Cha Bernado Cervellera, Giám đốc thông tấn xã Asia News, nguyên là Giám đốc thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc. Trước đó, ngài từng là giáo sư Đại Học tại Bắc Kinh, và đã từng sang Việt Nam trong các phái đoàn của Tòa Thánh. Vì thế, ngài có một hiểu biết rất rộng về đời sống của Giáo Hội Công Giáo dưới ách của một nhà nước cộng sản vô thần nói chung, và hoàn cảnh của Giáo Hội Việt Nam nói riêng.
Ngài và Asia News là tiếng nói bênh vực cho Giáo Hội Việt Nam tại ngay giáo đô Rôma trong tất cả những hoàn cảnh khó khăn trong thập niên qua như các biến cố Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Đồng Chiêm, Tam Tòa, Cồn Dầu, Thủ Thiêm…Ngài thấu hiểu hoàn cảnh và có một trí nhớ phi thường về nhiều giáo sĩ tại Việt Nam như Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, cha Nguyễn Văn Lý và cả các giáo dân như luật sư Lê Quốc Quân; và nhiều câu chuyện tại Việt Nam như vụ Formosa, vụ nhà dòng Thánh Phaolô ở Hà Nội…
Nữ phóng viên Thảo Ly của VietCatholic đã bay từ Úc sang giáo đô Rôma để có cuộc phỏng vấn với cha Bernado Cervellera tại trụ sở thông tấn xã Asia News ở số 11 Via Francesco Domenico Guerrazzi.
Toàn bộ cuộc phỏng vấn sẽ được dịch sang Việt Ngữ trong một video được phát hình trong những ngày tới. Dưới đây là những câu Thảo Ly đã hỏi ngài.
Trước hết, con muốn nhân cơ hội tuyệt vời này để cảm ơn cha rất nhiều vì tất cả những gì cha đã làm cho Giáo Hội ở Việt Nam.
Ngay tại đây, tại Rôma, trung tâm của Giáo Hội Công Giáo, tiếng kêu của chúng con vì những đau khổ vẫn còn đang tiếp diễn do bị bách hại, bị phân biệt đối xử, bị cướp bóc tài sản, bị gạt ra ngoài lề xã hội, bị hạn chế tự do tín ngưỡng trong một cơ chế “xin cho” đã được thế giới nghe thấy nhờ sự giúp đỡ lớn lao của AsiaNews.
Có một câu, người Việt chúng con thường nói “uống nước nhớ nguồn”. Nhiều linh mục và anh chị em giáo dân muốn con chuyển đạt lời cảm ơn và sự đánh giá cao của họ đến cha vì cha và AsiaNews đã là đôi mắt, đôi tai và tiếng nói ủng hộ họ trong suốt những năm qua. Xin cảm ơn cha vì tất cả những gì cha đã làm cho Giáo Hội tại Việt Nam.
Công bằng mà nói, chúng con, các ký giả đã học được rất nhiều điều ở cha; không chỉ về cách thức trở thành một phóng viên có trách nhiệm, mà còn học được nơi cha tình yêu và sự chăm sóc huynh đệ mà cha và đồng nghiệp của cha tại AsiaNews đã dành cho chúng con, bất kể sự khác biệt của chúng ta về văn hóa và chủng tộc.
Ngày nay, Giáo hội ở Việt Nam vẫn chưa nhìn thấy ánh sáng ở cuối con đường hầm quá dài trong một xã hội được đánh dấu bởi quá nhiều những hành vi bất công, bất nhân, phân biệt đối xử và loại trừ. Tuy nhiên, chúng con không cảm thấy cô đơn. Cảm ơn cha rất nhiều.
Câu thứ nhất: Thưa Cha Bernardo, AsiaNews đã trở thành một điểm tham chiếu cho rất nhiều người muốn có một sự hiểu biết sâu sắc về Giáo Hội tại Á châu. Là một linh mục người Ý, điều gì đã khiến cha trở nên quan tâm đến vấn đề tôn giáo và chính trị xã hội ở châu Á?
Câu thứ hai: Trước năm 2008, là năm được đánh dấu bởi cuộc khủng hoảng tại Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội, hầu hết các phóng viên Công Giáo Việt Nam đã viết các bài báo bằng tiếng Việt, chứ không bằng bất kỳ ngôn ngữ nào khác. Đối mặt với một nguy cơ của một cuộc trấn áp quyết liệt, có thể là một cuộc đàn áp Thiên An Môn khác, chúng con bắt đầu thấy một nhu cầu cấp thiết để thông báo cho thế giới những gì đang xảy ra ở Việt Nam.
Cha đã từng lãnh đạo thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, và bây giờ là tổng biên tập của AsiaNews, cha nghĩ gì về sức mạnh của internet và công nghệ mới trong cuộc chiến khó khăn để bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo?
Câu thứ ba: Nhiều phóng viên trẻ ở Việt Nam muốn được nghe lời khuyên của cha về cách chúng con có thể trở thành nhà báo hiệu quả, làm thế nào chúng ta có thể thu hút sự chú ý của quốc tế?
Câu thứ tư: AsiaNews rất được ưa chuộng đối với người Công Giáo Việt Nam và những người có liên quan, các bài báo dịch từ AsiaNews đã trở thành một phần của những mục yêu thích hàng ngày của độc giả Việt Nam. Xin cha nói thêm một chút về lịch sử của AsiaNews và viễn kiến của cha dành cho cơ quan này.
Câu thứ năm: Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, cha có điều gì muốn nói với các độc giả Việt Nam của Asia News không?
Cảm ơn Cha Bernardo đã dành cho con cuộc phỏng vấn này và một lần nữa, cảm ơn cha vì tất cả những gì cha đã làm cho Giáo Hội ở Việt Nam.
Ngài và Asia News là tiếng nói bênh vực cho Giáo Hội Việt Nam tại ngay giáo đô Rôma trong tất cả những hoàn cảnh khó khăn trong thập niên qua như các biến cố Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Đồng Chiêm, Tam Tòa, Cồn Dầu, Thủ Thiêm…Ngài thấu hiểu hoàn cảnh và có một trí nhớ phi thường về nhiều giáo sĩ tại Việt Nam như Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, cha Nguyễn Văn Lý và cả các giáo dân như luật sư Lê Quốc Quân; và nhiều câu chuyện tại Việt Nam như vụ Formosa, vụ nhà dòng Thánh Phaolô ở Hà Nội…
Nữ phóng viên Thảo Ly của VietCatholic đã bay từ Úc sang giáo đô Rôma để có cuộc phỏng vấn với cha Bernado Cervellera tại trụ sở thông tấn xã Asia News ở số 11 Via Francesco Domenico Guerrazzi.
Toàn bộ cuộc phỏng vấn sẽ được dịch sang Việt Ngữ trong một video được phát hình trong những ngày tới. Dưới đây là những câu Thảo Ly đã hỏi ngài.
Trước hết, con muốn nhân cơ hội tuyệt vời này để cảm ơn cha rất nhiều vì tất cả những gì cha đã làm cho Giáo Hội ở Việt Nam.
Ngay tại đây, tại Rôma, trung tâm của Giáo Hội Công Giáo, tiếng kêu của chúng con vì những đau khổ vẫn còn đang tiếp diễn do bị bách hại, bị phân biệt đối xử, bị cướp bóc tài sản, bị gạt ra ngoài lề xã hội, bị hạn chế tự do tín ngưỡng trong một cơ chế “xin cho” đã được thế giới nghe thấy nhờ sự giúp đỡ lớn lao của AsiaNews.
Có một câu, người Việt chúng con thường nói “uống nước nhớ nguồn”. Nhiều linh mục và anh chị em giáo dân muốn con chuyển đạt lời cảm ơn và sự đánh giá cao của họ đến cha vì cha và AsiaNews đã là đôi mắt, đôi tai và tiếng nói ủng hộ họ trong suốt những năm qua. Xin cảm ơn cha vì tất cả những gì cha đã làm cho Giáo Hội tại Việt Nam.
Công bằng mà nói, chúng con, các ký giả đã học được rất nhiều điều ở cha; không chỉ về cách thức trở thành một phóng viên có trách nhiệm, mà còn học được nơi cha tình yêu và sự chăm sóc huynh đệ mà cha và đồng nghiệp của cha tại AsiaNews đã dành cho chúng con, bất kể sự khác biệt của chúng ta về văn hóa và chủng tộc.
Ngày nay, Giáo hội ở Việt Nam vẫn chưa nhìn thấy ánh sáng ở cuối con đường hầm quá dài trong một xã hội được đánh dấu bởi quá nhiều những hành vi bất công, bất nhân, phân biệt đối xử và loại trừ. Tuy nhiên, chúng con không cảm thấy cô đơn. Cảm ơn cha rất nhiều.
Câu thứ nhất: Thưa Cha Bernardo, AsiaNews đã trở thành một điểm tham chiếu cho rất nhiều người muốn có một sự hiểu biết sâu sắc về Giáo Hội tại Á châu. Là một linh mục người Ý, điều gì đã khiến cha trở nên quan tâm đến vấn đề tôn giáo và chính trị xã hội ở châu Á?
Câu thứ hai: Trước năm 2008, là năm được đánh dấu bởi cuộc khủng hoảng tại Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội, hầu hết các phóng viên Công Giáo Việt Nam đã viết các bài báo bằng tiếng Việt, chứ không bằng bất kỳ ngôn ngữ nào khác. Đối mặt với một nguy cơ của một cuộc trấn áp quyết liệt, có thể là một cuộc đàn áp Thiên An Môn khác, chúng con bắt đầu thấy một nhu cầu cấp thiết để thông báo cho thế giới những gì đang xảy ra ở Việt Nam.
Cha đã từng lãnh đạo thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, và bây giờ là tổng biên tập của AsiaNews, cha nghĩ gì về sức mạnh của internet và công nghệ mới trong cuộc chiến khó khăn để bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo?
Câu thứ ba: Nhiều phóng viên trẻ ở Việt Nam muốn được nghe lời khuyên của cha về cách chúng con có thể trở thành nhà báo hiệu quả, làm thế nào chúng ta có thể thu hút sự chú ý của quốc tế?
Câu thứ tư: AsiaNews rất được ưa chuộng đối với người Công Giáo Việt Nam và những người có liên quan, các bài báo dịch từ AsiaNews đã trở thành một phần của những mục yêu thích hàng ngày của độc giả Việt Nam. Xin cha nói thêm một chút về lịch sử của AsiaNews và viễn kiến của cha dành cho cơ quan này.
Câu thứ năm: Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, cha có điều gì muốn nói với các độc giả Việt Nam của Asia News không?
Cảm ơn Cha Bernardo đã dành cho con cuộc phỏng vấn này và một lần nữa, cảm ơn cha vì tất cả những gì cha đã làm cho Giáo Hội ở Việt Nam.