Mỹ thuật và Nghệ thuật hun đúc tình Huynh đệ và mở ra cho mọi người
Hôm thứ Sáu ngày 18/10 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô khánh thành Viện Bảo tàng Dân tộc học “Anima Mundi” ở Vatican.
Mỹ và Nghệ thuật đã liên kết chúng ta lại với nhau. Nó mời gọi chúng ta sống tình huynh đệ con người, chống lại văn hóa phản loạn, phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa duy chủng tộc luôn mời mọc rình rập chúng ta. Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát biểu quan điểm này vào tối thứ Sáu trong lúc khánh thành Bảo tàng viện Dân tộc học “Anima Mundi”, và Triển lãm nghệ thuật của vùng Amazon tại Bảo tàng viện Vatican.
Bảo tàng dân tộc học này có thể giúp duy trì bản sắc cụ thể của nó và nhắc nhở mọi người về giá trị của sự hòa hợp và hòa giải giữa các dân tộc và các quốc gia, ĐTC mong muốn và hy vọng rằng các bộ sưu tập nghệ thuật sẽ làm cho tiếng nói của Chúa được âm vang trong tâm lòng những người đến thăm viếng các bộ sưu tập này .
Lễ khánh thành viện Bảo tàng và triển lãm này đã được diễn ra trong thời gian Thượng Hội Đồng vùng Amazon đang diễn ra từ mùng 6 tới 27 tháng 10 này tại Vatican.
Ngôi nhà chung của tất cả
Nhận xét về danh xưng Anima Mundi, tiếng Latin có nghĩa là Linh hồn của thế giới, ĐTC cho hay viện Bảo tàng Vatican được gọi là một "ngôi nhà" sống động, cánh cửa được mở ra chào đón mọi người trên khắp thế giới, nơi đây mọi người cảm thấy có sự góp mặt của địa phương mình và nhận thức ra rằng Giáo hội không loại trừ bất cứ ai cả!
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng những khách thăm viếng viện Bảo tàng Dân tộc học Kitô giáo “Anima Mundi” này sẽ cảm thấy con người, truyền thống và văn hóa của họ hiện diện... Dù họ là người Âu, người Ấn, Trung Quốc, hay từ các nước của núi rừng Amazon hoặc Congo, Alaska, Úc hay các hải đảo xa xôi ở Thái Bình Dương, ĐTC nói, tất cả đều được ôm ấp dưới bóng đền thờ thánh Phêrô, ngay trung tâm của Giáo hội và Giáo hoàng. Điều này cũng nói lên là chính nghệ thuật, chứ không phải là một cái gì khác thu hút được trái tim của mọi dân tộc. Đó là một thông điệp từ cõi lòng của một dân này tới với dân kia...
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay tại viện Bảo tàng Đạo đức học này, được coi như là một nghệ nhân mải mê và miệt mài bảo tồn những kiệt tác của các thời Phục hưng, Hy Lạp hoặc La Mã; nó đã từng thu hút hàng triệu người tuôn về hàng năm… Nơi đây, có một không gian đặc biệt để có thể đối thoại, cảm thông với tha nhân hầu dẫn tới những cuộc hội ngộ…
Tinh thần cởi mở
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tới sự minh bạch như một giá trị quan trọng, nhất là trong các tổ chức của Giáo hội. ĐTC nói: “Vì các tác phẩm nghệ thuật là sự thể hiện tinh thần của mọi người, từng nền văn hóa, với sự cởi mở về tâm linh cũng như với lòng từ tâm…
Về quan điểm này, ĐTC nhắc nhớ lại vài tháng trước đây, một số tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc của viện Bảo tàng Dân tộc học Anima Mundi đã được triển lãm tại Bắc Kinh, và trước đó, các tác phẩm nghệ thuật khác đã được triển lãm tại một số quốc gia Kitô giáo khác. Thông qua nghệ thuật, ĐTC cho hay, các sáng kiến có thể được thực hiện, và các rào cản và khoảng cách có thể được vượt qua…
Hôm thứ Sáu ngày 18/10 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô khánh thành Viện Bảo tàng Dân tộc học “Anima Mundi” ở Vatican.
Mỹ và Nghệ thuật đã liên kết chúng ta lại với nhau. Nó mời gọi chúng ta sống tình huynh đệ con người, chống lại văn hóa phản loạn, phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa duy chủng tộc luôn mời mọc rình rập chúng ta. Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát biểu quan điểm này vào tối thứ Sáu trong lúc khánh thành Bảo tàng viện Dân tộc học “Anima Mundi”, và Triển lãm nghệ thuật của vùng Amazon tại Bảo tàng viện Vatican.
Bảo tàng dân tộc học này có thể giúp duy trì bản sắc cụ thể của nó và nhắc nhở mọi người về giá trị của sự hòa hợp và hòa giải giữa các dân tộc và các quốc gia, ĐTC mong muốn và hy vọng rằng các bộ sưu tập nghệ thuật sẽ làm cho tiếng nói của Chúa được âm vang trong tâm lòng những người đến thăm viếng các bộ sưu tập này .
Lễ khánh thành viện Bảo tàng và triển lãm này đã được diễn ra trong thời gian Thượng Hội Đồng vùng Amazon đang diễn ra từ mùng 6 tới 27 tháng 10 này tại Vatican.
Ngôi nhà chung của tất cả
Nhận xét về danh xưng Anima Mundi, tiếng Latin có nghĩa là Linh hồn của thế giới, ĐTC cho hay viện Bảo tàng Vatican được gọi là một "ngôi nhà" sống động, cánh cửa được mở ra chào đón mọi người trên khắp thế giới, nơi đây mọi người cảm thấy có sự góp mặt của địa phương mình và nhận thức ra rằng Giáo hội không loại trừ bất cứ ai cả!
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng những khách thăm viếng viện Bảo tàng Dân tộc học Kitô giáo “Anima Mundi” này sẽ cảm thấy con người, truyền thống và văn hóa của họ hiện diện... Dù họ là người Âu, người Ấn, Trung Quốc, hay từ các nước của núi rừng Amazon hoặc Congo, Alaska, Úc hay các hải đảo xa xôi ở Thái Bình Dương, ĐTC nói, tất cả đều được ôm ấp dưới bóng đền thờ thánh Phêrô, ngay trung tâm của Giáo hội và Giáo hoàng. Điều này cũng nói lên là chính nghệ thuật, chứ không phải là một cái gì khác thu hút được trái tim của mọi dân tộc. Đó là một thông điệp từ cõi lòng của một dân này tới với dân kia...
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay tại viện Bảo tàng Đạo đức học này, được coi như là một nghệ nhân mải mê và miệt mài bảo tồn những kiệt tác của các thời Phục hưng, Hy Lạp hoặc La Mã; nó đã từng thu hút hàng triệu người tuôn về hàng năm… Nơi đây, có một không gian đặc biệt để có thể đối thoại, cảm thông với tha nhân hầu dẫn tới những cuộc hội ngộ…
Tinh thần cởi mở
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tới sự minh bạch như một giá trị quan trọng, nhất là trong các tổ chức của Giáo hội. ĐTC nói: “Vì các tác phẩm nghệ thuật là sự thể hiện tinh thần của mọi người, từng nền văn hóa, với sự cởi mở về tâm linh cũng như với lòng từ tâm…
Về quan điểm này, ĐTC nhắc nhớ lại vài tháng trước đây, một số tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc của viện Bảo tàng Dân tộc học Anima Mundi đã được triển lãm tại Bắc Kinh, và trước đó, các tác phẩm nghệ thuật khác đã được triển lãm tại một số quốc gia Kitô giáo khác. Thông qua nghệ thuật, ĐTC cho hay, các sáng kiến có thể được thực hiện, và các rào cản và khoảng cách có thể được vượt qua…