Với tựa đề "‘Các Giấc Mơ Vĩ Đại’ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô Cho Vùng Amazon”, Giám đốc Xã luận của Tòa Thánh, Andrea Tornielli, đã tóm tắt tông huấn mới nhất của Đức Phanxicô, Querida Amazonia, trong mấy biểu thức ngắn gọn sau đây: “Tư duy của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về vùng này: những bước tiến cụ thể hướng tới một nền sinh thái nhân bản lấy người nghèo làm quan tâm suy xét, hướng tới việc đánh giá cao các nền văn hóa địa phương, và hướng tới một Giáo Hội truyền giáo với khuôn mặt Amazon”.
Bài xã luận viết tiếp:
“Các giấc mơ là nơi ưu tuyển để tìm sự thật... Nhiều lần, chính Thiên Chúa quyết định lên tiếng qua các giấc mơ”. Đó là lời lẽ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói trong một bài giảng lễ tại Nhà Thánh Mácta hồi tháng 12 năm 2018. Ngài có ý nói đến Thánh Giuse. Thánh nhân là một con người thầm lặng và cụ thể, người có thể giúp chúng ta hiểu tư duy của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về vùng Amazon phát biểu trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng. Bản văn này được viết như một bức thư tình trong đó không những chứa rất nhiều trích dẫn đầy chất thơ mà còn là những bi kịch hàng ngày của khu vực. Tại sao Giám mục Rôma muốn gán giá trị phổ quát cho một Thượng hội đồng vốn chỉ tập chú vào một khu vực địa lý đặc thù? Amazon và định mệnh của nó có liên quan gì đến chúng ta?
Chúng ta tìm được câu trả lời nhờ lướt qua các trang của Tông huấn. Câu trả lời rõ ràng nhất là mọi thứ đều được nối kết qua lại với nhau: thực vậy, sự cân bằng của hành tinh chúng ta phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của Amazon. Vì sự chăm sóc đối với những người sống ở đó và đối với hệ sinh thái không thể tách rời nhau, chúng ta không nên dửng dưng trước việc phá hủy sự thịnh vượng của các dân tộc sống ở đó, cũng như nền văn hóa của người dân bản địa, sự tàn phá hay các chính sách liên quan đến các ngành công nghiệp khai thác đang tàn phá rừng già.
Nhưng có một yếu tố phổ quát khác về khu vực Amazon. Một cách nào đó, tính năng động tự biểu lộ ở đó dự ứng nhiều thách đố vốn đã gõ cửa chúng ta: các hậu quả của nền kinh tế hoàn cầu hóa và hệ thống tài chính ngày càng kém bền vững đối với rất nhiều người cũng như môi trường; sự cùng tồn tại của các dân tộc và các nền văn hóa vốn rất khác nhau; di dân; sự cần thiết phải quan tâm đến sáng thế đang có nguy cơ bị tổn thương không thể nào chữa chạy được.
Querida Amazonia (Amazon Thân Yêu), người mà bức thư tình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được ngỏ với, trước nhất, đại diện cho một thách đố đối với Giáo hội vốn được kêu gọi tìm ra những nẻo đường mới để truyền giảng Tin Mừng, công bố tâm điểm của sứ điệp Kitô giáo, tức giáo lý sơ truyền (kerygma), một giáo lý làm cho Thiên Chúa đầy lòng thương xót hiện diện, Đấng yêu thế gian đến nỗi đã hy sinh Con của Người trên thập giá. Nhân loại ở vùng Amazon không phải là căn bệnh cần được chiến đấu để chăm sóc môi trường. Các dân tộc nguyên thủy của khu vực Amazon, các nền văn hóa và truyền thống của họ, cần được bảo tồn. Nhưng họ cũng có quyền trong việc công bố Tin Mừng. Họ không bị loại ra khỏi sứ vụ, khỏi sự chăm sóc mục vụ của một Giáo hội, từng được đại diện bởi rất nhiều nhà truyền giáo thời trước, khuôn mặt của họ bị cháy nắng, những người có khả năng ngày này qua ngày nọ vượt ca nô với mục đích duy nhất là gặp gỡ các nhóm nhỏ người ta để mang đến sự dịu dàng của Thiên Chúa cùng với sự ủi an hồi sinh của các Bí tích của Người.
Tông huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô thể hiện một tư duy nhằm thay thế các công kích có tính biện chứng kết cục đã trình bầy Thượng hội đồng như một cuộc trưng cầu dân ý về khả thể phong chức cho những người đàn ông đã kết hôn. Chủ đề này đã được thảo luận trong một thời gian dài và có thể tiếp tục được thảo luận trong tương lai vì, “sự tiết dục hoàn toàn và vĩnh viễn” vốn là “điều không được đòi hỏi bởi chính bản chất chức linh mục”, như Công đồng Chung Vatican thứ hai đã quả quyết. Về những vấn đề như thế, Người kế vị Thánh Phêrô, sau khi cầu nguyện và suy tư, đã quyết định trả lời không phải bằng cách thấy trước những thay đổi hoặc những khả thể ngoại lệ khác đối với những điều đã được dự liệu bởi kỷ luật giáo hội hiện nay, nhưng bằng cách yêu cầu lấy những điều chủ yếu làm khởi điểm. Ngài yêu cầu chúng ta hãy bắt đầu một lần nữa với một đức tin sôi nổi và nhập thân, với một đà truyền giáo đổi mới bắt nguồn từ ơn thánh biết dành chỗ cho Thiên Chúa hành động thay vì các chiến lược tiếp thị hoặc các kỹ thuật truyền thông chỉ dựa trên những người gây ảnh hưởng (influencers) tôn giáo.
“Amazon Thân Yêu” mời gọi “một việc suy nghĩ lại đầy chuyên biệt và dũng cảm”, của các cơ quan Giáo hội địa phương và các thừa tác vụ trong giáo hội. Nó yêu cầu toàn bộ Giáo Hội Công Giáo nhận trách nhiệm của mình, sẵn sàng tiếp nhận làm của mình các vết thương của các dân tộc Amazon và các khổ cực của những cộng đồng bị tước mất việc cử hành Bí tích Thánh Thể Chúa Nhật; đáp ứng một cách quảng đại bằng cách gửi những nhà truyền giáo mới biết đánh giá cao mọi hồng ơn của Chúa Thánh Thần; tập chú trước hết vào các việc phục vụ mới, và các thừa tác vụ ổn định, không thụ phong nhưng được công nhận, có thể được ủy thác cho hàng ngũ giáo dân, nam giới và nữ giới. Đặc biệt nhấn mạnh đến sự đóng góp không thể thay thế của phụ nữ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhớ rằng, ở vùng Amazon, đức tin đã được truyền tới và duy trì sống động nhờ sự hiện diện của những người đàn bà “mạnh mẽ và quảng đại, dù không một linh mục nào đi theo con đường của họ”.
Bài xã luận viết tiếp:
“Các giấc mơ là nơi ưu tuyển để tìm sự thật... Nhiều lần, chính Thiên Chúa quyết định lên tiếng qua các giấc mơ”. Đó là lời lẽ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói trong một bài giảng lễ tại Nhà Thánh Mácta hồi tháng 12 năm 2018. Ngài có ý nói đến Thánh Giuse. Thánh nhân là một con người thầm lặng và cụ thể, người có thể giúp chúng ta hiểu tư duy của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về vùng Amazon phát biểu trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng. Bản văn này được viết như một bức thư tình trong đó không những chứa rất nhiều trích dẫn đầy chất thơ mà còn là những bi kịch hàng ngày của khu vực. Tại sao Giám mục Rôma muốn gán giá trị phổ quát cho một Thượng hội đồng vốn chỉ tập chú vào một khu vực địa lý đặc thù? Amazon và định mệnh của nó có liên quan gì đến chúng ta?
Chúng ta tìm được câu trả lời nhờ lướt qua các trang của Tông huấn. Câu trả lời rõ ràng nhất là mọi thứ đều được nối kết qua lại với nhau: thực vậy, sự cân bằng của hành tinh chúng ta phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của Amazon. Vì sự chăm sóc đối với những người sống ở đó và đối với hệ sinh thái không thể tách rời nhau, chúng ta không nên dửng dưng trước việc phá hủy sự thịnh vượng của các dân tộc sống ở đó, cũng như nền văn hóa của người dân bản địa, sự tàn phá hay các chính sách liên quan đến các ngành công nghiệp khai thác đang tàn phá rừng già.
Nhưng có một yếu tố phổ quát khác về khu vực Amazon. Một cách nào đó, tính năng động tự biểu lộ ở đó dự ứng nhiều thách đố vốn đã gõ cửa chúng ta: các hậu quả của nền kinh tế hoàn cầu hóa và hệ thống tài chính ngày càng kém bền vững đối với rất nhiều người cũng như môi trường; sự cùng tồn tại của các dân tộc và các nền văn hóa vốn rất khác nhau; di dân; sự cần thiết phải quan tâm đến sáng thế đang có nguy cơ bị tổn thương không thể nào chữa chạy được.
Querida Amazonia (Amazon Thân Yêu), người mà bức thư tình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được ngỏ với, trước nhất, đại diện cho một thách đố đối với Giáo hội vốn được kêu gọi tìm ra những nẻo đường mới để truyền giảng Tin Mừng, công bố tâm điểm của sứ điệp Kitô giáo, tức giáo lý sơ truyền (kerygma), một giáo lý làm cho Thiên Chúa đầy lòng thương xót hiện diện, Đấng yêu thế gian đến nỗi đã hy sinh Con của Người trên thập giá. Nhân loại ở vùng Amazon không phải là căn bệnh cần được chiến đấu để chăm sóc môi trường. Các dân tộc nguyên thủy của khu vực Amazon, các nền văn hóa và truyền thống của họ, cần được bảo tồn. Nhưng họ cũng có quyền trong việc công bố Tin Mừng. Họ không bị loại ra khỏi sứ vụ, khỏi sự chăm sóc mục vụ của một Giáo hội, từng được đại diện bởi rất nhiều nhà truyền giáo thời trước, khuôn mặt của họ bị cháy nắng, những người có khả năng ngày này qua ngày nọ vượt ca nô với mục đích duy nhất là gặp gỡ các nhóm nhỏ người ta để mang đến sự dịu dàng của Thiên Chúa cùng với sự ủi an hồi sinh của các Bí tích của Người.
Tông huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô thể hiện một tư duy nhằm thay thế các công kích có tính biện chứng kết cục đã trình bầy Thượng hội đồng như một cuộc trưng cầu dân ý về khả thể phong chức cho những người đàn ông đã kết hôn. Chủ đề này đã được thảo luận trong một thời gian dài và có thể tiếp tục được thảo luận trong tương lai vì, “sự tiết dục hoàn toàn và vĩnh viễn” vốn là “điều không được đòi hỏi bởi chính bản chất chức linh mục”, như Công đồng Chung Vatican thứ hai đã quả quyết. Về những vấn đề như thế, Người kế vị Thánh Phêrô, sau khi cầu nguyện và suy tư, đã quyết định trả lời không phải bằng cách thấy trước những thay đổi hoặc những khả thể ngoại lệ khác đối với những điều đã được dự liệu bởi kỷ luật giáo hội hiện nay, nhưng bằng cách yêu cầu lấy những điều chủ yếu làm khởi điểm. Ngài yêu cầu chúng ta hãy bắt đầu một lần nữa với một đức tin sôi nổi và nhập thân, với một đà truyền giáo đổi mới bắt nguồn từ ơn thánh biết dành chỗ cho Thiên Chúa hành động thay vì các chiến lược tiếp thị hoặc các kỹ thuật truyền thông chỉ dựa trên những người gây ảnh hưởng (influencers) tôn giáo.
“Amazon Thân Yêu” mời gọi “một việc suy nghĩ lại đầy chuyên biệt và dũng cảm”, của các cơ quan Giáo hội địa phương và các thừa tác vụ trong giáo hội. Nó yêu cầu toàn bộ Giáo Hội Công Giáo nhận trách nhiệm của mình, sẵn sàng tiếp nhận làm của mình các vết thương của các dân tộc Amazon và các khổ cực của những cộng đồng bị tước mất việc cử hành Bí tích Thánh Thể Chúa Nhật; đáp ứng một cách quảng đại bằng cách gửi những nhà truyền giáo mới biết đánh giá cao mọi hồng ơn của Chúa Thánh Thần; tập chú trước hết vào các việc phục vụ mới, và các thừa tác vụ ổn định, không thụ phong nhưng được công nhận, có thể được ủy thác cho hàng ngũ giáo dân, nam giới và nữ giới. Đặc biệt nhấn mạnh đến sự đóng góp không thể thay thế của phụ nữ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhớ rằng, ở vùng Amazon, đức tin đã được truyền tới và duy trì sống động nhờ sự hiện diện của những người đàn bà “mạnh mẽ và quảng đại, dù không một linh mục nào đi theo con đường của họ”.