Chút tản mạn về virus corona
Trong mùa đại dịch Covid, đi lễ nghe giảng cha sở nói: “Có người hỏi tôi rằng Chúa có biết con virus này gây tác hại bao nhiêu người chết không? Thưa có biết !; Chúa có biết trận cháy rừng Úc châu tác hại như thế nào không? Thưa có biết !; Chúa có biết sóng thần ở Nhật Bản – động đất ở Inđô làm bao nhiêu người chết không? Thưa có biết!... Chúa có thể ngăn trở không cho những việc dữ ấy xảy ra được không? Thưa được! Vậy tại sao Chúa là đấng nhân từ vô cùng lại để cho những sự việc ấy xảy ra?!? Thì tôi tìm được câu trả lời từ Thánh Tô-ma A-qui-nô rằng: Thưa Chúa để cho những sự việc độc - dữ - ác ấy xảy ra để cho một việc thiện khác - tốt đẹp hơn xảy đến sau đó !”
Tôi không được học Thần học như Cha sở - không biết tra cứu tài liệu như ngài nên tôi cố gắng tìm hiểu mặt tốt đẹp, mặt tích cực, những điều thiện ẩn chứa đàng sau cơn đại dịch Covid này thì thấy rằng:
- Con Virus Corona nhỏ xíu xiu, không ai nhìn thấy được đã gây ra cơn khủng hoảng trên toàn thế giới nhưng nhờ nó mà mọi người đoàn kết nhau hơn, chia sẻ với nhau hơn… hãy nhìn cảnh người dân Ý đứng ở ban-công; thắp nến ở cửa sổ cùng ca vang những bài hát để khích lệ động viên nhau vượt qua thời kỳ cách ly là rõ. (nguồn: https://www.ntdvn.com/doi-song/giua-nhung-ngay-thang-cach-ly-nguoi-y-dong-loat-hat-vang-tren-ban-cong-21213.html )
- Nó là tâm điểm, cuốn hút sự chú ý của mọi người vào nó, nó làm người ta quên đi những tham – sân – si; những hỉ – nộ – ái – ố thường ngày; quên đi những cuộc chiến tranh, những vụ đánh bom tự phát đó đây để chỉ tập trung vào nó và chống lại nó: lo đi mua sắm khẩu trang, nước rửa tay…
- Nó làm xuất hiện những vị mục tử hết lòng vì đàn chiên, những chứng nhân thay vì thày dạy; gần gũi chiên đến độ lây bệnh từ chiên và… hy sinh vì đàn chiên: trích “Giáo phận Bergamo thuộc miền Bắc nước Ý là nơi có số người nhiễm virus Corona và qua đời nhiều nhất nước Ý. Trong số những bệnh nhân qua đời, có 6 linh mục. Đức cha Beschi cho biết, hiện còn 20 linh mục đang phải nhập viện. Đây là biến cố đau buồn, nhưng cũng là dấu chỉ cho thấy, các linh mục đã luôn hết lòng với dân chúng - “một dấu hiệu đau đớn của sự gần gũi và chia sẻ nỗi đau”. Các mục tử đã không tách rời khỏi cộng đồng, không tách rời đàn chiên ngay cả trong cái chết. (nguồn: https://tgpsaigon.net/bai-viet/mot-so-linh-muc-qua-doi-vi-covid-19-giao-hoi-tiep-tuc-cau-nguyen-va-phuc-vu-59903)
- Nó khiến người ta quan tâm đến gia đình, đến người thân hơn thay vì la cà quán xá, tụ tập ăn uống với bạn bè; ở nhà sinh hoạt với nhau thay vì đến các tụ điểm vui chơi. Rồi nhờ đó mà tới nhà thờ tham dự các sinh hoạt Phụng vụ nhiều hơn. Thật vui khi thấy trẻ em đi lễ ngày thường đông hơn, cùng nhau hát vang ‘Xin Vâng - Mẹ dạy con hai tiếng Xin Vâng…’ Tôi đã thấy có nhà cả gia đình ‘cùng nhau’ cọ rửa nhà cửa, dọn dẹp đồ đạc như bài viết của cha Louis Kim Nguyễn (nguồn: http://vietcatholic.org/News/Html/255139.htm)
- Nó dạy con người biết sống chậm lại và cân nhắc đâu là điều thiết yếu; thay vì cuộc sống xô bồ, hối hả vội vã để rồi bị cuốn hút vào công việc và tiền bạc, phù du. (Thư Đức TGM Sài Gòn 19/3/2020 https://tgpsaigon.net/bai-viet/toa-tong-giam-muc-sai-gon-huong-dan-muc-vu-mua-dich-covid-19-ngay-19032020-59918)
- Nó dạy con người khiêm tốn hơn, biết nhận ra rằng rốt cuộc con người chỉ là thụ tạo yếu đuối mỏng manh, hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa là Chủ tể muôn loài; nhờ đó biết sám hối và định hướng lại cuộc đời để hướng tới Thiên Chúa vĩnh cửu. (Thư Đức TGM Sài Gòn 19/3/2020)
- Và cuối cùng, nó giúp mọi người ý thức hơn về sự Sống - Chết, về sự mong manh của kiếp người, thật đúng là ‘đời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi…’ (TV 102).
Trong lúc chờ đợi điều thiện lớn lao Thiên Chúa cho xảy đến, chúng ta cùng tìm hiểu những mặt tích cực nho nhỏ mà con virus này đem lại để càng thêm tin tưởng – phó thác vào sự quan phòng của Chúa hơn.
Nicola Nguyễn. Mùa Chay 2020 – Mùa trở về
Trong mùa đại dịch Covid, đi lễ nghe giảng cha sở nói: “Có người hỏi tôi rằng Chúa có biết con virus này gây tác hại bao nhiêu người chết không? Thưa có biết !; Chúa có biết trận cháy rừng Úc châu tác hại như thế nào không? Thưa có biết !; Chúa có biết sóng thần ở Nhật Bản – động đất ở Inđô làm bao nhiêu người chết không? Thưa có biết!... Chúa có thể ngăn trở không cho những việc dữ ấy xảy ra được không? Thưa được! Vậy tại sao Chúa là đấng nhân từ vô cùng lại để cho những sự việc ấy xảy ra?!? Thì tôi tìm được câu trả lời từ Thánh Tô-ma A-qui-nô rằng: Thưa Chúa để cho những sự việc độc - dữ - ác ấy xảy ra để cho một việc thiện khác - tốt đẹp hơn xảy đến sau đó !”
Tôi không được học Thần học như Cha sở - không biết tra cứu tài liệu như ngài nên tôi cố gắng tìm hiểu mặt tốt đẹp, mặt tích cực, những điều thiện ẩn chứa đàng sau cơn đại dịch Covid này thì thấy rằng:
- Con Virus Corona nhỏ xíu xiu, không ai nhìn thấy được đã gây ra cơn khủng hoảng trên toàn thế giới nhưng nhờ nó mà mọi người đoàn kết nhau hơn, chia sẻ với nhau hơn… hãy nhìn cảnh người dân Ý đứng ở ban-công; thắp nến ở cửa sổ cùng ca vang những bài hát để khích lệ động viên nhau vượt qua thời kỳ cách ly là rõ. (nguồn: https://www.ntdvn.com/doi-song/giua-nhung-ngay-thang-cach-ly-nguoi-y-dong-loat-hat-vang-tren-ban-cong-21213.html )
- Nó làm xuất hiện những vị mục tử hết lòng vì đàn chiên, những chứng nhân thay vì thày dạy; gần gũi chiên đến độ lây bệnh từ chiên và… hy sinh vì đàn chiên: trích “Giáo phận Bergamo thuộc miền Bắc nước Ý là nơi có số người nhiễm virus Corona và qua đời nhiều nhất nước Ý. Trong số những bệnh nhân qua đời, có 6 linh mục. Đức cha Beschi cho biết, hiện còn 20 linh mục đang phải nhập viện. Đây là biến cố đau buồn, nhưng cũng là dấu chỉ cho thấy, các linh mục đã luôn hết lòng với dân chúng - “một dấu hiệu đau đớn của sự gần gũi và chia sẻ nỗi đau”. Các mục tử đã không tách rời khỏi cộng đồng, không tách rời đàn chiên ngay cả trong cái chết. (nguồn: https://tgpsaigon.net/bai-viet/mot-so-linh-muc-qua-doi-vi-covid-19-giao-hoi-tiep-tuc-cau-nguyen-va-phuc-vu-59903)
- Nó khiến người ta quan tâm đến gia đình, đến người thân hơn thay vì la cà quán xá, tụ tập ăn uống với bạn bè; ở nhà sinh hoạt với nhau thay vì đến các tụ điểm vui chơi. Rồi nhờ đó mà tới nhà thờ tham dự các sinh hoạt Phụng vụ nhiều hơn. Thật vui khi thấy trẻ em đi lễ ngày thường đông hơn, cùng nhau hát vang ‘Xin Vâng - Mẹ dạy con hai tiếng Xin Vâng…’ Tôi đã thấy có nhà cả gia đình ‘cùng nhau’ cọ rửa nhà cửa, dọn dẹp đồ đạc như bài viết của cha Louis Kim Nguyễn (nguồn: http://vietcatholic.org/News/Html/255139.htm)
- Nó dạy con người biết sống chậm lại và cân nhắc đâu là điều thiết yếu; thay vì cuộc sống xô bồ, hối hả vội vã để rồi bị cuốn hút vào công việc và tiền bạc, phù du. (Thư Đức TGM Sài Gòn 19/3/2020 https://tgpsaigon.net/bai-viet/toa-tong-giam-muc-sai-gon-huong-dan-muc-vu-mua-dich-covid-19-ngay-19032020-59918)
- Nó dạy con người khiêm tốn hơn, biết nhận ra rằng rốt cuộc con người chỉ là thụ tạo yếu đuối mỏng manh, hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa là Chủ tể muôn loài; nhờ đó biết sám hối và định hướng lại cuộc đời để hướng tới Thiên Chúa vĩnh cửu. (Thư Đức TGM Sài Gòn 19/3/2020)
- Và cuối cùng, nó giúp mọi người ý thức hơn về sự Sống - Chết, về sự mong manh của kiếp người, thật đúng là ‘đời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi…’ (TV 102).
Trong lúc chờ đợi điều thiện lớn lao Thiên Chúa cho xảy đến, chúng ta cùng tìm hiểu những mặt tích cực nho nhỏ mà con virus này đem lại để càng thêm tin tưởng – phó thác vào sự quan phòng của Chúa hơn.
Nicola Nguyễn. Mùa Chay 2020 – Mùa trở về