Thông điệp của Đức Thanh Cha nhân “Ngày cầu nguyện toàn cầu cho ơn gọi”
Đức Thanh Cha Phanxicô đã gửi ra một thông điệp để đánh dấu Ngày cầu nguyện toàn cầu cho ơn gọi lần thứ 57 sẽ được tổ chức vào ngày 3/5.
(Tin Vatican)
Đức Thanh Cha Phanxicô bắt đầu thông điệp của mình bằng nhắc nhớ lại lá thư ngài viết năm ngoái, trong đó ngài đã tập trung vào bốn từ chính - nỗi đau, lòng biết ơn, sự khích lệ và phát huy ơn gọi – để nói lên lời cám ơn các linh mục và hỗ trợ công tác mục vụ của các ngài.
Hôm nay, Đức Thanh Cha Phanxicô nói, những từ ngữ này được gửi tới toàn thể Dân Chúa, trong bối cảnh Tin Mừng thánh Matthêu tường thuật lại cái kinh nghiệm nổi bật giữa Chúa Giêsu và thánh Phêrô trong một đêm giông bão trên Biển hồ Galilê. (Mt 14: 22-33). Đức Thanh Cha Phanxicô nói: Sau khi làm phép lạ hóa bánh nuôi nhiều người, Chúa Giêsu bảo các môn đệ xuống thuyền và đi sang bờ bên kia trước, trong khi Ngài còn ở lại giải tán dân chúng. ĐTC giải thích: Hình ảnh của các tông đồ băng qua biển hồ nhắc nhở chúng ta đây cũng chính là thực trạng của cuộc sống chúng ta.
Con thuyền cuộc đời chúng ta tiến tới, không ngừng tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn, hầu chuẩn bị đối diện với những hiểm nguy của sóng gió biển khơi, dù tin tưởng vào người lái tàu sẽ chở chúng ta đi đúng phương hướng… Tuy nhiên, đôi khi, con thuyền có thể bị sóng sô, nước xoáy, không thấy được ngọn hải đăng dẫn lối làm chúng ta lạc lõng và hãi sợ.
Đức Thanh Cha Phanxicô nói, những cảnh trạng tương tự xảy ra với các môn sinh của Đức Giêsu thành Nazaret, các ông phải chèo chống một mình không có Thầy Giêsu ở với các ông! Trong cơn nguy khốn ấy Chúa tiến lại phía các ông và các ông kêu cầu: “Lạy Thầy, xin cứu chúng con”. Tin Mừng nhắc nhở chúng ta giữa cuộc hành trình đầy gian chuân thử thách này, chúng ta cũng không đơn độc!
Lòng biết ơn
Đức Phanxicô bắt đầu thông diệp của mình bằng từ ngữ ‘lòng biết ơn’, mà theo ngài đây là bước khởi đầu của một ơn gọi.
Dù chúng ta có thể tìm được sự tròn đầy trong cuộc sống khi quyết định chọn một lối sống, chắc chắn đây không phải là một quyết định đơn phương mà không có một lời mời gọi từ trời cao!
Trở lại với phép lạ chuyến thuyền, Đức Thanh Cha Phanxicô giải thích: Chúa chỉ cho các môn sinh điểm đến là bờ bên kia và Ngài ban cho các môn sinh lòng can đảm để lên thuyền. Khi mời gọi chúng ta, chính Chúa cũng trở thành người lèo lái chúng ta; Ngài đồng hành và hướng dẫn chúng ta; Ngài cẩn phòng giúp chúng ta tránh mắc cạn trên những đụn cát do dự và thậm chí cho phép chúng ta đi trên sóng nước...
Đức Thanh Cha Phanxicô nói: Tất cả mọi ơn gọi đều được phát sinh từ Tình yêu Chúa, và chúng ta sẽ thành công trong việc khám phá ra ơn gọi của mình, một khi chúng ta có lòng biết ơn và cảm nhận hồng ân của Chúa trong cuộc sống của chúng ta.
Sự khích lệ
Đức Thanh Cha nói: Khi các môn đệ nhìn thấy Chúa Giêsu đi về phía họ trên biển, trước tiên họ nghĩ rằng đó là ma và hoảng sợ! Chúa Giêsu lập tức trấn an họ mà rằng: Hãy yên tâm, chính Thầy đây; đừng sợ (Mt 14:27). Đây là từ ngữ thứ hai mà Cha muốn đề cập tới: sự khích lệ.
Thông thường, Đức Thanh Cha Phanxicô nói, có những loài ma quỉ gây hoang mang cho cõi lòng chúng ta, gây cản trở cho cuộc hành trình của chúng ta. Khi chúng ta được mời gọi rời bỏ bến bờ an toàn để ra khơi, bước vào cuộc sống - hôn nhân, linh mục, tu sĩ - phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là cám dỗ nghi nan! Chắc chắn đây không phải là ơn gọi của tôi! Đây có thực sự là con đường chính đáng cho tôi không? Chúa có thực sự yêu cầu tôi làm việc này không?
Lòng can đảm
Đức Thanh Cha Phanxicô nói: Chúa biết rõ những lựa chọn cho cuộc sống của ta luôn cần lòng can đảm, Ngài biết những nghi ngờ mà chúng ta phải đối diện và vì thế Ngài trấn an chúng ta: Hãy an tâm, chính Thầy đây; đừng sợ! Chúng ta xác tín rằng Chúa hiện diện và đến gặp chúng ta, Ngài luôn ở bên cạnh chúng ta, ngay cả giữa cơn ba đào biển khơi! Xác tín này giúp chúng ta vượt thoát được những nỗi chán chường nội tâm, khiến chúng ta không thể nhìn thấy được nét đẹp của ơn gọi của chúng ta.
Mệt mỏi
Chuyển sang từ ngữ thứ ba, Đức Thanh Cha Phanxicô giải thích rằng cái mà ngài gọi là ‘nỗi đau’ trong lá thư năm ngoái, năm nay ngài đổi lại là ‘mệt mỏi’.
Đức Thanh Cha nói: Với ơn gọi lãnh nhận trách nhiệm đáp lời mời gọi của Chúa, dâng hiến cuộc sống chúng ta để phục vụ Tin Mừng! nhưng như Thánh Phêrô lòng quyết tâm và nhiệt thành của chúng ta luôn quyện lấn những thất bại và nỗi sợ hãi của chính mình!
Bất cứ khi nào sự mệt mỏi hoặc nỗi sợ hãi nhậm chìm chúng ta, Chúa Giêsu liền đưa tay cứu vớt chúng ta. Ngài cho chúng ta lòng nhiệt thành mà chúng ta cần để sống ơn gọi mình với niềm vui và sự nhiệt thành như Đức Thanh Cha nói.
Cuối cùng Chúa Giêsu sẽ ở trên thuyền và những cơn giông bão và sóng gió sẽ bình lặng. Ở đây chúng ta cảm nghiệm một hình ảnh đẹp về những gì Chúa có thể làm giữa những lúc hỗn loạn và bão tố trong cuộc sống của chúng ta. Dù những sóng gió ba đào vẫn còn đó, những thế lực xấu xa, sợ hãi vẫn còn đó nhưng chúng không có quyền trên chúng ta nữa!
Đức Thanh Cha Phanxicô nói: Chúa Giêsu song hành với chúng ta, nếu chúng ta nhận Ngài là cứu Chúa của cuộc đời chúng ta, Ngài sẽ giơ tay ra, nắm lấy chúng ta và cứu chúng ta.
Phát huy ơn gọi
Đức Thanh Cha Phanxicô kết luận bằng mời gọi Giáo hội, đặc biệt trong ngày ơn gọi dù các công việc mục vụ vẫn phải diễn ra bình thường trong cộng đoàn, giáo xứ hay giáo phận, chúng ta phải không ngừng phát huy ơn gọi.
Đức Thanh Cha Phanxicô nói, Giáo hội phải đụng chạm vào trái tim của các tín hữu và làm mỗi người khám phá ra ơn gọi với lòng biết ơn Chúa trong cuộc sống của họ, tìm được lòng can đảm để thưa 'vâng' với Chúa, siêu vượt lên trên mọi mệt mỏi nhờ niềm tin vào Chúa Kitô và biến cuộc sống của mình thành một bài ca tung hô Chúa, cho anh chị em của mình và cho toàn thế giới.
Đức Thanh Cha Phanxicô đã gửi ra một thông điệp để đánh dấu Ngày cầu nguyện toàn cầu cho ơn gọi lần thứ 57 sẽ được tổ chức vào ngày 3/5.
(Tin Vatican)
Đức Thanh Cha Phanxicô bắt đầu thông điệp của mình bằng nhắc nhớ lại lá thư ngài viết năm ngoái, trong đó ngài đã tập trung vào bốn từ chính - nỗi đau, lòng biết ơn, sự khích lệ và phát huy ơn gọi – để nói lên lời cám ơn các linh mục và hỗ trợ công tác mục vụ của các ngài.
Hôm nay, Đức Thanh Cha Phanxicô nói, những từ ngữ này được gửi tới toàn thể Dân Chúa, trong bối cảnh Tin Mừng thánh Matthêu tường thuật lại cái kinh nghiệm nổi bật giữa Chúa Giêsu và thánh Phêrô trong một đêm giông bão trên Biển hồ Galilê. (Mt 14: 22-33). Đức Thanh Cha Phanxicô nói: Sau khi làm phép lạ hóa bánh nuôi nhiều người, Chúa Giêsu bảo các môn đệ xuống thuyền và đi sang bờ bên kia trước, trong khi Ngài còn ở lại giải tán dân chúng. ĐTC giải thích: Hình ảnh của các tông đồ băng qua biển hồ nhắc nhở chúng ta đây cũng chính là thực trạng của cuộc sống chúng ta.
Con thuyền cuộc đời chúng ta tiến tới, không ngừng tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn, hầu chuẩn bị đối diện với những hiểm nguy của sóng gió biển khơi, dù tin tưởng vào người lái tàu sẽ chở chúng ta đi đúng phương hướng… Tuy nhiên, đôi khi, con thuyền có thể bị sóng sô, nước xoáy, không thấy được ngọn hải đăng dẫn lối làm chúng ta lạc lõng và hãi sợ.
Đức Thanh Cha Phanxicô nói, những cảnh trạng tương tự xảy ra với các môn sinh của Đức Giêsu thành Nazaret, các ông phải chèo chống một mình không có Thầy Giêsu ở với các ông! Trong cơn nguy khốn ấy Chúa tiến lại phía các ông và các ông kêu cầu: “Lạy Thầy, xin cứu chúng con”. Tin Mừng nhắc nhở chúng ta giữa cuộc hành trình đầy gian chuân thử thách này, chúng ta cũng không đơn độc!
Lòng biết ơn
Đức Phanxicô bắt đầu thông diệp của mình bằng từ ngữ ‘lòng biết ơn’, mà theo ngài đây là bước khởi đầu của một ơn gọi.
Dù chúng ta có thể tìm được sự tròn đầy trong cuộc sống khi quyết định chọn một lối sống, chắc chắn đây không phải là một quyết định đơn phương mà không có một lời mời gọi từ trời cao!
Trở lại với phép lạ chuyến thuyền, Đức Thanh Cha Phanxicô giải thích: Chúa chỉ cho các môn sinh điểm đến là bờ bên kia và Ngài ban cho các môn sinh lòng can đảm để lên thuyền. Khi mời gọi chúng ta, chính Chúa cũng trở thành người lèo lái chúng ta; Ngài đồng hành và hướng dẫn chúng ta; Ngài cẩn phòng giúp chúng ta tránh mắc cạn trên những đụn cát do dự và thậm chí cho phép chúng ta đi trên sóng nước...
Đức Thanh Cha Phanxicô nói: Tất cả mọi ơn gọi đều được phát sinh từ Tình yêu Chúa, và chúng ta sẽ thành công trong việc khám phá ra ơn gọi của mình, một khi chúng ta có lòng biết ơn và cảm nhận hồng ân của Chúa trong cuộc sống của chúng ta.
Sự khích lệ
Đức Thanh Cha nói: Khi các môn đệ nhìn thấy Chúa Giêsu đi về phía họ trên biển, trước tiên họ nghĩ rằng đó là ma và hoảng sợ! Chúa Giêsu lập tức trấn an họ mà rằng: Hãy yên tâm, chính Thầy đây; đừng sợ (Mt 14:27). Đây là từ ngữ thứ hai mà Cha muốn đề cập tới: sự khích lệ.
Thông thường, Đức Thanh Cha Phanxicô nói, có những loài ma quỉ gây hoang mang cho cõi lòng chúng ta, gây cản trở cho cuộc hành trình của chúng ta. Khi chúng ta được mời gọi rời bỏ bến bờ an toàn để ra khơi, bước vào cuộc sống - hôn nhân, linh mục, tu sĩ - phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là cám dỗ nghi nan! Chắc chắn đây không phải là ơn gọi của tôi! Đây có thực sự là con đường chính đáng cho tôi không? Chúa có thực sự yêu cầu tôi làm việc này không?
Lòng can đảm
Đức Thanh Cha Phanxicô nói: Chúa biết rõ những lựa chọn cho cuộc sống của ta luôn cần lòng can đảm, Ngài biết những nghi ngờ mà chúng ta phải đối diện và vì thế Ngài trấn an chúng ta: Hãy an tâm, chính Thầy đây; đừng sợ! Chúng ta xác tín rằng Chúa hiện diện và đến gặp chúng ta, Ngài luôn ở bên cạnh chúng ta, ngay cả giữa cơn ba đào biển khơi! Xác tín này giúp chúng ta vượt thoát được những nỗi chán chường nội tâm, khiến chúng ta không thể nhìn thấy được nét đẹp của ơn gọi của chúng ta.
Mệt mỏi
Chuyển sang từ ngữ thứ ba, Đức Thanh Cha Phanxicô giải thích rằng cái mà ngài gọi là ‘nỗi đau’ trong lá thư năm ngoái, năm nay ngài đổi lại là ‘mệt mỏi’.
Đức Thanh Cha nói: Với ơn gọi lãnh nhận trách nhiệm đáp lời mời gọi của Chúa, dâng hiến cuộc sống chúng ta để phục vụ Tin Mừng! nhưng như Thánh Phêrô lòng quyết tâm và nhiệt thành của chúng ta luôn quyện lấn những thất bại và nỗi sợ hãi của chính mình!
Bất cứ khi nào sự mệt mỏi hoặc nỗi sợ hãi nhậm chìm chúng ta, Chúa Giêsu liền đưa tay cứu vớt chúng ta. Ngài cho chúng ta lòng nhiệt thành mà chúng ta cần để sống ơn gọi mình với niềm vui và sự nhiệt thành như Đức Thanh Cha nói.
Cuối cùng Chúa Giêsu sẽ ở trên thuyền và những cơn giông bão và sóng gió sẽ bình lặng. Ở đây chúng ta cảm nghiệm một hình ảnh đẹp về những gì Chúa có thể làm giữa những lúc hỗn loạn và bão tố trong cuộc sống của chúng ta. Dù những sóng gió ba đào vẫn còn đó, những thế lực xấu xa, sợ hãi vẫn còn đó nhưng chúng không có quyền trên chúng ta nữa!
Đức Thanh Cha Phanxicô nói: Chúa Giêsu song hành với chúng ta, nếu chúng ta nhận Ngài là cứu Chúa của cuộc đời chúng ta, Ngài sẽ giơ tay ra, nắm lấy chúng ta và cứu chúng ta.
Phát huy ơn gọi
Đức Thanh Cha Phanxicô kết luận bằng mời gọi Giáo hội, đặc biệt trong ngày ơn gọi dù các công việc mục vụ vẫn phải diễn ra bình thường trong cộng đoàn, giáo xứ hay giáo phận, chúng ta phải không ngừng phát huy ơn gọi.
Đức Thanh Cha Phanxicô nói, Giáo hội phải đụng chạm vào trái tim của các tín hữu và làm mỗi người khám phá ra ơn gọi với lòng biết ơn Chúa trong cuộc sống của họ, tìm được lòng can đảm để thưa 'vâng' với Chúa, siêu vượt lên trên mọi mệt mỏi nhờ niềm tin vào Chúa Kitô và biến cuộc sống của mình thành một bài ca tung hô Chúa, cho anh chị em của mình và cho toàn thế giới.