Chúa Nhật II Mùa Chay A
St 12,1-4a; 2 Tm 1,8b-10; Mt 17,1-9
Chúa Nhật vừa rồi, chúng ta đã chiêm ngắm Chúa Giêsu theo phương diện nhân loại qua những cơn cám dỗ của Chúa. Người đã kiên quyết chống trả và đã chiến thắng những đề nghị của ma quỷ.
Trong Chúa Nhật II Mùa Chay này, chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu theo phương diện thần linh qua biến cố Chúa biến hình trên núi cao, trước sự chứng kiến của ba môn đệ thân tín của Người là Phêrô, Giacôbê và Gioan.
1- Vinh Quang Thiên Chúa nơi Đức Giêsu
Tại đây, thân xác của Chúa Giêsu được biến đổi, dung nhan Người chói lọi như mặt trời và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng. Người đàm đạo với Môsê và Êlia. Biến cố biến hình là cuộc thần hiện của Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Con là nhân vật chính đang được biến hình, Chúa Thánh Thần hiện diện dưới “đám mây sáng ngời bao phủ các ông” và có tiếng của Chúa Cha từ đám mây phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người. Các người hãy nghe lời Người” (x. Mt 17,1-9).
Với trình thuật này, thánh Mátthêu trình bày biến cố biến hình là một cuộc thần hiện của vinh quang Thiên Chúa như đã xảy ra trên núi Sinai trong Cựu Ước với những dấu chỉ mạc khải thế giới Thiên Chúa như núi cao, sự biến hình, ánh sáng, đám mây bao phủ trên Người.
Trong Tin Mừng Nhất Lãm, trình thuật biến cố biến hình được đặt trước lời loan báo đầu tiên của Chúa Giêsu về cuộc khổ nạn, chết và phục sinh khi Người cùng với các môn đệ trên đường tiến về Giêrusalem. Khi nghe nói về việc Người phải chịu đau khổ và phải chết, các Tông Đồ rất ngạc nhiên và không thể nào chấp nhận lời loan báo này. Chính thánh Phêrô đã can Người không nên làm như thế. Bởi vì, hầu hết các Tông Đồ và người Do Thái đang trông chờ một Đấng Mêsia đến trong quyền năng và vinh quang để giải phóng họ khỏi cảnh thống trị và ách nô lệ của đế quốc La Mã. Đấng Mêsia không thể chịu đau khổ và chết được. Nhưng Chúa Giêsu không từ bỏ ý định của mình và Người tiếp tục mạc khải rằng Người phải chịu đau khổ và chết, sau ba ngày, Người sống lại. Người mở ra con đường mới là phải trải qua đau khổ để đến vinh quang.
Theo tiến trình này, biến cố biến hình của Chúa Giêsu là sự chuẩn bị cho các môn đệ đón nhận biến cố đau thương mà Chúa sắp phải trải qua. Qua biến cố này, Chúa Giêsu muốn củng cố niềm tin cho các môn đệ trước cuộc khổ nạn và cái chết của Người. Đồng thời, Người muốn tỏ cho họ thấy thần tính của Người ẩn dấu trong dung mạo con người, cũng như Người muốn tỏ cho họ thấy trước vinh quang và sự phục sinh mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện như đã tiên báo.
Như thế, Chúa Giêsu là một con người giống với chúng ta mọi đàng, chỉ trừ tội lỗi: Người có mang trong mình những điều kiện con người như đói khát, mệt nhọc thể lý, bị cám dỗ; Người cũng phải lao động vất vả để kiếm sống; Người cũng có một thân xác hay chết như chúng ta. Tuy nhiên, Chúa Giêsu rất khác biệt với chúng ta, bởi vì Người là Con Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa, là Đấng Mêsia. Người cưu mang thần tính ẩn dấu trong mình. Thần tính đó hôm nay được biểu lộ và biến đổi con người nhân loại của Chúa Giêsu trở nên sáng láng và vinh hiển như mặt trời. Nơi đây Đức Giêsu để cho thần tính của Người tỏ lộ trong thân xác của Người.
Chiêm ngắm Chúa Giêsu biến hình, Mátthêu muốn độc giả của ngài và cả chúng ta nữa tin nhận Người là Thiên Chúa. Đức tin đích thực của người tín hữu không phải là một lời khẳng định chung chung về sự hiện hữu của Thiên Chúa, nhưng là lời tuyên xưng vững chắc rằng vinh quang và quyền năng Thiên Chúa hiện thân cụ thể nơi con người của Đức Giêsu Kitô. Vì thế, chúng ta hãy nghe Lời Người.
2- Chúng ta cũng sẽ được biến đổi như Người
Biến cố biến hình của Chúa Giêsu cũng là lời loan báo về định mệnh của mỗi người rằng: Thân xác yếu hèn và hay chết của chúng ta được tiền định tới sự biến hình nên giống với Chúa Giêsu ngay hôm nay và trong ngày cánh chung. Sự biến hình của Chúa Giêsu loan báo sự biến hình của chúng ta. Bởi lẽ, Thiên Chúa đã không bao giờ tạo dựng thân xác con người cho cái chết, hay cho sự hủy diệt, nhưng Người tiền định cho chúng ta được sống đời đời. Tội lỗi, sự dữ và cái chết không phải là tiếng nói cuối cùng trên con người. Bằng chứng hùng hồn là biến cố nhập thể của Con Thiên Chúa như là trung tâm điểm trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa: “Thiên Chúa đã làm người để con người được làm Thiên Chúa,” thánh Irênê, giám mục thành Lyon (198) đã viết như thế.
Hơn nữa, việc Chúa Giêsu biến hình làm sáng tỏ những vấn nạn quan trọng nhất mà con người mọi thời thường đặt ra: Đâu là ý nghĩa của đời sống? Con người sẽ đi về đâu? Chính Chúa Giêsu mang lại cho chúng ta câu trả lời cho những vấn nạn đó qua sự phục sinh vinh hiển. Chúa Giêsu là người đầu tiên từ cõi chết sống lại, là hoa quả đầu mùa cho những kẻ an giấc. Người là người mở đường cho con người đi vào sự sống mới, sự sống thần linh. Nhờ Thánh Thần, Người biến đổi thân xác chúng ta nên giống thân xác sáng láng của Người. Khi nói đến sự biến đổi này, thánh Phaolô viết: “Đó là điều tôi đợi chờ và hy vọng. Sẽ không có gì làm cho tôi phải hổ thẹn, trái lại tôi hoàn toàn vững tin. Bây giờ cũng như mọi lúc, Đức Kitô sẽ tỏ bày quyền uy cao cả của Người nơi thân xác tôi, dù tôi sống hay tôi chết” (Pl 1,20).
Một cách cụ thể, bí tích Rửa Tội làm cho chúng ta nên giống với Chúa Kitô và đưa chúng ta tháp nhập với đời sống Đấng Phục Sinh! Theo ý nghĩa này, thánh Mátthêu đã chính xác dùng hai cách diễn tả tương tự để mạc khải về định mệnh của chúng ta: “Dung nhan Người chói lọi như mặt trời” (Mt 17,2). “Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời” (Mt 13,43).
Sự biến hình của chúng ta được bắt đầu từ những chọn lựa và cố gắng trong đời sống của chúng ta dựa theo các giá trị Tin Mừng, khi chúng ta bước theo Người. Những chọn lựa và hành động đó có dấu ấn của sự vĩnh cửu. Như chúng ta đọc những lời này trong mỗi thánh lễ: “Cũng như giọt nước hòa chung với chén rượu, xin cho chúng con cũng được thông phần thần tính của Đấng đã chia sẻ kiếp người với chúng con.”
Bởi thế, mỗi ngày chúng ta được mời gọi lắng nghe và thực hành Lời Chúa để chúng ta cũng được biến đổi nên giống Người. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
St 12,1-4a; 2 Tm 1,8b-10; Mt 17,1-9
Chúa Nhật vừa rồi, chúng ta đã chiêm ngắm Chúa Giêsu theo phương diện nhân loại qua những cơn cám dỗ của Chúa. Người đã kiên quyết chống trả và đã chiến thắng những đề nghị của ma quỷ.
Trong Chúa Nhật II Mùa Chay này, chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu theo phương diện thần linh qua biến cố Chúa biến hình trên núi cao, trước sự chứng kiến của ba môn đệ thân tín của Người là Phêrô, Giacôbê và Gioan.
1- Vinh Quang Thiên Chúa nơi Đức Giêsu
Tại đây, thân xác của Chúa Giêsu được biến đổi, dung nhan Người chói lọi như mặt trời và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng. Người đàm đạo với Môsê và Êlia. Biến cố biến hình là cuộc thần hiện của Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Con là nhân vật chính đang được biến hình, Chúa Thánh Thần hiện diện dưới “đám mây sáng ngời bao phủ các ông” và có tiếng của Chúa Cha từ đám mây phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người. Các người hãy nghe lời Người” (x. Mt 17,1-9).
Với trình thuật này, thánh Mátthêu trình bày biến cố biến hình là một cuộc thần hiện của vinh quang Thiên Chúa như đã xảy ra trên núi Sinai trong Cựu Ước với những dấu chỉ mạc khải thế giới Thiên Chúa như núi cao, sự biến hình, ánh sáng, đám mây bao phủ trên Người.
Trong Tin Mừng Nhất Lãm, trình thuật biến cố biến hình được đặt trước lời loan báo đầu tiên của Chúa Giêsu về cuộc khổ nạn, chết và phục sinh khi Người cùng với các môn đệ trên đường tiến về Giêrusalem. Khi nghe nói về việc Người phải chịu đau khổ và phải chết, các Tông Đồ rất ngạc nhiên và không thể nào chấp nhận lời loan báo này. Chính thánh Phêrô đã can Người không nên làm như thế. Bởi vì, hầu hết các Tông Đồ và người Do Thái đang trông chờ một Đấng Mêsia đến trong quyền năng và vinh quang để giải phóng họ khỏi cảnh thống trị và ách nô lệ của đế quốc La Mã. Đấng Mêsia không thể chịu đau khổ và chết được. Nhưng Chúa Giêsu không từ bỏ ý định của mình và Người tiếp tục mạc khải rằng Người phải chịu đau khổ và chết, sau ba ngày, Người sống lại. Người mở ra con đường mới là phải trải qua đau khổ để đến vinh quang.
Theo tiến trình này, biến cố biến hình của Chúa Giêsu là sự chuẩn bị cho các môn đệ đón nhận biến cố đau thương mà Chúa sắp phải trải qua. Qua biến cố này, Chúa Giêsu muốn củng cố niềm tin cho các môn đệ trước cuộc khổ nạn và cái chết của Người. Đồng thời, Người muốn tỏ cho họ thấy thần tính của Người ẩn dấu trong dung mạo con người, cũng như Người muốn tỏ cho họ thấy trước vinh quang và sự phục sinh mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện như đã tiên báo.
Như thế, Chúa Giêsu là một con người giống với chúng ta mọi đàng, chỉ trừ tội lỗi: Người có mang trong mình những điều kiện con người như đói khát, mệt nhọc thể lý, bị cám dỗ; Người cũng phải lao động vất vả để kiếm sống; Người cũng có một thân xác hay chết như chúng ta. Tuy nhiên, Chúa Giêsu rất khác biệt với chúng ta, bởi vì Người là Con Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa, là Đấng Mêsia. Người cưu mang thần tính ẩn dấu trong mình. Thần tính đó hôm nay được biểu lộ và biến đổi con người nhân loại của Chúa Giêsu trở nên sáng láng và vinh hiển như mặt trời. Nơi đây Đức Giêsu để cho thần tính của Người tỏ lộ trong thân xác của Người.
Chiêm ngắm Chúa Giêsu biến hình, Mátthêu muốn độc giả của ngài và cả chúng ta nữa tin nhận Người là Thiên Chúa. Đức tin đích thực của người tín hữu không phải là một lời khẳng định chung chung về sự hiện hữu của Thiên Chúa, nhưng là lời tuyên xưng vững chắc rằng vinh quang và quyền năng Thiên Chúa hiện thân cụ thể nơi con người của Đức Giêsu Kitô. Vì thế, chúng ta hãy nghe Lời Người.
2- Chúng ta cũng sẽ được biến đổi như Người
Biến cố biến hình của Chúa Giêsu cũng là lời loan báo về định mệnh của mỗi người rằng: Thân xác yếu hèn và hay chết của chúng ta được tiền định tới sự biến hình nên giống với Chúa Giêsu ngay hôm nay và trong ngày cánh chung. Sự biến hình của Chúa Giêsu loan báo sự biến hình của chúng ta. Bởi lẽ, Thiên Chúa đã không bao giờ tạo dựng thân xác con người cho cái chết, hay cho sự hủy diệt, nhưng Người tiền định cho chúng ta được sống đời đời. Tội lỗi, sự dữ và cái chết không phải là tiếng nói cuối cùng trên con người. Bằng chứng hùng hồn là biến cố nhập thể của Con Thiên Chúa như là trung tâm điểm trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa: “Thiên Chúa đã làm người để con người được làm Thiên Chúa,” thánh Irênê, giám mục thành Lyon (198) đã viết như thế.
Hơn nữa, việc Chúa Giêsu biến hình làm sáng tỏ những vấn nạn quan trọng nhất mà con người mọi thời thường đặt ra: Đâu là ý nghĩa của đời sống? Con người sẽ đi về đâu? Chính Chúa Giêsu mang lại cho chúng ta câu trả lời cho những vấn nạn đó qua sự phục sinh vinh hiển. Chúa Giêsu là người đầu tiên từ cõi chết sống lại, là hoa quả đầu mùa cho những kẻ an giấc. Người là người mở đường cho con người đi vào sự sống mới, sự sống thần linh. Nhờ Thánh Thần, Người biến đổi thân xác chúng ta nên giống thân xác sáng láng của Người. Khi nói đến sự biến đổi này, thánh Phaolô viết: “Đó là điều tôi đợi chờ và hy vọng. Sẽ không có gì làm cho tôi phải hổ thẹn, trái lại tôi hoàn toàn vững tin. Bây giờ cũng như mọi lúc, Đức Kitô sẽ tỏ bày quyền uy cao cả của Người nơi thân xác tôi, dù tôi sống hay tôi chết” (Pl 1,20).
Một cách cụ thể, bí tích Rửa Tội làm cho chúng ta nên giống với Chúa Kitô và đưa chúng ta tháp nhập với đời sống Đấng Phục Sinh! Theo ý nghĩa này, thánh Mátthêu đã chính xác dùng hai cách diễn tả tương tự để mạc khải về định mệnh của chúng ta: “Dung nhan Người chói lọi như mặt trời” (Mt 17,2). “Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời” (Mt 13,43).
Sự biến hình của chúng ta được bắt đầu từ những chọn lựa và cố gắng trong đời sống của chúng ta dựa theo các giá trị Tin Mừng, khi chúng ta bước theo Người. Những chọn lựa và hành động đó có dấu ấn của sự vĩnh cửu. Như chúng ta đọc những lời này trong mỗi thánh lễ: “Cũng như giọt nước hòa chung với chén rượu, xin cho chúng con cũng được thông phần thần tính của Đấng đã chia sẻ kiếp người với chúng con.”
Bởi thế, mỗi ngày chúng ta được mời gọi lắng nghe và thực hành Lời Chúa để chúng ta cũng được biến đổi nên giống Người. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/