THÁI TỬ CHARLES LẠI LÊN XE HOA
Hôm nay thứ bảy mồng 9 tháng 4 năm 2005, Thái tử Charles 56 tuổi ‘lên xe hoa’ lần thứ hai. Thái tử ‘sánh vai’ cùng bà Camilla Parker Bowles 57. Thủ tục dân sự cử hành lúc 12:30 tại Windsor Guildhall. Sau đó là nghi lễ tôn giáo tại nguyện đường Thánh George thuộc Lâu đài Windsor. Tổng Giám mục Canterbury là Rowan Williams chủ sự trước sự sự hiện diện của Nữ hoàng Elisabeth II và 800 khách mời.
Theo chương trình, hôn lễ lẽ ra đã diễn ra hôm qua, thứ sáu, nhưng bất ngờ trùng vào ngày tang lễ Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II cho nên phải hoãn lại một ngày, cũng là để Thái tử đi Vatican tham dự lễ an táng Đức cố Giáo hoàng.
Ngày 29 tháng 7 năm 1981,Thái tử Charles đã thành hôn lần đầu với Công nương Diana tại Đại thánh đuờng Thánh Phaolô. Đó là đám cưới tầm cỡ thế kỉ. Lễ cưới to lớn quyền quý ấy không đương nhiên bảo đảm một cuộc hôn nhân hạnh phúc bền lâu. Bởi lúc nào cũng có một bóng hình thứ ba ‘phảng phất’, mặc dù Công nương đã sinh hạ được 2 hoàng nam William và Harry! Bóng hình thứ ba ấy chính là Camilla Parker Bowles. Và chuyện gì thường phải tới cho những cuộc tình tay ba, đã tới. Cặp vợ chồng vương giả đã li thân năm 1992 và li dị ngày 28 tháng 8 năm 1996. Một năm sau cuộc li dị, Công nương Diana tử nạn xe hơi tại Paris ngày 31 tháng 8 năm 1997.
Thực ra Charles và Camilla Shand đã từng gặp gỡ hẹn hò từ đầu thập niên 1970. Đến năm 1972, chàng gia nhập Hải quân, nàng ở nhà thành hôn với Andrew Parker Bowles và có với nhau một trai, một gái. Từ cuối thập niên 1970 họ lại bí mật gian díu. Mối tình ngang trái này đã làm tan vỡ 2 cuộc hôn nhân: Andrew Parker Bowles mất vợ (li dị năm1995) và Công nương Diana mất chồng (li dị năm 1996).
Dư luận đã thương cảm ‘nàng công chúa của quần chúng’ Diana bao nhiêu thì đã ‘tiếng bấc tiếng chì’ nặng nề bấy nhiêu nhắm vào Camilla.
Sự thể ngày hôm nay phải công nhận là kết quả cuộc tình đầy nhẫn nhục của bà Camilla Parker Bowles. Thời gian vốn là diệu pháp dễ làm nguôi ngoai lòng người. Nay thì Nữ hoàng Elisabeth II đã ưng thuận, hai con trai của Thái tử là William và Harry cũng chúc mừng. Dù thế, sau đám cưới Camilla sẽ không mang tước hiệu Công nương xứ Wales như Diana trước đây mà mang tước hiệu Công nương Cornwall và nếu mai này Thái tử Charles có nối ngôi vua thì Camilla cũng chỉ được gọi là Vương phi (The Pricess Consort) chứ không được gọi là Hoàng hậu (Queen).
Dư luận nói chung đã tỏ ra ‘bao dung’ đối với cặp Charles-Camilla hôm nay. Tổng Giám mục Canterbury là Rowan Williams cũng ủng hộ mạnh mẽ và cho rằng cuộc hôn nhân theo đúng luật lệ Anh giáo đối với những người muốn tái hôn.
Song vị Giám mục Anh giáo David Stancliff không chấp nhận cuộc hôn nhân này một cách vô điều kiện!
Theo tờ Philadelphia Daily News số ra ngày thứ hai 28 tháng 3 năm 2005 thuật lại tin của tờ The Sunday Times of London thì Giám mục Anh giáo là David Stancliff đòi Thái tử Charles phải chuộc tội ngoại tình và phải xin lỗi ông Andrew Parker Bowles, chồng cũ của Camilla, vì đã làm đổ vỡ cuộc hôn nhân của ông ta. Vị Giám mục nói rõ là Thái tử Charles phải xin lỗi ông Andrew Parker Bowles trước ngày mồng 8 tháng 4 tức là trước ngày dự trù diễn ra hôn lễ của Thái tử.
Không biết Thái tử Charles có quan tâm gì tới yêu cầu của Giám mục David Stancliff hay không. Điều chắc chắn là nếu mai này Thái tử lên ngôi thì đương nhiên ông sẽ là người đứng đầu Giáo hội Anh giáo là giáo hội có luật lệ về hôn nhân theo tinh thần của vị sáng lập là vua Henry VIII. Năm 1534, vua Henry VIII (1491-1547) đã tuyên bố Đạo luật Quyền Tối Thượng (The Act of Supremacy) tự xưng là giáo chủ Anh giáo, độc lập với giáo hoàng La Mã, nhất là về chuyện vợ con của ông. Vua Henry VIII có 6 đời vợ : hủy hôn với bà 1, li dị bà 2, chặt đầu 2 bà khác và 2 bà chết bình thường. Sang đời nữ hoàng Elisabeth I (1558-1603), Anh giáo duy trì hệ cấp tổ chức tương tự Giáo hội Công giáo (tổng giám mục, giám mục), nhưng bãi bỏ quan hệ với giáo hoàng, luật độc thân của các giáo sĩ, phép xưng tội và một số thực hành Công giáo khác. Từ Anh giáo (Anglican Episcopal) ‘đẻ’ ra The Puritans, The Separatists và Independents (presbyters), The Society of Friends (Quakers) và The Methodists. Những nhóm tị nạn tôn giáo ở Hòa Lan và Hoa Kì thành lập ra các giáo hội Congregational và Baptist.
Xin trở lại với lời cáo buộc Thái tử Charles tội tà dâm (adultery) và cách chuộc tội để rồi được phép cưới Camilla trên đây của vị Giám mục Anh giáo David Stancliff có tính cách tôn giáo rất tế nhị. Viêc giải thích và phán quyết giáo luật phép hôn phối là việc của các đấng các bậc, chúng tôi không dám có ý kiến.
Trong phạm vi con người bình thường, chúng tôi cũng không có quyền có ý kiến chuyện tình yêu, tình dục của bất cứ ai vì là chuyện riêng tư, là quyền tự do cá nhân. Nhưng chúng tôi quan niệm muốn sống cho ra con người (nhơn giả, nhân dã) thì phải giữ luật yêu thương. Yêu thương có 2 mặt: công bình và bác ái. Công bình là bắt buộc. Bác ái là mời gọi. Công bình có giữ được mới nói tới bác ái. Thái tử Charles gian díu với Camilla ngay trong thời gian mỗi người đều đã có vợ có chồng chính là họ đã tơ hào tới một thứ ‘của tư hữu’ thiêng liêng của Công nương Diana và của ông Andrew Parker Bowles đó là hạnh phúc gia đình của hai người. Đối với một thường dân như thế đã chẳng ra con người, huống chi Thái tử Charles có ngày sẽ lên ngôi vua một đất nước kiêm chức vị giáo chủ Anh giáo thì ‘còn ra cái thể thống gì’?
Thế cho nên cái anh Roger Warburton nào đó, khi nhà báo đặt câu hỏi cảm tưởng về hôn lễ Charles-Camilla, đã thẳng thừng: ‘Tôi chẳng quan tâm làm gì, có nhiều chuyện trên thế gian này quan trọng hơn chuyện tục huyền của Charles’.
Anh Roger làm chúng tôi chợt nhớ ý của nhà tư tưởng xã hội Saint-Simon áp dụng thực tiễn để ví von: Nếu nước Anh có mất đi 50 chục vương tôn công chúa ăn hại đái nát như anh em thái tử Charles và cậu ‘quý tử’ của ông ta là Harry (chơi drugs và mới đây đeo phù hiệu chữ Vạn Đức quốc xã đi đàn đúm) thì nước Anh vẫn còn là nước Anh. Nhưng nếu nước Anh mất đi 50 người thợ thượng thặng, 50 thầy giáo xuất sắc, 50 bác sĩ đại tài, 50 khoa học gia xuất chúng, 50 nghệ sĩ tuyệt vời, 50 vận động viên hàng đầu, 50 tướng lãnh kiệt xuất, 50 chính khách lỗi lạc, v. v., thì nước Anh không còn là nước Anh nữa.
Hôm nay thứ bảy mồng 9 tháng 4 năm 2005, Thái tử Charles 56 tuổi ‘lên xe hoa’ lần thứ hai. Thái tử ‘sánh vai’ cùng bà Camilla Parker Bowles 57. Thủ tục dân sự cử hành lúc 12:30 tại Windsor Guildhall. Sau đó là nghi lễ tôn giáo tại nguyện đường Thánh George thuộc Lâu đài Windsor. Tổng Giám mục Canterbury là Rowan Williams chủ sự trước sự sự hiện diện của Nữ hoàng Elisabeth II và 800 khách mời.
Theo chương trình, hôn lễ lẽ ra đã diễn ra hôm qua, thứ sáu, nhưng bất ngờ trùng vào ngày tang lễ Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II cho nên phải hoãn lại một ngày, cũng là để Thái tử đi Vatican tham dự lễ an táng Đức cố Giáo hoàng.
Ngày 29 tháng 7 năm 1981,Thái tử Charles đã thành hôn lần đầu với Công nương Diana tại Đại thánh đuờng Thánh Phaolô. Đó là đám cưới tầm cỡ thế kỉ. Lễ cưới to lớn quyền quý ấy không đương nhiên bảo đảm một cuộc hôn nhân hạnh phúc bền lâu. Bởi lúc nào cũng có một bóng hình thứ ba ‘phảng phất’, mặc dù Công nương đã sinh hạ được 2 hoàng nam William và Harry! Bóng hình thứ ba ấy chính là Camilla Parker Bowles. Và chuyện gì thường phải tới cho những cuộc tình tay ba, đã tới. Cặp vợ chồng vương giả đã li thân năm 1992 và li dị ngày 28 tháng 8 năm 1996. Một năm sau cuộc li dị, Công nương Diana tử nạn xe hơi tại Paris ngày 31 tháng 8 năm 1997.
Thực ra Charles và Camilla Shand đã từng gặp gỡ hẹn hò từ đầu thập niên 1970. Đến năm 1972, chàng gia nhập Hải quân, nàng ở nhà thành hôn với Andrew Parker Bowles và có với nhau một trai, một gái. Từ cuối thập niên 1970 họ lại bí mật gian díu. Mối tình ngang trái này đã làm tan vỡ 2 cuộc hôn nhân: Andrew Parker Bowles mất vợ (li dị năm1995) và Công nương Diana mất chồng (li dị năm 1996).
Dư luận đã thương cảm ‘nàng công chúa của quần chúng’ Diana bao nhiêu thì đã ‘tiếng bấc tiếng chì’ nặng nề bấy nhiêu nhắm vào Camilla.
Sự thể ngày hôm nay phải công nhận là kết quả cuộc tình đầy nhẫn nhục của bà Camilla Parker Bowles. Thời gian vốn là diệu pháp dễ làm nguôi ngoai lòng người. Nay thì Nữ hoàng Elisabeth II đã ưng thuận, hai con trai của Thái tử là William và Harry cũng chúc mừng. Dù thế, sau đám cưới Camilla sẽ không mang tước hiệu Công nương xứ Wales như Diana trước đây mà mang tước hiệu Công nương Cornwall và nếu mai này Thái tử Charles có nối ngôi vua thì Camilla cũng chỉ được gọi là Vương phi (The Pricess Consort) chứ không được gọi là Hoàng hậu (Queen).
Dư luận nói chung đã tỏ ra ‘bao dung’ đối với cặp Charles-Camilla hôm nay. Tổng Giám mục Canterbury là Rowan Williams cũng ủng hộ mạnh mẽ và cho rằng cuộc hôn nhân theo đúng luật lệ Anh giáo đối với những người muốn tái hôn.
Song vị Giám mục Anh giáo David Stancliff không chấp nhận cuộc hôn nhân này một cách vô điều kiện!
Theo tờ Philadelphia Daily News số ra ngày thứ hai 28 tháng 3 năm 2005 thuật lại tin của tờ The Sunday Times of London thì Giám mục Anh giáo là David Stancliff đòi Thái tử Charles phải chuộc tội ngoại tình và phải xin lỗi ông Andrew Parker Bowles, chồng cũ của Camilla, vì đã làm đổ vỡ cuộc hôn nhân của ông ta. Vị Giám mục nói rõ là Thái tử Charles phải xin lỗi ông Andrew Parker Bowles trước ngày mồng 8 tháng 4 tức là trước ngày dự trù diễn ra hôn lễ của Thái tử.
Không biết Thái tử Charles có quan tâm gì tới yêu cầu của Giám mục David Stancliff hay không. Điều chắc chắn là nếu mai này Thái tử lên ngôi thì đương nhiên ông sẽ là người đứng đầu Giáo hội Anh giáo là giáo hội có luật lệ về hôn nhân theo tinh thần của vị sáng lập là vua Henry VIII. Năm 1534, vua Henry VIII (1491-1547) đã tuyên bố Đạo luật Quyền Tối Thượng (The Act of Supremacy) tự xưng là giáo chủ Anh giáo, độc lập với giáo hoàng La Mã, nhất là về chuyện vợ con của ông. Vua Henry VIII có 6 đời vợ : hủy hôn với bà 1, li dị bà 2, chặt đầu 2 bà khác và 2 bà chết bình thường. Sang đời nữ hoàng Elisabeth I (1558-1603), Anh giáo duy trì hệ cấp tổ chức tương tự Giáo hội Công giáo (tổng giám mục, giám mục), nhưng bãi bỏ quan hệ với giáo hoàng, luật độc thân của các giáo sĩ, phép xưng tội và một số thực hành Công giáo khác. Từ Anh giáo (Anglican Episcopal) ‘đẻ’ ra The Puritans, The Separatists và Independents (presbyters), The Society of Friends (Quakers) và The Methodists. Những nhóm tị nạn tôn giáo ở Hòa Lan và Hoa Kì thành lập ra các giáo hội Congregational và Baptist.
Xin trở lại với lời cáo buộc Thái tử Charles tội tà dâm (adultery) và cách chuộc tội để rồi được phép cưới Camilla trên đây của vị Giám mục Anh giáo David Stancliff có tính cách tôn giáo rất tế nhị. Viêc giải thích và phán quyết giáo luật phép hôn phối là việc của các đấng các bậc, chúng tôi không dám có ý kiến.
Trong phạm vi con người bình thường, chúng tôi cũng không có quyền có ý kiến chuyện tình yêu, tình dục của bất cứ ai vì là chuyện riêng tư, là quyền tự do cá nhân. Nhưng chúng tôi quan niệm muốn sống cho ra con người (nhơn giả, nhân dã) thì phải giữ luật yêu thương. Yêu thương có 2 mặt: công bình và bác ái. Công bình là bắt buộc. Bác ái là mời gọi. Công bình có giữ được mới nói tới bác ái. Thái tử Charles gian díu với Camilla ngay trong thời gian mỗi người đều đã có vợ có chồng chính là họ đã tơ hào tới một thứ ‘của tư hữu’ thiêng liêng của Công nương Diana và của ông Andrew Parker Bowles đó là hạnh phúc gia đình của hai người. Đối với một thường dân như thế đã chẳng ra con người, huống chi Thái tử Charles có ngày sẽ lên ngôi vua một đất nước kiêm chức vị giáo chủ Anh giáo thì ‘còn ra cái thể thống gì’?
Thế cho nên cái anh Roger Warburton nào đó, khi nhà báo đặt câu hỏi cảm tưởng về hôn lễ Charles-Camilla, đã thẳng thừng: ‘Tôi chẳng quan tâm làm gì, có nhiều chuyện trên thế gian này quan trọng hơn chuyện tục huyền của Charles’.
Anh Roger làm chúng tôi chợt nhớ ý của nhà tư tưởng xã hội Saint-Simon áp dụng thực tiễn để ví von: Nếu nước Anh có mất đi 50 chục vương tôn công chúa ăn hại đái nát như anh em thái tử Charles và cậu ‘quý tử’ của ông ta là Harry (chơi drugs và mới đây đeo phù hiệu chữ Vạn Đức quốc xã đi đàn đúm) thì nước Anh vẫn còn là nước Anh. Nhưng nếu nước Anh mất đi 50 người thợ thượng thặng, 50 thầy giáo xuất sắc, 50 bác sĩ đại tài, 50 khoa học gia xuất chúng, 50 nghệ sĩ tuyệt vời, 50 vận động viên hàng đầu, 50 tướng lãnh kiệt xuất, 50 chính khách lỗi lạc, v. v., thì nước Anh không còn là nước Anh nữa.