Chỉ trong 24 giờ của ngày Chúa Nhật, số trường hợp tử vong tại Ý là 368 người. Như thế, tính đến sáng thứ Hai 16 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 1,809 người, và 24,747 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Trên cả nước, kể cả tại giáo đô Rôma, tất cả các thánh lễ đã bị đình chỉ. Hôm thứ Sáu 13 tháng Ba, các nhà thờ tại Rôma đã được mở cửa trở lại để anh chị em giáo dân đến cầu nguyện riêng, nhưng các thánh lễ vẫn bị đình chỉ.
Trong bối cảnh dồn dập những tin tức đau buồn đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã rời Vatican đến thăm hai địa điểm hành hương quan trọng ở Rôma để cầu nguyện cho thành phố và thế giới.
Hai khoảnh khắc cầu nguyện mãnh liệt của ngài đã diễn ra. Thứ nhất là trước bức ảnh cổ kính Maria Salus Populi Romani, Đức Mẹ là Phần Rỗi của Dân Rôma, tại Đền Thờ Đức Bà Cả. Thứ hai là dưới chân một cây thánh giá bằng gỗ đã từng bảo vệ Rôma khỏi một bệnh dịch lớn.
Cử chỉ của Đức Thánh Cha Phanxicô buổi chiều Chúa Nhật thứ ba Mùa Chay đã thể hiện sự gần gũi của ngài với những người đau khổ khi tha thiết cầu xin sự bảo vệ đặc biệt của Chúa và Đức Mẹ.
Trước bức ảnh cổ kính Đức Mẹ là Phần Rỗi của Dân Rôma
Trong một thông cáo được đưa ra vào chiều Chúa Nhật, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết:
Chiều nay, lúc hơn 4 giờ chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô đã rời Vatican đến thăm Đền Thờ Đức Bà Cả, để cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ Maria, Salus Populi Romani, Đức Mẹ là Phần Rỗi của Dân Rôma, nơi bức ảnh của Mẹ được trưng bày và tôn kính.
Sau đó, Đức Thánh Cha đã đi bộ dọc theo Via del Corso - như thể đang thực hiện một cuộc hành hương – ngài đã đến thăm nhà thờ San Marcello trên đường Corso, nơi đặt một cây thánh giá đã từng xảy ra nhiều phép lạ. Vào năm 1522, dân chúng đã rước thánh giá này đi khắp các vùng lân cận của thành phố cầu xin cho trận dịch hạch kinh hoàng chấm dứt ở Rôma.
Dưới chân thánh giá này, Đức Thánh Cha đã dâng lời nguyện cầu xin sớm chấm dứt đại dịch đã và đang xảy ra ở Ý và trên thế giới. Ngài cũng cầu khẩn sự chữa lành cho con số đông đảo các bệnh nhân, và nhớ đến vô số các nạn nhân trong những ngày qua, và cầu xin cho gia đình, thân quyến và bạn bè của họ có thể tìm thấy sự an ủi và chữa lành. Đức Thánh Cha cũng cầu nguyện cho các nhân viên y tế, bác sĩ, y tá và tất cả những người đang làm việc cật lực trong những ngày này để bảo đảm sự hoạt động điều hòa của xã hội.
Đức Thánh Cha đã trở lại Vatican vào khoảng 5:30 chiều.
Lòng sùng kính bức ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của Dân Rôma
Đức Thánh Cha Phanxicô có lòng sùng kính đặc biệt đối với bức ảnh nổi tiếng Đức Mẹ là Phần Rỗi của Dân Rôma. Ngài thường đến thăm và cầu nguyện trước bức ảnh này vào những ngày lễ lớn của Đức Mẹ, và dừng lại để cầu nguyện trước và sau các chuyến tông du quốc tế.
Năm 593, Thánh Giáo Hoàng Grêgoriô Cả đã giơ cao bức ảnh này trong đám rước để ngăn chặn một bệnh dịch. Và vào năm 1837, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XVI cũng đã kêu cầu Đức Mẹ cho dịch tả chấm dứt.
Cây thánh giá đã từng xảy ra nhiều phép lạ
Điểm dừng thứ hai của Đức Thánh Cha hôm Chúa Nhật cũng rất quan trọng trong thời điểm kinh hoàng mà thế giới chúng ta đang trải qua.
Nhà thờ San Marcello trên đường Corso có một cây thánh giá bằng gỗ được tôn kính từ thế kỷ 15, là thời điểm mà các học giả tin là cây thánh giá này đã có mặt tại Rôma. Cây thánh giá này đã từng sống sót sau một vụ hỏa hoạn và cứu thành phố khỏi một bệnh dịch. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ôm chính cây thánh giá này vào lúc cao điểm của Ngày xin tha thứ trong Đại Năm Thánh 2000.
Từ đống tro tàn
Truyền thống của dân thành Rôma tin rằng rất nhiều phép lạ đã xảy ra nhờ “Cây Thánh giá Cực Thánh” bắt đầu vào ngày 23 tháng 5 năm 1519.
Vào đêm đó, một đám cháy lớn đã phá hủy hoàn toàn nhà thờ mang tên Đức Giáo Hoàng Marcel. Toàn bộ tòa nhà sụp đổ trong đống đổ nát vào sáng hôm sau. Nhưng từ đống tro tàn nổi lên cây thánh giá của bàn thờ chính, không bị ảnh hưởng gì. Thậm chí, một ngọn đèn dầu nhỏ vẫn còn leo lét cháy dưới chân thánh giá.
Khung cảnh này làm rất nhiều tín hữu Rôma rơi lệ và một số người bắt đầu gặp nhau để cầu nguyện. Đức Giáo Hoàng Lêô X đã ra lệnh xây dựng lại nhà thờ vào năm 1519.
Ngăn chặn bệnh dịch hạch lớn tại Rôma
Ba năm sau vụ hỏa hoạn, Rôma lại bị tấn công bởi một trận dịch hạch kinh hoàng.
Các tín hữu đã rước thánh giá đi khắp thành phố - mặc dù các lệnh cấm đã được chính quyền đưa ra một cách dễ hiểu là nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Cây thánh giá được cung nghinh qua các đường phố của Rôma hướng về Đền Thờ Thánh Phêrô. Cuộc rước kéo dài 16 ngày: từ mùng 4 đến 20 tháng 8 năm 1522. Cây thánh giá đi đến đâu, bệnh dịch có dấu hiệu lui đến đó, cho nên mọi khu phố đều tìm cách giữ cây thánh giá càng lâu càng tốt.
Cuối cùng, khi thánh giá trở lại nhà thờ, bệnh dịch đã chấm dứt hoàn toàn.
Từ năm 1600, cuộc rước kiệu từ nhà thờ San Marcello đến Đền Thờ Thánh Phêrô đã trở thành một truyền thống được lặp lại trong các Năm Thánh. Tên của các vị Giáo hoàng mở ra các Năm Thánh được ghi trên mặt sau của thánh giá, cùng với niên đại của Năm Thánh ấy.
Source:Vatican NewsPope Francis’ twin prayers for an “end to the pandemic”
Trên cả nước, kể cả tại giáo đô Rôma, tất cả các thánh lễ đã bị đình chỉ. Hôm thứ Sáu 13 tháng Ba, các nhà thờ tại Rôma đã được mở cửa trở lại để anh chị em giáo dân đến cầu nguyện riêng, nhưng các thánh lễ vẫn bị đình chỉ.
Trong bối cảnh dồn dập những tin tức đau buồn đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã rời Vatican đến thăm hai địa điểm hành hương quan trọng ở Rôma để cầu nguyện cho thành phố và thế giới.
Hai khoảnh khắc cầu nguyện mãnh liệt của ngài đã diễn ra. Thứ nhất là trước bức ảnh cổ kính Maria Salus Populi Romani, Đức Mẹ là Phần Rỗi của Dân Rôma, tại Đền Thờ Đức Bà Cả. Thứ hai là dưới chân một cây thánh giá bằng gỗ đã từng bảo vệ Rôma khỏi một bệnh dịch lớn.
Cử chỉ của Đức Thánh Cha Phanxicô buổi chiều Chúa Nhật thứ ba Mùa Chay đã thể hiện sự gần gũi của ngài với những người đau khổ khi tha thiết cầu xin sự bảo vệ đặc biệt của Chúa và Đức Mẹ.
Trước bức ảnh cổ kính Đức Mẹ là Phần Rỗi của Dân Rôma
Trong một thông cáo được đưa ra vào chiều Chúa Nhật, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết:
Chiều nay, lúc hơn 4 giờ chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô đã rời Vatican đến thăm Đền Thờ Đức Bà Cả, để cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ Maria, Salus Populi Romani, Đức Mẹ là Phần Rỗi của Dân Rôma, nơi bức ảnh của Mẹ được trưng bày và tôn kính.
Sau đó, Đức Thánh Cha đã đi bộ dọc theo Via del Corso - như thể đang thực hiện một cuộc hành hương – ngài đã đến thăm nhà thờ San Marcello trên đường Corso, nơi đặt một cây thánh giá đã từng xảy ra nhiều phép lạ. Vào năm 1522, dân chúng đã rước thánh giá này đi khắp các vùng lân cận của thành phố cầu xin cho trận dịch hạch kinh hoàng chấm dứt ở Rôma.
Dưới chân thánh giá này, Đức Thánh Cha đã dâng lời nguyện cầu xin sớm chấm dứt đại dịch đã và đang xảy ra ở Ý và trên thế giới. Ngài cũng cầu khẩn sự chữa lành cho con số đông đảo các bệnh nhân, và nhớ đến vô số các nạn nhân trong những ngày qua, và cầu xin cho gia đình, thân quyến và bạn bè của họ có thể tìm thấy sự an ủi và chữa lành. Đức Thánh Cha cũng cầu nguyện cho các nhân viên y tế, bác sĩ, y tá và tất cả những người đang làm việc cật lực trong những ngày này để bảo đảm sự hoạt động điều hòa của xã hội.
Đức Thánh Cha đã trở lại Vatican vào khoảng 5:30 chiều.
Lòng sùng kính bức ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của Dân Rôma
Đức Thánh Cha Phanxicô có lòng sùng kính đặc biệt đối với bức ảnh nổi tiếng Đức Mẹ là Phần Rỗi của Dân Rôma. Ngài thường đến thăm và cầu nguyện trước bức ảnh này vào những ngày lễ lớn của Đức Mẹ, và dừng lại để cầu nguyện trước và sau các chuyến tông du quốc tế.
Năm 593, Thánh Giáo Hoàng Grêgoriô Cả đã giơ cao bức ảnh này trong đám rước để ngăn chặn một bệnh dịch. Và vào năm 1837, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XVI cũng đã kêu cầu Đức Mẹ cho dịch tả chấm dứt.
Cây thánh giá đã từng xảy ra nhiều phép lạ
Điểm dừng thứ hai của Đức Thánh Cha hôm Chúa Nhật cũng rất quan trọng trong thời điểm kinh hoàng mà thế giới chúng ta đang trải qua.
Nhà thờ San Marcello trên đường Corso có một cây thánh giá bằng gỗ được tôn kính từ thế kỷ 15, là thời điểm mà các học giả tin là cây thánh giá này đã có mặt tại Rôma. Cây thánh giá này đã từng sống sót sau một vụ hỏa hoạn và cứu thành phố khỏi một bệnh dịch. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ôm chính cây thánh giá này vào lúc cao điểm của Ngày xin tha thứ trong Đại Năm Thánh 2000.
Từ đống tro tàn
Truyền thống của dân thành Rôma tin rằng rất nhiều phép lạ đã xảy ra nhờ “Cây Thánh giá Cực Thánh” bắt đầu vào ngày 23 tháng 5 năm 1519.
Vào đêm đó, một đám cháy lớn đã phá hủy hoàn toàn nhà thờ mang tên Đức Giáo Hoàng Marcel. Toàn bộ tòa nhà sụp đổ trong đống đổ nát vào sáng hôm sau. Nhưng từ đống tro tàn nổi lên cây thánh giá của bàn thờ chính, không bị ảnh hưởng gì. Thậm chí, một ngọn đèn dầu nhỏ vẫn còn leo lét cháy dưới chân thánh giá.
Khung cảnh này làm rất nhiều tín hữu Rôma rơi lệ và một số người bắt đầu gặp nhau để cầu nguyện. Đức Giáo Hoàng Lêô X đã ra lệnh xây dựng lại nhà thờ vào năm 1519.
Ngăn chặn bệnh dịch hạch lớn tại Rôma
Ba năm sau vụ hỏa hoạn, Rôma lại bị tấn công bởi một trận dịch hạch kinh hoàng.
Các tín hữu đã rước thánh giá đi khắp thành phố - mặc dù các lệnh cấm đã được chính quyền đưa ra một cách dễ hiểu là nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Cây thánh giá được cung nghinh qua các đường phố của Rôma hướng về Đền Thờ Thánh Phêrô. Cuộc rước kéo dài 16 ngày: từ mùng 4 đến 20 tháng 8 năm 1522. Cây thánh giá đi đến đâu, bệnh dịch có dấu hiệu lui đến đó, cho nên mọi khu phố đều tìm cách giữ cây thánh giá càng lâu càng tốt.
Cuối cùng, khi thánh giá trở lại nhà thờ, bệnh dịch đã chấm dứt hoàn toàn.
Từ năm 1600, cuộc rước kiệu từ nhà thờ San Marcello đến Đền Thờ Thánh Phêrô đã trở thành một truyền thống được lặp lại trong các Năm Thánh. Tên của các vị Giáo hoàng mở ra các Năm Thánh được ghi trên mặt sau của thánh giá, cùng với niên đại của Năm Thánh ấy.
Source:Vatican News