Lúc 7 sáng thứ Ba 24 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho các nhân viên y tế. Như chúng tôi đã đưa tin, tại một bệnh viện trong vùng Cremona, cách Rôma 513km về phía Tây Bắc, một số nhân viên y tế đã qua đời vì nhiễm bệnh sau khi làm việc kiệt sức nhiều giờ trong một ngày. Thi thể họ phải để tạm trong nhà nguyện của bệnh viện. “Đứng trước số bệnh nhân quá đông, chúng tôi không muốn thấy họ chết, nên chúng tôi cố làm việc, thường khi đến 18, 20 giờ trong một ngày. Xin cầu nguyện cho chúng tôi,” một người y tá nói.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nghẹn ngào nói trong một cố gắng để đừng bật khóc:
Tôi đã nhận được tin rằng trong những ngày này, một số bác sĩ và linh mục đã chết, không ít y tá cũng đã thiệt mạng. Họ đã bị nhiễm bệnh vì gắng sức cứu các bệnh nhân. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, cho gia đình của họ. Tôi cảm tạ Chúa vì tấm gương anh hùng mà họ dành cho chúng ta trong việc chăm sóc các bệnh nhân.
Bài giảng của Đức Thánh Cha đã tập trung vào chủ đề sự thờ ơ như được trình bày trong các bài Phúc Âm của ngày Thứ Ba trong Tuần thứ tư Mùa Chay.
PHÚC ÂM: Ga 5, 1-3a. 5-16
“Tức khắc người ấy được lành bệnh”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Hôm đó là ngày lễ của người Do Thái, Chúa Giêsu lên Giêrusalem. Tại Giêrusalem, gần cửa “Chiên”, có một cái hồ, tiếng Do Thái gọi là Bếtsaiđa, chung quanh có năm hành lang. Trong các hành lang này, có rất nhiều người đau yếu, mù loà, què quặt, bất toại nằm la liệt. Trong số đó, có một người nằm đau liệt đã ba mươi tám năm. Khi Chúa Giêsu thấy người ấy nằm đó và biết anh đã đau từ lâu, liền hỏi: “Anh muốn được lành bệnh không?” Người đó thưa: “Thưa Ngài, tôi không được ai đem xuống hồ, mỗi khi nước động. Khi tôi lết tới, thì có người xuống trước tôi rồi”. Chúa Giêsu nói: “Anh hãy đứng dậy vác chõng mà về”. Tức khắc người ấy được lành bệnh. Anh ta vác chõng và đi. Nhưng hôm đó lại là ngày Sabbat, nên người Do Thái bảo người vừa được khỏi bệnh rằng: “Hôm nay là ngày Sabbat, anh không được phép vác chõng”. Anh ta trả lời: “Chính người chữa tôi lành bệnh bảo tôi: “Vác chõng mà đi”. Họ hỏi: “Ai là người đã bảo anh “Vác chõng mà đi?” Nhưng kẻ đã được chữa lành không biết Người là ai, vì Chúa Giêsu đã lánh vào đám đông tụ tập nơi đó.
Sau đó, Chúa Giêsu gặp anh ta trong đền thờ, Người nói: “Này, anh đã được lành bệnh, đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn khổ hơn trước”. Anh ta đi nói cho người Do Thái biết chính Chúa Giêsu là người đã chữa anh ta lành bệnh.
Vì thế người Do Thái gây sự với Chúa Giêsu, vì Người đã làm như thế trong ngày Sabbat.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Các bài đọc trong ngày nói về nước là một dấu chỉ và một phương tiện cứu rỗi. Nước mang lại sự sống, và chữa lành cả “vùng biển”, làm cho nó trở thành vùng nước mới.
Chính là bên cạnh một hồ nước mà Chúa Giêsu gặp một người đàn ông bị liệt. Anh ta đã chờ đợi để được chữa lành bên cạnh dòng nước đó trong suốt 38 năm.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đào sâu vào sự bất nhất của một người đàn ông đã chờ đợi rất lâu mà không chịu làm gì để tự giúp mình.
Câu chuyện này làm cho chúng ta suy nghĩ. Chờ đợi như thế là quá lâu phải không nào? Bởi vì ai đó muốn được chữa lành sẽ làm mọi cách để có ai đó giúp anh ta chứ.
Phản ứng của anh ta cũng khiến chúng ta ngạc nhiên. Khi Chúa hỏi anh ta có muốn được chữa lành không, anh ta không hề nói: Vâng xin chữa cho tôi. Nhưng anh ta phàn nàn: “tôi không được ai đem xuống hồ, mỗi khi nước động. Khi tôi lết tới, thì có người xuống trước tôi rồi”. Chúng ta cũng không thấy anh ta nhảy lên vì sung sướng, hay nói cho cả thế giới hay biết, như những người khác đã làm sau khi họ được chữa lành. Anh ta thậm chí cũng chẳng cám ơn Chúa Giêsu khi gặp lại Chúa trong Đền thờ. Thay vào đó, anh ta đi thông báo cho chính quyền. Có điều gì không đúng với người đàn ông này chăng?
Trái tim anh bị bệnh. Tâm hồn anh có vấn đề. Anh ta suy nhược vì bi quan, vì nỗi buồn, vì sự lãnh đạm không thiết tha sự gì. Đây là một con người đau yếu. Khi Chúa hỏi anh, anh chẳng tha thiết trả lời “Có, tôi muốn được chữa lành”. Trái lại, phản ứng của anh ta trước thiện chí của Chúa là lời càm ràm “những người khác luôn đến trước tôi” trong suốt 38 năm anh không tích cực làm gì để được chữa lành.
Đức Thánh Cha mô tả đây là một tội lỗi thường thấy trong cuộc đời, khi người ta không làm gì tích cực cho chính cuộc sống mình nhưng không ngừng phàn nàn về những người khác. Nó kìm hãm người đàn ông này trong suốt 38 năm ròng rã không đưa ra bất kỳ quyết định nào cho cuộc sống của chính mình. “Tôi là nạn nhân của cuộc đời này”. Đó là câu nhiều người thường nói.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng những hạng người này hít thở bằng cách phàn nàn. Chúng ta không nhìn thấy nơi người đàn ông này “niềm vui và ý chí” của người đàn ông mù từ khi mới sinh ra và đã được chữa lành, như được tường thuật trong bài Tin Mừng hôm thứ Hai Tuần thư Mùa Chay. “Nhiều người trong chúng ta sống trong tình trạng thờ ơ này,” Đức Thánh Cha cảnh báo.
Họ không có khả năng làm nhiều việc như người khác nhưng họ phàn nàn về mọi thứ. Sự thờ ơ lãnh đạm là chất độc. Nó là một màn sương mù bao quanh linh hồn, không cho phép linh hồn ta sống. Nó cũng là một loại thuốc gây nghiện ngập bởi vì nếu anh chị em nếm nó thường xuyên, anh chị em sẽ thích nó. Cuối cùng anh chị em nghiện nỗi buồn, nghiện sự tẻ nhạt. Đây là một tội lỗi khá thường xuyên trong số chúng ta. Nỗi buồn, sự thờ ơ. Tôi không nói là u sầu, nhưng nó rất giống nhau. Đó là một cuộc sống xám xịt, mờ mịt vì thái độ thối chí, buồn bã, u sầu này.
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng bằng cách khuyến khích chúng ta đọc lại chương 5 của Phúc Âm theo Thánh Gioan.
Hãy nghĩ về nước, nước là biểu tượng cho sức mạnh của chúng ta, cho cuộc đời chúng ta – hãy nghĩ về nước mà Chúa Giêsu dùng để tái sinh chúng ta trong Bí tích Rửa tội. Chúng ta cũng hãy nghĩ về bản thân mình và cảnh giác để đừng ai trong chúng ta rơi vào mối nguy hiểm của tình trạng thờ ơ này, vào thứ tội lỗi trung tính này - không phải đen cũng chẳng phải là trắng. Đây là một tội lỗi mà ma quỷ có thể sử dụng để nhấn chìm đời sống tinh thần và đời sống cá nhân của chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta hiểu tội lỗi này khủng khiếp và xấu xa đến mức nào.
Source:Vatican NewsPope at Mass: “I thank God for their heroic example”
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho các nhân viên y tế. Như chúng tôi đã đưa tin, tại một bệnh viện trong vùng Cremona, cách Rôma 513km về phía Tây Bắc, một số nhân viên y tế đã qua đời vì nhiễm bệnh sau khi làm việc kiệt sức nhiều giờ trong một ngày. Thi thể họ phải để tạm trong nhà nguyện của bệnh viện. “Đứng trước số bệnh nhân quá đông, chúng tôi không muốn thấy họ chết, nên chúng tôi cố làm việc, thường khi đến 18, 20 giờ trong một ngày. Xin cầu nguyện cho chúng tôi,” một người y tá nói.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nghẹn ngào nói trong một cố gắng để đừng bật khóc:
Tôi đã nhận được tin rằng trong những ngày này, một số bác sĩ và linh mục đã chết, không ít y tá cũng đã thiệt mạng. Họ đã bị nhiễm bệnh vì gắng sức cứu các bệnh nhân. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, cho gia đình của họ. Tôi cảm tạ Chúa vì tấm gương anh hùng mà họ dành cho chúng ta trong việc chăm sóc các bệnh nhân.
Bài giảng của Đức Thánh Cha đã tập trung vào chủ đề sự thờ ơ như được trình bày trong các bài Phúc Âm của ngày Thứ Ba trong Tuần thứ tư Mùa Chay.
PHÚC ÂM: Ga 5, 1-3a. 5-16
“Tức khắc người ấy được lành bệnh”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Hôm đó là ngày lễ của người Do Thái, Chúa Giêsu lên Giêrusalem. Tại Giêrusalem, gần cửa “Chiên”, có một cái hồ, tiếng Do Thái gọi là Bếtsaiđa, chung quanh có năm hành lang. Trong các hành lang này, có rất nhiều người đau yếu, mù loà, què quặt, bất toại nằm la liệt. Trong số đó, có một người nằm đau liệt đã ba mươi tám năm. Khi Chúa Giêsu thấy người ấy nằm đó và biết anh đã đau từ lâu, liền hỏi: “Anh muốn được lành bệnh không?” Người đó thưa: “Thưa Ngài, tôi không được ai đem xuống hồ, mỗi khi nước động. Khi tôi lết tới, thì có người xuống trước tôi rồi”. Chúa Giêsu nói: “Anh hãy đứng dậy vác chõng mà về”. Tức khắc người ấy được lành bệnh. Anh ta vác chõng và đi. Nhưng hôm đó lại là ngày Sabbat, nên người Do Thái bảo người vừa được khỏi bệnh rằng: “Hôm nay là ngày Sabbat, anh không được phép vác chõng”. Anh ta trả lời: “Chính người chữa tôi lành bệnh bảo tôi: “Vác chõng mà đi”. Họ hỏi: “Ai là người đã bảo anh “Vác chõng mà đi?” Nhưng kẻ đã được chữa lành không biết Người là ai, vì Chúa Giêsu đã lánh vào đám đông tụ tập nơi đó.
Sau đó, Chúa Giêsu gặp anh ta trong đền thờ, Người nói: “Này, anh đã được lành bệnh, đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn khổ hơn trước”. Anh ta đi nói cho người Do Thái biết chính Chúa Giêsu là người đã chữa anh ta lành bệnh.
Vì thế người Do Thái gây sự với Chúa Giêsu, vì Người đã làm như thế trong ngày Sabbat.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Các bài đọc trong ngày nói về nước là một dấu chỉ và một phương tiện cứu rỗi. Nước mang lại sự sống, và chữa lành cả “vùng biển”, làm cho nó trở thành vùng nước mới.
Chính là bên cạnh một hồ nước mà Chúa Giêsu gặp một người đàn ông bị liệt. Anh ta đã chờ đợi để được chữa lành bên cạnh dòng nước đó trong suốt 38 năm.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đào sâu vào sự bất nhất của một người đàn ông đã chờ đợi rất lâu mà không chịu làm gì để tự giúp mình.
Câu chuyện này làm cho chúng ta suy nghĩ. Chờ đợi như thế là quá lâu phải không nào? Bởi vì ai đó muốn được chữa lành sẽ làm mọi cách để có ai đó giúp anh ta chứ.
Phản ứng của anh ta cũng khiến chúng ta ngạc nhiên. Khi Chúa hỏi anh ta có muốn được chữa lành không, anh ta không hề nói: Vâng xin chữa cho tôi. Nhưng anh ta phàn nàn: “tôi không được ai đem xuống hồ, mỗi khi nước động. Khi tôi lết tới, thì có người xuống trước tôi rồi”. Chúng ta cũng không thấy anh ta nhảy lên vì sung sướng, hay nói cho cả thế giới hay biết, như những người khác đã làm sau khi họ được chữa lành. Anh ta thậm chí cũng chẳng cám ơn Chúa Giêsu khi gặp lại Chúa trong Đền thờ. Thay vào đó, anh ta đi thông báo cho chính quyền. Có điều gì không đúng với người đàn ông này chăng?
Trái tim anh bị bệnh. Tâm hồn anh có vấn đề. Anh ta suy nhược vì bi quan, vì nỗi buồn, vì sự lãnh đạm không thiết tha sự gì. Đây là một con người đau yếu. Khi Chúa hỏi anh, anh chẳng tha thiết trả lời “Có, tôi muốn được chữa lành”. Trái lại, phản ứng của anh ta trước thiện chí của Chúa là lời càm ràm “những người khác luôn đến trước tôi” trong suốt 38 năm anh không tích cực làm gì để được chữa lành.
Đức Thánh Cha mô tả đây là một tội lỗi thường thấy trong cuộc đời, khi người ta không làm gì tích cực cho chính cuộc sống mình nhưng không ngừng phàn nàn về những người khác. Nó kìm hãm người đàn ông này trong suốt 38 năm ròng rã không đưa ra bất kỳ quyết định nào cho cuộc sống của chính mình. “Tôi là nạn nhân của cuộc đời này”. Đó là câu nhiều người thường nói.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng những hạng người này hít thở bằng cách phàn nàn. Chúng ta không nhìn thấy nơi người đàn ông này “niềm vui và ý chí” của người đàn ông mù từ khi mới sinh ra và đã được chữa lành, như được tường thuật trong bài Tin Mừng hôm thứ Hai Tuần thư Mùa Chay. “Nhiều người trong chúng ta sống trong tình trạng thờ ơ này,” Đức Thánh Cha cảnh báo.
Họ không có khả năng làm nhiều việc như người khác nhưng họ phàn nàn về mọi thứ. Sự thờ ơ lãnh đạm là chất độc. Nó là một màn sương mù bao quanh linh hồn, không cho phép linh hồn ta sống. Nó cũng là một loại thuốc gây nghiện ngập bởi vì nếu anh chị em nếm nó thường xuyên, anh chị em sẽ thích nó. Cuối cùng anh chị em nghiện nỗi buồn, nghiện sự tẻ nhạt. Đây là một tội lỗi khá thường xuyên trong số chúng ta. Nỗi buồn, sự thờ ơ. Tôi không nói là u sầu, nhưng nó rất giống nhau. Đó là một cuộc sống xám xịt, mờ mịt vì thái độ thối chí, buồn bã, u sầu này.
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng bằng cách khuyến khích chúng ta đọc lại chương 5 của Phúc Âm theo Thánh Gioan.
Hãy nghĩ về nước, nước là biểu tượng cho sức mạnh của chúng ta, cho cuộc đời chúng ta – hãy nghĩ về nước mà Chúa Giêsu dùng để tái sinh chúng ta trong Bí tích Rửa tội. Chúng ta cũng hãy nghĩ về bản thân mình và cảnh giác để đừng ai trong chúng ta rơi vào mối nguy hiểm của tình trạng thờ ơ này, vào thứ tội lỗi trung tính này - không phải đen cũng chẳng phải là trắng. Đây là một tội lỗi mà ma quỷ có thể sử dụng để nhấn chìm đời sống tinh thần và đời sống cá nhân của chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta hiểu tội lỗi này khủng khiếp và xấu xa đến mức nào.
Source:Vatican News