Bài Giảng Chúa Nhật 22 Tn C 2019
Tâm lý “ưa nổi tiếng” hình như đã ăn sâu trong tâm thức của rất nhiều người, nên dân gian đã truyền miệng câu tục ngữ : “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”; hay thi vị hơn, lãng mạn hơn, với ngôn ngữ của nhà thơ Xuân Diệu trong bài thơ “Giục giã” :
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm…
Nhất là trong cái thời đại công nghệ số, internet, smartphone, mạng xã hội facebook, twitter, Instagam…, chỉ cần “lên sóng” vài dòng gọi là “thả thính”, hoặc bắn lên một “tấm hình khoả thân” (như cô người mẫu Ngọc Trinh vừa rồi), chỉ cần chưa đầy 24 tiếng, đã có trên 100 ngàn người “thả tim”, nhấn like, viết status…!
Mà đâu phải chỉ hôm nay ! Chắc chắn, trong bối cảnh thời Chúa Giêsu, cái tính sĩ diện “ưa làm nổi” nầy cũng đã lan tràn trong xã hội Do Thái. Chúng ta có thể “kiểm nghiệm” điều đó qua trích đoạn Tin Mừng Luca vừa được công bố : ngay trong một bữa tiệc họa hiếm do một Biệt phái mời dự, khi thấy cách “chọn chỗ” khó ưa nầy, Chúa Giêsu đã không ngần ngại “sửa lưng” :
“Khi có ai mời ngươi dự tiệc cưới, ngươi đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo có người trọng hơn ngươi cũng được mời dự tiệc với ngươi, và chủ tiệc đã mời ngươi và người ấy, đến nói với ngươi rằng: ‘Xin ông nhường chỗ cho người này’. Bấy giờ ngươi sẽ phải xấu hổ đi ngồi vào chỗ rốt hết. Nhưng khi ngươi được mời, hãy đi ngồi vào chỗ rốt hết, để khi người mời ngươi đến, nói với ngươi rằng: ‘Hỡi bạn, xin mời bạn lên trên’.
Và Ngài đã đúc kết những lời thuyết giáo trực ngôn đó bằng một nguyên tắc ứng xử đã có từ ngàn xưa trong truyền thống khôn ngoan của Do Thái giáo mà các kinh sư đã giảng dạy :
“Vì hễ ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên"
Vâng, tuyên bố trên gần như lặp lại y nguyên truyền thống Khôn ngoan đã được ghi rành rành trong sách Châm Ngôn:
“Trước long nhan, đừng lên mặt kiêu kỳ, chớ đứng vào chỗ của hàng vị vọng. Thà được người ta bảo: "Xin mời ông lên trên !" còn hơn bị hạ xuống trước mặt người quyền cao chức trọng” (Cn 25,6-7; xem thêm : Hc 7,4; 13,9-10).
Cũng tương tự như thế, hôm nay Phụng Vụ nhắc lại giáo huấn nầy qua trích đoạn Sách Huấn Ca mà chúng ta vừa nghe trong Bài đọc 1:
“Hỡi con, con hãy thi hành công việc con cách hiền hoà, thì con sẽ được người đẹp lòng Chúa quý chuộng. Càng làm lớn, con càng phải hạ mình trong mọi sự, thì con sẽ được đẹp lòng Chúa; vì chỉ có một mình Thiên Chúa có quyền năng cao cả, và mọi kẻ khiêm nhường phải tôn vinh Chúa.”
Không chỉ gọi mời chúng ta trở về với các nguyên tắc ứng xử khôn ngoan của Cựu ước, một thời mà ở đó, những lời răn dạy của chính Thiên Chúa đã vang lên cách uy hùng, choáng ngợp trên núi Sinai, như Thư Do Thái mô tả “ngọn núi có thể sờ được, hay là lửa cháy, gió lốc, mây mù, bão táp hoặc tiếng kèn, và tiếng gầm thét, khiến cho người nghe xin tha đừng nói với họ lời nào nữa…”, nhưng Phụng Vụ hôm nay còn muốn chúng ta trực tiếp “Đến với Chúa Giêsu, Đấng Trung Gian của Giao ước mới”, để chúng ta “học hỏi nơi Ngài” như Ngài đã từng mời gọi : “Hãy đến với Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng”.
Còn hơn là một lời mời gọi. Đức tin chúng ta, đức tin của mọi Kitô hữu chính là thường xuyên “đến với Đấng là Trung gian của Giao ước mới”, cũng là Đấng “từ trời mà đến”, là Đấng “Được xức dầu” (Kitô) mà các ngôn sứ đã tiên báo, là Chúa trên các Chúa, Vua trên các vua…; và đây cũng chính là “con đường dẫn đến sự sống đời đời”, như chính Ngài đã xác quyết với chàng thanh niên giàu có : “Về bán hết của cải…rồi hãy đến theo ta” (Mt 19,21).
Nhưng “đến với Đức Kitô” thì nào có khó khăn gì ! Cách đây 2000 năm, người ta ào ạt đến với Ngài, bất kể thuộc hạng người nào (dân chài, thu thuế, gái điếm, luật sĩ, biệt phái, tư tế, đui què sứt mẻ, phung hủi điếc lác, bệnh hoạn tật nguyền…kể cả quan chức tai to mặt lớn…) Ngài đều rộng tay tiếp đón cơ mà !
Quả thật, như chính Ngài xác nhận : “Ta là đường…”, con đường dẫn đến “sự thật sự sống”, con đường mà may phước cho ai bắt gặp và được Ngài sánh bước đồng hành : Bà goá Nain gặp Ngài, nước mắt tang chế mất con đã được lau khô với niềm vui “con được hoàn sinh”; Trưởng ty thuế vụ Gia-kê, gặp Ngài và đã hoán cải trở nên một con người mới; một người phụ nữ Canaan bì bệnh rong huyết 18 năm, chỉ với tâm nguyện “sờ vào gấu áo Ngài”, đã được chữa lành; hai môn đệ thất vọng não nề trên con đường Emmaus, đã gặp Ngài và “con tim đã vui trở lại” …! Và thật hi hữu, tên trộm bị đóng đinh bên phải Ngài vào chiều thứ sáu trên đồi Sọ, chỉ gặp Ngài trong “làn hơi cuối chót”, khi đã chạm ngưỡng cửa “sinh ly tử biệt”, bằng chỉ một niềm tin được biểu lộ : “Hôm nay, khi Ngài vào Vương Quốc của Ngài, làm ơn nhớ đến tui” ! Và anh ta đã “ra đi bàng an vào Nước Chúa” !...
Quả thật “đến với Ngài thật quá dễ” ! Bởi vì, Ngài có “ở tít trên chín tầng mây” đâu, mà xa xôi cách biệt; Ngài có ngự trên “ngai vàng lọng bạc” đâu, mà ngại ngùng “kính nhi viễn chi” ! Bởi chưng, Ngài đã chấp nhận “sinh ra và sống trong thân phận của một kẻ nghèo nàn cơ cực; Ngài đã chung đường, chen vai sát cánh cùng đám dân đen, tội lỗi để ông Gioan thanh tẩy trong dòng Gio-đan; đã chén thù chén tạc với đám phần thu mà mấy ông Biệt Phái đạo đức loại trừ và xếp vào quân tội lỗi; nhất là, đã chấp nhận nỗi nhục nhã thấp hèn tột cùng đến đổi chết với cái chết của những người nô lệ : đóng đinh thập giá”.
Đến với Ngài quả không khó. Nhưng chấp nhận “con đường hẹp Ngài đi” và thực thi những giá trị Tin Mừng Ngài đòi hỏi, quả không dễ chút nào.
Vâng, phải anh hùng lắm, phải can đảm lắm mới có thể bắt chước Ngài quỳ xuống làm công việc của một tôi tớ: rửa Chân cho anh em. Phải có ơn Thánh Thần của Người ban tặng mới có thể “bỏ tất cả mọi sự vác Thánh giá mỗi ngày mà đi trên nẻo đường phúc thật”.
Nhìn vào cuộc lữ hành của Hội Thánh 2000 năm, đôi lúc tưởng đâu con đường “đến với Đấng Trung gian của Giao ước mới” đã trở thành bế tắc, trước bao nhiêu đen tối, lầm lạc, tội lỗi, bất trung của dân Chúa. Thế nhưng không, Ngài vẫn khoan dung “đồng hành với quyền năng và tình yêu của Thánh Thần” để dẫn dắt Giáo Hội vượt qua muôn ngàn phong ba bão táp.
Kinh nghiệm của mỗi một cuộc đời Kitô hữu cũng thế thôi ! Đâu phải một lần “đến với Ngài” là một lần trở nên hoàn thiện, một lần gặp gỡ Ngài là sẽ không bao giờ “vấp phạm như Phêrô” ! Chính vì thế, mỗi một lần được Lời Ngài nhắc bảo, mỗi một ngày Chúa Nhật được họp nhau “trên một con đường Emmaus” của đời thường hiện tại, là thêm một lần để “làm mới lại tình yêu đẹp thuở ban đầu”, là thêm một lần để củng cố lời “cam kết của nhiệm tích Rửa Tội”, thêm một lần để “cái tôi nhỏ lại” trở thành người khiêm tốn phục vụ anh em…
Và bây giờ, cũng trong một “Bàn Tiệc”. Tôi phải tìm tới “chỗ cuối” của thinh lặng tôn sùng và tin yêu sốt sắng, để một lần “nhỏ lại” cùng với anh chị em của tôi. Bởi vì Ngài đang “ở chỗ đó”, chỗ của tình yêu hy sinh và khiêm hạ đến cùng : TẤM BÁNH ĐƯỢC BẺ RA !
Trương Đình Hiền
Tâm lý “ưa nổi tiếng” hình như đã ăn sâu trong tâm thức của rất nhiều người, nên dân gian đã truyền miệng câu tục ngữ : “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”; hay thi vị hơn, lãng mạn hơn, với ngôn ngữ của nhà thơ Xuân Diệu trong bài thơ “Giục giã” :
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm…
Nhất là trong cái thời đại công nghệ số, internet, smartphone, mạng xã hội facebook, twitter, Instagam…, chỉ cần “lên sóng” vài dòng gọi là “thả thính”, hoặc bắn lên một “tấm hình khoả thân” (như cô người mẫu Ngọc Trinh vừa rồi), chỉ cần chưa đầy 24 tiếng, đã có trên 100 ngàn người “thả tim”, nhấn like, viết status…!
Mà đâu phải chỉ hôm nay ! Chắc chắn, trong bối cảnh thời Chúa Giêsu, cái tính sĩ diện “ưa làm nổi” nầy cũng đã lan tràn trong xã hội Do Thái. Chúng ta có thể “kiểm nghiệm” điều đó qua trích đoạn Tin Mừng Luca vừa được công bố : ngay trong một bữa tiệc họa hiếm do một Biệt phái mời dự, khi thấy cách “chọn chỗ” khó ưa nầy, Chúa Giêsu đã không ngần ngại “sửa lưng” :
“Khi có ai mời ngươi dự tiệc cưới, ngươi đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo có người trọng hơn ngươi cũng được mời dự tiệc với ngươi, và chủ tiệc đã mời ngươi và người ấy, đến nói với ngươi rằng: ‘Xin ông nhường chỗ cho người này’. Bấy giờ ngươi sẽ phải xấu hổ đi ngồi vào chỗ rốt hết. Nhưng khi ngươi được mời, hãy đi ngồi vào chỗ rốt hết, để khi người mời ngươi đến, nói với ngươi rằng: ‘Hỡi bạn, xin mời bạn lên trên’.
Và Ngài đã đúc kết những lời thuyết giáo trực ngôn đó bằng một nguyên tắc ứng xử đã có từ ngàn xưa trong truyền thống khôn ngoan của Do Thái giáo mà các kinh sư đã giảng dạy :
“Vì hễ ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên"
Vâng, tuyên bố trên gần như lặp lại y nguyên truyền thống Khôn ngoan đã được ghi rành rành trong sách Châm Ngôn:
“Trước long nhan, đừng lên mặt kiêu kỳ, chớ đứng vào chỗ của hàng vị vọng. Thà được người ta bảo: "Xin mời ông lên trên !" còn hơn bị hạ xuống trước mặt người quyền cao chức trọng” (Cn 25,6-7; xem thêm : Hc 7,4; 13,9-10).
Cũng tương tự như thế, hôm nay Phụng Vụ nhắc lại giáo huấn nầy qua trích đoạn Sách Huấn Ca mà chúng ta vừa nghe trong Bài đọc 1:
“Hỡi con, con hãy thi hành công việc con cách hiền hoà, thì con sẽ được người đẹp lòng Chúa quý chuộng. Càng làm lớn, con càng phải hạ mình trong mọi sự, thì con sẽ được đẹp lòng Chúa; vì chỉ có một mình Thiên Chúa có quyền năng cao cả, và mọi kẻ khiêm nhường phải tôn vinh Chúa.”
Không chỉ gọi mời chúng ta trở về với các nguyên tắc ứng xử khôn ngoan của Cựu ước, một thời mà ở đó, những lời răn dạy của chính Thiên Chúa đã vang lên cách uy hùng, choáng ngợp trên núi Sinai, như Thư Do Thái mô tả “ngọn núi có thể sờ được, hay là lửa cháy, gió lốc, mây mù, bão táp hoặc tiếng kèn, và tiếng gầm thét, khiến cho người nghe xin tha đừng nói với họ lời nào nữa…”, nhưng Phụng Vụ hôm nay còn muốn chúng ta trực tiếp “Đến với Chúa Giêsu, Đấng Trung Gian của Giao ước mới”, để chúng ta “học hỏi nơi Ngài” như Ngài đã từng mời gọi : “Hãy đến với Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng”.
Còn hơn là một lời mời gọi. Đức tin chúng ta, đức tin của mọi Kitô hữu chính là thường xuyên “đến với Đấng là Trung gian của Giao ước mới”, cũng là Đấng “từ trời mà đến”, là Đấng “Được xức dầu” (Kitô) mà các ngôn sứ đã tiên báo, là Chúa trên các Chúa, Vua trên các vua…; và đây cũng chính là “con đường dẫn đến sự sống đời đời”, như chính Ngài đã xác quyết với chàng thanh niên giàu có : “Về bán hết của cải…rồi hãy đến theo ta” (Mt 19,21).
Nhưng “đến với Đức Kitô” thì nào có khó khăn gì ! Cách đây 2000 năm, người ta ào ạt đến với Ngài, bất kể thuộc hạng người nào (dân chài, thu thuế, gái điếm, luật sĩ, biệt phái, tư tế, đui què sứt mẻ, phung hủi điếc lác, bệnh hoạn tật nguyền…kể cả quan chức tai to mặt lớn…) Ngài đều rộng tay tiếp đón cơ mà !
Quả thật, như chính Ngài xác nhận : “Ta là đường…”, con đường dẫn đến “sự thật sự sống”, con đường mà may phước cho ai bắt gặp và được Ngài sánh bước đồng hành : Bà goá Nain gặp Ngài, nước mắt tang chế mất con đã được lau khô với niềm vui “con được hoàn sinh”; Trưởng ty thuế vụ Gia-kê, gặp Ngài và đã hoán cải trở nên một con người mới; một người phụ nữ Canaan bì bệnh rong huyết 18 năm, chỉ với tâm nguyện “sờ vào gấu áo Ngài”, đã được chữa lành; hai môn đệ thất vọng não nề trên con đường Emmaus, đã gặp Ngài và “con tim đã vui trở lại” …! Và thật hi hữu, tên trộm bị đóng đinh bên phải Ngài vào chiều thứ sáu trên đồi Sọ, chỉ gặp Ngài trong “làn hơi cuối chót”, khi đã chạm ngưỡng cửa “sinh ly tử biệt”, bằng chỉ một niềm tin được biểu lộ : “Hôm nay, khi Ngài vào Vương Quốc của Ngài, làm ơn nhớ đến tui” ! Và anh ta đã “ra đi bàng an vào Nước Chúa” !...
Quả thật “đến với Ngài thật quá dễ” ! Bởi vì, Ngài có “ở tít trên chín tầng mây” đâu, mà xa xôi cách biệt; Ngài có ngự trên “ngai vàng lọng bạc” đâu, mà ngại ngùng “kính nhi viễn chi” ! Bởi chưng, Ngài đã chấp nhận “sinh ra và sống trong thân phận của một kẻ nghèo nàn cơ cực; Ngài đã chung đường, chen vai sát cánh cùng đám dân đen, tội lỗi để ông Gioan thanh tẩy trong dòng Gio-đan; đã chén thù chén tạc với đám phần thu mà mấy ông Biệt Phái đạo đức loại trừ và xếp vào quân tội lỗi; nhất là, đã chấp nhận nỗi nhục nhã thấp hèn tột cùng đến đổi chết với cái chết của những người nô lệ : đóng đinh thập giá”.
Đến với Ngài quả không khó. Nhưng chấp nhận “con đường hẹp Ngài đi” và thực thi những giá trị Tin Mừng Ngài đòi hỏi, quả không dễ chút nào.
Vâng, phải anh hùng lắm, phải can đảm lắm mới có thể bắt chước Ngài quỳ xuống làm công việc của một tôi tớ: rửa Chân cho anh em. Phải có ơn Thánh Thần của Người ban tặng mới có thể “bỏ tất cả mọi sự vác Thánh giá mỗi ngày mà đi trên nẻo đường phúc thật”.
Nhìn vào cuộc lữ hành của Hội Thánh 2000 năm, đôi lúc tưởng đâu con đường “đến với Đấng Trung gian của Giao ước mới” đã trở thành bế tắc, trước bao nhiêu đen tối, lầm lạc, tội lỗi, bất trung của dân Chúa. Thế nhưng không, Ngài vẫn khoan dung “đồng hành với quyền năng và tình yêu của Thánh Thần” để dẫn dắt Giáo Hội vượt qua muôn ngàn phong ba bão táp.
Kinh nghiệm của mỗi một cuộc đời Kitô hữu cũng thế thôi ! Đâu phải một lần “đến với Ngài” là một lần trở nên hoàn thiện, một lần gặp gỡ Ngài là sẽ không bao giờ “vấp phạm như Phêrô” ! Chính vì thế, mỗi một lần được Lời Ngài nhắc bảo, mỗi một ngày Chúa Nhật được họp nhau “trên một con đường Emmaus” của đời thường hiện tại, là thêm một lần để “làm mới lại tình yêu đẹp thuở ban đầu”, là thêm một lần để củng cố lời “cam kết của nhiệm tích Rửa Tội”, thêm một lần để “cái tôi nhỏ lại” trở thành người khiêm tốn phục vụ anh em…
Và bây giờ, cũng trong một “Bàn Tiệc”. Tôi phải tìm tới “chỗ cuối” của thinh lặng tôn sùng và tin yêu sốt sắng, để một lần “nhỏ lại” cùng với anh chị em của tôi. Bởi vì Ngài đang “ở chỗ đó”, chỗ của tình yêu hy sinh và khiêm hạ đến cùng : TẤM BÁNH ĐƯỢC BẺ RA !
Trương Đình Hiền