CHƯƠNG MỘT: GIẤC MƠ XÃ HỘI
8. Giấc mơ của chúng ta là một khu vực Amazon có thể hòa nhập và thúc đẩy mọi cư dân của nó, cho phép họ tận hưởng “lối sống tốt”. Nhưng điều này đòi một yêu cầu có tính tiên tri và một nỗ lực gian khổ nhân danh người nghèo. Vì, mặc dù đúng là khu vực Amazon đang đối đầu với một thảm họa sinh thái, nhưng cũng phải nói rõ rằng, “một phương thức sinh thái đích thực luôn trở thành một phương thức xã hội; nó phải hòa nhập các vấn đề công lý trong các cuộc tranh luận về môi trường, để có thể nghe được cả tiếng than của trái đất lẫn tiếng khóc của người nghèo” [1]. Chúng ta không cần một chủ nghĩa duy môi trường, “chỉ quan tâm đến sinh quần nhưng làm ngơ các dân tộc vùng Amazon” [2].
Bất công và tội ác
9. Các quyền lợi thực dân từng tiếp tục mở rộng - một cách hợp pháp và bất hợp pháp - các ngành kỹ nghệ khai thác gỗ và hầm mỏ, và từng trục xuất hoặc đẩy qua bên lề các dân tộc bản địa, người dân sông ngòi và những người gốc Phi châu, đang kích động tiếng kêu than thấu trời:
“Nhiều cây cối
ngụ cư nơi tra tấn,
và bao la là những khu rừng
được mua bằng hàng ngàn cái chết [3].
Các lái buôn gỗ có thành viên quốc hội,
trong khi Amazon của chúng tôi không người bảo vệ...
Họ đày ải những con vẹt và những con khỉ
Các vụ thu hoạch hạt dẻ sẽ không bao giờ như cũ” [4].
10. Điều này kích thích nhiều cuộc di cư gần đây của người dân bản địa đến những vùng ngoại ô của các thành phố. Ở đó, họ không tìm được sự giải thoát thực sự khỏi những rắc rối của họ, mà đúng hơn là các hình thức nô lệ, khuất phục và nghèo đói tồi tệ nhất. Các thành phố này, được đánh dấu bằng sự bất bình đẳng lớn lao, nơi phần lớn dân số của khu vực Amazon hiện đang sống, đang chứng kiến sự gia tăng của óc bài ngoại, khai thác tình dục và buôn bán người. Tiếng kêu của khu vực Amazon không chỉ nổi lên từ thẳm sâu rừng già mà còn từ những phố phường thành phố.
11. Tôi không cần phải lặp lại ở đây các chẩn đoán đầy ắp được trình bày trước và trong Thượng Hội Đồng. Tuy nhiên, ít nhất, chúng ta hãy lắng nghe một trong những tiếng nói đã được gióng lên: “Chúng tôi đang bị ảnh hưởng bởi các lái buôn gỗ, chủ trang trại và các bên thứ ba khác. Bị đe dọa bởi các tác nhân kinh tế chuyên nhập khẩu kiểu mẫu xa lạ vào lãnh thổ của chúng tôi. Các ngành kỹ nghệ gỗ xâm nhập lãnh thổ để khai thác rừng, trong khi chúng tôi bảo vệ rừng vì lợi ích của con cái chúng tôi, vì ở đó, chúng tôi có thịt, cá, cây dược liệu, cây ăn trái... Việc xây dựng các nhà máy thủy điện và dự án đường thủy gây một tác động trên sông ngòi và trên đất liền... Chúng tôi là một vùng lãnh thổ bị đánh cắp” [5].
12. Vị tiền nhiệm của tôi, Đức Bênêđíctô XVI, từng lên án “sự tàn phá môi trường và lưu vực sông Amazon, và các đe dọa chống lại nhân phẩm của các dân tộc sống trong khu vực đó [6]. Tôi muốn nói thêm rằng nhiều tình huống bi đát trong số này có liên quan đến một 'huyền nhiệm giả mạo về Amazon'. Người ta biết rất rõ rằng, kể từ những thập niên cuối cùng của thế kỷ trước, khu vực Amazon đã được trình bày như một không gian trống rỗng khổng lồ cần được lấp đầy, một nguồn tài nguyên thô để được phát triển, một vùng đất hoang dã cần được thuần hóa. Không điều gì trong số này công nhận quyền của các dân tộc nguyên thủy; người ta đơn giản phớt lờ họ như thể họ không hiện hữu, hoặc hành động như thể những vùng đất mà họ sống không thuộc về họ. Ngay cả trong ngành giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên, người bản địa bị coi là kẻ xâm nhập hoặc chiếm đoạt. Cuộc sống của họ, mối quan tâm của họ, cách đấu tranh để sinh tồn của họ không được quan tâm. Họ được coi như một trở ngại cần phải được loại bỏ hơn là các hữu thể nhân bản có cùng phẩm giá như những người khác và sở hữu các quyền lợi riêng họ đã thủ đắc được.
13. Một số khẩu hiệu đã góp phần vào khái niệm sai lầm này, bao gồm cả khẩu hiệu, “đừng cho không điều đó!” [7], như thể loại tiếp quản này chỉ có thể phát xuất từ các quốc gia khác, trong khi thực ra là các thế lực địa phương, lấy cớ phát triển, cũng là thành viên của các thỏa hiệp nhằm mục đích san bằng rừng già - cùng với các hình thức sự sống được nó che chở - một cách không bị trừng phạt và bừa bãi. Các dân tộc nguyên thủy thường chứng kiến một cách bất lực sự hủy diệt môi trường tự nhiên vốn cho phép họ được nuôi dưỡng và giữ gìn sức khỏe, sống còn và duy trì lối sống trong một nền văn hóa mang lại cho họ bản sắc và ý nghĩa. Sự mất cân bằng quyền lực thật lớn lao; kẻ yếu không có cách nào để tự bảo vệ mình, trong khi kẻ chiến thắng chiếm được tất cả, và “các quốc gia nghèo khó ngày càng nghèo khổ hơn, trong khi các quốc gia giàu có thậm chí còn trở nên giàu có hơn” [8].
14. Các doanh nghiệp, quốc gia hoặc quốc tế, gây hại cho Amazon và không tôn trọng quyền lợi của các dân tộc nguyên thủy đối với đất đai và các ranh giới của nó, và quyền tự quyết định và đồng ý trước, phải được gọi bằng chính tên là bất công và tội ác. Khi một số doanh nghiệp, vì lợi nhuận nhanh chóng, đã chiếm hữu đất đai và kết cục đã tư hữu hóa ngay cả nguồn nước uống được, hoặc khi chính quyền địa phương cấp quyền tự do truy cập cho các công ty gỗ, khai thác mỏ hoặc dầu khí và các doanh nghiệp khác phá rừng và gây ô nhiễm môi trường, các mối tương quan kinh tế đã bị thay đổi một cách không chính đáng và trở thành một công cụ của tử thần. Họ thường sử dụng các biện pháp phi đạo đức như trừng phạt các cuộc biểu tình và thậm chí cướp mạng sống của người dân bản địa, những người chống lại các dự án, cố tình đốt cháy rừng, và hối lộ các chính trị gia và chính người dân bản địa. Tất cả những điều này đi song song với các vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền và các hình thức nô lệ mới ảnh hưởng đến phụ nữ nói riêng, tai họa buôn bán ma túy được sử dụng như một cách khuất phục người dân bản địa, hoặc việc buôn người chuyên bóc lột những người bị trục xuất khỏi bối cảnh văn hóa của họ. Chúng ta không thể để cho việc hoàn cầu hóa trở thành “phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân” [9].
Cảm thấy phẫn nộ và cầu xin tha thứ
15. Chúng ta cần cảm thấy phẫn nộ (10) như Môsê từng nói (xem Xh 11:8), như Chúa Giêsu từng nói (xem Mc 3:5), như Thiên Chúa nói trước bất công (xem Am 2:4-8; 5: 7-12; Tv 106: 40). Quả không tốt khi chúng ta trở nên quen thuộc với cái ác; quả không tốt khi ý thức xã hội của chúng ta bị mờ nhạt trước “một cuộc bóc lột đang để lại sự hủy hoại và thậm chí chết chóc trên khắp khu vực của chúng ta... gây nguy hiểm cho cuộc sống của hàng triệu con người và đặc biệt là môi trường sống của nông dân và người dân bản địa” [11]. Các biến cố bất công và tàn ác xảy ra ở khu vực Amazon ngay trong thế kỷ trước phải gây ghê tởm sâu xa, nhưng chúng cũng khiến chúng ta nhạy cảm hơn đối với việc cần phải thừa nhận các hình thức bóc lột, lạm dụng và sát hại con người hiện nay. Liên quan đến quá khứ đáng xấu hổ, chúng ta hãy lắng nghe, thí dụ, trình thuật nói về các đau khổ của người bản địa trong “thời đại cao su” của họ ở khu vực Amazon của Venezuela: “Họ không đưa tiền cho người bản địa, mà chỉ là hàng hóa, các hàng hóa họ phải trả giá đắt và họ không bao giờ chấm dứt việc trả tiền như thế... Họ sẽ trả nhưng người ta nói với họ rằng, “Bạn đang nợ như chúa chổm”, và người bản địa sẽ phải quay lại làm việc... Hơn hai mươi thị trấn của người ye’kuana đã hoàn toàn bị san bằng. Phụ nữ ye’kuana bị hãm hiếp và ngực bị cắt cụt, phụ nữ mang thai bị lấy mất con từ bụng mẹ, đàn ông bị chặt ngón tay hoặc bàn tay để không thể chèo thuyền... cùng với những cảnh tàn ác khác phi lý nhất nữa [12].
16. Một lịch sử đau khổ và bị khinh miệt như thế không dễ dàng được hàn gắn. Mà chế độ thực dân cũng không chấm dứt; ở nhiều nơi, nó đã được thay đổi, ngụy trang và che giấu [13], trong khi không mất đi sự khinh miệt nào đối với cuộc sống của người nghèo và sự mong manh của môi trường. Như các giám mục của vùng Amazon thuộc Brazil đã lưu ý, “lịch sử của khu vực Amazon cho thấy một thiểu số luôn được hưởng lợi từ sự nghèo đói của đa số và từ sự cướp bóc vô lương tâm các tài nguyên thiên nhiên của khu vực, vốn là các hồng ân Chúa ban cho các dân tộc từng sống ở đó trong nhiều thiên niên kỷ và cho những người nhập cư đến từ nhiều thế kỷ trước” [14].
17. Thế nhưng, ngay cả khi chúng ta cảm thức được sự phẫn nộ lành mạnh này, chúng ta được nhắc nhở rằng ta có thể vượt thắng các não trạng thuộc địa khác nhau và xây dựng các mạng lưới liên đới và phát triển. “Nói tóm lại, thách đố là phải bảo đảm một chính sách hoàn cầu hóa trong tình liên đới, hoàn cầu hóa mà không có việc hắt hủi đẩy người ta ra bên lề” [15]. Có thể tìm ra các phương thức thay thế để việc nuôi gia súc và nông nghiệp được bền vững, để có được các nguồn năng lượng không gây ô nhiễm, các phương thế nhân dụng xứng đáng không kéo theo sự hủy hoại môi trường tự nhiên và các nền văn hóa. Đồng thời, người dân bản địa và người nghèo cần được cung cấp một nền giáo dục phù hợp để phát triển khả năng của họ và trao quyền cho họ. Đây là những mục tiêu mà tài năng và sự khôn khéo chân chính của các nhà lãnh đạo chính trị nên được điều hướng tới. Không phải như một cách phục hồi cho người chết sự sống họ đã bị lấy mất, hoặc thậm chí bồi thường cho những người sống sót cuộc tàn sát đó, nhưng ít nhất, để, ngày nay, trở thành con người chân chính.
18. Thật đáng khích lệ khi nhớ lại rằng giữa những quá lạm nghiêm trọng của việc thực dân hóa khu vực Amazon, đầy “mâu thuẫn và đau khổ” [16], nhiều nhà truyền giáo đã đem Tin Mừng đến; họ rời bỏ gia đình và sống một cuộc sống khắc khổ đầy đòi hỏi bên cạnh những người không một ai bảo vệ. Chúng ta biết rằng không phải ai trong số họ đều là mẫu mực, nhưng việc làm của những người luôn trung thành với Tin Mừng cũng gây cảm hứng “cho một số đạo luật như các Đạo Luật Thổ Dân, nhằm bảo vệ phẩm giá của các dân tộc bản địa khỏi bạo lực chống lại người dân và lãnh thổ của họ” [17]. Vì thường là các linh mục bảo vệ người bản địa khỏi những kẻ cướp bóc và lạm dụng họ, nên các nhà truyền giáo kể lại rằng “họ đã năn nỉ chúng tôi đừng bỏ rơi họ và họ đã moi được từ chúng tôi lời hứa rằng chúng tôi sẽ trở lại”[18].
19. Ngày nay, Giáo hội có thể cam kết không kém. Giáo Hội được kêu gọi nghe lời kêu van của các dân tộc Amazon và “thực hiện sứ mệnh tiên tri của mình một cách minh bạch” [19]. Đồng thời, vì chúng ta không thể phủ nhận được sự kiện lúa mì được trộn lẫn với cỏ lùng, và các nhà truyền giáo không phải lúc nào cũng đứng về phía kẻ bị áp bức, tôi bày tỏ sự xấu hổ và một lần nữa, “tôi khiêm tốn xin tha thứ, không những chỉ vì tội lỗi của chính Giáo hội, nhưng còn vì các tội ác đã phạm đối với các dân tộc bản địa trong điều gọi là chinh phục Mỹ Châu” [20] cũng như vì các tội ác khủng khiếp tiếp theo trong suốt lịch sử khu vực Amazon. Tôi cảm ơn các thành viên của các dân tộc nguyên thủy và tôi xin nhắc lại: “cuộc sống của các bạn đã kêu lớn...Các bạn là ký ức sống động của sứ mệnh mà Thiên Chúa đã giao phó cho tất cả chúng ta: bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta” [21].
Cảm thức cộng đồng
20. Các nỗ lực xây dựng một xã hội công bằng đòi hỏi khả năng huynh đệ, tinh thần hiệp thông nhân bản. Do đó, tuy không làm giảm tầm quan trọng của tự do cá nhân, điều rõ ràng là các dân tộc nguyên thủy của khu vực Amazon có cảm thức cộng đồng mạnh mẽ. Nó thấm nhiễm vào “việc làm của họ, việc nghỉ ngơi của họ, các mối liên hệ của họ, các nghi lễ và cử hành của họ. Mọi sự đều được chia sẻ; các phạm vi riêng tư – vốn là điển hình của thời hiện đại – hết sức ít ỏi. Cuộc sống là một hành trình cộng đoàn, trong đó, các nhiệm vụ và trách nhiệm được phân bổ và chia sẻ trên cơ sở thiện ích chung. Không có chỗ cho khái niệm một cá nhân tách rời khỏi cộng đồng hoặc khỏi lãnh thổ” [22]. Các mối liên hệ của họ chìm đắm trong thiên nhiên bao quanh, mà họ cảm nhận và nghĩ về như một thực tại hòa nhập xã hội và văn hóa, và là một kéo dài thân thể của họ, đầy tính bản thân, gia đình và cộng đồng:
“Sao mai đến gần,
Đôi cánh chim vù vù (hummingbirds) phất phới;
trái tim anh đập rõ hơn thác nước:
với đôi môi em, anh sẽ tưới đất
khi làn gió nhẹ mơn man chúng ta”[23]
21. Tất cả những điều này càng làm bất ổn cảm thức hoang mang và bứng gốc nơi những người bản địa cảm thấy buộc phải di cư đến các thành phố, khi họ cố gắng giữ gìn phẩm giá của mình giữa môi trường sống đô thị cá nhân chủ nghĩa và thù địch hơn. Làm thế nào chúng ta chữa lành được tất cả những tổn thương này, làm thế nào chúng ta mang lại sự thanh thản và ý nghĩa cho những cuộc sống bị bứng gốc này? Trước những tình huống như vậy, chúng ta nên đánh giá cao và đồng hành với những nỗ lực của nhiều người trong các nhóm này để bảo tồn giá trị và lối sống của họ, và hòa nhập vào những tình huống mới mà không đánh mất chúng, nhưng thay vào đó cung ứng chúng như chính đóng góp của họ vào thiện ích chung.
22. Chúa Kitô đã cứu chuộc toàn bộ con người, và Người muốn khôi phục trong mỗi chúng ta khả năng bước vào liên hệ với những người khác. Tin Mừng đề xuất việc tình yêu Thiên Chúa tràn đầy trong trái tim của Chúa Kitô ra sao và phát sinh ra việc theo đuổi công lý, một việc vừa là một bài hát ca ngợi tình huynh đệ và liên đới vừa là một thúc đẩy tiến tới nền văn hóa gặp gỡ. Sự khôn ngoan trong lối sống của các dân tộc nguyên thủy – bất chấp các hạn chế của nó - khuyến khích chúng ta thâm hậu hóa mong ước này. Vì điều này, các giám mục của Ecuador đã kêu gọi phải có “một hệ thống xã hội và văn hóa mới, biết dành đặc quyền cho các mối liên hệ huynh đệ trong khuôn khổ thừa nhận và quý trọng các nền văn hóa và hệ sinh thái khác nhau, một khuôn khổ có khả năng chống lại mọi hình thức kỳ thị và áp bức giữa những con người nhân bản” [24].
Các định chế bị đổ vỡ
23. Trong thông điệp Laudato Si’, tôi đã ghi nhận rằng “nếu mọi sự đều liên hệ với nhau, thì sự lành mạnh của các định chế xã hội hẳn có nhiều hậu quả đối với môi trường và phẩm chất sự sống nhân bản... Trong mỗi giai tầng xã hội, và giữa chúng với nhau, các định chế đều phát triển trong việc qui định các mối liên hệ nhân bản. Bất cứ điều gì làm suy yếu các định chế này đều có những hậu quả tiêu cực, như bất công, bạo lực và mất tự do. Một số quốc gia có cấp độ hiệu năng định chế tương đối thấp gây nhiều nan đề lớn lao hơn cho nhân dân của họ” [25]
24. Tư thế của các định chế xã hội dân sự ở khu vực Amazon hiện ra sao? Tài liệu Làm việc của Thượng Hội Đồng, một tài liệu vốn tổng hợp các đóng góp của nhiều cá nhân và nhóm từ khu vực Amazon, đã nói tới “nền văn hóa từng chuốc độc Nhà nước và các định chế của nó, thấm nhiễm mọi tầng lớp xã hội, kể cả các cộng đồng bản địa. Chúng tôi đang nói về một tai họa luân lý thực sự; kết quả là, việc mất niềm tin vào các định chế và các đại diện của chúng, một điều hoàn toàn làm mất uy tín của chính trị và các tổ chức xã hội. Các dân tộc Amazon không tránh khỏi tham nhũng, và kết cục, họ trở thành nạn nhân chính của nó” [26].
25. Chúng ta cũng không thể loại trừ khả thể này: các thành viên của Giáo hội từng là một phần của mạng lưới tham nhũng, đôi khi đến mức thoả hiệp giữ im lặng để đổi lấy hỗ trợ kinh tế cho các công trình của giáo hội. Chính vì lý do này, các đề xuất đã được đưa ra tại Thượng hội đồng nhằm khẳng định rằng “phải đặc biệt chú ý đến nguồn gốc của các quyên tặng hoặc các loại trợ cấp khác, cũng như các khoản đầu tư được thực hiện bởi các định chế giáo hội hoặc các cá nhân Kitô hữu” [27].
Đối thoại xã hội
26. Khu vực Amazon phải là nơi đối thoại xã hội, đặc biệt giữa các dân tộc nguyên thủy khác nhau, vì mục đích phát triển các hình thức hiệp thông và đấu tranh chung. Những người khác trong chúng ta được mời gọi tham gia với tư cách “khách” và hết sức trân trọng tìm kiếm các nẻo đường gặp gỡ để làm phong phú khu vực Amazon. Nếu muốn đối thoại, chúng ta nên đối thoại trước nhất với người nghèo. Họ không những chỉ là một bên khác để thuyết phục, hoặc chỉ đơn thuần là một cá nhân khác ngồi chung bàn với những người ngnag hàng. Họ là đối tác đối thoại chính của chúng ta, những người mà chúng ta có nhiều điều để học hỏi nhất, những người mà chúng ta cần lắng nghe vì nghĩa vụ công lý, và từ họ, chúng ta phải xin phép trước khi trình bày các đề xuất của chúng ta. Những lời nói, hy vọng và nỗi sợ hãi của họ nên là tiếng nói có thẩm quyền nhất tại bất cứ bàn đối thoại nào trong khu vực Amazon. Và câu hỏi lớn là: “Ý nghĩ của họ về ‘sống tốt’ nghĩa là gì cho bản thân họ và cho những người sẽ đến sau họ?”
27. Đối thoại không những chỉ ủng hộ việc ưu tiên chọn người nghèo, người bị hắt hủi và bị loại trừ, mà còn tôn trọng họ là người có vai trò hàng đầu. Những người khác phải được thừa nhận và quý trọng chính vì là những người khác, mỗi người có cảm xúc, lựa chọn và cách sống và làm việc của riêng họ. Nếu không, kết quả, một lần nữa, sẽ là “một kế hoạch được lập ra bởi một vài người cho một vài người” [28], nếu không phải “là sự đồng thuận trên giấy tờ hay một nền hòa bình thoáng qua cho một nhóm thiểu số hài lòng” [29]. Nếu là thế, thì “một giọng nói tiên tri phải được cất lên” [30], và Kitô hữu chúng ta được kêu gọi phải làm cho nó được người ta nghe thấy.
Điều này dẫn ta đến giấc mơ tiếp theo đây.
Kỳ sau: Chương Hai: Giấc Mơ Văn Hóa
8. Giấc mơ của chúng ta là một khu vực Amazon có thể hòa nhập và thúc đẩy mọi cư dân của nó, cho phép họ tận hưởng “lối sống tốt”. Nhưng điều này đòi một yêu cầu có tính tiên tri và một nỗ lực gian khổ nhân danh người nghèo. Vì, mặc dù đúng là khu vực Amazon đang đối đầu với một thảm họa sinh thái, nhưng cũng phải nói rõ rằng, “một phương thức sinh thái đích thực luôn trở thành một phương thức xã hội; nó phải hòa nhập các vấn đề công lý trong các cuộc tranh luận về môi trường, để có thể nghe được cả tiếng than của trái đất lẫn tiếng khóc của người nghèo” [1]. Chúng ta không cần một chủ nghĩa duy môi trường, “chỉ quan tâm đến sinh quần nhưng làm ngơ các dân tộc vùng Amazon” [2].
Bất công và tội ác
9. Các quyền lợi thực dân từng tiếp tục mở rộng - một cách hợp pháp và bất hợp pháp - các ngành kỹ nghệ khai thác gỗ và hầm mỏ, và từng trục xuất hoặc đẩy qua bên lề các dân tộc bản địa, người dân sông ngòi và những người gốc Phi châu, đang kích động tiếng kêu than thấu trời:
“Nhiều cây cối
ngụ cư nơi tra tấn,
và bao la là những khu rừng
được mua bằng hàng ngàn cái chết [3].
Các lái buôn gỗ có thành viên quốc hội,
trong khi Amazon của chúng tôi không người bảo vệ...
Họ đày ải những con vẹt và những con khỉ
Các vụ thu hoạch hạt dẻ sẽ không bao giờ như cũ” [4].
10. Điều này kích thích nhiều cuộc di cư gần đây của người dân bản địa đến những vùng ngoại ô của các thành phố. Ở đó, họ không tìm được sự giải thoát thực sự khỏi những rắc rối của họ, mà đúng hơn là các hình thức nô lệ, khuất phục và nghèo đói tồi tệ nhất. Các thành phố này, được đánh dấu bằng sự bất bình đẳng lớn lao, nơi phần lớn dân số của khu vực Amazon hiện đang sống, đang chứng kiến sự gia tăng của óc bài ngoại, khai thác tình dục và buôn bán người. Tiếng kêu của khu vực Amazon không chỉ nổi lên từ thẳm sâu rừng già mà còn từ những phố phường thành phố.
11. Tôi không cần phải lặp lại ở đây các chẩn đoán đầy ắp được trình bày trước và trong Thượng Hội Đồng. Tuy nhiên, ít nhất, chúng ta hãy lắng nghe một trong những tiếng nói đã được gióng lên: “Chúng tôi đang bị ảnh hưởng bởi các lái buôn gỗ, chủ trang trại và các bên thứ ba khác. Bị đe dọa bởi các tác nhân kinh tế chuyên nhập khẩu kiểu mẫu xa lạ vào lãnh thổ của chúng tôi. Các ngành kỹ nghệ gỗ xâm nhập lãnh thổ để khai thác rừng, trong khi chúng tôi bảo vệ rừng vì lợi ích của con cái chúng tôi, vì ở đó, chúng tôi có thịt, cá, cây dược liệu, cây ăn trái... Việc xây dựng các nhà máy thủy điện và dự án đường thủy gây một tác động trên sông ngòi và trên đất liền... Chúng tôi là một vùng lãnh thổ bị đánh cắp” [5].
12. Vị tiền nhiệm của tôi, Đức Bênêđíctô XVI, từng lên án “sự tàn phá môi trường và lưu vực sông Amazon, và các đe dọa chống lại nhân phẩm của các dân tộc sống trong khu vực đó [6]. Tôi muốn nói thêm rằng nhiều tình huống bi đát trong số này có liên quan đến một 'huyền nhiệm giả mạo về Amazon'. Người ta biết rất rõ rằng, kể từ những thập niên cuối cùng của thế kỷ trước, khu vực Amazon đã được trình bày như một không gian trống rỗng khổng lồ cần được lấp đầy, một nguồn tài nguyên thô để được phát triển, một vùng đất hoang dã cần được thuần hóa. Không điều gì trong số này công nhận quyền của các dân tộc nguyên thủy; người ta đơn giản phớt lờ họ như thể họ không hiện hữu, hoặc hành động như thể những vùng đất mà họ sống không thuộc về họ. Ngay cả trong ngành giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên, người bản địa bị coi là kẻ xâm nhập hoặc chiếm đoạt. Cuộc sống của họ, mối quan tâm của họ, cách đấu tranh để sinh tồn của họ không được quan tâm. Họ được coi như một trở ngại cần phải được loại bỏ hơn là các hữu thể nhân bản có cùng phẩm giá như những người khác và sở hữu các quyền lợi riêng họ đã thủ đắc được.
13. Một số khẩu hiệu đã góp phần vào khái niệm sai lầm này, bao gồm cả khẩu hiệu, “đừng cho không điều đó!” [7], như thể loại tiếp quản này chỉ có thể phát xuất từ các quốc gia khác, trong khi thực ra là các thế lực địa phương, lấy cớ phát triển, cũng là thành viên của các thỏa hiệp nhằm mục đích san bằng rừng già - cùng với các hình thức sự sống được nó che chở - một cách không bị trừng phạt và bừa bãi. Các dân tộc nguyên thủy thường chứng kiến một cách bất lực sự hủy diệt môi trường tự nhiên vốn cho phép họ được nuôi dưỡng và giữ gìn sức khỏe, sống còn và duy trì lối sống trong một nền văn hóa mang lại cho họ bản sắc và ý nghĩa. Sự mất cân bằng quyền lực thật lớn lao; kẻ yếu không có cách nào để tự bảo vệ mình, trong khi kẻ chiến thắng chiếm được tất cả, và “các quốc gia nghèo khó ngày càng nghèo khổ hơn, trong khi các quốc gia giàu có thậm chí còn trở nên giàu có hơn” [8].
14. Các doanh nghiệp, quốc gia hoặc quốc tế, gây hại cho Amazon và không tôn trọng quyền lợi của các dân tộc nguyên thủy đối với đất đai và các ranh giới của nó, và quyền tự quyết định và đồng ý trước, phải được gọi bằng chính tên là bất công và tội ác. Khi một số doanh nghiệp, vì lợi nhuận nhanh chóng, đã chiếm hữu đất đai và kết cục đã tư hữu hóa ngay cả nguồn nước uống được, hoặc khi chính quyền địa phương cấp quyền tự do truy cập cho các công ty gỗ, khai thác mỏ hoặc dầu khí và các doanh nghiệp khác phá rừng và gây ô nhiễm môi trường, các mối tương quan kinh tế đã bị thay đổi một cách không chính đáng và trở thành một công cụ của tử thần. Họ thường sử dụng các biện pháp phi đạo đức như trừng phạt các cuộc biểu tình và thậm chí cướp mạng sống của người dân bản địa, những người chống lại các dự án, cố tình đốt cháy rừng, và hối lộ các chính trị gia và chính người dân bản địa. Tất cả những điều này đi song song với các vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền và các hình thức nô lệ mới ảnh hưởng đến phụ nữ nói riêng, tai họa buôn bán ma túy được sử dụng như một cách khuất phục người dân bản địa, hoặc việc buôn người chuyên bóc lột những người bị trục xuất khỏi bối cảnh văn hóa của họ. Chúng ta không thể để cho việc hoàn cầu hóa trở thành “phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân” [9].
Cảm thấy phẫn nộ và cầu xin tha thứ
15. Chúng ta cần cảm thấy phẫn nộ (10) như Môsê từng nói (xem Xh 11:8), như Chúa Giêsu từng nói (xem Mc 3:5), như Thiên Chúa nói trước bất công (xem Am 2:4-8; 5: 7-12; Tv 106: 40). Quả không tốt khi chúng ta trở nên quen thuộc với cái ác; quả không tốt khi ý thức xã hội của chúng ta bị mờ nhạt trước “một cuộc bóc lột đang để lại sự hủy hoại và thậm chí chết chóc trên khắp khu vực của chúng ta... gây nguy hiểm cho cuộc sống của hàng triệu con người và đặc biệt là môi trường sống của nông dân và người dân bản địa” [11]. Các biến cố bất công và tàn ác xảy ra ở khu vực Amazon ngay trong thế kỷ trước phải gây ghê tởm sâu xa, nhưng chúng cũng khiến chúng ta nhạy cảm hơn đối với việc cần phải thừa nhận các hình thức bóc lột, lạm dụng và sát hại con người hiện nay. Liên quan đến quá khứ đáng xấu hổ, chúng ta hãy lắng nghe, thí dụ, trình thuật nói về các đau khổ của người bản địa trong “thời đại cao su” của họ ở khu vực Amazon của Venezuela: “Họ không đưa tiền cho người bản địa, mà chỉ là hàng hóa, các hàng hóa họ phải trả giá đắt và họ không bao giờ chấm dứt việc trả tiền như thế... Họ sẽ trả nhưng người ta nói với họ rằng, “Bạn đang nợ như chúa chổm”, và người bản địa sẽ phải quay lại làm việc... Hơn hai mươi thị trấn của người ye’kuana đã hoàn toàn bị san bằng. Phụ nữ ye’kuana bị hãm hiếp và ngực bị cắt cụt, phụ nữ mang thai bị lấy mất con từ bụng mẹ, đàn ông bị chặt ngón tay hoặc bàn tay để không thể chèo thuyền... cùng với những cảnh tàn ác khác phi lý nhất nữa [12].
16. Một lịch sử đau khổ và bị khinh miệt như thế không dễ dàng được hàn gắn. Mà chế độ thực dân cũng không chấm dứt; ở nhiều nơi, nó đã được thay đổi, ngụy trang và che giấu [13], trong khi không mất đi sự khinh miệt nào đối với cuộc sống của người nghèo và sự mong manh của môi trường. Như các giám mục của vùng Amazon thuộc Brazil đã lưu ý, “lịch sử của khu vực Amazon cho thấy một thiểu số luôn được hưởng lợi từ sự nghèo đói của đa số và từ sự cướp bóc vô lương tâm các tài nguyên thiên nhiên của khu vực, vốn là các hồng ân Chúa ban cho các dân tộc từng sống ở đó trong nhiều thiên niên kỷ và cho những người nhập cư đến từ nhiều thế kỷ trước” [14].
17. Thế nhưng, ngay cả khi chúng ta cảm thức được sự phẫn nộ lành mạnh này, chúng ta được nhắc nhở rằng ta có thể vượt thắng các não trạng thuộc địa khác nhau và xây dựng các mạng lưới liên đới và phát triển. “Nói tóm lại, thách đố là phải bảo đảm một chính sách hoàn cầu hóa trong tình liên đới, hoàn cầu hóa mà không có việc hắt hủi đẩy người ta ra bên lề” [15]. Có thể tìm ra các phương thức thay thế để việc nuôi gia súc và nông nghiệp được bền vững, để có được các nguồn năng lượng không gây ô nhiễm, các phương thế nhân dụng xứng đáng không kéo theo sự hủy hoại môi trường tự nhiên và các nền văn hóa. Đồng thời, người dân bản địa và người nghèo cần được cung cấp một nền giáo dục phù hợp để phát triển khả năng của họ và trao quyền cho họ. Đây là những mục tiêu mà tài năng và sự khôn khéo chân chính của các nhà lãnh đạo chính trị nên được điều hướng tới. Không phải như một cách phục hồi cho người chết sự sống họ đã bị lấy mất, hoặc thậm chí bồi thường cho những người sống sót cuộc tàn sát đó, nhưng ít nhất, để, ngày nay, trở thành con người chân chính.
18. Thật đáng khích lệ khi nhớ lại rằng giữa những quá lạm nghiêm trọng của việc thực dân hóa khu vực Amazon, đầy “mâu thuẫn và đau khổ” [16], nhiều nhà truyền giáo đã đem Tin Mừng đến; họ rời bỏ gia đình và sống một cuộc sống khắc khổ đầy đòi hỏi bên cạnh những người không một ai bảo vệ. Chúng ta biết rằng không phải ai trong số họ đều là mẫu mực, nhưng việc làm của những người luôn trung thành với Tin Mừng cũng gây cảm hứng “cho một số đạo luật như các Đạo Luật Thổ Dân, nhằm bảo vệ phẩm giá của các dân tộc bản địa khỏi bạo lực chống lại người dân và lãnh thổ của họ” [17]. Vì thường là các linh mục bảo vệ người bản địa khỏi những kẻ cướp bóc và lạm dụng họ, nên các nhà truyền giáo kể lại rằng “họ đã năn nỉ chúng tôi đừng bỏ rơi họ và họ đã moi được từ chúng tôi lời hứa rằng chúng tôi sẽ trở lại”[18].
19. Ngày nay, Giáo hội có thể cam kết không kém. Giáo Hội được kêu gọi nghe lời kêu van của các dân tộc Amazon và “thực hiện sứ mệnh tiên tri của mình một cách minh bạch” [19]. Đồng thời, vì chúng ta không thể phủ nhận được sự kiện lúa mì được trộn lẫn với cỏ lùng, và các nhà truyền giáo không phải lúc nào cũng đứng về phía kẻ bị áp bức, tôi bày tỏ sự xấu hổ và một lần nữa, “tôi khiêm tốn xin tha thứ, không những chỉ vì tội lỗi của chính Giáo hội, nhưng còn vì các tội ác đã phạm đối với các dân tộc bản địa trong điều gọi là chinh phục Mỹ Châu” [20] cũng như vì các tội ác khủng khiếp tiếp theo trong suốt lịch sử khu vực Amazon. Tôi cảm ơn các thành viên của các dân tộc nguyên thủy và tôi xin nhắc lại: “cuộc sống của các bạn đã kêu lớn...Các bạn là ký ức sống động của sứ mệnh mà Thiên Chúa đã giao phó cho tất cả chúng ta: bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta” [21].
Cảm thức cộng đồng
20. Các nỗ lực xây dựng một xã hội công bằng đòi hỏi khả năng huynh đệ, tinh thần hiệp thông nhân bản. Do đó, tuy không làm giảm tầm quan trọng của tự do cá nhân, điều rõ ràng là các dân tộc nguyên thủy của khu vực Amazon có cảm thức cộng đồng mạnh mẽ. Nó thấm nhiễm vào “việc làm của họ, việc nghỉ ngơi của họ, các mối liên hệ của họ, các nghi lễ và cử hành của họ. Mọi sự đều được chia sẻ; các phạm vi riêng tư – vốn là điển hình của thời hiện đại – hết sức ít ỏi. Cuộc sống là một hành trình cộng đoàn, trong đó, các nhiệm vụ và trách nhiệm được phân bổ và chia sẻ trên cơ sở thiện ích chung. Không có chỗ cho khái niệm một cá nhân tách rời khỏi cộng đồng hoặc khỏi lãnh thổ” [22]. Các mối liên hệ của họ chìm đắm trong thiên nhiên bao quanh, mà họ cảm nhận và nghĩ về như một thực tại hòa nhập xã hội và văn hóa, và là một kéo dài thân thể của họ, đầy tính bản thân, gia đình và cộng đồng:
“Sao mai đến gần,
Đôi cánh chim vù vù (hummingbirds) phất phới;
trái tim anh đập rõ hơn thác nước:
với đôi môi em, anh sẽ tưới đất
khi làn gió nhẹ mơn man chúng ta”[23]
21. Tất cả những điều này càng làm bất ổn cảm thức hoang mang và bứng gốc nơi những người bản địa cảm thấy buộc phải di cư đến các thành phố, khi họ cố gắng giữ gìn phẩm giá của mình giữa môi trường sống đô thị cá nhân chủ nghĩa và thù địch hơn. Làm thế nào chúng ta chữa lành được tất cả những tổn thương này, làm thế nào chúng ta mang lại sự thanh thản và ý nghĩa cho những cuộc sống bị bứng gốc này? Trước những tình huống như vậy, chúng ta nên đánh giá cao và đồng hành với những nỗ lực của nhiều người trong các nhóm này để bảo tồn giá trị và lối sống của họ, và hòa nhập vào những tình huống mới mà không đánh mất chúng, nhưng thay vào đó cung ứng chúng như chính đóng góp của họ vào thiện ích chung.
22. Chúa Kitô đã cứu chuộc toàn bộ con người, và Người muốn khôi phục trong mỗi chúng ta khả năng bước vào liên hệ với những người khác. Tin Mừng đề xuất việc tình yêu Thiên Chúa tràn đầy trong trái tim của Chúa Kitô ra sao và phát sinh ra việc theo đuổi công lý, một việc vừa là một bài hát ca ngợi tình huynh đệ và liên đới vừa là một thúc đẩy tiến tới nền văn hóa gặp gỡ. Sự khôn ngoan trong lối sống của các dân tộc nguyên thủy – bất chấp các hạn chế của nó - khuyến khích chúng ta thâm hậu hóa mong ước này. Vì điều này, các giám mục của Ecuador đã kêu gọi phải có “một hệ thống xã hội và văn hóa mới, biết dành đặc quyền cho các mối liên hệ huynh đệ trong khuôn khổ thừa nhận và quý trọng các nền văn hóa và hệ sinh thái khác nhau, một khuôn khổ có khả năng chống lại mọi hình thức kỳ thị và áp bức giữa những con người nhân bản” [24].
Các định chế bị đổ vỡ
23. Trong thông điệp Laudato Si’, tôi đã ghi nhận rằng “nếu mọi sự đều liên hệ với nhau, thì sự lành mạnh của các định chế xã hội hẳn có nhiều hậu quả đối với môi trường và phẩm chất sự sống nhân bản... Trong mỗi giai tầng xã hội, và giữa chúng với nhau, các định chế đều phát triển trong việc qui định các mối liên hệ nhân bản. Bất cứ điều gì làm suy yếu các định chế này đều có những hậu quả tiêu cực, như bất công, bạo lực và mất tự do. Một số quốc gia có cấp độ hiệu năng định chế tương đối thấp gây nhiều nan đề lớn lao hơn cho nhân dân của họ” [25]
24. Tư thế của các định chế xã hội dân sự ở khu vực Amazon hiện ra sao? Tài liệu Làm việc của Thượng Hội Đồng, một tài liệu vốn tổng hợp các đóng góp của nhiều cá nhân và nhóm từ khu vực Amazon, đã nói tới “nền văn hóa từng chuốc độc Nhà nước và các định chế của nó, thấm nhiễm mọi tầng lớp xã hội, kể cả các cộng đồng bản địa. Chúng tôi đang nói về một tai họa luân lý thực sự; kết quả là, việc mất niềm tin vào các định chế và các đại diện của chúng, một điều hoàn toàn làm mất uy tín của chính trị và các tổ chức xã hội. Các dân tộc Amazon không tránh khỏi tham nhũng, và kết cục, họ trở thành nạn nhân chính của nó” [26].
25. Chúng ta cũng không thể loại trừ khả thể này: các thành viên của Giáo hội từng là một phần của mạng lưới tham nhũng, đôi khi đến mức thoả hiệp giữ im lặng để đổi lấy hỗ trợ kinh tế cho các công trình của giáo hội. Chính vì lý do này, các đề xuất đã được đưa ra tại Thượng hội đồng nhằm khẳng định rằng “phải đặc biệt chú ý đến nguồn gốc của các quyên tặng hoặc các loại trợ cấp khác, cũng như các khoản đầu tư được thực hiện bởi các định chế giáo hội hoặc các cá nhân Kitô hữu” [27].
Đối thoại xã hội
26. Khu vực Amazon phải là nơi đối thoại xã hội, đặc biệt giữa các dân tộc nguyên thủy khác nhau, vì mục đích phát triển các hình thức hiệp thông và đấu tranh chung. Những người khác trong chúng ta được mời gọi tham gia với tư cách “khách” và hết sức trân trọng tìm kiếm các nẻo đường gặp gỡ để làm phong phú khu vực Amazon. Nếu muốn đối thoại, chúng ta nên đối thoại trước nhất với người nghèo. Họ không những chỉ là một bên khác để thuyết phục, hoặc chỉ đơn thuần là một cá nhân khác ngồi chung bàn với những người ngnag hàng. Họ là đối tác đối thoại chính của chúng ta, những người mà chúng ta có nhiều điều để học hỏi nhất, những người mà chúng ta cần lắng nghe vì nghĩa vụ công lý, và từ họ, chúng ta phải xin phép trước khi trình bày các đề xuất của chúng ta. Những lời nói, hy vọng và nỗi sợ hãi của họ nên là tiếng nói có thẩm quyền nhất tại bất cứ bàn đối thoại nào trong khu vực Amazon. Và câu hỏi lớn là: “Ý nghĩ của họ về ‘sống tốt’ nghĩa là gì cho bản thân họ và cho những người sẽ đến sau họ?”
27. Đối thoại không những chỉ ủng hộ việc ưu tiên chọn người nghèo, người bị hắt hủi và bị loại trừ, mà còn tôn trọng họ là người có vai trò hàng đầu. Những người khác phải được thừa nhận và quý trọng chính vì là những người khác, mỗi người có cảm xúc, lựa chọn và cách sống và làm việc của riêng họ. Nếu không, kết quả, một lần nữa, sẽ là “một kế hoạch được lập ra bởi một vài người cho một vài người” [28], nếu không phải “là sự đồng thuận trên giấy tờ hay một nền hòa bình thoáng qua cho một nhóm thiểu số hài lòng” [29]. Nếu là thế, thì “một giọng nói tiên tri phải được cất lên” [30], và Kitô hữu chúng ta được kêu gọi phải làm cho nó được người ta nghe thấy.
Điều này dẫn ta đến giấc mơ tiếp theo đây.
Kỳ sau: Chương Hai: Giấc Mơ Văn Hóa