Thời buổi COVID-19, mọi chuyện dường như co cụm lại thay vì mở rộng. Rocco Palmo tường thuật nhận xét của Đức Tổng Giám Mục thủ đô Hoa Thịnh Đốn trong thánh lễ cử hành tại nhà nguyện riêng của ngài: “là giám mục, tôi chưa bao giờ mơ có ngày giải pháp mục vụ tốt nhất của tôi lại là thay vì mở rộng việc đến với Thánh Lễ, tôi phải đình chỉ nó”.
Tại Sydney, việc đình chỉ ấy đã chính thức được Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher xác nhận trong Thư Mục Vụ gửi các linh mục của tổng giáo phận chiều hôm qua. Từ nay cho đến khi có chỉ thị mới, giáo dân chỉ còn một cách duy nhất để thấy Thánh Lễ được cử hành đâu đó là qua các “livestream”.
Dĩ nhiên, các tín hữu được chuẩn khỏi tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật trong thời gian này. Thay vào đó, họ “có thể giữ Chúa Nhật bằng cách dành giờ cầu nguyện tại nhà, đọc sách thánh ngày hôm đó, xem thánh lễ trên truyền hình hay trực tuyến".
Về việc xưng tội, Đức Tổng Giám Mục Fisher cho hay: tín hữu được miễn bổn phận xưng tội hàng năm, nhưng họ nên xét mình và đọc kinh ăn năn tội. Đây cũng là lời khuyên của chính Đức Phanxicô. Thực vậy, theo bản tin ngày 20 tháng 3 của Zenit, trong thánh lễ tại Santa Marta, Đức Phanxicô nói với những ai không ra ngoài xưng tội được rằng “hãy làm điều Sách Giáo Lý dạy, nó nói rất rõ: nếu anh chị em không thể tìm được 1 linh mục để nghe anh chị em xưng tội, thì hãy nói chuyện với Chúa, Người là Cha anh chị em, và nói sự thật với Người: ‘Lạy Chúa, con đã làm điều này, điều nọ, và con... hối lỗi” và hết lòng xin Người tha thứ, bằng Kinh Ăn Năn Tội và hứa với Người “sau này, con sẽ đi xưng tội, nhưng giờ đây xin Chúa tha thứ cho con”.
Ngài nhấn mạnh: nếu làm mọi điều như thế, các tín hữu sẽ trở về với ơn thánh Thiên Chúa ngay lập tức.
Lời khuyên trên rất hợp với tín hữu Sydney, nơi hiện nay, không những không có thánh lễ công cộng mà đến cầu nguyện riêng trong nhà thờ cũng không được vì nhà thờ bị đóng cửa. Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Fisher nói thêm: “các linh mục có thể và nên đáp ứng nhu cầu của các cá nhân muốn chịu Phép Giải Tội, nhưng không nên quảng cáo hay mở cửa nhà thờ để giải tội”.
Hối hả vội vàng
Các biện pháp trên dường như hơi nghiêm ngặt hơn cả ở Ý, nơi COVID-19 đang sát hại nhiều nạn nhân nhất trên thế giới nhưng ít nhất, tại giáo phận Rôma, các nhà thờ vẫn mở cửa cho tín hữu đến cầu nguyện riêng hay xưng tội, và có người cho rằng đi xa hơn cả những điều Ông Scott Morrison nói chuyện với quốc dân đêm 22 tháng 3. Tuy nhiên, phải nhận một điều, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher đi chậm hơn một số Giám Mục Úc trong các biện pháp hạn chế quyết liệt. Một người hiểu chuyện từ Tây Úc cho hay: lệnh đình chỉ các Thánh Lễ công cộng đã áp dụng ở đấy từ Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay (tuần rồi), khi chưa có các hạn chế quyết liệt của chính phủ Úc.
Những hối hả vội vàng như thế khiến ký giả kỳ cựu chuyên viết về Vatican là Andrea Gagliarducci, trong bài “Pope Francis and the response to coronavirus” (23 tháng 3) nhận định rằng “vần đề như thế này, trong một tình trạng khẩn trương, Giáo Hội không nghĩ đến điều mình phải bảo vệ: tự do thờ phượng. Trường hợp Ý là một điển hình rõ ràng. Việc cấm di chuyển (lockdown) ở Ý rất nghiêm ngặt. Người ta không thể di chuyển nếu không có các lý do thuyết phục [compelling reasons). Tuy nhiên không nhắc gì tới việc thờ phượng trong số các lý do thuyết phục. Dù quyền thờ phượng là quyền căn bản trong hiến pháp Ý”.
Gagliarducci muốn nhấn mạnh điều này: “Giáo Hội nên mạnh mẽ phản đối chính phủ vì đã không đếm xỉa các vấn đề thờ phượng. Đạo luật này là một tiền lệ. Nếu một ngày nào đó, Nhà Nước Ý muốn bác bỏ quyền tự do thờ phượng, họ chỉ cần nhớ lại tiền lệ trong tình thế đặc thù này”.
Nhiều người không hẳn hoàn toàn đồng ý với Gagliarducci trong hoàn cảnh lây lan của COVID-19, một kẻ thù ta chưa nắm được bản chất của nó, chỉ biết sức tàn phá khủng khiếp và nhanh như chớp của nó, nên mọi biện pháp cần được huy động để chặn đứng nó. Tiền lệ này có được lặp lại hay không là điều chưa thấy, nhưng nếu có chính phủ nào lặp lại nó khi không đủ lý do như lần này, dĩ nhiên ta phải quyết liệt chống lại.
Tuy nhiên, ai cũng có cảm tưởng giáo quyền ở một số nơi quá chú trọng đến đóng cửa, rút cầu, hạn chế. Ít đề xuất và khai triển các biện pháp tích cực giúp tín hữu vượt qua “thời buổi cấm cách trên thực tế” này. Đến nỗi có người cho rằng các đấng bản quyền khôn ngoan thật nhưng hình như đang thiếu can đảm.
Kéo chuông báo giờ cầu nguyện
Nói thế cũng oan cho tổng giáo phận Chicago. Theo tờ Chicago Catholic, Đức Hồng Y Cupich yêu cầu các giáo xứ kéo chuông mỗi ngày 5 lần như lời yêu cầu họ nhớ cầu nguyện. Lần đầu tiên sẽ là 9 giờ sáng ngày 21 tháng 3, và tiếp tục sau đó mỗi 3 tiếng đồng hồ, với hồi chuông cuối cùng trong ngày vào lúc 9 giờ đêm. Nơi nào không có chuông nhà thờ, Đức Hồng Y khuyên các gia đình tự lên đồng hồ để báo giờ cầu nguyện.
Tuy nhiên, cũng có việc quá lưu ý đến biện pháp tích cực. Đó là trường hợp ký giả John Allen: Ông nêu vấn đề: nếu có mệnh hệ gì mà Đức Phanxicô qua đời hay từ chức trong hoàn cảnh COVID-19, thì phải làm gì đối với mật nghị bầu Giáo Hoàng.
Dĩ nhiên ông biết giả cảnh ấy khó lòng xẩy ra vì Đức Phanxicô còn khỏe mạnh và năng nổ ngay trong tình huống COVID-19. Nhưng nếu có chuyện đó, thì mật nghị bầu Giáo Hoàng sau đó 20 ngày sẽ ra sao. Ý ông muốn nói phải dự liệu trường hợp này, kẻo không kịp.
Thực vậy, theo tính toán của ông, với tình thế cấm di chuyển và đóng cửa biên giới hiện nay, chỉ có các Hồng Y Ý, một số Hồng Y đang hiễn diện ở Rôma và cùng lắm một số Hồng Y Âu Châu khác. Con số không quá 40 vị. Ấy là đã giả thiết là Chính Phủ Ý và các chính phủ Âu Châu khác chịu coi việc bầu Giáo Hoàng là lý do thuyết phục. Liệu kết quả bỏ phiếu của 40 vị có làm cho cuộc bỏ phiếu này thành hiệu không, vì trên thế giới hiện nay có 123 Hồng Y dưới 80 tuổi, nghĩa là có quyền bầu Giáo Hoàng?
Trong khi ấy, hiện chưa có luật lệ nào cho phép các Hồng Y tham dự mật nghị “từ xa” bằng cách sử dụng kỹ thuật của thế kỷ 21.
Thế giới khiếp run
Chả lẽ COVID-19 mạnh đến nỗi khiến Allen tưởng tượng ra một giả cảnh như thế. Nhưng xét cho cùng, chính Đức Phanxicô cũng đã sử dụng chữ “khiếp run” (trembling) để chỉ tâm trạng của thế giới hiện nay.
Theo bản tin CNA, ngày 22 tháng 3 vừa qua, Đức Phanxicô lên tiếng yêu cầu thế giới Kitô giáo nói chung cùng đọc kinh Lạy Cha với ngài vào ngày 25 tháng 3 để cùng cầu xin Chúa cứu nhân loại.
Ngài nói: “trong những ngày thử thách này, trong khi nhân loại khiếp run trước đe dọa của đại dịch, tôi muốn đề nghị với mọi Kitô hữu hợp nhất tiếng kêu của họ vang lên tới trời”. Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng cũng loan báo sáng kiến ban phép lành cho Thành Phố và Thế Giới (Urbi et Orbi).
Điều được Đức Phanxicô lưu ý hàng đầu là giải pháp để “mọi người mặc chính họ” là giải pháp tồi tệ trong cơn đại dịch. Theo Catholic News Service, ngài nói như thế trong cuộc phỏng vấn qua Skype, phát đi từ Tây Ban Nha ngày 22 tháng 3. Phải làm sao để mọi người cảm thấy có một xã hội liên đới.
Khía cạnh lạc quan
Được hỏi ngài có lạc quan không khi đại dịch này qua đi, liệu thế giới có tốt đẹp hơn không, Đức Phanxicô trả lời rằng: “tôi không thích chữ đó vì lạc quan đối với tôi nghe có vẻ tô vẽ (makeup). Tôi hy vọng ở nhân loại, ở những người đàn ông đàn bà, và tôi hy vọng nơi người ta. Tôi hy vọng rất nhiều nơi những người sẽ học được nhiều bài học từ cuộc khủng hoảng này để suy nghĩ lại về đời sống của họ. Chúng ta sẽ thoát khỏi thành người tốt hơn, dù, dĩ nhiên, sẽ có ít người trong chúng ta hơn. Nhiều người vẫn ở lại đường cũ và điều này thật khó. Nhưng tôi tin chúng ta sẽ thoát khỏi tình thế này thành người tốt hơn”.
Một trong các bài học học được trong đại dịch COVID-19 có thể là giá trị gia đình. Dù sao, thì đó cũng là suy tư của Đức Hồng Y Farrell, bộ trưởng siêu bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống (xem A concrete proposal to be a "domestic church").
Ngài nhắc lại lời lẽ của Đức Phanxicô trong Niềm Vui Yêu Thương (số 315): “nhan Chúa cư ngụ trong các gia đình thực sự và cụ thể, với mọi rắc rối và vật lộn, vui mừng và hy vọng hàng ngày của họ”. Các điều này rõ ràng hơn cả khi vì COVID-19, người ta buộc phải ở trong nhà với gia đình của mình.
Đức Hồng Y viết: trong hoàn cảnh này “chúng ta cảm thấy cô đơn, cô lập và chính trong cảnh cô lập này, Chúa Thánh Thần gợi ý để chúng ta khám phá lại bí tích hôn nhân, nhờ đó, tổ ấm của chúng ta, nhờ có sự hiện diện không ngừng của Chúa Kitô trong mối liên hệ thánh hiến của vợ chồng, chính là các giáo hội tiểu gia”.
Đức Hồng Y quả quyết: “trong tổ ấm của họ, vợ chồng bảo đảm sự hiện diện của Chúa Giêsu 24 giờ mỗi ngày”. COVID-19, theo Đức Hồng Y, là “thời huấn luyện Chúa dành cho chúng ta... Một thời, nhờ sống gần nhau trong tổ ấm, chúng ta được kêu gọi liên tục thực hành đức yêu thương” như tỏ tình âu yếm với con cái, tình yêu kiên nhẫn với người phối ngẫu, dịu giọng với nhau dù giữa cảnh bừa bãi chung quanh, giáo dục con cái biết dùng thì giờ tốt, đối thoại với nhau lễ độ, giữ bình thản nội tâm, biết tôn trọng cả những người có ý kiến khác với mình, biết dành không gian cho người khác...
Đức Hồng Y kêu gọi “chúng ta hãy tụ tập như một gia đình, vào Chúa Nhật, để cử hành một cách long trọng hơn nền phụng vụ tại gia kia một nền phụng vụ, nhờ sự hiện diện của Chúa Giêsu, diễn ra qua các cử chỉ giữa vợ chồng (dấu chỉ yêu thương biểu lộ qua cuộc sống vợ chồng trở thành ‘sự liên tục không ngừng của ngôn ngữ phụng vụ’ và ‘cuộc sống phu thê trở thành phụng vụ theo một nghĩa nào đó’” (Niềm Vui Yêu Thương, số 215).
Và đây là các hướng dẫn cụ thể: “chúng ta có thể tụ họp nhau trong 1 căn phòng, đọc một Thánh vịnh ngợi khen, xin lỗi nhau bằng một lời hay một cử chỉ giữa vợ chồng và giữa cha mẹ và con cái, đọc Tin Mừng Chúa Nhật, phát biểu ý nghĩ về điều đoạn Tin Mừng linh hứng nơi từng người, đọc lời cầu nguyện cho các nhu cầu của gia đình, của những người ta yêu thương, của Giáo Hội và của thế giới. Sau cùng, phó thác gia đình ta và mọi gia đình ta quen biết cho sự chăm sóc của Đức Mẹ”.
Đức Hồng Y cũng gợi ý ta có thể liên kết với các gia đình khác qua Skype để cử hành các việc trên.
Tại Sydney, việc đình chỉ ấy đã chính thức được Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher xác nhận trong Thư Mục Vụ gửi các linh mục của tổng giáo phận chiều hôm qua. Từ nay cho đến khi có chỉ thị mới, giáo dân chỉ còn một cách duy nhất để thấy Thánh Lễ được cử hành đâu đó là qua các “livestream”.
Dĩ nhiên, các tín hữu được chuẩn khỏi tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật trong thời gian này. Thay vào đó, họ “có thể giữ Chúa Nhật bằng cách dành giờ cầu nguyện tại nhà, đọc sách thánh ngày hôm đó, xem thánh lễ trên truyền hình hay trực tuyến".
Về việc xưng tội, Đức Tổng Giám Mục Fisher cho hay: tín hữu được miễn bổn phận xưng tội hàng năm, nhưng họ nên xét mình và đọc kinh ăn năn tội. Đây cũng là lời khuyên của chính Đức Phanxicô. Thực vậy, theo bản tin ngày 20 tháng 3 của Zenit, trong thánh lễ tại Santa Marta, Đức Phanxicô nói với những ai không ra ngoài xưng tội được rằng “hãy làm điều Sách Giáo Lý dạy, nó nói rất rõ: nếu anh chị em không thể tìm được 1 linh mục để nghe anh chị em xưng tội, thì hãy nói chuyện với Chúa, Người là Cha anh chị em, và nói sự thật với Người: ‘Lạy Chúa, con đã làm điều này, điều nọ, và con... hối lỗi” và hết lòng xin Người tha thứ, bằng Kinh Ăn Năn Tội và hứa với Người “sau này, con sẽ đi xưng tội, nhưng giờ đây xin Chúa tha thứ cho con”.
Ngài nhấn mạnh: nếu làm mọi điều như thế, các tín hữu sẽ trở về với ơn thánh Thiên Chúa ngay lập tức.
Lời khuyên trên rất hợp với tín hữu Sydney, nơi hiện nay, không những không có thánh lễ công cộng mà đến cầu nguyện riêng trong nhà thờ cũng không được vì nhà thờ bị đóng cửa. Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Fisher nói thêm: “các linh mục có thể và nên đáp ứng nhu cầu của các cá nhân muốn chịu Phép Giải Tội, nhưng không nên quảng cáo hay mở cửa nhà thờ để giải tội”.
Hối hả vội vàng
Các biện pháp trên dường như hơi nghiêm ngặt hơn cả ở Ý, nơi COVID-19 đang sát hại nhiều nạn nhân nhất trên thế giới nhưng ít nhất, tại giáo phận Rôma, các nhà thờ vẫn mở cửa cho tín hữu đến cầu nguyện riêng hay xưng tội, và có người cho rằng đi xa hơn cả những điều Ông Scott Morrison nói chuyện với quốc dân đêm 22 tháng 3. Tuy nhiên, phải nhận một điều, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher đi chậm hơn một số Giám Mục Úc trong các biện pháp hạn chế quyết liệt. Một người hiểu chuyện từ Tây Úc cho hay: lệnh đình chỉ các Thánh Lễ công cộng đã áp dụng ở đấy từ Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay (tuần rồi), khi chưa có các hạn chế quyết liệt của chính phủ Úc.
Những hối hả vội vàng như thế khiến ký giả kỳ cựu chuyên viết về Vatican là Andrea Gagliarducci, trong bài “Pope Francis and the response to coronavirus” (23 tháng 3) nhận định rằng “vần đề như thế này, trong một tình trạng khẩn trương, Giáo Hội không nghĩ đến điều mình phải bảo vệ: tự do thờ phượng. Trường hợp Ý là một điển hình rõ ràng. Việc cấm di chuyển (lockdown) ở Ý rất nghiêm ngặt. Người ta không thể di chuyển nếu không có các lý do thuyết phục [compelling reasons). Tuy nhiên không nhắc gì tới việc thờ phượng trong số các lý do thuyết phục. Dù quyền thờ phượng là quyền căn bản trong hiến pháp Ý”.
Gagliarducci muốn nhấn mạnh điều này: “Giáo Hội nên mạnh mẽ phản đối chính phủ vì đã không đếm xỉa các vấn đề thờ phượng. Đạo luật này là một tiền lệ. Nếu một ngày nào đó, Nhà Nước Ý muốn bác bỏ quyền tự do thờ phượng, họ chỉ cần nhớ lại tiền lệ trong tình thế đặc thù này”.
Nhiều người không hẳn hoàn toàn đồng ý với Gagliarducci trong hoàn cảnh lây lan của COVID-19, một kẻ thù ta chưa nắm được bản chất của nó, chỉ biết sức tàn phá khủng khiếp và nhanh như chớp của nó, nên mọi biện pháp cần được huy động để chặn đứng nó. Tiền lệ này có được lặp lại hay không là điều chưa thấy, nhưng nếu có chính phủ nào lặp lại nó khi không đủ lý do như lần này, dĩ nhiên ta phải quyết liệt chống lại.
Tuy nhiên, ai cũng có cảm tưởng giáo quyền ở một số nơi quá chú trọng đến đóng cửa, rút cầu, hạn chế. Ít đề xuất và khai triển các biện pháp tích cực giúp tín hữu vượt qua “thời buổi cấm cách trên thực tế” này. Đến nỗi có người cho rằng các đấng bản quyền khôn ngoan thật nhưng hình như đang thiếu can đảm.
Kéo chuông báo giờ cầu nguyện
Nói thế cũng oan cho tổng giáo phận Chicago. Theo tờ Chicago Catholic, Đức Hồng Y Cupich yêu cầu các giáo xứ kéo chuông mỗi ngày 5 lần như lời yêu cầu họ nhớ cầu nguyện. Lần đầu tiên sẽ là 9 giờ sáng ngày 21 tháng 3, và tiếp tục sau đó mỗi 3 tiếng đồng hồ, với hồi chuông cuối cùng trong ngày vào lúc 9 giờ đêm. Nơi nào không có chuông nhà thờ, Đức Hồng Y khuyên các gia đình tự lên đồng hồ để báo giờ cầu nguyện.
Tuy nhiên, cũng có việc quá lưu ý đến biện pháp tích cực. Đó là trường hợp ký giả John Allen: Ông nêu vấn đề: nếu có mệnh hệ gì mà Đức Phanxicô qua đời hay từ chức trong hoàn cảnh COVID-19, thì phải làm gì đối với mật nghị bầu Giáo Hoàng.
Dĩ nhiên ông biết giả cảnh ấy khó lòng xẩy ra vì Đức Phanxicô còn khỏe mạnh và năng nổ ngay trong tình huống COVID-19. Nhưng nếu có chuyện đó, thì mật nghị bầu Giáo Hoàng sau đó 20 ngày sẽ ra sao. Ý ông muốn nói phải dự liệu trường hợp này, kẻo không kịp.
Thực vậy, theo tính toán của ông, với tình thế cấm di chuyển và đóng cửa biên giới hiện nay, chỉ có các Hồng Y Ý, một số Hồng Y đang hiễn diện ở Rôma và cùng lắm một số Hồng Y Âu Châu khác. Con số không quá 40 vị. Ấy là đã giả thiết là Chính Phủ Ý và các chính phủ Âu Châu khác chịu coi việc bầu Giáo Hoàng là lý do thuyết phục. Liệu kết quả bỏ phiếu của 40 vị có làm cho cuộc bỏ phiếu này thành hiệu không, vì trên thế giới hiện nay có 123 Hồng Y dưới 80 tuổi, nghĩa là có quyền bầu Giáo Hoàng?
Trong khi ấy, hiện chưa có luật lệ nào cho phép các Hồng Y tham dự mật nghị “từ xa” bằng cách sử dụng kỹ thuật của thế kỷ 21.
Thế giới khiếp run
Chả lẽ COVID-19 mạnh đến nỗi khiến Allen tưởng tượng ra một giả cảnh như thế. Nhưng xét cho cùng, chính Đức Phanxicô cũng đã sử dụng chữ “khiếp run” (trembling) để chỉ tâm trạng của thế giới hiện nay.
Theo bản tin CNA, ngày 22 tháng 3 vừa qua, Đức Phanxicô lên tiếng yêu cầu thế giới Kitô giáo nói chung cùng đọc kinh Lạy Cha với ngài vào ngày 25 tháng 3 để cùng cầu xin Chúa cứu nhân loại.
Ngài nói: “trong những ngày thử thách này, trong khi nhân loại khiếp run trước đe dọa của đại dịch, tôi muốn đề nghị với mọi Kitô hữu hợp nhất tiếng kêu của họ vang lên tới trời”. Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng cũng loan báo sáng kiến ban phép lành cho Thành Phố và Thế Giới (Urbi et Orbi).
Điều được Đức Phanxicô lưu ý hàng đầu là giải pháp để “mọi người mặc chính họ” là giải pháp tồi tệ trong cơn đại dịch. Theo Catholic News Service, ngài nói như thế trong cuộc phỏng vấn qua Skype, phát đi từ Tây Ban Nha ngày 22 tháng 3. Phải làm sao để mọi người cảm thấy có một xã hội liên đới.
Khía cạnh lạc quan
Được hỏi ngài có lạc quan không khi đại dịch này qua đi, liệu thế giới có tốt đẹp hơn không, Đức Phanxicô trả lời rằng: “tôi không thích chữ đó vì lạc quan đối với tôi nghe có vẻ tô vẽ (makeup). Tôi hy vọng ở nhân loại, ở những người đàn ông đàn bà, và tôi hy vọng nơi người ta. Tôi hy vọng rất nhiều nơi những người sẽ học được nhiều bài học từ cuộc khủng hoảng này để suy nghĩ lại về đời sống của họ. Chúng ta sẽ thoát khỏi thành người tốt hơn, dù, dĩ nhiên, sẽ có ít người trong chúng ta hơn. Nhiều người vẫn ở lại đường cũ và điều này thật khó. Nhưng tôi tin chúng ta sẽ thoát khỏi tình thế này thành người tốt hơn”.
Một trong các bài học học được trong đại dịch COVID-19 có thể là giá trị gia đình. Dù sao, thì đó cũng là suy tư của Đức Hồng Y Farrell, bộ trưởng siêu bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống (xem A concrete proposal to be a "domestic church").
Ngài nhắc lại lời lẽ của Đức Phanxicô trong Niềm Vui Yêu Thương (số 315): “nhan Chúa cư ngụ trong các gia đình thực sự và cụ thể, với mọi rắc rối và vật lộn, vui mừng và hy vọng hàng ngày của họ”. Các điều này rõ ràng hơn cả khi vì COVID-19, người ta buộc phải ở trong nhà với gia đình của mình.
Đức Hồng Y viết: trong hoàn cảnh này “chúng ta cảm thấy cô đơn, cô lập và chính trong cảnh cô lập này, Chúa Thánh Thần gợi ý để chúng ta khám phá lại bí tích hôn nhân, nhờ đó, tổ ấm của chúng ta, nhờ có sự hiện diện không ngừng của Chúa Kitô trong mối liên hệ thánh hiến của vợ chồng, chính là các giáo hội tiểu gia”.
Đức Hồng Y quả quyết: “trong tổ ấm của họ, vợ chồng bảo đảm sự hiện diện của Chúa Giêsu 24 giờ mỗi ngày”. COVID-19, theo Đức Hồng Y, là “thời huấn luyện Chúa dành cho chúng ta... Một thời, nhờ sống gần nhau trong tổ ấm, chúng ta được kêu gọi liên tục thực hành đức yêu thương” như tỏ tình âu yếm với con cái, tình yêu kiên nhẫn với người phối ngẫu, dịu giọng với nhau dù giữa cảnh bừa bãi chung quanh, giáo dục con cái biết dùng thì giờ tốt, đối thoại với nhau lễ độ, giữ bình thản nội tâm, biết tôn trọng cả những người có ý kiến khác với mình, biết dành không gian cho người khác...
Đức Hồng Y kêu gọi “chúng ta hãy tụ tập như một gia đình, vào Chúa Nhật, để cử hành một cách long trọng hơn nền phụng vụ tại gia kia một nền phụng vụ, nhờ sự hiện diện của Chúa Giêsu, diễn ra qua các cử chỉ giữa vợ chồng (dấu chỉ yêu thương biểu lộ qua cuộc sống vợ chồng trở thành ‘sự liên tục không ngừng của ngôn ngữ phụng vụ’ và ‘cuộc sống phu thê trở thành phụng vụ theo một nghĩa nào đó’” (Niềm Vui Yêu Thương, số 215).
Và đây là các hướng dẫn cụ thể: “chúng ta có thể tụ họp nhau trong 1 căn phòng, đọc một Thánh vịnh ngợi khen, xin lỗi nhau bằng một lời hay một cử chỉ giữa vợ chồng và giữa cha mẹ và con cái, đọc Tin Mừng Chúa Nhật, phát biểu ý nghĩ về điều đoạn Tin Mừng linh hứng nơi từng người, đọc lời cầu nguyện cho các nhu cầu của gia đình, của những người ta yêu thương, của Giáo Hội và của thế giới. Sau cùng, phó thác gia đình ta và mọi gia đình ta quen biết cho sự chăm sóc của Đức Mẹ”.
Đức Hồng Y cũng gợi ý ta có thể liên kết với các gia đình khác qua Skype để cử hành các việc trên.