảy ra trên toàn thế giới hiện nay về việc giữ khoảng cách xã hội và cố gắng tránh tiếp xúc với đám đông và những người khác”.

Đồng thời, Đức Ông tiếp tục nói, các biện pháp cũng đã được các Giáo hội địa phương, qua các Hội đồng Giám mục, qua các giáo phận và giáo xứ, cố gắng làm giảm sự lây lan của vi khuẩn.

Vi khuẩn này, như thế giới đã thấy, không có ranh giới và khi nó tiếp tục tràn lan, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về tầm quan trọng của tình liên đới ở thời điểm này.

Đức ông Vitillo nhấn mạnh rằng lời lẽ của Đức Giáo Hoàng rất quan trọng, vì ngài nói tới việc “chăm sóc cho những người bị gạt qua bên lề; về việc tìm cách để ngay cả khi họ ở nơi xa xôi hẻo lánh, họ vẫn được bảo đảm là được chăm sóc và họ có quyền tiếp cận các nhu yếu phẩm căn bản của cuộc sống, đặc biệt là khi họ bị cách ly hoặc vì tự ý hoặc vì theo lệnh của Cơ quan chính phủ".

Đức Ông nhấn mạnh “chúng ta cũng cần nhớ rằng nhiều, rất nhiều người, đang ở bên lề xã hội, không được hưởng sự xa xỉ của việc sử dụng một số phương tiện tự nguyện mà những người khác được hưởng trong việc giữ khoảng cách xã hội, đặc biệt là các di dân... Họ không luôn được truy cập việc thông tin tốt, hợp thực tế, vì vậy chúng tôi, với tư cách một cơ quan, đang cố gắng cung cấp thông tin đó".