Các nhà lãnh đạo thế giới nghiêng mình trước sự ra đi của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị

Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ông Kofi Anna phát biểu:

Tôi thật là buồn và thương tiếc trước sự ra đi của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Ngoài vai trò là vị hướng dẫn tinh thần cho hơn hàng tỉ người Công Giáo trên khắp cả thế giới, Ngài cũng còn là một người luôn chủ trương hòa bình và không hề biết mệt mõi; một người tiên phong thật sự và chân chính về những cuộc đối thoại liên tôn giáo; và không ngừng cải huấn Giáo Hội. Cho đến hôm nay, tôi vẫn còn bị ấn tượng rất mạnh mẽ về việc Ngài nhất quyết cam kết để cho Liên Hiệp Quốc được trở thành một trung tâm luân lý nền tảng để tất cả mọi quốc gia trên thế giới biết hướng tới và cảm thấy như ở nhà của mình vậy.”

Tổng Thống Pháp Jacques Chirac nói:

Tôi lấy làm xúc động sâu sắc, và cả nước Pháp đang để tang cho người Cha thân yêu. Sự thương tiếc này khắc thẳm sâu trên cả nước Pháp cũng như nơi từng người dân Pháp, những người biết nhận dạng ra chính họ, qua sứ điệp của Giáo Hội Công Giáo.

Trong khi đó tại đất nước Ba Lan, quê nhà của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị, mọi người dân quỳ xuống và khóc lóc khi hay tin dữ. Cha Jakub Gil nói với các tín hữu: “Cuộc sống của Ngài đã chấm dứt. Vĩ nhân của đất nước chúng ta đã qua đời.”

Tại Warsaw, các nhà thờ đều rung chuông và giao thông ngừng hẳn. Tại Quảng Trường Pilsudski, trước kia là Quảng Trường Thắng Lợi là nơi mà Đức Cố Giáo Hoàng cử hành thánh lễ vào năm 1979 khi Ba Lan hãy còn là một đất nước Cộng Sản, mọi người dân đặt hoa theo hình thánh giá, còn những người khác thì đi bộ quanh các nhà thờ với tay cầm nến thắp sáng.

Tại Thánh Địa là nơi mà Chúa Giêsu đã đi bộ qua, những người Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo bày tỏ sự kính trọng của họ đối với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị vì những nổ lực không mệt mõi của Ngài trong việc mang mọi người với đủ các tín ngưỡng lại cùng với nhau.

Phó Thủ Tướng Israel là Ông Shimon Peres nói về Đức Cố Giáo Hoàng như sau:

Ngài chính là một con người vĩ đại nhất trong toàn thể nhân loại cũng như trong cả cộng đoàn con người. Những lời nói và hành động của Ngài đã giúp làm hoán chuyển các mối quan hệ giữa Công Giáo và Do Thái Giáo, gây một ảnh hưởng rất mạnh về cuộc chiến chống lại việc kình địch hay phỉ báng Do Thái. Chúng ta sẽ nhớ Ngài mãi luôn.”

Tại Cairo, Liên Đoàn Ả Rập bày tỏ sự đau buồn về cái chết của Đức Giáo Hoàng, và gọi Ngài là một người của hòa bình, là người luôn cổ võ việc đối thoại giữa các quốc gia và tôn giáo. Ông Hesham Youssef, phát ngôn viên cho vị Tổng Thư Ký của Liên Đoàn Ả Rập nói:

Đây là một ngày buồn bả, rất buồn là chúng ta đã mất Ngài. Chúng ta sẽ không bao giờ quên quan điểm cao thượng của Ngài qua việc ủng hộ những người bị áp bức, bóc lột gồm cả những người dân Palestine.”

Chính phủ Cộng Sản của Fidel Castro triều mến nhớ lại chuyến viếng thăm của Đức Cố Giáo Hoàng đến vùng đảo này bảy năm về trước, và đã gởi điện văn chia buồn đến cho tất cả những người Công Giáo La Mã khi hay tin về sự qua đời của Đức Thánh Cha. Bộ Trưởng Ngoại Giao Felipe Roque nói:

Vị lãnh đạo và người dân của quốc gia này đã nhận tin dữ với sự tiếc thương sâu sắc.”

Ở thành phố Mexicô, chuông nhà thờ rung lên trên khắp cả vùng thủ đô và những người tiếc thương treo phủ cờ đen trước cửa vào của Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe, là nơi mà Đức Cố Giáo Hoàng đã phong thánh cho một người dân bản xứ đầu tiên cách đây ba năm.

Tổng Thống của Indonêsia Ông Susilo Bambang Yudhoyono ca ngợi Đức Cố Giáo Hoàng về lòng khoan dung của Ngài. Tổng Thống nói:

Chúng ta biết Ngài là một nhân vật rất khoan dung, lượng độ và luôn hổ trợ cho mọi hoạt động nhằm xây dựng nên sự hài hòa và hiệp nhất giữa các tôn giáo với nhau, đặc biệt là những cuộc đối thoại liên tôn giáo."

Ông Lech Walesa, cựu Tổng Thống nước Ba Lan và lãnh đạo của Phe Đoàn Kết đã ca ngợi Đức Cố Giáo Hoàng thay cho toàn thể người dân Ba Lan. Ông nói:

Tôi nghĩ chúng ta sẽ càng khám phá ra thêm nhiều nữa về tất cả những gì mà Đức Thánh Cha đã làm cho chúng ta và đã tranh đấu cho chúng ta. Ngài nói với chúng ta qua căn bệnh của Ngài và qua những gì mà Ngài đã đau đớn chịu đựng mãi cho đến cuối đời…. Không có Ngài, thì sẽ không có sự tiêu tàn của Cộng Sản, hay chí ích ra, đất nước chúng ta sẽ phải kết thúc trong đẩm máu và thịt rơi.”