II. Bản Chất Giáo Hội
5. ‘Gìn giữ ơn phúc’ (Buổi triều yết ngày 5 tháng 4 năm 2006)
Anh chị em thân mến,
Trong loạt bài Giáo Lý mới, bắt đầu mấy tuần trước đây, chúng ta đã xem sét các nguồn gốc của Giáo Hội, để hiểu được kế hoạch nguyên thủy của Chúa Giêsu và nhờ thế nắm được nét chủ yếu khiến Giáo Hội sống còn qua các đổi thay của thời gian. Và cũng nhờ thế, chúng ta hiểu được lý do tại sao ta hiện diện trong Giáo Hội và phải cố gắng sống ơn gọi Kitô hữu ấy ra sao ở hừng đông thiên niên kỷ thứ ba này.
Khi suy nghĩ về Giáo Hội sơ sinh, ta khám phá ra hai phương diện: phương diện thứ nhất được nhấn mạnh bởi Thánh Irênê thành Lyons. Ngài là thánh tử đạo và là một nhà thần học vĩ đại cuối thế kỷ thứ hai, người đầu tiên đã mang lại cho chúng ta một nền thần học tương đối có hệ thống. Thánh Irênê viết rằng: “Giáo Hội ở đâu thì Chúa Thánh Thần cũng ở đó; và Chúa Thánh Thần ở chỗ nào, thì Giáo Hội và mọi ơn thánh cũng ở chỗ ấy; vì Chúa Thánh Thần là chân lý” (Adversus Haereses, III, 24, 1: PG 7, 966). Như thế, giữa Chúa Thánh Thần và Giáo Hội, có một nối kết hết sức sâu sắc.
Chúa Thánh Thần xây dựng Giáo Hội và ban cho Giáo Hội chân lý; Thánh Phaolô nói rằng: Chúa Thánh Thần đổ tràn tình yêu vào tâm hồn các tín hữu” (Xem Rm 5: 5).
Ngoài ra, còn có phương diện thứ hai nữa. Mối nối kết với Chúa Thánh Thần trên đây không loại bỏ nhân tính của chúng ta, một nhân tính với đầy đủ các yếu đuối của nó. Bởi thế, ngay từ đầu, cộng đồng các môn đệ không những chỉ cảm nhận được niềm vui của Chúa Thánh Thần, các ơn sự thật và tình yêu, mà còn cảm nhận được cả thử thách nữa, các thử thách gây ra trước nhất bởi việc bất đồng về chính các chân lý của đức tin, gây tai hại cho sự hiệp thông anh em.
Tình thông hiệp yêu thương đã hiện hữu ngay từ đầu và tiếp tục sống còn cho tới ngày tận thế (xem 1Ga 1:1ff) thế nào, thì sự chia rẽ, buồn thay, cũng đã xuất hiện ngay từ thuở ban đầu như thế. Ta cũng không nên ngạc nhiên khi thấy nó còn hiện hữu đến bây giờ. “Chúng xuất thân từ hàng ngũ chúng ta, nhưng chúng không phải là người của chúng ta”, Thánh Gioan từng viết trong thư thứ nhất của ngài như thế, “vì nếu là người của chúng ta, chúng đã ở lại với chúng ta. Nhưng như thế mới rõ: không phải ai ai cũng là người của chúng ta” (1Ga 2:19).
Do đó, qua các biến cố của thế giới và qua cả các yếu đuối của Giáo Hội, vẫn luôn luôn có nguy cơ mất đức tin, và do đó, mất cả đức ái và tình huynh đệ. Bởi thế, những ai tin vào Giáo Hội của yêu thương và muốn sống trong Giáo Hội ấy có nhiệm vụ đặc biệt phải nhìn nhận nguy cơ trên và chấp nhận rằng sự hiệp thông không thể nào có được với những người đã tách mình khỏi tín lý cứu rỗi (xem 2Ga 9:11).
Việc Giáo Hội sơ sinh ý thức rõ các căng thẳng có thể có trong kinh nghiệm hiệp thông đã được chỉ rõ trong thư thứ nhất của Thánh Gioan: không một tiếng nói nào trong Tân Ước đã được gióng lên một cách mạnh mẽ hơn để nhấn mạnh tới thực tại và bổn phận của tình yêu huynh đệ giữa các Kitô hữu; nhưng cùng một tiếng nói này cũng đã nói đến sự trầm trọng lớn lao của những kẻ thù Giáo Hội mà trước đây vốn là thành viên của Giáo Hội nhưng nay không còn thuộc Giáo Hội nữa.
Giáo Hội của yêu thương cũng là Giáo Hội của sự thật, chủ yếu được hiểu là lòng trung thành đối với Phúc Âm đã được Chúa Giêsu ủy thác cho các môn đệ của Người. Chính việc được sự thật của Chúa Thánh Thần biến cải thành con cái của cùng một Chúa Cha đã phát sinh ra tình huynh đệ giữa các Kitô hữu: “Vì tất cả những người được Thần Trí Thiên Chúa hướng dẫn đều là con cái của Thiên Chúa” (Rm 8:14).
Tuy nhiên, muốn cho gia đình các con cái của Thiên Chúa sống hợp nhất và hoà bình, họ cần một Đấng gìn giữ họ trong sự thật và hướng dẫn họ bằng một biện phân khôn ngoan và có thẩm quyền: đó chính là điều mà thừa tác vụ của các Tông Đồ đã được yêu cầu phải thực hiện.
Điều trên dẫn ta tới một điểm quan trọng. Giáo Hội hoàn toàn là của Chúa Thánh Thần nhưng nó có một cấu trúc, đó chính là việc kế thừa tông đồ (apostolic succession), một sự kế thừa có trách nhiệm bảo đảm để Giáo Hội tồn tại trong sự thật mà Chúa Giêsu đã ban tặng, Đấng mà từ Người khả năng yêu thương của chúng ta đã phát sinh.
Mô tả ngắn ngủi đầu hết trong Sách Tông Đồ Công Vụ đã tóm lược được một cách rất hiệu quả sự hội tụ của các giá trị trên trong cuộc sống của Giáo Hội sơ sinh: “Và họ tận tụy với giáo huấn và tình hiệp thông của các Tông Đồ, với việc bẻ bánh và cầu nguyện” (Cv 2:42). Hiệp thông phát sinh từ đức tin, một đức tin được giáo huấn của các Tông Đồ linh hứng. Hiệp thông ấy được nuôi dưỡng bằng việc Bẻ Bánh và cầu nguyện, và được phát biểu bằng tình yêu và phục vụ huynh đệ.
Trước mắt, ta thấy một mô tả về tình hiệp thông trong Giáo Hội sơ sinh hết sức phong phú với tính năng động nội tại và các biểu thức ngoại tại: ơn hiệp thông được gìn giữ và thăng tiến một cách riêng nhờ thừa tác vụ tông đồ. Thừa tác vụ này, nói cho cùng, cũng là một ơn phúc Chúa ban cho toàn thể cộng đồng.
Các Tông Đồ và các vị kế nhiệm các ngài, do đó, là những người canh giữ và là các chứng nhân có thẩm quyền của kho tàng sự thật đã được trao phó cho Giáo Hội, đồng thời cũng là các thừa tác viên của bác ái. Hai khía cạnh đó luôn đi đối với nhau.
Các ngài phải luôn luôn chú ý tới bản chất bất khả phân ly của việc phục vụ kép ấy mà trên thực tế chỉ là một việc phục vụ: sự thật và tình yêu do Chúa Giêsu mạc khải và ban tặng. Về phương diện này, việc phục vụ của các ngài trước nhất và trên hết phải là việc phục vụ của yêu thương: và tình bác ái mà các ngài sống và cổ vũ không bao giờ được tách biệt khỏi sự thật mà các ngài canh giữ và truyền thụ.
Sự thật và tình yêu là hai mặt của cùng một ơn phúc do Chúa ban và chính nhờ thừa tác vụ tông đồ mà ơn phúc này được duy trì trong Giáo Hội và được truyền lại cho chúng ta, cho thời đại này!
Tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi cũng đến với chúng ta qua việc phục vụ của các Tông Đồ và các vị kế nhiệm các ngài, để truyền thụ cho ta sự thật, một sự thật sẽ giải phóng tất cả chúng ta (xem Ga 8:32).
Tất cả những điều ta chứng kiến nơi Giáo Hội sơ sinh này thúc giục ta cầu nguyện cho các vị kế nhiệm các Tông Đồ, cho mọi giám mục và cho người kế nhiệm Thánh Phêrô, để các vị cùng nhau thật sự trở thành những người canh giữ cả sự thật lẫn tình yêu; để, về phương diện này, các ngài thật sự trở thành các tông đồ của Chúa Kitô và để ánh sáng của Người, ánh sáng sự thật và tình yêu, mãi mãi không bao giờ tắt trong Giáo Hội và trong thế giới.
6. Hiệp thông trong thời gian: Thánh Truyền (Buổi triều yết 26 tháng 4 năm 2006)
Anh chị em thân mến,
Cám ơn anh chị em về lòng qúy mến của anh chị em! Trong loạt bài giáo lý mới vừa bắt đầu mới đây, chúng ta đang tìm hiểu kế hoạch nguyên thủy mà Chúa muốn dành cho Giáo Hội, ngõ hầu hiểu rõ chỗ đứng của chúng ta, đời sống Kitô hữu của chúng ta, trong tình hiệp thông vĩ đại của Giáo Hội.
Cho đến nay, ta đã hiểu rằng sự hiệp thông trong Giáo Hội được Chúa Thánh Thần linh hứng và nâng đỡ và được thừa tác vụ tông đồ gìn giữ và phát huy. Sự hiệp thông mà chúng ta gọi là Giáo Hội này, không những trải dài ra mọi tín hữu thuộc một thời kỳ đặc thù nào đó mà thôi, mà còn ôm ấp mọi thời đại và mọi thế hệ. Như thế, ta có một tính phổ quát kép: tính phổ quát đồng thời (synchronic) làm chúng ta hợp nhất với các tín hữu khắp nơi trên thế giới, và tính phổ quát có thể gọi là dị thời (diachronic) nghĩa là mọi thời đều thuộc chúng ta, và mọi tín hữu của quá khứ và tương lai đều cùng với chúng ta tạo thành một hiệp thông duy nhất vĩ đại.
Chúa Thánh Thần đối với chúng ta là Đấng gìn giữ sự hiện hữu sống động của mầu nhiệm trong lịch sử, Đấng bảo đảm sự thể hiện của mầu nhiệm này trong mọi thế kỷ. Nhờ Đấng Bào Chữa (Paraclete), mọi thế hệ kế tiếp đều có khả năng cảm nghiệm được cùng một Đấng Đã Trỗi Dậy, một cảm nghiệm từng được sống bởi cộng đồng tông đồ ở khởi nguồn Giáo Hội, vì cảm nghiệm này vốn được truyền lại cho ta và được hiện thực hóa trong đức tin, trong việc thờ phượng và trong tình hiệp thông của dân Chúa, trên đường lữ thứ kinh qua thời gian.
Chúng ta ngày nay cũng thế, trong Mùa Phục Sinh, chúng ta cũng đang sống cuộc gặp gỡ với Đấng Đã Trỗi Dậy không phải như một sự kiện thuộc quá khứ, mà là trong tình hiệp thông hiện tại với đức tin, phụng vụ và đời sống Giáo Hội. Truyền thống tông đồ của Giáo Hội hệ ở việc thông truyền ơn phúc cứu rỗi, một việc thông truyền mà nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần đã làm cho cộng đồng Kitô hữu trở thành người luôn luôn hiện thực hóa được sự hiệp thông lúc ban đầu.
Ta nói đến sự hiệp thông “ban đầu” vì quả thực sự hiệp thông đó phát sinh từ lời chứng của các Tông Đồ và của cộng đồng các môn đệ ở thời đầu hết ấy. Sự hiệp thông ấy được thông truyền dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần trong các trước tác Tân Ước và trong đời sống bí tích và đời sống tín lý. Giáo Hội liên tục nhắc đến sự thông truyền ấy, đến Thánh Truyền ấy, đến ơn phúc trọn vẹn và luôn luôn thức thời ấy của Chúa Giêsu, như là nền tảng và là luật pháp của mình qua suốt diễn trình kế tục thừa tác vụ tông đồ không bao giờ đứt đoạn.
Ngoài ra, trong cuộc sống lịch sử của Người, Chúa Giêsu từng giới hạn sứ vụ của Người nơi nhà Israel mà thôi, nhưng mặt khác, Người cũng nói rõ rằng ơn cứu rỗi không chỉ dành cho Dân Israel mà thôi mà là dành cho mọi người khắp thế giới và thuộc mọi thời đại.
Sau này, Đấng Trỗi Dậy đã minh nhiên ủy thác cho các Tông Đồ (xem Lc 6:13) nhiệm vụ biến muôn dân thành môn đệ, và hứa rằng Người sẽ hiện diện và trợ giúp họ cho đến ngày tận thế (xem Mt 28: 19 ff.).
Mặc khác, tính phổ quát của ơn cứu rỗi đòi hỏi điều này: việc tưởng niệm Phục Sinh phải được cử hành liên tục trong lịch sử cho đến ngày Chúa Giêsu trở lại (xem 1Cor 11:26). Đấng nào sẽ làm cho sự hiện diện cứu chuộc của Chúa Giêsu xuất hiện qua thừa tác vụ của các Tông Đồ, vốn là đầu của Israel cánh chung (xem Mt 19:28), và qua trọn đời sống của dân Giao Ước mới? Câu trả lời đã rõ: đó chính là Chúa Thánh Thần. Tiếp tục mẫu mực của Phúc Âm Luca, Sách Tông Đồ Công Vụ mô tả một cách sống động sự thấm nhập vào nhau (interpenetration) giữa Chúa Thánh Thần, những người được Chúa Kitô sai đi và cộng đồng do các vị này tập họp.
Nhờ hành động của Đấng Bào Chữa, các Tông Đồ và các vị kế nhiệm các ngài, trong thời gian, có thể thể hiện được sứ mệnh đã nhận lãnh từ Đấng Đã Trỗi Dậy. “Chúng con là chứng nhân những điều ấy. Và này, Thầy sẽ gửi cho các con điều Cha Thầy đã hứa” (Lc 24: 48ff.).
“Các con sẽ nhận được quyền lực khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các con; và các con sẽ là nhân chứng của Thầy tại Giêrusalem và tại mọi miền Giuđêa và Samaria và cho tới tận cùng thế giới” (Cv 1:8). Lời hứa thoạt đầu có vẻ không tin được này đã trở thành sự thật ngay từ thời các Tông Đồ: “Còn chúng tôi, chúng tôi là nhân chứng của các điều ấy, Chúa Thánh Thần, Đấng Thiên Chúa đã ban cho những ai biết vâng phục Người, cũng là nhân chứng như vậy” (Cv 5:32).
Như thế, chính Chúa Thánh Thần, qua việc đặt tay và cầu nguyện của các Tông Đồ, đã thánh hiến và sai đi các nhà truyền giáo mới của Phúc Âm (như trong Cv 13:3 ff. và 1Tm 4:14). Quả đáng lưu ý khi có đoạn nói rằng chính Thánh Phaolô cử nhiệm kỳ mục (elders) tại tất cả các Giáo Hội (xem Cv 14:23), nhưng đoạn khác lại nói rằng chính Chúa Thánh Thần đã làm họ trở thành những người canh giữ đoàn chiên (xem Cv 20:28).
Nếu thế thì hành động của Chúa Thánh Thần và hành động của Thánh Phaolô đã đan kết với nhau một cách khăng khít. Lúc phải đưa ra các quyết định long trọng cho đời sống của Giáo Hội, Chúa Thánh Thần luôn hiện diện ở đấy để hướng dẫn Giáo Hội. Sự hiện diện để hướng dẫn này của Chúa Thánh Thần được cảm nhận một cách hết sức sắc cạnh tại Công Đồng Giêrusalem, trong các kết luận hết sức vang dội của Công Đồng này: “Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định…” (Cv 15:28); Giáo Hội lớn mạnh và sống “trong niềm kính sợ Chúa và sự nâng đỡ của Chúa Thánh Thần” (Cv 9:31). Việc liên tục hiện thực hóa sự hiện diện đầy năng động của Chúa Giêsu giữa Dân của Người, do Chúa Thánh Thần đem lại và được phát biểu trong Giáo Hội qua thừa tác vụ tông đồ và sự hiệp thông huynh đệ chính là nội dung của “Thánh Truyền” theo nghĩa thần học: nó không phải chỉ là việc lưu truyền có tính vật chất những gì các Tông Đồ đã được trao ban từ lúc khởi đầu, nhưng là chính sự hiện diện hữu hiệu của Chúa Giêsu chịu đóng đinh và đã sống lại và đang đồng hành cùng hướng dẫn cộng đồng Người đã tụ họp lại trong Chúa Thánh Thần.
Thánh Truyền là việc hiệp thông các tín hữu chung quanh các mục tử hợp pháp của họ qua dòng lịch sử, một sự hiệp thông được Chúa Thánh Thần dưỡng nuôi, nhờ thế có được sự nối kết giữa kinh nghiệm đức tin tông truyền, một kinh nghiệm sống của cộng đoàn môn đệ đầu tiên, và kinh nghiệm hiện nay của Chúa Kitô trong Giáo Hội của Người.
Nói cách khác, Thánh Truyền là sự liên tục thực tế của Giáo Hội, Đền thờ thánh của Chúa Cha, được xây trên nền các Tông Đồ và được giữ chặt lại với nhau bằng viên đá góc là Chúa Kitô, nhờ hành động ban sự sống của Chúa Thánh Thần: “Vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa, bởi đã được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, còn đá tảng góc tường là chính Đức Kitô Giêsu. Trong Người, toàn thể công trình xây dựng ăn khớp với nhau và vươn lên thành ngôi đền thánh trong Chúa.Trong Người, cả anh em nữa, cũng được xây dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí” (Eph 2:19-22).
Nhờ Thánh Truyền, được thừa tác vụ của các Tông Đồ và các vị kế nhiệm các ngài canh giữ, nước trường sinh chẩy ra từ cạnh sườn Chúa Kitô và máu thánh của Người tới được với mọi người đàn ông và đàn bà mọi thời. Như thế, Thánh Truyền là sự hiện diện trường cửu của Đấng Cứu Thế, Đấng tới để gặp gỡ chúng ta, cứu chuộc chúng ta và thánh hóa chúng ta trong Chúa Thánh Thần, nhờ thừa tác vụ của Giáo Hội, vì vinh quang Chúa Cha.
Do đó, để kết luận và tóm lược, ta có thể nói rằng Thánh Truyền không phải là việc lưu truyền sự việc hay lời nói, tức toàn bộ sự vật đã chết. Trái lại, Thánh Truyền là dòng sông sống nối ta với ngọn nguồn, dòng sông sống trong đó ngọn nguồn luôn hiện diện, dòng sông lớn dẫn ta tới cổng đời đời. Và vì là như thế, nên trong dòng sông sống này, lời Chúa mà khởi đầu ta nghe được từ môi miệng người đọc sẽ mãi mãi được mang tới: “Thầy sẽ mãi mãi ở với các con, cho đến tận cùng thời gian” (Mt 28:20).
7. Truyền Thống Tông Đồ của Giáo Hội (Buổi triều yết 3 tháng 5 năm 2006)
Anh chị em thân mến,
Trong các bài giáo lý này, chúng ta muốn hiểu thêm chút nữa về bản chất Giáo Hội. Lần trước, ta đã suy niệm về chủ đề Truyền Thống Tông Đồ. Ta thấy rằng truyền thống ấy không phải là một bộ sưu tập sự vật hay lời nói, giống như chiếc hộp chứa các sự vật đã chết. Truyền thống là dòng sông của sự sống mới phát nguyên từ nguồn, từ Chúa Kitô chẩy tới chúng ta, và làm chúng ta tham dự vào lịch sử của Thiên Chúa với loài người.
Chủ đề về Thánh Truyền này quan trọng đến nỗi hôm nay, tôi muốn được suy tư thêm về nó một lần nữa: thực vậy, nó có tầm hết sức quan trọng đối với đời sống của Giáo Hội.
Về phương diện này, Công Đồng Vatican II chỉ rõ rằng Thánh Truyền chủ yếu có tính tông đồ ngay từ khởi nguyên: “Những gì Thiên Chúa đã mạc khải để cứu rỗi muôn dân, Ngài đã ân cần sắp đặt để luôn được bảo toàn và lưu truyền nguyên vẹn cho mọi thế hệ. Bởi thế Chúa Kitô, nơi Người Thiên Chúa tối cao hoàn tất trọn vẹn nguồn mạc khải (x. 2Cor 1,20 và 3,16-4,6), đã truyền dạy các Tông Ðồ rao giảng cho mọi người Phúc Âm… như nguồn mọi chân lý cứu độ và lề luật luân lý” (Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải Dei Verbum, số 7).
Công Đồng cũng nói thêm rằng việc trên đã được thực hiện một cách trung thành “bởi các Tông Ðồ: hoặc qua lời giảng dạy, gương lành và các thể chế các ngài đã truyền lại những gì đã nhận lãnh từ miệng Chúa Kitô khi chung sống với Người và thấy Người hành động, hoặc đã học biết được nhờ Chúa Thánh Thần gợi ý” (cùng chỗ vừa dẫn).
Văn kiện còn cho biết thêm: cũng có “những người phụ tá cho các Tông Đồ đã viết lại tin mừng cứu rỗi dưới sự linh hứng của cùng một Chúa Thánh Thần” (cùng chỗ vừa dẫn).
Trong tư cách thủ lãnh của Israel cánh chung, và cũng trong tư cách nhóm Mười Hai, con số y hệt con số các chi tộc của Dân Riêng, các Tông Đồ tiếp tục việc “tụ họp” đã được Chúa khởi sự. Các ngài làm việc đó trước nhất và trên hết qua việc trung thành lưu truyền lại các ơn phúc đã nhận được, tức Tin Mừng Nước Trời, một tin mừng cho dân trong Chúa Giêsu Kitô.
Con số nơi các ngài không những nói lên tính liên tục với gốc rễ nguyên thủy, tức Israel của Mười Hai chi tộc, mà còn nói lên cả đối tượng phổ quát cho thừa tác vụ của các ngài, một thừa tác vụ đem ơn cứu độ đến tận cùng thế giới.
Điều này có thể hiểu được nhờ giá trị biểu tượng mà các con số trong thế giới Sêmít vốn mang sẵn: Mười hai là kết quả của việc nhân ba, con số hoàn hảo, với bốn, con số vốn dùng để chỉ bốn phương, do đó, chỉ toàn thế giới.
Cộng đồng do lời công bố Phúc Âm sinh ra nhìn nhận rằng mình được kêu gọi bởi lời của những người đầu tiên đã được cảm nghiệm Chúa cách trực tiếp và được chính Người sai đi. Cộng đồng này biết rằng mình có thể trông cậy vào sự dìu dắt của nhóm Mười Hai cũng như sự dìu dắt của những người đến sau có liên hệ với các ngài trong tư cách kế nhiệm thừa tác vụ Lời Chúa và phục vụ hiệp thông. Kết quả, cộng đồng này thấy mình dấn thân vào việc truyền lại cho người khác “Tin Mừng” về sự hiện diện thực sự của Chúa và Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người, do Chúa Thánh Thần đem lại.
Điều ấy được nhấn mạnh rõ ràng và gợi hình trong nhiều đoạn thư của Thánh Phaolô: “Tôi chuyển giao cho anh chị em… điều tôi đã nhận được” (1Cor 15:3). Và điều đó rất quan trọng. Như đã biết, Thánh Phaolô, từ đầu, được Chúa Kitô kêu gọi với một ơn gọi có tính bản thân. Ngài là một Tông Đồ thực sự, thế nhưng đối với ngài cũng thế, việc trung thành với những điều ngài đã tiếp nhận là điều hết sức quan trọng. Ngài không muốn “sáng chế” ra, có thể nói như thế, một thứ tân Kitô Giáo “theo Phaolô”. Bởi thế, ngài nhấn mạnh rằng “tôi chuyển giao cho anh chị em… điều tôi đã nhận được”. Ngài truyền lại ơn phúc khởi nguyên nhận được từ Chúa và là chân lý cứu rỗi.
Rồi về cuối đời, ngài viết cho Timôtê: “Giáo lý tốt đẹp đã giao phó cho anh, anh hãy bảo toàn, nhờ có Thánh Thần ngự trong chúng ta” (2Tm 1:14).
Điều trên cũng được minh chứng một cách hữu hiệu bởi chứng tá đức tin Kitô Giáo cổ xưa do Tertulianô viết khoảng năm 200: “(Các Tông Đồ), sau khi đem chứng tá niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô trước hết đến khắp miền Giuđêa và thiết lập các giáo hội (tại đó), sau đó đã đi khắp thế giới và rao giảng cùng một học lý về đức tin ấy cho mọi dân tộc. Rồi các vị cũng thiết lập các giáo hội tại mọi thành thị, từ đó, mọi giáo hội khác, lần lượt rút tỉa được truyền thống đức tin và hạt giống tín lý, và nhờ hàng ngày rút tỉa như thế, mà họ đã trở thành các giáo hội. Thực vậy, chỉ căn cứ vào điều ấy, họ đã có thể tự coi mình là tông truyền, thực sự là dòng dõi, miêu duệ của các giáo hội tông đồ” (Tertullian, De Praescriptione Haereticorum, 20: PL 2, 32).
Công Đồng Vatican II bình luận rằng: “Những điều các Tông Ðồ truyền lại bao gồm tất cả những gì góp phần vào việc giúp Dân Thiên Chúa sống một đời thánh thiện và làm tăng triển đức tin. Như vậy, Giáo Hội qua giáo lý, đời sống và việc thờ phượng của mình, bảo tồn và lưu truyền cho mọi thế hệ tất cả thực chất của mình và tất cả những gì mình tin” (Dei Verbum, n. 8).
Giáo Hội truyền lại tất cả những gì mình là và mình tin. Giáo Hội làm việc đó qua thờ phượng, qua đời sống và qua giáo lý của mình. Như thế, Thánh Truyền chính là Phúc Âm sống động, được các Tông Đồ công bố một cách trọn vẹn dựa trên sự viên mãn của kinh nghiệm độc đáo, không thể nào mô phỏng được của các ngài: nhờ hoạt động của các ngài, đức tin được thông truyền cho người khác, cho cả chúng ta ngày nay, cho đến tận cùng thế giới. Do đó, Thánh Truyền là lịch sử Chúa Thánh Thần hoạt động trong lịch sử Giáo Hội nhờ trung gian các Tông Đồ và các vị kế nhiệm các ngài, trong liên tục tính trung thực với kinh nghiệm của thuở ban đầu.
Đó là điều được Thánh Clêmentê thành Rôma nói tới vào cuối thế kỷ thứ nhất. Ngài viết: “Các Tông Đồ đã rao giảng cho chúng ta Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô; Chúa Giêsu Kitô đã được Thiên Chúa sai đến. Cho nên, Chúa Kitô đã được Thiên Chúa phái tới, còn các Tông Đồ thì được Chúa Kitô phái tới. Như thế, cả hai sự đề cử này đều đã được thực hiện một cách có thứ tự, theo thánh ý Thiên Chúa… Qua Chúa Giêsu Kitô, các Tông Đồ của chúng ta cũng biết rằng sẽ có sự xung đột về chức vụ giám mục. Chính vì lý do đó, như thể các ngài biết trước việc đó, nên các ngài đã chỉ định các [thừa tác viên] vừa kể, và sau đó còn chỉ thị rằng khi các ngài qua đi, những vị được chấp thuận khác sẽ kế nhiệm thừa tác vụ của các ngài” (Ad Corinthios, 42, 44: PG 1, 292, 296).
Dây chuyền phục vụ này vẫn tiếp diễn tới tận ngày nay; nó sẽ tiếp diễn cho tới tận cùng thế giới. Thực vậy, sứ mệnh được Chúa Giêsu ủy nhiệm cho các Tông Đồ đã được các ngài chuyển giao cho các vị kế nhiệm. Vượt quá cảm nghiệm được đích thân tiếp xúc với Chúa Kitô, một cuộc tiếp xúc độc đáo không bao giờ còn có thể lặp lại, các Tông Đồ vẫn đã truyền lại cho các vị kế nhiệm các ngài sứ mệnh long trọng mà các ngài đã lãnh nhận từ Thầy Chí Thánh là ra đi khắp thế giới. “Tông đồ” phát sinh từ chữ Hy lạp "apostéllein", có nghĩa là “sai đi”.
Sứ mệnh tông đồ, như bản văn Mátthêu (Mt 28:19ff) cho thấy, bao hàm việc phục vụ có tính chăn dắt (“bởi thế các con hãy ra đi và làm cho muôn dân thành môn đệ..”), có tính phụng vụ (“rửa tội cho họ”) và có tính tiên tri (“dạy dỗ họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con”) và được bảo đảm bằng việc Chúa luôn ở gần, cho đến ngày tận cùng của thời gian (“và này Thầy ở cùng các con luôn mãi, cho đến ngày tận cùng thời gian”). Như thế, tuy khác với các Tông Đồ, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng có được cảm nghiệm chân thực, có tính bản thân về sự hiện diện của Chúa Phục Sinh.
Tóm lại, nhờ thừa tác vụ tông đồ, chính Chúa Kitô tới với những ai được mời gọi vào đức tin. Khoảng cách thời gian đã được vượt qua và Đấng Sống Lại đã hiển hiện một cách sống động và tích cực vì chúng ta, trong Giáo Hội và trong thế giới ngày nay. Đó quả là niềm vui lớn. Trong dòng sông sống của Thánh Truyền, Chúa Kitô không cách chúng ta 2000 năm mà thực sự đang hiện diện giữa chúng ta và ban cho ta sự thật, Người ban cho ta ánh sáng giúp ta sống và tìm thấy đường dẫn tới tương lai.
8. “Nhìn từ trên cao” (Buổi triều yết 10 tháng 5 năm 2006)
Anh chị em thân mến,
Trong hai buổi triều yết trước, chúng ta đã suy niệm về điều Truyền Thống trong Giáo Hội là gì và ta thấy rằng truyền thống ấy chính là sự hiện diện thường hằng của lời nói và cuộc sống Chúa Giêsu giữa dân của Người. Nhưng để hiện diện được, lời nói ấy cần một một con người, cần một nhân chứng.
Và thế là có sự hỗ tương này: một đàng, lời nói cần một con người, nhưng mặt khác, con người, tức nhân chứng ấy, bị trói buộc vào lời, từng được ủy thác cho ông ta, vốn không do ông ta sáng chế ra. Tính hỗ tương giữa nội dung, tức Lời Chúa, sự sống của Chúa, và người thi hành công việc này chính là đặc điểm trong cơ cấu Giáo Hội. Hôm nay, ta hãy suy niệm về khía cạnh bản vị này của Giáo Hội.
Như đã thấy, Chúa sáng lập ra Giáo Hội bằng cách kêu gọi nhóm Mười Hai, những người đại diện cho Dân tương lai của Chúa. Trung thành với sứ mệnh do Chúa giao phó, sau khi Người lên trời, nhóm Mười Hai đã làm tròn con số của mình bằng cách đề cử Matthias thay chỗ cho Giuđa (xem Cv 1:15-26), nhờ thế đã liên tục mời gọi người khác tham dự vào các nhiệm vụ đã ủy thác cho mình để mình có thể tiếp tục thừa tác vụ.
Chúa Phục Sinh đã đích thân kêu gọi Phaolô (xem Gl 1:1), nhưng Phaolô, dù được Chúa kêu gọi làm Tông Đồ, đã so sánh Phúc Âm của ngài với Phúc Âm của nhóm Mười Hai (xem Gl 1:18) và lo truyền lại những gì mình đã tiếp nhận (xem 1Cor 11:23; 15:3-4). Trong việc phân phối các nhiệm vụ truyền giáo, ngài đã liên kết với các Tông Đồ cũng như với nhiều vị khác như Barnabas chẳng hạn (xem Gl 2:9).
Việc trở thành Tông Đồ bắt đầu bằng việc được Chúa Phục Sinh kêu gọi và sai đi thế nào, thì lời kêu gọi những người khác và sai họ đi sau đó cũng phải được thực hiện bởi những vị đã được thụ phong trong thừa tác vụ tông đồ như thế, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Chính bằng cách đó, mà thừa tác vụ này, từ thế hệ thứ hai được gọi là thừa tác vụ giám mục, “episcope”, đã được tiếp tục.
Có lẽ ta nên giải thích vắn tắt chữ “giám mục” có nghĩa gì. “Episcope” (giám mục) là hình thức người Ý viết chữ “episcopos” của tiếng Hy Lạp. Chữ này chỉ một người nhìn từ trên cao, nhìn bằng trái tim. Thánh Phêrô đã dùng chữ này gọi Chúa Giêsu trong thư thứ nhất của ngài: “Mục Tử và Giám Mục, Người Canh Giữ linh hồn anh chị em” (1Pr 2:25).
Căn cứ vào kiểu mẫu mới này của Chúa, Đấng là Giám Mục đầu hết, là Đấng Canh Giữ và là Mục Tử các linh hồn, các vị kế nhiệm các Tông Đồ sau này đều được gọi là giám mục, “episcopoi”. Vai trò “episcope” được ủy thác cho các ngài. So với lúc ban đầu, thì vai trò đặc trưng của giám mục này đã dần dần biến đổi cho tới lúc nó được phân thành ba chức vụ: giám mục, linh mục và phó tế, điều mà Thánh Inhaxiô thành Antiokia đã minh nhiên nhắc tới vào đầu thế kỷ thứ hai (xem Ad Magnesios, 6, 1: PG 5, 668).
Việc phát triển này đã được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Người đã giúp Giáo Hội biện phân được các hình thức xác thực của việc Kế Thừa Tông Đồ, mỗi ngày mỗi được xác định rõ hơn khi phải đối diện với sự đa dạng của kinh nghiệm và các hình thức đặc sủng và thừa tác vụ lúc ấy đang hiện hữu trong các cộng đồng sơ khai.
Như thế, sự kế thừa vai trò giám mục được trình bày như là sự liên tục trong thừa tác vụ Tông Đồ, một bảo đảm cho tính vĩnh viễn của Truyền Thống Tông Đồ, cả lời nói lẫn cuộc sống, mà Chúa đã ủy thác cho ta. Dây nối kết giữa Giám Mục Đoàn và cộng đoàn nguyên thủy các Tông Đồ được hiểu trước hết trong nhãn giới liên tục tính lịch sử.
Như đã thấy, trước nhất Matthias, sau đến Phaolô, rồi Barnabas đã tham gia vào nhóm Mười Hai, và còn nhiều người khác nữa, cho tới thế hệ thứ hai và thứ ba, thì thừa tác vụ giám mục thành hình. Do đó, liên tục tính đã được phát biểu trong dây chuyền lịch sử ấy. Và trong tính liên tục của việc kế thừa này ta thấy có sự bảo đảm cho tính vĩnh viễn của Hiệp Đoàn Tông Đồ trong Cộng Đồng Giáo Hội, một hiệp đoàn mà chính Chúa Kitô đã tụ họp quanh Người.
Tuy nhiên, tính liên tục mà ta thấy trước nhất trong các thừa tác vụ lịch sử phải được hiểu theo nghĩa thiêng liêng, vì Kế Thừa Tông Đồ về phương diện thừa tác vụ vốn được coi là nơi ưu tuyển để Chúa Thánh Thần hành động và thông truyền. Ta thấy các xác tín này được phản ảnh rõ rệt trong đoạn văn sau đây của Thánh Irênê thành Lyons (hậu bán thế kỷ thứ 2): “Trong mọi Giáo Hội, bất cứ ai muốn thấy chân lý đều có khả năng chiêm ngắm truyền thống Tông Đồ cách rõ ràng, một truyền thống đã được tỏ hiện khắp nơi trên thế giới; và chúng ta có thể kể ra những vị đã được các Tông Đồ lập làm giám mục trong các giáo hội và… việc kế nhiệm các vị này cho đến tận bây giờ… Quả vậy, [Các Tông Đồ] muốn rằng các vị này, mà các ngài để lại như người kế nhiệm mình, phải là những người rất hoàn hảo và không thể chê trách được gì trong mọi vấn đề, để các ngài có thể trao chức vụ cai quản của mình cho họ; các vị này, nếu chu toàn các chức năng của mình một cách trung thực, thì đó sẽ là một đại phúc, nhưng nếu các vị sa phạm, thì quả là một tai họa thảm khốc nhất” (Adversus Haereses, III, 3, 1: PG 7, 848).
Sau khi nhấn mạnh tới sự kiện: mạng lưới Kế Thừa Tông Đồ này bảo đảm cho tính vĩnh viễn của lời Chúa, Thánh Irênê tập chú vào Giáo Hội chuyên biệt, tức “Giáo Hội rất vĩ đại, rất cổ xưa và được mọi người biết đến, do hai Tông Đồ vinh hiển nhất là Phêrô và Phaolô sáng lập và tổ chức tại Rôma”. Ngài nhấn mạnh tới Truyền Thống đức tin của Giáo Hội này đã truyền tới chúng ta từ các Tông Đồ xuyên qua việc kế nhiệm các giám mục. Như thế, đối với Thánh Irênê cũng như đối với Giáo Hội hoàn vũ, việc kế thừa giám mục của Giáo Hội Rôma đã trở nên một dấu chỉ, một tiêu chuẩn và một bảo đảm cho việc lưu truyền liên tục đức tin tông truyền: “Như một vấn đề thiết yếu, mọi giáo hội, nghĩa là các tín hữu khắp mọi nơi, phải nhất trí với Giáo Hội này, vì Giáo Hội này có thẩm quyền ưu việt (propter potiorem principalitatem), do sự kiện: Truyền Thống Tông Đồ luôn được liên tục bảo toàn tại đây…” (ibid., III, 3, 2: PG 7, 848).
Việc Kế thừa Tông đồ, được chứng thực dựa vào sự hiệp thông với sự kế thừa của Giáo Hội Rôma, do đó, là tiêu chuẩn cho tính vĩnh viễn của các Giáo Hội đặc thù trong Truyền Thống đức tin tông truyền chung, một truyền thống, ngay từ đầu, đã được truyền lại cho chúng ta qua máng chuyển này: “trong trật tự này, và nhờ sự kế thừa này, Truyền thống Giáo Hội từ các Tông đồ và việc rao giảng sự thật đã được truyền đến chúng ta. Và đây là bằng chứng dồi dào nhất cho thấy có một đức tin duy nhất và cùng là đức tin một đức tin ban sự sống,vốn được duy trì trong Giáo Hội từ các Tông đồ cho tới nay, và được chuyển giao trong sự thật” (ibid., III, 3, 3: PG 7, 851).
Theo chứng từ của Giáo Hội cổ xưa, tính tông truyền của hiệp thông Giáo Hội hệ ở lòng trung thành với giáo huấn và triết lý hành động của các Tông Đồ, nhờ đó, sợi dây lịch sử và thiêng liêng nối kết Giáo Hội với Chúa Kitô được bảo đảm. Việc Kế thừa Tông đồ của thừa tác vụ Giám Mục là phương thế bảo đảm việc lưu truyền chứng tá Tông đồ một cách trung thành.
Tương tự như thế, điều các Tông Đồ đại diện trong tương quan giữa Chúa Giêsu và Giáo Hội gốc cũng được đại diện bởi việc kế thừa thừa tác trong mối tương quan giữa Giáo Hội sơ khai và Giáo Hội ngày nay. Đây không phải chỉ là một dải nối tiếp vật chất; đúng hơn, nó là dụng cụ lịch sử được Chúa Thánh Thần sử dụng để làm cho Chúa Giêsu, Đầu của Dân Người, hiện diện qua những vị được phong chức làm thừa tác vụ qua việc đặt tay và lời cầu nguyện của Giám Mục.
Thành thử, qua việc Kế thừa Tông đồ, chính Chúa Giêsu với tới chúng ta: trong lời lẽ của các Tông đồ và các vị kế nhiệm các ngài, chính Người nói với chúng ta; qua bàn tay các ngài, chính Người hành động trong các bí tích; trong ánh mắt của các ngài, chính ánh mắt của Người đang ôm ấp chúng ta và làm chúng ta cảm thấy được yêu thương vào chào đón và Trái Tim Thiên Chúa. Và cho đến tận hôm nay, cũng như từ thuở ban đầu, chính Chúa Kitô là Mục tử và người Gìn giữ linh hồn chúng ta, Đấng chúng ta bước theo với một lòng tín thác, biết ơn và hân hoan sâu sắc.
5. ‘Gìn giữ ơn phúc’ (Buổi triều yết ngày 5 tháng 4 năm 2006)
Anh chị em thân mến,
Trong loạt bài Giáo Lý mới, bắt đầu mấy tuần trước đây, chúng ta đã xem sét các nguồn gốc của Giáo Hội, để hiểu được kế hoạch nguyên thủy của Chúa Giêsu và nhờ thế nắm được nét chủ yếu khiến Giáo Hội sống còn qua các đổi thay của thời gian. Và cũng nhờ thế, chúng ta hiểu được lý do tại sao ta hiện diện trong Giáo Hội và phải cố gắng sống ơn gọi Kitô hữu ấy ra sao ở hừng đông thiên niên kỷ thứ ba này.
Khi suy nghĩ về Giáo Hội sơ sinh, ta khám phá ra hai phương diện: phương diện thứ nhất được nhấn mạnh bởi Thánh Irênê thành Lyons. Ngài là thánh tử đạo và là một nhà thần học vĩ đại cuối thế kỷ thứ hai, người đầu tiên đã mang lại cho chúng ta một nền thần học tương đối có hệ thống. Thánh Irênê viết rằng: “Giáo Hội ở đâu thì Chúa Thánh Thần cũng ở đó; và Chúa Thánh Thần ở chỗ nào, thì Giáo Hội và mọi ơn thánh cũng ở chỗ ấy; vì Chúa Thánh Thần là chân lý” (Adversus Haereses, III, 24, 1: PG 7, 966). Như thế, giữa Chúa Thánh Thần và Giáo Hội, có một nối kết hết sức sâu sắc.
Chúa Thánh Thần xây dựng Giáo Hội và ban cho Giáo Hội chân lý; Thánh Phaolô nói rằng: Chúa Thánh Thần đổ tràn tình yêu vào tâm hồn các tín hữu” (Xem Rm 5: 5).
Ngoài ra, còn có phương diện thứ hai nữa. Mối nối kết với Chúa Thánh Thần trên đây không loại bỏ nhân tính của chúng ta, một nhân tính với đầy đủ các yếu đuối của nó. Bởi thế, ngay từ đầu, cộng đồng các môn đệ không những chỉ cảm nhận được niềm vui của Chúa Thánh Thần, các ơn sự thật và tình yêu, mà còn cảm nhận được cả thử thách nữa, các thử thách gây ra trước nhất bởi việc bất đồng về chính các chân lý của đức tin, gây tai hại cho sự hiệp thông anh em.
Tình thông hiệp yêu thương đã hiện hữu ngay từ đầu và tiếp tục sống còn cho tới ngày tận thế (xem 1Ga 1:1ff) thế nào, thì sự chia rẽ, buồn thay, cũng đã xuất hiện ngay từ thuở ban đầu như thế. Ta cũng không nên ngạc nhiên khi thấy nó còn hiện hữu đến bây giờ. “Chúng xuất thân từ hàng ngũ chúng ta, nhưng chúng không phải là người của chúng ta”, Thánh Gioan từng viết trong thư thứ nhất của ngài như thế, “vì nếu là người của chúng ta, chúng đã ở lại với chúng ta. Nhưng như thế mới rõ: không phải ai ai cũng là người của chúng ta” (1Ga 2:19).
Do đó, qua các biến cố của thế giới và qua cả các yếu đuối của Giáo Hội, vẫn luôn luôn có nguy cơ mất đức tin, và do đó, mất cả đức ái và tình huynh đệ. Bởi thế, những ai tin vào Giáo Hội của yêu thương và muốn sống trong Giáo Hội ấy có nhiệm vụ đặc biệt phải nhìn nhận nguy cơ trên và chấp nhận rằng sự hiệp thông không thể nào có được với những người đã tách mình khỏi tín lý cứu rỗi (xem 2Ga 9:11).
Việc Giáo Hội sơ sinh ý thức rõ các căng thẳng có thể có trong kinh nghiệm hiệp thông đã được chỉ rõ trong thư thứ nhất của Thánh Gioan: không một tiếng nói nào trong Tân Ước đã được gióng lên một cách mạnh mẽ hơn để nhấn mạnh tới thực tại và bổn phận của tình yêu huynh đệ giữa các Kitô hữu; nhưng cùng một tiếng nói này cũng đã nói đến sự trầm trọng lớn lao của những kẻ thù Giáo Hội mà trước đây vốn là thành viên của Giáo Hội nhưng nay không còn thuộc Giáo Hội nữa.
Giáo Hội của yêu thương cũng là Giáo Hội của sự thật, chủ yếu được hiểu là lòng trung thành đối với Phúc Âm đã được Chúa Giêsu ủy thác cho các môn đệ của Người. Chính việc được sự thật của Chúa Thánh Thần biến cải thành con cái của cùng một Chúa Cha đã phát sinh ra tình huynh đệ giữa các Kitô hữu: “Vì tất cả những người được Thần Trí Thiên Chúa hướng dẫn đều là con cái của Thiên Chúa” (Rm 8:14).
Tuy nhiên, muốn cho gia đình các con cái của Thiên Chúa sống hợp nhất và hoà bình, họ cần một Đấng gìn giữ họ trong sự thật và hướng dẫn họ bằng một biện phân khôn ngoan và có thẩm quyền: đó chính là điều mà thừa tác vụ của các Tông Đồ đã được yêu cầu phải thực hiện.
Điều trên dẫn ta tới một điểm quan trọng. Giáo Hội hoàn toàn là của Chúa Thánh Thần nhưng nó có một cấu trúc, đó chính là việc kế thừa tông đồ (apostolic succession), một sự kế thừa có trách nhiệm bảo đảm để Giáo Hội tồn tại trong sự thật mà Chúa Giêsu đã ban tặng, Đấng mà từ Người khả năng yêu thương của chúng ta đã phát sinh.
Mô tả ngắn ngủi đầu hết trong Sách Tông Đồ Công Vụ đã tóm lược được một cách rất hiệu quả sự hội tụ của các giá trị trên trong cuộc sống của Giáo Hội sơ sinh: “Và họ tận tụy với giáo huấn và tình hiệp thông của các Tông Đồ, với việc bẻ bánh và cầu nguyện” (Cv 2:42). Hiệp thông phát sinh từ đức tin, một đức tin được giáo huấn của các Tông Đồ linh hứng. Hiệp thông ấy được nuôi dưỡng bằng việc Bẻ Bánh và cầu nguyện, và được phát biểu bằng tình yêu và phục vụ huynh đệ.
Trước mắt, ta thấy một mô tả về tình hiệp thông trong Giáo Hội sơ sinh hết sức phong phú với tính năng động nội tại và các biểu thức ngoại tại: ơn hiệp thông được gìn giữ và thăng tiến một cách riêng nhờ thừa tác vụ tông đồ. Thừa tác vụ này, nói cho cùng, cũng là một ơn phúc Chúa ban cho toàn thể cộng đồng.
Các Tông Đồ và các vị kế nhiệm các ngài, do đó, là những người canh giữ và là các chứng nhân có thẩm quyền của kho tàng sự thật đã được trao phó cho Giáo Hội, đồng thời cũng là các thừa tác viên của bác ái. Hai khía cạnh đó luôn đi đối với nhau.
Các ngài phải luôn luôn chú ý tới bản chất bất khả phân ly của việc phục vụ kép ấy mà trên thực tế chỉ là một việc phục vụ: sự thật và tình yêu do Chúa Giêsu mạc khải và ban tặng. Về phương diện này, việc phục vụ của các ngài trước nhất và trên hết phải là việc phục vụ của yêu thương: và tình bác ái mà các ngài sống và cổ vũ không bao giờ được tách biệt khỏi sự thật mà các ngài canh giữ và truyền thụ.
Sự thật và tình yêu là hai mặt của cùng một ơn phúc do Chúa ban và chính nhờ thừa tác vụ tông đồ mà ơn phúc này được duy trì trong Giáo Hội và được truyền lại cho chúng ta, cho thời đại này!
Tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi cũng đến với chúng ta qua việc phục vụ của các Tông Đồ và các vị kế nhiệm các ngài, để truyền thụ cho ta sự thật, một sự thật sẽ giải phóng tất cả chúng ta (xem Ga 8:32).
Tất cả những điều ta chứng kiến nơi Giáo Hội sơ sinh này thúc giục ta cầu nguyện cho các vị kế nhiệm các Tông Đồ, cho mọi giám mục và cho người kế nhiệm Thánh Phêrô, để các vị cùng nhau thật sự trở thành những người canh giữ cả sự thật lẫn tình yêu; để, về phương diện này, các ngài thật sự trở thành các tông đồ của Chúa Kitô và để ánh sáng của Người, ánh sáng sự thật và tình yêu, mãi mãi không bao giờ tắt trong Giáo Hội và trong thế giới.
6. Hiệp thông trong thời gian: Thánh Truyền (Buổi triều yết 26 tháng 4 năm 2006)
Anh chị em thân mến,
Cám ơn anh chị em về lòng qúy mến của anh chị em! Trong loạt bài giáo lý mới vừa bắt đầu mới đây, chúng ta đang tìm hiểu kế hoạch nguyên thủy mà Chúa muốn dành cho Giáo Hội, ngõ hầu hiểu rõ chỗ đứng của chúng ta, đời sống Kitô hữu của chúng ta, trong tình hiệp thông vĩ đại của Giáo Hội.
Cho đến nay, ta đã hiểu rằng sự hiệp thông trong Giáo Hội được Chúa Thánh Thần linh hứng và nâng đỡ và được thừa tác vụ tông đồ gìn giữ và phát huy. Sự hiệp thông mà chúng ta gọi là Giáo Hội này, không những trải dài ra mọi tín hữu thuộc một thời kỳ đặc thù nào đó mà thôi, mà còn ôm ấp mọi thời đại và mọi thế hệ. Như thế, ta có một tính phổ quát kép: tính phổ quát đồng thời (synchronic) làm chúng ta hợp nhất với các tín hữu khắp nơi trên thế giới, và tính phổ quát có thể gọi là dị thời (diachronic) nghĩa là mọi thời đều thuộc chúng ta, và mọi tín hữu của quá khứ và tương lai đều cùng với chúng ta tạo thành một hiệp thông duy nhất vĩ đại.
Chúa Thánh Thần đối với chúng ta là Đấng gìn giữ sự hiện hữu sống động của mầu nhiệm trong lịch sử, Đấng bảo đảm sự thể hiện của mầu nhiệm này trong mọi thế kỷ. Nhờ Đấng Bào Chữa (Paraclete), mọi thế hệ kế tiếp đều có khả năng cảm nghiệm được cùng một Đấng Đã Trỗi Dậy, một cảm nghiệm từng được sống bởi cộng đồng tông đồ ở khởi nguồn Giáo Hội, vì cảm nghiệm này vốn được truyền lại cho ta và được hiện thực hóa trong đức tin, trong việc thờ phượng và trong tình hiệp thông của dân Chúa, trên đường lữ thứ kinh qua thời gian.
Chúng ta ngày nay cũng thế, trong Mùa Phục Sinh, chúng ta cũng đang sống cuộc gặp gỡ với Đấng Đã Trỗi Dậy không phải như một sự kiện thuộc quá khứ, mà là trong tình hiệp thông hiện tại với đức tin, phụng vụ và đời sống Giáo Hội. Truyền thống tông đồ của Giáo Hội hệ ở việc thông truyền ơn phúc cứu rỗi, một việc thông truyền mà nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần đã làm cho cộng đồng Kitô hữu trở thành người luôn luôn hiện thực hóa được sự hiệp thông lúc ban đầu.
Ta nói đến sự hiệp thông “ban đầu” vì quả thực sự hiệp thông đó phát sinh từ lời chứng của các Tông Đồ và của cộng đồng các môn đệ ở thời đầu hết ấy. Sự hiệp thông ấy được thông truyền dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần trong các trước tác Tân Ước và trong đời sống bí tích và đời sống tín lý. Giáo Hội liên tục nhắc đến sự thông truyền ấy, đến Thánh Truyền ấy, đến ơn phúc trọn vẹn và luôn luôn thức thời ấy của Chúa Giêsu, như là nền tảng và là luật pháp của mình qua suốt diễn trình kế tục thừa tác vụ tông đồ không bao giờ đứt đoạn.
Ngoài ra, trong cuộc sống lịch sử của Người, Chúa Giêsu từng giới hạn sứ vụ của Người nơi nhà Israel mà thôi, nhưng mặt khác, Người cũng nói rõ rằng ơn cứu rỗi không chỉ dành cho Dân Israel mà thôi mà là dành cho mọi người khắp thế giới và thuộc mọi thời đại.
Sau này, Đấng Trỗi Dậy đã minh nhiên ủy thác cho các Tông Đồ (xem Lc 6:13) nhiệm vụ biến muôn dân thành môn đệ, và hứa rằng Người sẽ hiện diện và trợ giúp họ cho đến ngày tận thế (xem Mt 28: 19 ff.).
Mặc khác, tính phổ quát của ơn cứu rỗi đòi hỏi điều này: việc tưởng niệm Phục Sinh phải được cử hành liên tục trong lịch sử cho đến ngày Chúa Giêsu trở lại (xem 1Cor 11:26). Đấng nào sẽ làm cho sự hiện diện cứu chuộc của Chúa Giêsu xuất hiện qua thừa tác vụ của các Tông Đồ, vốn là đầu của Israel cánh chung (xem Mt 19:28), và qua trọn đời sống của dân Giao Ước mới? Câu trả lời đã rõ: đó chính là Chúa Thánh Thần. Tiếp tục mẫu mực của Phúc Âm Luca, Sách Tông Đồ Công Vụ mô tả một cách sống động sự thấm nhập vào nhau (interpenetration) giữa Chúa Thánh Thần, những người được Chúa Kitô sai đi và cộng đồng do các vị này tập họp.
Nhờ hành động của Đấng Bào Chữa, các Tông Đồ và các vị kế nhiệm các ngài, trong thời gian, có thể thể hiện được sứ mệnh đã nhận lãnh từ Đấng Đã Trỗi Dậy. “Chúng con là chứng nhân những điều ấy. Và này, Thầy sẽ gửi cho các con điều Cha Thầy đã hứa” (Lc 24: 48ff.).
“Các con sẽ nhận được quyền lực khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các con; và các con sẽ là nhân chứng của Thầy tại Giêrusalem và tại mọi miền Giuđêa và Samaria và cho tới tận cùng thế giới” (Cv 1:8). Lời hứa thoạt đầu có vẻ không tin được này đã trở thành sự thật ngay từ thời các Tông Đồ: “Còn chúng tôi, chúng tôi là nhân chứng của các điều ấy, Chúa Thánh Thần, Đấng Thiên Chúa đã ban cho những ai biết vâng phục Người, cũng là nhân chứng như vậy” (Cv 5:32).
Như thế, chính Chúa Thánh Thần, qua việc đặt tay và cầu nguyện của các Tông Đồ, đã thánh hiến và sai đi các nhà truyền giáo mới của Phúc Âm (như trong Cv 13:3 ff. và 1Tm 4:14). Quả đáng lưu ý khi có đoạn nói rằng chính Thánh Phaolô cử nhiệm kỳ mục (elders) tại tất cả các Giáo Hội (xem Cv 14:23), nhưng đoạn khác lại nói rằng chính Chúa Thánh Thần đã làm họ trở thành những người canh giữ đoàn chiên (xem Cv 20:28).
Nếu thế thì hành động của Chúa Thánh Thần và hành động của Thánh Phaolô đã đan kết với nhau một cách khăng khít. Lúc phải đưa ra các quyết định long trọng cho đời sống của Giáo Hội, Chúa Thánh Thần luôn hiện diện ở đấy để hướng dẫn Giáo Hội. Sự hiện diện để hướng dẫn này của Chúa Thánh Thần được cảm nhận một cách hết sức sắc cạnh tại Công Đồng Giêrusalem, trong các kết luận hết sức vang dội của Công Đồng này: “Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định…” (Cv 15:28); Giáo Hội lớn mạnh và sống “trong niềm kính sợ Chúa và sự nâng đỡ của Chúa Thánh Thần” (Cv 9:31). Việc liên tục hiện thực hóa sự hiện diện đầy năng động của Chúa Giêsu giữa Dân của Người, do Chúa Thánh Thần đem lại và được phát biểu trong Giáo Hội qua thừa tác vụ tông đồ và sự hiệp thông huynh đệ chính là nội dung của “Thánh Truyền” theo nghĩa thần học: nó không phải chỉ là việc lưu truyền có tính vật chất những gì các Tông Đồ đã được trao ban từ lúc khởi đầu, nhưng là chính sự hiện diện hữu hiệu của Chúa Giêsu chịu đóng đinh và đã sống lại và đang đồng hành cùng hướng dẫn cộng đồng Người đã tụ họp lại trong Chúa Thánh Thần.
Thánh Truyền là việc hiệp thông các tín hữu chung quanh các mục tử hợp pháp của họ qua dòng lịch sử, một sự hiệp thông được Chúa Thánh Thần dưỡng nuôi, nhờ thế có được sự nối kết giữa kinh nghiệm đức tin tông truyền, một kinh nghiệm sống của cộng đoàn môn đệ đầu tiên, và kinh nghiệm hiện nay của Chúa Kitô trong Giáo Hội của Người.
Nói cách khác, Thánh Truyền là sự liên tục thực tế của Giáo Hội, Đền thờ thánh của Chúa Cha, được xây trên nền các Tông Đồ và được giữ chặt lại với nhau bằng viên đá góc là Chúa Kitô, nhờ hành động ban sự sống của Chúa Thánh Thần: “Vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa, bởi đã được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, còn đá tảng góc tường là chính Đức Kitô Giêsu. Trong Người, toàn thể công trình xây dựng ăn khớp với nhau và vươn lên thành ngôi đền thánh trong Chúa.Trong Người, cả anh em nữa, cũng được xây dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí” (Eph 2:19-22).
Nhờ Thánh Truyền, được thừa tác vụ của các Tông Đồ và các vị kế nhiệm các ngài canh giữ, nước trường sinh chẩy ra từ cạnh sườn Chúa Kitô và máu thánh của Người tới được với mọi người đàn ông và đàn bà mọi thời. Như thế, Thánh Truyền là sự hiện diện trường cửu của Đấng Cứu Thế, Đấng tới để gặp gỡ chúng ta, cứu chuộc chúng ta và thánh hóa chúng ta trong Chúa Thánh Thần, nhờ thừa tác vụ của Giáo Hội, vì vinh quang Chúa Cha.
Do đó, để kết luận và tóm lược, ta có thể nói rằng Thánh Truyền không phải là việc lưu truyền sự việc hay lời nói, tức toàn bộ sự vật đã chết. Trái lại, Thánh Truyền là dòng sông sống nối ta với ngọn nguồn, dòng sông sống trong đó ngọn nguồn luôn hiện diện, dòng sông lớn dẫn ta tới cổng đời đời. Và vì là như thế, nên trong dòng sông sống này, lời Chúa mà khởi đầu ta nghe được từ môi miệng người đọc sẽ mãi mãi được mang tới: “Thầy sẽ mãi mãi ở với các con, cho đến tận cùng thời gian” (Mt 28:20).
7. Truyền Thống Tông Đồ của Giáo Hội (Buổi triều yết 3 tháng 5 năm 2006)
Anh chị em thân mến,
Trong các bài giáo lý này, chúng ta muốn hiểu thêm chút nữa về bản chất Giáo Hội. Lần trước, ta đã suy niệm về chủ đề Truyền Thống Tông Đồ. Ta thấy rằng truyền thống ấy không phải là một bộ sưu tập sự vật hay lời nói, giống như chiếc hộp chứa các sự vật đã chết. Truyền thống là dòng sông của sự sống mới phát nguyên từ nguồn, từ Chúa Kitô chẩy tới chúng ta, và làm chúng ta tham dự vào lịch sử của Thiên Chúa với loài người.
Chủ đề về Thánh Truyền này quan trọng đến nỗi hôm nay, tôi muốn được suy tư thêm về nó một lần nữa: thực vậy, nó có tầm hết sức quan trọng đối với đời sống của Giáo Hội.
Về phương diện này, Công Đồng Vatican II chỉ rõ rằng Thánh Truyền chủ yếu có tính tông đồ ngay từ khởi nguyên: “Những gì Thiên Chúa đã mạc khải để cứu rỗi muôn dân, Ngài đã ân cần sắp đặt để luôn được bảo toàn và lưu truyền nguyên vẹn cho mọi thế hệ. Bởi thế Chúa Kitô, nơi Người Thiên Chúa tối cao hoàn tất trọn vẹn nguồn mạc khải (x. 2Cor 1,20 và 3,16-4,6), đã truyền dạy các Tông Ðồ rao giảng cho mọi người Phúc Âm… như nguồn mọi chân lý cứu độ và lề luật luân lý” (Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải Dei Verbum, số 7).
Công Đồng cũng nói thêm rằng việc trên đã được thực hiện một cách trung thành “bởi các Tông Ðồ: hoặc qua lời giảng dạy, gương lành và các thể chế các ngài đã truyền lại những gì đã nhận lãnh từ miệng Chúa Kitô khi chung sống với Người và thấy Người hành động, hoặc đã học biết được nhờ Chúa Thánh Thần gợi ý” (cùng chỗ vừa dẫn).
Văn kiện còn cho biết thêm: cũng có “những người phụ tá cho các Tông Đồ đã viết lại tin mừng cứu rỗi dưới sự linh hứng của cùng một Chúa Thánh Thần” (cùng chỗ vừa dẫn).
Trong tư cách thủ lãnh của Israel cánh chung, và cũng trong tư cách nhóm Mười Hai, con số y hệt con số các chi tộc của Dân Riêng, các Tông Đồ tiếp tục việc “tụ họp” đã được Chúa khởi sự. Các ngài làm việc đó trước nhất và trên hết qua việc trung thành lưu truyền lại các ơn phúc đã nhận được, tức Tin Mừng Nước Trời, một tin mừng cho dân trong Chúa Giêsu Kitô.
Con số nơi các ngài không những nói lên tính liên tục với gốc rễ nguyên thủy, tức Israel của Mười Hai chi tộc, mà còn nói lên cả đối tượng phổ quát cho thừa tác vụ của các ngài, một thừa tác vụ đem ơn cứu độ đến tận cùng thế giới.
Điều này có thể hiểu được nhờ giá trị biểu tượng mà các con số trong thế giới Sêmít vốn mang sẵn: Mười hai là kết quả của việc nhân ba, con số hoàn hảo, với bốn, con số vốn dùng để chỉ bốn phương, do đó, chỉ toàn thế giới.
Cộng đồng do lời công bố Phúc Âm sinh ra nhìn nhận rằng mình được kêu gọi bởi lời của những người đầu tiên đã được cảm nghiệm Chúa cách trực tiếp và được chính Người sai đi. Cộng đồng này biết rằng mình có thể trông cậy vào sự dìu dắt của nhóm Mười Hai cũng như sự dìu dắt của những người đến sau có liên hệ với các ngài trong tư cách kế nhiệm thừa tác vụ Lời Chúa và phục vụ hiệp thông. Kết quả, cộng đồng này thấy mình dấn thân vào việc truyền lại cho người khác “Tin Mừng” về sự hiện diện thực sự của Chúa và Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người, do Chúa Thánh Thần đem lại.
Điều ấy được nhấn mạnh rõ ràng và gợi hình trong nhiều đoạn thư của Thánh Phaolô: “Tôi chuyển giao cho anh chị em… điều tôi đã nhận được” (1Cor 15:3). Và điều đó rất quan trọng. Như đã biết, Thánh Phaolô, từ đầu, được Chúa Kitô kêu gọi với một ơn gọi có tính bản thân. Ngài là một Tông Đồ thực sự, thế nhưng đối với ngài cũng thế, việc trung thành với những điều ngài đã tiếp nhận là điều hết sức quan trọng. Ngài không muốn “sáng chế” ra, có thể nói như thế, một thứ tân Kitô Giáo “theo Phaolô”. Bởi thế, ngài nhấn mạnh rằng “tôi chuyển giao cho anh chị em… điều tôi đã nhận được”. Ngài truyền lại ơn phúc khởi nguyên nhận được từ Chúa và là chân lý cứu rỗi.
Rồi về cuối đời, ngài viết cho Timôtê: “Giáo lý tốt đẹp đã giao phó cho anh, anh hãy bảo toàn, nhờ có Thánh Thần ngự trong chúng ta” (2Tm 1:14).
Điều trên cũng được minh chứng một cách hữu hiệu bởi chứng tá đức tin Kitô Giáo cổ xưa do Tertulianô viết khoảng năm 200: “(Các Tông Đồ), sau khi đem chứng tá niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô trước hết đến khắp miền Giuđêa và thiết lập các giáo hội (tại đó), sau đó đã đi khắp thế giới và rao giảng cùng một học lý về đức tin ấy cho mọi dân tộc. Rồi các vị cũng thiết lập các giáo hội tại mọi thành thị, từ đó, mọi giáo hội khác, lần lượt rút tỉa được truyền thống đức tin và hạt giống tín lý, và nhờ hàng ngày rút tỉa như thế, mà họ đã trở thành các giáo hội. Thực vậy, chỉ căn cứ vào điều ấy, họ đã có thể tự coi mình là tông truyền, thực sự là dòng dõi, miêu duệ của các giáo hội tông đồ” (Tertullian, De Praescriptione Haereticorum, 20: PL 2, 32).
Công Đồng Vatican II bình luận rằng: “Những điều các Tông Ðồ truyền lại bao gồm tất cả những gì góp phần vào việc giúp Dân Thiên Chúa sống một đời thánh thiện và làm tăng triển đức tin. Như vậy, Giáo Hội qua giáo lý, đời sống và việc thờ phượng của mình, bảo tồn và lưu truyền cho mọi thế hệ tất cả thực chất của mình và tất cả những gì mình tin” (Dei Verbum, n. 8).
Giáo Hội truyền lại tất cả những gì mình là và mình tin. Giáo Hội làm việc đó qua thờ phượng, qua đời sống và qua giáo lý của mình. Như thế, Thánh Truyền chính là Phúc Âm sống động, được các Tông Đồ công bố một cách trọn vẹn dựa trên sự viên mãn của kinh nghiệm độc đáo, không thể nào mô phỏng được của các ngài: nhờ hoạt động của các ngài, đức tin được thông truyền cho người khác, cho cả chúng ta ngày nay, cho đến tận cùng thế giới. Do đó, Thánh Truyền là lịch sử Chúa Thánh Thần hoạt động trong lịch sử Giáo Hội nhờ trung gian các Tông Đồ và các vị kế nhiệm các ngài, trong liên tục tính trung thực với kinh nghiệm của thuở ban đầu.
Đó là điều được Thánh Clêmentê thành Rôma nói tới vào cuối thế kỷ thứ nhất. Ngài viết: “Các Tông Đồ đã rao giảng cho chúng ta Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô; Chúa Giêsu Kitô đã được Thiên Chúa sai đến. Cho nên, Chúa Kitô đã được Thiên Chúa phái tới, còn các Tông Đồ thì được Chúa Kitô phái tới. Như thế, cả hai sự đề cử này đều đã được thực hiện một cách có thứ tự, theo thánh ý Thiên Chúa… Qua Chúa Giêsu Kitô, các Tông Đồ của chúng ta cũng biết rằng sẽ có sự xung đột về chức vụ giám mục. Chính vì lý do đó, như thể các ngài biết trước việc đó, nên các ngài đã chỉ định các [thừa tác viên] vừa kể, và sau đó còn chỉ thị rằng khi các ngài qua đi, những vị được chấp thuận khác sẽ kế nhiệm thừa tác vụ của các ngài” (Ad Corinthios, 42, 44: PG 1, 292, 296).
Dây chuyền phục vụ này vẫn tiếp diễn tới tận ngày nay; nó sẽ tiếp diễn cho tới tận cùng thế giới. Thực vậy, sứ mệnh được Chúa Giêsu ủy nhiệm cho các Tông Đồ đã được các ngài chuyển giao cho các vị kế nhiệm. Vượt quá cảm nghiệm được đích thân tiếp xúc với Chúa Kitô, một cuộc tiếp xúc độc đáo không bao giờ còn có thể lặp lại, các Tông Đồ vẫn đã truyền lại cho các vị kế nhiệm các ngài sứ mệnh long trọng mà các ngài đã lãnh nhận từ Thầy Chí Thánh là ra đi khắp thế giới. “Tông đồ” phát sinh từ chữ Hy lạp "apostéllein", có nghĩa là “sai đi”.
Sứ mệnh tông đồ, như bản văn Mátthêu (Mt 28:19ff) cho thấy, bao hàm việc phục vụ có tính chăn dắt (“bởi thế các con hãy ra đi và làm cho muôn dân thành môn đệ..”), có tính phụng vụ (“rửa tội cho họ”) và có tính tiên tri (“dạy dỗ họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con”) và được bảo đảm bằng việc Chúa luôn ở gần, cho đến ngày tận cùng của thời gian (“và này Thầy ở cùng các con luôn mãi, cho đến ngày tận cùng thời gian”). Như thế, tuy khác với các Tông Đồ, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng có được cảm nghiệm chân thực, có tính bản thân về sự hiện diện của Chúa Phục Sinh.
Tóm lại, nhờ thừa tác vụ tông đồ, chính Chúa Kitô tới với những ai được mời gọi vào đức tin. Khoảng cách thời gian đã được vượt qua và Đấng Sống Lại đã hiển hiện một cách sống động và tích cực vì chúng ta, trong Giáo Hội và trong thế giới ngày nay. Đó quả là niềm vui lớn. Trong dòng sông sống của Thánh Truyền, Chúa Kitô không cách chúng ta 2000 năm mà thực sự đang hiện diện giữa chúng ta và ban cho ta sự thật, Người ban cho ta ánh sáng giúp ta sống và tìm thấy đường dẫn tới tương lai.
8. “Nhìn từ trên cao” (Buổi triều yết 10 tháng 5 năm 2006)
Anh chị em thân mến,
Trong hai buổi triều yết trước, chúng ta đã suy niệm về điều Truyền Thống trong Giáo Hội là gì và ta thấy rằng truyền thống ấy chính là sự hiện diện thường hằng của lời nói và cuộc sống Chúa Giêsu giữa dân của Người. Nhưng để hiện diện được, lời nói ấy cần một một con người, cần một nhân chứng.
Và thế là có sự hỗ tương này: một đàng, lời nói cần một con người, nhưng mặt khác, con người, tức nhân chứng ấy, bị trói buộc vào lời, từng được ủy thác cho ông ta, vốn không do ông ta sáng chế ra. Tính hỗ tương giữa nội dung, tức Lời Chúa, sự sống của Chúa, và người thi hành công việc này chính là đặc điểm trong cơ cấu Giáo Hội. Hôm nay, ta hãy suy niệm về khía cạnh bản vị này của Giáo Hội.
Như đã thấy, Chúa sáng lập ra Giáo Hội bằng cách kêu gọi nhóm Mười Hai, những người đại diện cho Dân tương lai của Chúa. Trung thành với sứ mệnh do Chúa giao phó, sau khi Người lên trời, nhóm Mười Hai đã làm tròn con số của mình bằng cách đề cử Matthias thay chỗ cho Giuđa (xem Cv 1:15-26), nhờ thế đã liên tục mời gọi người khác tham dự vào các nhiệm vụ đã ủy thác cho mình để mình có thể tiếp tục thừa tác vụ.
Chúa Phục Sinh đã đích thân kêu gọi Phaolô (xem Gl 1:1), nhưng Phaolô, dù được Chúa kêu gọi làm Tông Đồ, đã so sánh Phúc Âm của ngài với Phúc Âm của nhóm Mười Hai (xem Gl 1:18) và lo truyền lại những gì mình đã tiếp nhận (xem 1Cor 11:23; 15:3-4). Trong việc phân phối các nhiệm vụ truyền giáo, ngài đã liên kết với các Tông Đồ cũng như với nhiều vị khác như Barnabas chẳng hạn (xem Gl 2:9).
Việc trở thành Tông Đồ bắt đầu bằng việc được Chúa Phục Sinh kêu gọi và sai đi thế nào, thì lời kêu gọi những người khác và sai họ đi sau đó cũng phải được thực hiện bởi những vị đã được thụ phong trong thừa tác vụ tông đồ như thế, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Chính bằng cách đó, mà thừa tác vụ này, từ thế hệ thứ hai được gọi là thừa tác vụ giám mục, “episcope”, đã được tiếp tục.
Có lẽ ta nên giải thích vắn tắt chữ “giám mục” có nghĩa gì. “Episcope” (giám mục) là hình thức người Ý viết chữ “episcopos” của tiếng Hy Lạp. Chữ này chỉ một người nhìn từ trên cao, nhìn bằng trái tim. Thánh Phêrô đã dùng chữ này gọi Chúa Giêsu trong thư thứ nhất của ngài: “Mục Tử và Giám Mục, Người Canh Giữ linh hồn anh chị em” (1Pr 2:25).
Căn cứ vào kiểu mẫu mới này của Chúa, Đấng là Giám Mục đầu hết, là Đấng Canh Giữ và là Mục Tử các linh hồn, các vị kế nhiệm các Tông Đồ sau này đều được gọi là giám mục, “episcopoi”. Vai trò “episcope” được ủy thác cho các ngài. So với lúc ban đầu, thì vai trò đặc trưng của giám mục này đã dần dần biến đổi cho tới lúc nó được phân thành ba chức vụ: giám mục, linh mục và phó tế, điều mà Thánh Inhaxiô thành Antiokia đã minh nhiên nhắc tới vào đầu thế kỷ thứ hai (xem Ad Magnesios, 6, 1: PG 5, 668).
Việc phát triển này đã được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Người đã giúp Giáo Hội biện phân được các hình thức xác thực của việc Kế Thừa Tông Đồ, mỗi ngày mỗi được xác định rõ hơn khi phải đối diện với sự đa dạng của kinh nghiệm và các hình thức đặc sủng và thừa tác vụ lúc ấy đang hiện hữu trong các cộng đồng sơ khai.
Như thế, sự kế thừa vai trò giám mục được trình bày như là sự liên tục trong thừa tác vụ Tông Đồ, một bảo đảm cho tính vĩnh viễn của Truyền Thống Tông Đồ, cả lời nói lẫn cuộc sống, mà Chúa đã ủy thác cho ta. Dây nối kết giữa Giám Mục Đoàn và cộng đoàn nguyên thủy các Tông Đồ được hiểu trước hết trong nhãn giới liên tục tính lịch sử.
Như đã thấy, trước nhất Matthias, sau đến Phaolô, rồi Barnabas đã tham gia vào nhóm Mười Hai, và còn nhiều người khác nữa, cho tới thế hệ thứ hai và thứ ba, thì thừa tác vụ giám mục thành hình. Do đó, liên tục tính đã được phát biểu trong dây chuyền lịch sử ấy. Và trong tính liên tục của việc kế thừa này ta thấy có sự bảo đảm cho tính vĩnh viễn của Hiệp Đoàn Tông Đồ trong Cộng Đồng Giáo Hội, một hiệp đoàn mà chính Chúa Kitô đã tụ họp quanh Người.
Tuy nhiên, tính liên tục mà ta thấy trước nhất trong các thừa tác vụ lịch sử phải được hiểu theo nghĩa thiêng liêng, vì Kế Thừa Tông Đồ về phương diện thừa tác vụ vốn được coi là nơi ưu tuyển để Chúa Thánh Thần hành động và thông truyền. Ta thấy các xác tín này được phản ảnh rõ rệt trong đoạn văn sau đây của Thánh Irênê thành Lyons (hậu bán thế kỷ thứ 2): “Trong mọi Giáo Hội, bất cứ ai muốn thấy chân lý đều có khả năng chiêm ngắm truyền thống Tông Đồ cách rõ ràng, một truyền thống đã được tỏ hiện khắp nơi trên thế giới; và chúng ta có thể kể ra những vị đã được các Tông Đồ lập làm giám mục trong các giáo hội và… việc kế nhiệm các vị này cho đến tận bây giờ… Quả vậy, [Các Tông Đồ] muốn rằng các vị này, mà các ngài để lại như người kế nhiệm mình, phải là những người rất hoàn hảo và không thể chê trách được gì trong mọi vấn đề, để các ngài có thể trao chức vụ cai quản của mình cho họ; các vị này, nếu chu toàn các chức năng của mình một cách trung thực, thì đó sẽ là một đại phúc, nhưng nếu các vị sa phạm, thì quả là một tai họa thảm khốc nhất” (Adversus Haereses, III, 3, 1: PG 7, 848).
Sau khi nhấn mạnh tới sự kiện: mạng lưới Kế Thừa Tông Đồ này bảo đảm cho tính vĩnh viễn của lời Chúa, Thánh Irênê tập chú vào Giáo Hội chuyên biệt, tức “Giáo Hội rất vĩ đại, rất cổ xưa và được mọi người biết đến, do hai Tông Đồ vinh hiển nhất là Phêrô và Phaolô sáng lập và tổ chức tại Rôma”. Ngài nhấn mạnh tới Truyền Thống đức tin của Giáo Hội này đã truyền tới chúng ta từ các Tông Đồ xuyên qua việc kế nhiệm các giám mục. Như thế, đối với Thánh Irênê cũng như đối với Giáo Hội hoàn vũ, việc kế thừa giám mục của Giáo Hội Rôma đã trở nên một dấu chỉ, một tiêu chuẩn và một bảo đảm cho việc lưu truyền liên tục đức tin tông truyền: “Như một vấn đề thiết yếu, mọi giáo hội, nghĩa là các tín hữu khắp mọi nơi, phải nhất trí với Giáo Hội này, vì Giáo Hội này có thẩm quyền ưu việt (propter potiorem principalitatem), do sự kiện: Truyền Thống Tông Đồ luôn được liên tục bảo toàn tại đây…” (ibid., III, 3, 2: PG 7, 848).
Việc Kế thừa Tông đồ, được chứng thực dựa vào sự hiệp thông với sự kế thừa của Giáo Hội Rôma, do đó, là tiêu chuẩn cho tính vĩnh viễn của các Giáo Hội đặc thù trong Truyền Thống đức tin tông truyền chung, một truyền thống, ngay từ đầu, đã được truyền lại cho chúng ta qua máng chuyển này: “trong trật tự này, và nhờ sự kế thừa này, Truyền thống Giáo Hội từ các Tông đồ và việc rao giảng sự thật đã được truyền đến chúng ta. Và đây là bằng chứng dồi dào nhất cho thấy có một đức tin duy nhất và cùng là đức tin một đức tin ban sự sống,vốn được duy trì trong Giáo Hội từ các Tông đồ cho tới nay, và được chuyển giao trong sự thật” (ibid., III, 3, 3: PG 7, 851).
Theo chứng từ của Giáo Hội cổ xưa, tính tông truyền của hiệp thông Giáo Hội hệ ở lòng trung thành với giáo huấn và triết lý hành động của các Tông Đồ, nhờ đó, sợi dây lịch sử và thiêng liêng nối kết Giáo Hội với Chúa Kitô được bảo đảm. Việc Kế thừa Tông đồ của thừa tác vụ Giám Mục là phương thế bảo đảm việc lưu truyền chứng tá Tông đồ một cách trung thành.
Tương tự như thế, điều các Tông Đồ đại diện trong tương quan giữa Chúa Giêsu và Giáo Hội gốc cũng được đại diện bởi việc kế thừa thừa tác trong mối tương quan giữa Giáo Hội sơ khai và Giáo Hội ngày nay. Đây không phải chỉ là một dải nối tiếp vật chất; đúng hơn, nó là dụng cụ lịch sử được Chúa Thánh Thần sử dụng để làm cho Chúa Giêsu, Đầu của Dân Người, hiện diện qua những vị được phong chức làm thừa tác vụ qua việc đặt tay và lời cầu nguyện của Giám Mục.
Thành thử, qua việc Kế thừa Tông đồ, chính Chúa Giêsu với tới chúng ta: trong lời lẽ của các Tông đồ và các vị kế nhiệm các ngài, chính Người nói với chúng ta; qua bàn tay các ngài, chính Người hành động trong các bí tích; trong ánh mắt của các ngài, chính ánh mắt của Người đang ôm ấp chúng ta và làm chúng ta cảm thấy được yêu thương vào chào đón và Trái Tim Thiên Chúa. Và cho đến tận hôm nay, cũng như từ thuở ban đầu, chính Chúa Kitô là Mục tử và người Gìn giữ linh hồn chúng ta, Đấng chúng ta bước theo với một lòng tín thác, biết ơn và hân hoan sâu sắc.