Ngày 30.04.1975, ngày đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Hôm đó, các thương binh Việt Nam Cộng hòa đang được điều trị tại Tổng Y viện Cộng hòa bị bọn cướp nước đuổi ra khỏi nơi đây, bất kể bệnh nặng nhẹ, thương tích nhiều ít. Tinh thần đồng đội thúc đẩy những đứa con của Tổ Quốc dìu dắt nhau thoát thân khỏi sự tàn bạo loài quỷ đỏ. Trước đó, những cảnh tượng khốn nạn như vậy cũng đã xảy ra tại các Quân Y Viện khác nơi các vùng chúng gọi là ‘giải phóng’. Từ đó, các chiến hữu này bị chúng gắn cho bản án ‘thương phế binh ngụy’…
I. TẬN CÙNG SỰ BẤT CÔNG.
Sau ngày 30 tháng Tư đen tối đó, hằng trăm ngàn thương phế binh Việt Nam Cộng hòa (viết tắt: TPB.VNCH) không thể nào che giấu lý lịch với đôi mắt mù, cái chân cụt và quá khứ đã là một người lính có thành tích chiến đấu chống xâm lược việt cộng nơi trận chiến. Mất đi khả năng lao động để kiếm miếng cơm nuôi gia đình và chính bản thân mình, những đồng bào này còn phải sống trong không khí lãnh đạm và khinh khi của bạo quyền không tình người. Trong cái thời đại xã hội chủ nghĩa này, đồng bào không còn, gia đình quyến thuộc không đủ sức cưu mang vì chính họ cũng bị nhận chìm tận cùng dưới đáy xã hội.
Khi nhắc tới tội ‘ngụy’ mà nhà nước cộng sản buộc cho TPB.VNCH, chúng tôi nghĩ ngay đến cái tội khôi hài ‘cháu Ngô Ðình Diệm’ đi kèm với tội ‘tay sai Mỹ và Vatican’ mà chúng ‘chụp mũ’ cho Ðức Hồng Y Ðáng kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận để nhốt tù ‘đặc biệt’ 13 năm không bản án vị Giáo sĩ đang được hưởng tiến trình Phong Thánh.
II. SỰ THẬT LỊCH SỬ.
A. Hồ Chí Minh rất ‘ngại’ Ngô Ðình Diệm.
Từ thời còn đi học, hai ông đã có những điểm và những đức tính trái nhau. Nếu ông Diệm, được học bổng sang Pháp du học nhưng ông đã ở lại học trong nước trong khi họ Hồ mò đến Pháp để xin học làm cảnh sát... Khi cộng quân bắt ông Diệm, ông Hồ mời cộng tác, ông Diệm đòi họ phải làm việc minh bạch, tức không bí mật giết người, như chúng đã giết ông Ngô Ðình Khôi, anh ông Diệm và nhiều người không cộng sản khác.
Nhân dịp Tết Quí Mão (1963), Hồ Chí Minh đã gởi cho ông Diệm một cành đào lớn có đính danh thiếp ghi ‘Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ chí Minh tặng Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô đình Diệm’. Cành đào này được gởi qua trung gian Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến. Tiếp theo, qua sự trung gian của các Ðại sứ Ba Lan và Ấn Ðộ, sau đó, được sự tiếp sức của Ðức Khâm sứ Tòa Thánh và các Ðại sứ Pháp và Ý, sự đối thoại hòa bình được mở ra. Ông Diệm không muốn người Việt hai miền chết vì súng đạn ngoại nhập và muốn Việt Nam nhận viện trợ từ nhiều nước khác thay vì chỉ từ Mỹ để khỏi bị bắt bí. Thật vậy, khi Mỹ giảm mạnh viện trợ từ tháng 05/1963, tài trợ Pháp đã thay vào chổ đó cùng với sự ‘thắt lưng, buộc bụng’ của toàn dân.
Ngày 01.11.1963, Khi biết đám tướng tá phản loạn, Thiếu tá Nguyễn hữu Duệ (Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống phủ) xin phép ông Diệm đem thiết giáp lên bộ Tổng Tham mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng thống không cho vì ‘Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ Tổ Quốc hả?’. Ông Cao Xuân Vỹ đáp: ‘Phải đánh lại chứ Tổng thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?’. Ông Diệm quát ‘Chết thì đã sao’». Ông còn nói ‘Quân đội là để bảo vệ Tổ Quốc chứ không phải để bảo vệ cá nhân Tổng thống’. {Trên đời này, mấy ai dám nói và làm như vậy. Hãy nhìn Venezuela với Nicolas Maduro và không ít đồng chí ở Việt Nam}. Ông Diệm từng tâm sự, sau khi mãn nhiệm kỳ 2, ông sẽ về chăm lo cho thân mẫu và, khi mẹ qua đời, ông sẽ chăm sóc các quốc gia nghĩa tử, con các chiến sĩ vì quốc vong thân…
Ngày 02.11.1963, khoảng 14 giờ, điện tín báo cho Hồ là ông Diệm qua đời. Ông ta mừng hét ‘Bác cháu sẽ thắng’ (sự thật đã xảy ra ngày 30.04.1975) và vinh danh ‘ông Diệm là một người yêu nước theo kiểu của ông ấy’. Ðó là kiểu đề cao Nhân Vị Con người được Thiên Chúa tạo nên mang hình ảnh Người, và bảo vệ sự Ðộc lập cho Tổ Quốc không cộng sản.
Ðám tướng tá được Mỹ mua chuộc để giết Tổng thống đã ‘thành công’. Sau đó, chúng đánh đá với nhau, tranh dành quyền dưới sự điều khiển của ‘thực dân Mỹ’. Do đ ó, Lyndon Johnson tung quân Mỹ vào Miền Nam làm mất chính nghĩa Quốc gia, gây chết chóc, thương tật cho binh sĩ và thường dân Việt Nam. Trước sau ngày Sài Gòn thất thủ, chúng đào tẩu bám gót Mỹ, bỏ lại các thương phế binh bị cộng nô dã man hành hạ. Những chiến sĩ này đã từng gián tiếp bảo vệ an ninh Miền Nam để mọi đồng bào có cơ hội tu học nay đã bị lãng quên.
Trước tình trạng Miền Nam sắp bị nhuộm đỏ, vì tương lai Giáo hội Việt Nam và Tổng Giáo phận Sài gòn, Ðức Thánh Cha Phao lô VI đã đề cử Ðức cha P.X. Nguyễn Văn Thuận từ Nha Trang về Sài Gòn đảm nhận giáo vụ Tổng Giám mục phó với quyền kế vị. Ngày 15.08.1975, Ðức cha bị nhà nước bắt và bỏ tù tội 13 năm oan nghiệt. Nhưng Thiên Chúa biết chỉ Người có Ðức Tin, Cậy và Kính mến mạnh mẽ để hoàn thành giáo vụ ‘Tuyên úy các tù nhân không bản án’ và, kết quả, Ðức cha đã an ủi, giúp thoát ‘tự tử’ bao nhiêu ‘tù nhân’ đồng cảnh ngộ và nhờ sứ vụ Ðức Kitô, Ðức cha đã đem Mình Thánh vào ngục tù, nuôi dưỡng linh hồn các Kitô hữu. Tuy thế, khi nghe tiếng chuông từ Nhà thờ Chánh tòa Nha Trang vọng lại, Người liên tưởng nhiệm vụ Giám mục của mình, nhưng Chúa Giêsu đã nhắc Ðức cha ‘Chọn Chúa hơn chọn việc của Chúa’.
II. SỰ THẬT HỘI NGỘ THƯƠNG PHẾ BINH VNCH.
A. Tri ân Thương Phế Binh vì Dân trừ Bạo.
Với nhiệm vụ, các Anh đã gia nhập Quân đội VNCH để chống xâm lược bắc việt mà như Lê Duẫn hồ hởi ‘chúng ta đánh Mỹ là đánh cho liên xô, trung quốc’. Họ hy sinh nơi tiền tuyến để nơi hậu phương có an ninh hầu các thanh niên học tập, tu trì… không may, bị mất một phần thân thể và bị chế độ trả thù, hãm hại.
Thời gian qua, nhờ Dòng Chúa Cứu Thế và Giáo xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp, các Cha can đảm và tận tình giúp đỡ đồng bào như Thiên Chúa dạy ‘Kính Chúa, Yêu Người’. Ðồng thời, hàng năm, Quý Cha đã cùng Ðức cha Micae Hoàng Ðức Oanh đã dâng Thánh Lễ đồng tế tại mộ hai ông Ngô Ðình Diệm và Ngô Ðình Nhu, người đã cảnh cáo sự cộng sản hóa Quê Hương và đồng hóa Việt Tộc bởi nhà Hán.
B. Giá trị của Tiến trình Tri ân.
Chương trình Tri Aân này bắt đầu từ ngày 29.07.2013, tại Giáo xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp, với sự hiện diện của quý chức sắc các Tôn giáo và sự họp mặt của hơn TPB.VNCH. Mục đích không chỉ trao tặng những món quà, nhưng điều quan trọng hơn là để mọi người có cơ hội gặp nhau, chia sẻ cho nhau sự kính trọng và tình yêu thương trong tình người mà mỗi TPB luôn dành trọn cho Quê Hương và cho các thế hệ trẻ trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Thầy Thích Không Tánh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất, người đã có sáng kiến tạo nên buổi Tri ân Quý thương phế binh. Nhưng Thầy không đến dự được, vì trước cổng chùa Liên Trì, nơi Thầy trụ trì có từ 4–7 an ninh ‘bảo vệ’ chùa nhiều ngày trước.
Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên Chánh xứ có đôi lời động viên: « Hôm nay, tôi rất vui khi có mặt nơi đây để tri ân Quý thương phế binh và chia sẻ cho nhau những thao thức về quê hương đất nước. Với người Kitô giáo chúng tôi dù ở trong tình trạng nào cũng có thể đóng góp cho công việc chung của đất nước, tuy không phải bằng vũ khí như trước đây hay bằng sức của mình, nhưng bằng lời cầu nguyện. Cho nên, tôi thiết nghĩ, tùy theo hoàn cảnh của mỗi người đều có thể góp phần vào cho công cuộc chung của đất nước ».
Từ nhiều thập niên qua, nhờ danh thơm từ Thầy Marcel Văn, đang có án Phong Thánh, đến Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng từng bị côn đồ đỏ đòi ‘giết Kiệt, giết Phụng’ trong vụ Thái Hà và Tòa Khâm sứ cũ (Kiệt là Ðức cha Giuse Ngô Quang Kiệt), chúng tôi không quên Cha Nguyễn Văn Vàng bị giết chết đau đớn trong ngục tù việt cộng, Dòng Chúa Cứu Thế đã đuợc đồng bào tin cậy hoàn toàn, đặc biệt về tiền bạc. Do đó, Việc tri ân TPB.VNCH không những là cơ hội cho người trong nước mà còn cho người Việt tị nạn toàn cầu có nơi tin cậy để cám ơn TPB.VNCH.
Từ lâu trước đó, DCCT đã cấp nhà ở, tay chân giả, và tổ chức tiệc Giáng Sinh cho các TPB VNCH bị bỏ rơi trong nhiều thập niên qua.
Ðây là cơ hội tốt hiếm có để đồng bào Việt trong và ngoài nước góp phần tri ân những cựu chiến binh VNCH bị thương tật vì đã bảo vệ an ninh cho Tổ Quốc và an bình cho người dân. Ðặc biệt là Dòng Chúa Cứu Thế đã trích một phần ăn của các tu sĩ trong nhà dòng để cùng sẻ chia với các chú.
Ðối với các thiện nguyên viên, đây là dịp tốt để các anh, các chị và các em thực thi Bác ái qua trợ giúp tha nhân và nhận thức Sự thật không như nhiều điều được dạy ở trường. Một thiện nguyện viên giúp đỡ việc lấy kết quả khám bệnh cho các TPB.VNCH, cô Võ Thị Thôi Chinh cho biết: « Ðây là lần đầu tiên tôi tham gia chương trình này. Tôi rất xúc động khi được tiếp xúc với các chú TPB, được nghe các chú kể về đời lính, tôi cảm thấy như mình đã có lỗi với các chú. Vì thời gian qua, tôi không để ý gì tới những hoạt động thiện nguyện này, hôm nay được người bạn trong ca đoàn rủ đến đây, tôi mới nhận ra được việc làm này là đầy ý nghĩa ». Những thiện nguyện viên này thật đáng được cám ơn vì đã dành thời giờ và công sức giúp hoàn thành công tác xã hội này.
Những hành động này đáp ứng Thông điệp đầu tiên «Thiên Chúa là Tình Yêu» (Deus Caritas Est). Đức Thánh Cha Biển Ðức 16 trích câu ‘Thiên Chúa là Tình Yêu; Ai sống trong tình yêu, là sống trong Thiên Chúa và Thiên Chúa sống trong người đó’ Gioan (4,16). Trong Thông điệp đầu tiên của mình, Đức Thánh Cha muốn đề cập đến Tình yêu Thiên Chúa trao ban hào phóng trên chúng ta và đến lượt chúng ta phải thông truyền cho người khác.
Tuy đã bị mất cả hai chân trong chiến tranh, phải ngồi xe lăn nhưng TPB Nguyễn Văn Bồ cho biết: « Nhà tôi ở xa Sài Gòn, tận xã Bình Mỹ (Châu Ðốc, An Giang). Tôi phải đi xe đò từ tối qua để sáng nay đến đây kịp khám chữa bệnh. Tôi rất vui khi được quý ân nhân giúp đỡ như được khám chữa bệnh miễn phí, được nhận quà. Phải nói tôi rất xúc động, vì hơn 40 năm qua, chúng tôi cảm thấy mình đã bị bỏ rơi, là thành phần ‘cặn bã’ của xã hội này. Thế nhưng quí Cha DCCT đã nhớ đến chúng tôi, xem chúng tôi như những người bạn ».
Ông Phan Thành Chương, một TPB cho biết: « Hôm nay tôi diễm phúc được tới đây, được mọi người ân cần tiếp đón, ân cần thăm hỏi sức khỏe và khám bệnh. Ðiều đó làm cho tôi rất là cảm động. Bác sĩ làm việc rất tận tụy, khám bệnh rất kỹ, đối xử với bệnh nhân rất tốt. Các thiện nguyện viên phục vụ rất đàng hoàng, chu đáo, ân cần và trân trọng những người như chúng tôi ».
C. Bên Nhau Ði Nốt Cuộc Ðời.
Ðể mừng Xuân 2019, Phòng Công lý và Hòa bình DCCT Sài Gòn tổ chức ngày 26.12.2018.
Suốt tuần trước đó, anh chị em Tình Nguyện Viên đã tất bật chuẩn bị cho chương trình những ngày họp mặt Tri Ân cuối năm. Ðến hôm trước, các ‘bạn TPB.VNCH’ còn non nóp lo sợ không biết có chu toàn hay không vì năm nay con số quý ông TPB được gọi mời quá nhiều so với các năm trước.
Sáng sớm hôm đó, khi trời còn chưa sáng, các Tình Nguyện Viên bắt đầu chuẩn bị sắp xếp ghế ngồi dành cho quý ông TPB, cùng lúc hoàn chỉnh tất cả từ danh sách, bảng tên cho từng TPB tham gia buổi sáng ngày hôm nay. Và chương trình bắt đầu rất trôi chảy. Chúng tôi rất vui mừng mời đồng bào xem tại : https://www.youtube.com/watch?v=_fg5Pc4lem4
để thấy niềm hân hoan và hạnh phúc Thật của những người con Thiên Chúa. Chỉ có nhà nước mới thấy chướng tai gai mắt. Chúng ta, những Kitô hữu ủng hộ ai ?
Bên cạnh việc giúp thương phế binh, DCCT Sài Gòn còn rộng cửa đón nhận rất nhiều người cơ nhỡ, những người tù lương tâm không nơi nương tựa được nhà dòng tổ chức cho tạm trú chờ người hảo tâm giúp chỗ ở làm lại cuộc đời. Dân oan mất đất, mất nhà trên các tỉnh thành cả nước cũng thoải mái xem nơi đây là nhà của mình mỗi khi về thành phố. Dưới mắt chính quyền không thể nói là không khó chịu về các hoạt động này nhưng sự kiên định của các linh mục lãnh đạo và giáo xứ đã khiến những ý định đàn áp hay cấm cản bất thành.
Khi nói ‘Bên Nhau Ði Nốt Cuộc Ðời’ mang một ý nghĩa tâm lý ‘cuộc hành trình chung không còn dài lâu… Buồn thật !
C. NHỮNG SỰ KIỆN GẦN ÐÂY.
1. Linh mục Giám Tỉnh.
Ngày 30.04.1975, quân nhân Quân đội VNCH bị cưởng bách tan hàng. Sau đó, thày Giuse Bích đã bị cướp quyền Tự do Tu trì bởi nhà nước cộng sản và chỉ nhận Thánh chức Linh mục ngày 03.05.1990.
Ngày 05.11.2014, sau hai vòng đầu phiếu, Linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích đắc cử nhiệm vụ Giám Tỉnh Tỉnh DCCT Việt Nam, nhiệm kỳ 2015-2018. Ngày 15.01.2015, trước sự chứng kiến của quý Cha, quý Thầy trong Tỉnh Dòng, Cha Bích đã chính thức nhận chức vụ Giám Tỉnh. Ngoài ra, trong Thánh lễ tạ ơn này, 6 cố vấn của Cha đã được giới thiệu.
Ngày 17.04.2015, DCCT chuẩn bị để đón 152 thương phế binh từ Đà Nẵng tới Cà Mau đến Nhà Dòng Sài Gòn để được khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm cận lâm sàng do 4 cơ sở đa khoa thiện nguyện đứng ra phụ trách đã gặp trở ngại. Nguyên nhân được biết là tân Bề trên Gím tỉnh Nguyễn Ngọc Bích cho rằng nhà sách của DCCT là nơi bán sách không nên tổ chức tụ tập đông người gây trở ngại cho việc kinh doanh. Cha Hoàng Phúc, Giám đốc nhà sách nói rằng Cha Giám tỉnh không cho phép làm.
Ngày 17.04.2015, nhà báo Mạc Lâm, đài RFA được Cha Giám tỉnh cho biết :
-Thứ nhất là tôi không cấm chuyện giúp đỡ anh em thương phế binh đâu nhưng mà có những cơ sở của nhà dòng thì cần có sự đồng thuận của những người trách nhiệm thì mới nên làm. Tôi không cấm việc giúp cho anh em thương phế binh cái đó tôi không ngăn cản gì hết, ai làm thì cứ làm không sao hết. Nhưng mà việc tổ chức thì nơi nào đó cần phải có sự đồng ý của người có trách nhiệm. Việc giúp anh em thương phế binh tôi hoàn toàn ủng hộ. Các cha cần giúp thì cứ giúp không sao hết, không có cản trở gì hết.
2. Ngày 11.05.2019, lúc 16 giờ 30, Cha Giám tỉnh, Tỉnh DCCT Việt Nam chủ tế Thánh Lễ nhận chức Bề trên Nhà Sài của Cha Phêrô Đinh Ngọc Lâm. Ngày 19.05.2019, Cha Quản hạt Tân Ðịnh, thay mặt Ðức cha Giám quản Tổng Giáo phận Sài Gòn chủ tọa Thánh Lễ và trao quyền Chánh Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp cho Cha Phêrô Đinh Ngọc Lâm. Như vậy, từ nay, Cha Lâm thi hành Giáo vụ theo Tổng Giáo phận Sài Gòn.
3. Ngày 16.05.2019, sau những đồn đoán về DCCT Sài Gòn ‘bị CSVN chi phối, thay đổi đường hướng’ trên mạng xã hội, Cha Phaolô Lê Xuân Lộc, bất ngờ loan báo DCCT Sài Gòn ‘vừa bắt đầu một nhiệm kỳ mới, do đó có những thay đổi nhân sự trong cộng đoàn’. Trong 6 năm tồn tại và phát triển, từ việc giúp đỡ ban đầu khoảng 100 thương phế binh, hiện nay danh sách này đã lên tới hơn 5.300 vị.
4. Ngày 16.05.2019, Linh mục Giám tỉnh Giuse Nguyễn Ngọc Bích đã trả lời phỏng vấn của ông Ben Ngô Ðài BBC (xin Cha cho phép tóm tắc) :
i. Tôi không biết có ai đó muốn thay đổi chủ trương hoạt động DCCT. Tôi, với tư cách Giám Tỉnh cùng Ban Quản Trị, chưa hề ra văn thư hoặc tuyên bố nào thay đổi chủ trương hoạt động. Phòng Công lý Hòa bình Sài Gòn trực thuộc Tu viện Sài Gòn chứ không thuộc Tỉnh Dòng nên tôi không trực tiếp điều hành. Tôi chưa thấy ai đổi tên phòng. Tôi vừa trao đổi với Cha Bề trên Tu viện Sài Gòn. Ngài khẳng định vẫn tiếp tục việc giúp các TPB.VNCH.
ii. Tu sĩ nào thấy và biết rõ những nỗi oan ức hay khốn khó của dân thì cứ biểu lộ sự liên đới với họ và giúp họ tìm công lý bằng những phương tiện hữu hiệu và phù hợp với Tin Mừng.
iii. Vì không có việc thay đổi chủ trương nên chẳng có gì liên quan đến vấn đề thuyên chuyển. Từ khi làm Giám tỉnh đến nay, đã có hơn 280 văn thư bổ nhiệm và thuyên chuyển. Việc này vẫn sẽ còn tiếp tục. Vì vậy, việc quan tâm đến một vài sự thuyên chuyển so với con số hơn 280 không biết có phải là sự thiếu cân đối quá lớn không? Nhiều người đang giữ những chức vụ như Bề Trên, Linh mục Chính Xứ, Giám đốc các Trung tâm, Giáo sư Đại Chủng viện, … cũng đã được thuyên chuyển mà không có gì ồn ào.
Sự bổ nhiệm và thuyên chuyển là việc rất bình thường của tất cả các Dòng Tu. Đó là công việc nội bộ mà người ngoài, thậm chí cả các Đức Giám Mục, chẳng có lý do gì để xen vào hay thắc mắc vì họ không thể biết được những gì liên quan đến phẩm chất, đến tư cách và đến hoàn cảnh của từng tu sĩ và vì họ cũng không có trách nhiệm phải trả lời trước mặt Chúa về những gì liên quan đến sứ mạng và sự phát triển Dòng.
iv. Chúng tôi là Hội Dòng chứ không phải cơ quan hay xí nghiệp để phải giữ lại nhân sự làm việc tốt tại một nơi. Nếu đang làm tốt ở nơi này thì vẫn có thể làm tốt ở nơi các cộng đoàn khác và như vậy những nơi có nhu cầu khẩn thiết hơn cần được quan tâm và phục vụ nhiều hơn. Hơn nữa, sẽ không ai nghĩ rằng mình là người không thể thay thế.
Khi một người được bổ nhiệm hay thuyên chuyển là đưa về một cộng đoàn vì sứ vụ chứ không để ‘cô lập’ hay ‘phân tán’ như cách hành xử thế tục. Khi bổ nhiệm, Bề Trên phải hướng về Thiên Chúa và nhắm lợi ích Dòng, phải bổ nhiệm những người mà trước mặt Chúa họ xét là xứng đáng và có khả năng, tránh mọi lạm dụng và thiên vị. Nếu không làm đúng, họ phải trả lẽ với Chúa và với Hội Dòng.
v. Tôi nghĩ rằng truyền thông cần có đạo đức. Phải tìm kiếm sự thật. Chỉ nói điều gì mình biết đúng sự thật. Không phổ biến những điều gian dối. Chúng ta biết rằng mình không thể chuộc lại những tai hại đã gây ra khi nói sai, nói xấu, khi suy diễn bừa bãi và tệ hơn nữa vu khống và bịa đặt. Nếu có một lương tâm ngay chính, biết yêu chuộng chân lý, chúng ta có thể đem lại những điều tốt đẹp khi sử dụng truyền thông. Chúa Giêsu đã dậy rằng: “Có thì nói có, không thì nói không.Thêm thắt điều gì là do ác quỷ”( Mt 5, 37). Khi tôn trong sự thật chúng ta giúp làm sáng tỏ chân lý hơn là tiếp tay cho những điều xấu thuộc về thế giới tối tăm.
IV. CƯỠNG CHẾ VƯỜN RAU LỘC HƯNG.
Một cuộc đàn áp và cướp của tàn bạo khác có liên hệ đến TPB.VNCH. Trong các ngày 04 và 08.01.2019, bạo quyền quận Tân Bình đã hoàn thành việc cưỡng chế tháo dỡ 112 ngôi nhà nằm trên lô đất đã được đăng ký của 134 hộ gia đình ở Lộc Hưng, Sài Gòn mà chúng không thông báo trước. Chúng khẳng định các ngôi nhà này xây dựng trái phép.
Các TPB.VNCH bị ‘hốt’ đưa đi nhanh đến nỗi không kịp đi đôi chân giả; có người bị đưa về đồn phải ‘trốn thoát’ ra và nhiều vị ngồi hoang mang ngơ ngác, thẫn thờ với chút hành lý ít ỏi giữa lòng lề đường hoặc vừa về thăm quê quay trở lại Sài Gòn thì không còn thấy căn nhà thân thương đâu nữa. Giờ phút này đây họ chính thức là ‘Dân oan’ không nhà không cửa, tứ cố vô thân, không còn bất cứ nơi nào để dung thân nữa. Căn nhà tình thương, tổ ấm duy nhất cưu mang họ đã bị người ta nhẫn tâm phá bỏ. Một lần nữa họ bị hất ra lề xã hội, một lần nữa tuyệt vọng chứng kiến ‘Bọn thắng cuộc’ ra tay với họ đúng nghĩa kiểu ‘tận diệt’!
Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, Giám mục Giáo phân Parramatta (Úc Ðại Lợi) miêu tả vụ cưỡng chế là ‘một hành vi của chính quyền cộng sản Việt Nam thật trớ trêu kể từ cái gọi là thời kỳ đổi mới, như được thể hiện qua nhiều vụ việc trên cả nước’. Vị Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Hội đồng Giám mục Australia buộc tội hệ thống truyền thông nhà nước đưa tin vụ việc này không đúng với những gì đã xảy ra tại hiện trường theo lời nạn nhân kể lại.
« Nhiều người phải dựa vào sự hỗ trợ của các nhóm tôn giáo như các Cha DCCT và giáo dân trong Giáo xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp’. Tôi xin bày tỏ tình liên đới sâu sắc với anh chị em và ủng hộ anh chị em trong cuộc đấu tranh vì phẩm giá giữa cảnh thử thách hết sức cam go mà anh chị em phải trải qua. Tôi cầu nguyện xin cho anh chị em tiếp tục bền vững trong đức tin và trong việc tìm kiếm công lý », Ðức cha nói.
Hai Ðức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Hội đồng Giám mục Việt Nam và Micae Hoàng Ðức Oanh, nguyên Giám mục đã đến thăm đồng bào nạn nhân. Bọn côn đồ đã mở loa thật lớn để phá tiếng đọc kinh chung.
Ngày 10.01.2019, Cha Antôn Lê Ngọc Thanh thuộc DCCT kêu gọi chính quyền bồi thường cho các nạn nhân bị ‘thiệt hại tinh thần và thể xác’ do chính quyền địa phương gây ra. Cha Thanh phụ trách Phòng Công lý và Hòa bình DCCT còn yêu cầu họ nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất cho những người bị cưỡng chế.
Cha nói trong thông cáo rằng Văn phòng của Cha có chủ quyền một lô đất rộng 224 mét vuông, nơi xảy ra vụ cưỡng chế và một ngôi nhà trên lô đất đó có 18 TPB.VNCH sinh sống, đã bị phá hủy. Cha cho biết DCCT Sài Gòn đang tìm kiếm chỗ ở tạm cho các TPB này cũng như tìm cách hỗ trợ họ về lâu về dài. DCCT cũng đang xem xét phát động chiến dịch yêu cầu chính quyền trả lại đất đai và tài sản. Cha kêu gọi đóng góp ủng hộ những người bị cưỡng chế.
Linh mục Giuse Maria Lê Quốc Thăng và 4 nhà hoạt động nhân quyền phát động chiến dịch quyên góp ủng hộ 2 tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Tú và Phạm Thanh Nghiên, họ chỉ ở trong căn nhà mới xây được một tuần trước khi bị phá hủy ngày 08.01.2019.
Các TPB. VNCH bị ‘hốt’ đưa đi nhanh đến nỗi không kịp đi đôi chân giả; có người bị đưa về đồn phải ‘trốn thoát’ ra và nhiều vị ngồi hoang mang ngơ ngác, thẫn thờ với chút hành lý ít ỏi giữa lòng lề đường hoặc vừa về thăm quê quay trở lại Sài Gòn thì không còn thấy căn nhà thân thương đâu nữa. Giờ phút này đây họ chính thức là ‘Dân oan’ không nhà không cửa, tứ cố vô thân, không còn bất cứ nơi nào để dung thân nữa. Căn nhà tình thương, tổ ấm duy nhất cưu mang họ đã bị người ta nhẫn tâm phá bỏ. Một lần nữa họ bị hất ra lề xã hội, một lần nữa tuyệt vọng chứng kiến ‘Bọn thắng cuộc’ ra tay với họ đúng nghĩa kiểu ‘tận diệt'!
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hơn một lần có nói đến ‘sự vô cảm và phổ quát tập thể’, ‘sự im lặng đồng lõa’ kiểu này. Trong một bài giảng Ngài đã trích dẫn câu Cain trả lời Đức Chúa Trời rằng: ‘Điều đó liên quan gì tới tôi? Tôi đâu có phải là người bảo vệ em tôi’ ( St 4,9)’.
V. THÀNH THẬT NGUYỆN ƯỚC.
Kính thưa Quý Cha,
Sau khi nhận lãnh Thánh chức Linh mục, quý Cha nhận thi hành sứ nhiệm Ðức Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa, tức khi Tuyên : ‘Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn: Vì này là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con’ và Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống: Vì này là chén Máu Thầy, Máu giao ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội. Tức thì, Bánh và Rượu trở thành Mình và Máu Ðức Kitô, và mọi Kitô hữu đều Tin và Rước Lễ như vậy. Bởi thế, quý Cha chính là Ðức Kitô thứ Hai. Ngoài ra, quý Cha còn thi hành năng quyền Tha Tội hối nhân chúng con.
Tuy nhiên, trong chế độ việt cộng, các Cha đã không thể thi hành giáo vụ như nhau. Lần lượt các Cha phụ trách chương trình TPB.VNCH được thuyên chuyển và là Tu Sĩ, các Cha đã tuân phục (Ðức Vâng lời). Tuy nhiên, trong khi hầu hết các Cha DCCT đều thi hành sứ vụ Ðức Kitô Thứ Hai để giảng dạy Tin Mừng và loan truyền Mình và Máu Thánh Chúa để nuôi phần hồn các Kitô hữu, nhưng một thiểu số các Cha, can đảm thực hiện lời Phúc Aâm qua Học thuyết xã hội Công Giáo, cách riêng Chương 8, sẳn sàng dấn thân giúp đỡ và bênh vực đồng bào cô đơn, không khả năng đối phó với nhà nước công an trị và tạo hạnh phúc cho các thiện nguyện viên hoàn thành Ðức Ái đối với bậc Chú Bác mình mà Ðức Thánh Cha Phanxicô thường khuyến khích giới trẻ tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm nơi người Lớn Tuổi.
Trái lại, cũng có những Ðấng mà người ta gọi là ‘quốc doanh’ như cái nhà máy mà nhà nước khai thác để kiếm lời. Con không thêm bớt, chỉ mời đọc : « Trong thư đề ngày 25.12.1997 để báo cáo với lãnh đạo Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và Ban Tôn giáo TP. Hồ chí Minh về Phan khắc Từ và Trương bá Cần, Vương đình Bích viết : « Tôi thành khẩn nói rõ với hai anh Từ và Cần, là vấn đề thật của Tổ chức chúng ta, không phải là Nhóm Nghiên cứu (bị Phan khắc Từ giải tán), mà là Nhóm bốn anh em chúng tôi, Minh, Cần, Từ, Bích đã được lãnh đạo gầy dựng và giao cho nhiệm vụ điều động Phong trào Công Giáo Yêu nước tại Thành phố này…». Ðiều lệ của UBÐK ghi rõ: UBÐKCGVN ‘là tổ chức đại diện phong trào yêu nước của người Công Giáo Việt-Nam’, laø ‘thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt-Nam’. (Mặt trận Tổ quốc Việt-Nam do Ðảng Cộng sản dựïng nên, bao gồm các đoàn thể nhân dân). Nhờ ơn Ðảng, họ khá giàu về tiền và quyền. Ðó là Sự Thật.
Ước gì sau khi giết Tổng thống để theo Mỹ rồi mất nước vào tay Việt cộng. Ngày nay, trước ngưỡng cửa năm 2020, người Việt biết thương nhau, đùm bọc nhau hơn để Quê Huơng không thêm khốn khổ hơn trong tay ngoại bang…
Hà Minh Thảo
I. TẬN CÙNG SỰ BẤT CÔNG.
Sau ngày 30 tháng Tư đen tối đó, hằng trăm ngàn thương phế binh Việt Nam Cộng hòa (viết tắt: TPB.VNCH) không thể nào che giấu lý lịch với đôi mắt mù, cái chân cụt và quá khứ đã là một người lính có thành tích chiến đấu chống xâm lược việt cộng nơi trận chiến. Mất đi khả năng lao động để kiếm miếng cơm nuôi gia đình và chính bản thân mình, những đồng bào này còn phải sống trong không khí lãnh đạm và khinh khi của bạo quyền không tình người. Trong cái thời đại xã hội chủ nghĩa này, đồng bào không còn, gia đình quyến thuộc không đủ sức cưu mang vì chính họ cũng bị nhận chìm tận cùng dưới đáy xã hội.
Khi nhắc tới tội ‘ngụy’ mà nhà nước cộng sản buộc cho TPB.VNCH, chúng tôi nghĩ ngay đến cái tội khôi hài ‘cháu Ngô Ðình Diệm’ đi kèm với tội ‘tay sai Mỹ và Vatican’ mà chúng ‘chụp mũ’ cho Ðức Hồng Y Ðáng kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận để nhốt tù ‘đặc biệt’ 13 năm không bản án vị Giáo sĩ đang được hưởng tiến trình Phong Thánh.
II. SỰ THẬT LỊCH SỬ.
A. Hồ Chí Minh rất ‘ngại’ Ngô Ðình Diệm.
Từ thời còn đi học, hai ông đã có những điểm và những đức tính trái nhau. Nếu ông Diệm, được học bổng sang Pháp du học nhưng ông đã ở lại học trong nước trong khi họ Hồ mò đến Pháp để xin học làm cảnh sát... Khi cộng quân bắt ông Diệm, ông Hồ mời cộng tác, ông Diệm đòi họ phải làm việc minh bạch, tức không bí mật giết người, như chúng đã giết ông Ngô Ðình Khôi, anh ông Diệm và nhiều người không cộng sản khác.
Nhân dịp Tết Quí Mão (1963), Hồ Chí Minh đã gởi cho ông Diệm một cành đào lớn có đính danh thiếp ghi ‘Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ chí Minh tặng Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô đình Diệm’. Cành đào này được gởi qua trung gian Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến. Tiếp theo, qua sự trung gian của các Ðại sứ Ba Lan và Ấn Ðộ, sau đó, được sự tiếp sức của Ðức Khâm sứ Tòa Thánh và các Ðại sứ Pháp và Ý, sự đối thoại hòa bình được mở ra. Ông Diệm không muốn người Việt hai miền chết vì súng đạn ngoại nhập và muốn Việt Nam nhận viện trợ từ nhiều nước khác thay vì chỉ từ Mỹ để khỏi bị bắt bí. Thật vậy, khi Mỹ giảm mạnh viện trợ từ tháng 05/1963, tài trợ Pháp đã thay vào chổ đó cùng với sự ‘thắt lưng, buộc bụng’ của toàn dân.
Ngày 01.11.1963, Khi biết đám tướng tá phản loạn, Thiếu tá Nguyễn hữu Duệ (Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống phủ) xin phép ông Diệm đem thiết giáp lên bộ Tổng Tham mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng thống không cho vì ‘Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ Tổ Quốc hả?’. Ông Cao Xuân Vỹ đáp: ‘Phải đánh lại chứ Tổng thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?’. Ông Diệm quát ‘Chết thì đã sao’». Ông còn nói ‘Quân đội là để bảo vệ Tổ Quốc chứ không phải để bảo vệ cá nhân Tổng thống’. {Trên đời này, mấy ai dám nói và làm như vậy. Hãy nhìn Venezuela với Nicolas Maduro và không ít đồng chí ở Việt Nam}. Ông Diệm từng tâm sự, sau khi mãn nhiệm kỳ 2, ông sẽ về chăm lo cho thân mẫu và, khi mẹ qua đời, ông sẽ chăm sóc các quốc gia nghĩa tử, con các chiến sĩ vì quốc vong thân…
Ngày 02.11.1963, khoảng 14 giờ, điện tín báo cho Hồ là ông Diệm qua đời. Ông ta mừng hét ‘Bác cháu sẽ thắng’ (sự thật đã xảy ra ngày 30.04.1975) và vinh danh ‘ông Diệm là một người yêu nước theo kiểu của ông ấy’. Ðó là kiểu đề cao Nhân Vị Con người được Thiên Chúa tạo nên mang hình ảnh Người, và bảo vệ sự Ðộc lập cho Tổ Quốc không cộng sản.
Ðám tướng tá được Mỹ mua chuộc để giết Tổng thống đã ‘thành công’. Sau đó, chúng đánh đá với nhau, tranh dành quyền dưới sự điều khiển của ‘thực dân Mỹ’. Do đ ó, Lyndon Johnson tung quân Mỹ vào Miền Nam làm mất chính nghĩa Quốc gia, gây chết chóc, thương tật cho binh sĩ và thường dân Việt Nam. Trước sau ngày Sài Gòn thất thủ, chúng đào tẩu bám gót Mỹ, bỏ lại các thương phế binh bị cộng nô dã man hành hạ. Những chiến sĩ này đã từng gián tiếp bảo vệ an ninh Miền Nam để mọi đồng bào có cơ hội tu học nay đã bị lãng quên.
Trước tình trạng Miền Nam sắp bị nhuộm đỏ, vì tương lai Giáo hội Việt Nam và Tổng Giáo phận Sài gòn, Ðức Thánh Cha Phao lô VI đã đề cử Ðức cha P.X. Nguyễn Văn Thuận từ Nha Trang về Sài Gòn đảm nhận giáo vụ Tổng Giám mục phó với quyền kế vị. Ngày 15.08.1975, Ðức cha bị nhà nước bắt và bỏ tù tội 13 năm oan nghiệt. Nhưng Thiên Chúa biết chỉ Người có Ðức Tin, Cậy và Kính mến mạnh mẽ để hoàn thành giáo vụ ‘Tuyên úy các tù nhân không bản án’ và, kết quả, Ðức cha đã an ủi, giúp thoát ‘tự tử’ bao nhiêu ‘tù nhân’ đồng cảnh ngộ và nhờ sứ vụ Ðức Kitô, Ðức cha đã đem Mình Thánh vào ngục tù, nuôi dưỡng linh hồn các Kitô hữu. Tuy thế, khi nghe tiếng chuông từ Nhà thờ Chánh tòa Nha Trang vọng lại, Người liên tưởng nhiệm vụ Giám mục của mình, nhưng Chúa Giêsu đã nhắc Ðức cha ‘Chọn Chúa hơn chọn việc của Chúa’.
II. SỰ THẬT HỘI NGỘ THƯƠNG PHẾ BINH VNCH.
A. Tri ân Thương Phế Binh vì Dân trừ Bạo.
Với nhiệm vụ, các Anh đã gia nhập Quân đội VNCH để chống xâm lược bắc việt mà như Lê Duẫn hồ hởi ‘chúng ta đánh Mỹ là đánh cho liên xô, trung quốc’. Họ hy sinh nơi tiền tuyến để nơi hậu phương có an ninh hầu các thanh niên học tập, tu trì… không may, bị mất một phần thân thể và bị chế độ trả thù, hãm hại.
Thời gian qua, nhờ Dòng Chúa Cứu Thế và Giáo xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp, các Cha can đảm và tận tình giúp đỡ đồng bào như Thiên Chúa dạy ‘Kính Chúa, Yêu Người’. Ðồng thời, hàng năm, Quý Cha đã cùng Ðức cha Micae Hoàng Ðức Oanh đã dâng Thánh Lễ đồng tế tại mộ hai ông Ngô Ðình Diệm và Ngô Ðình Nhu, người đã cảnh cáo sự cộng sản hóa Quê Hương và đồng hóa Việt Tộc bởi nhà Hán.
B. Giá trị của Tiến trình Tri ân.
Chương trình Tri Aân này bắt đầu từ ngày 29.07.2013, tại Giáo xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp, với sự hiện diện của quý chức sắc các Tôn giáo và sự họp mặt của hơn TPB.VNCH. Mục đích không chỉ trao tặng những món quà, nhưng điều quan trọng hơn là để mọi người có cơ hội gặp nhau, chia sẻ cho nhau sự kính trọng và tình yêu thương trong tình người mà mỗi TPB luôn dành trọn cho Quê Hương và cho các thế hệ trẻ trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Thầy Thích Không Tánh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất, người đã có sáng kiến tạo nên buổi Tri ân Quý thương phế binh. Nhưng Thầy không đến dự được, vì trước cổng chùa Liên Trì, nơi Thầy trụ trì có từ 4–7 an ninh ‘bảo vệ’ chùa nhiều ngày trước.
Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên Chánh xứ có đôi lời động viên: « Hôm nay, tôi rất vui khi có mặt nơi đây để tri ân Quý thương phế binh và chia sẻ cho nhau những thao thức về quê hương đất nước. Với người Kitô giáo chúng tôi dù ở trong tình trạng nào cũng có thể đóng góp cho công việc chung của đất nước, tuy không phải bằng vũ khí như trước đây hay bằng sức của mình, nhưng bằng lời cầu nguyện. Cho nên, tôi thiết nghĩ, tùy theo hoàn cảnh của mỗi người đều có thể góp phần vào cho công cuộc chung của đất nước ».
Từ nhiều thập niên qua, nhờ danh thơm từ Thầy Marcel Văn, đang có án Phong Thánh, đến Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng từng bị côn đồ đỏ đòi ‘giết Kiệt, giết Phụng’ trong vụ Thái Hà và Tòa Khâm sứ cũ (Kiệt là Ðức cha Giuse Ngô Quang Kiệt), chúng tôi không quên Cha Nguyễn Văn Vàng bị giết chết đau đớn trong ngục tù việt cộng, Dòng Chúa Cứu Thế đã đuợc đồng bào tin cậy hoàn toàn, đặc biệt về tiền bạc. Do đó, Việc tri ân TPB.VNCH không những là cơ hội cho người trong nước mà còn cho người Việt tị nạn toàn cầu có nơi tin cậy để cám ơn TPB.VNCH.
Từ lâu trước đó, DCCT đã cấp nhà ở, tay chân giả, và tổ chức tiệc Giáng Sinh cho các TPB VNCH bị bỏ rơi trong nhiều thập niên qua.
Ðây là cơ hội tốt hiếm có để đồng bào Việt trong và ngoài nước góp phần tri ân những cựu chiến binh VNCH bị thương tật vì đã bảo vệ an ninh cho Tổ Quốc và an bình cho người dân. Ðặc biệt là Dòng Chúa Cứu Thế đã trích một phần ăn của các tu sĩ trong nhà dòng để cùng sẻ chia với các chú.
Ðối với các thiện nguyên viên, đây là dịp tốt để các anh, các chị và các em thực thi Bác ái qua trợ giúp tha nhân và nhận thức Sự thật không như nhiều điều được dạy ở trường. Một thiện nguyện viên giúp đỡ việc lấy kết quả khám bệnh cho các TPB.VNCH, cô Võ Thị Thôi Chinh cho biết: « Ðây là lần đầu tiên tôi tham gia chương trình này. Tôi rất xúc động khi được tiếp xúc với các chú TPB, được nghe các chú kể về đời lính, tôi cảm thấy như mình đã có lỗi với các chú. Vì thời gian qua, tôi không để ý gì tới những hoạt động thiện nguyện này, hôm nay được người bạn trong ca đoàn rủ đến đây, tôi mới nhận ra được việc làm này là đầy ý nghĩa ». Những thiện nguyện viên này thật đáng được cám ơn vì đã dành thời giờ và công sức giúp hoàn thành công tác xã hội này.
Những hành động này đáp ứng Thông điệp đầu tiên «Thiên Chúa là Tình Yêu» (Deus Caritas Est). Đức Thánh Cha Biển Ðức 16 trích câu ‘Thiên Chúa là Tình Yêu; Ai sống trong tình yêu, là sống trong Thiên Chúa và Thiên Chúa sống trong người đó’ Gioan (4,16). Trong Thông điệp đầu tiên của mình, Đức Thánh Cha muốn đề cập đến Tình yêu Thiên Chúa trao ban hào phóng trên chúng ta và đến lượt chúng ta phải thông truyền cho người khác.
Tuy đã bị mất cả hai chân trong chiến tranh, phải ngồi xe lăn nhưng TPB Nguyễn Văn Bồ cho biết: « Nhà tôi ở xa Sài Gòn, tận xã Bình Mỹ (Châu Ðốc, An Giang). Tôi phải đi xe đò từ tối qua để sáng nay đến đây kịp khám chữa bệnh. Tôi rất vui khi được quý ân nhân giúp đỡ như được khám chữa bệnh miễn phí, được nhận quà. Phải nói tôi rất xúc động, vì hơn 40 năm qua, chúng tôi cảm thấy mình đã bị bỏ rơi, là thành phần ‘cặn bã’ của xã hội này. Thế nhưng quí Cha DCCT đã nhớ đến chúng tôi, xem chúng tôi như những người bạn ».
Ông Phan Thành Chương, một TPB cho biết: « Hôm nay tôi diễm phúc được tới đây, được mọi người ân cần tiếp đón, ân cần thăm hỏi sức khỏe và khám bệnh. Ðiều đó làm cho tôi rất là cảm động. Bác sĩ làm việc rất tận tụy, khám bệnh rất kỹ, đối xử với bệnh nhân rất tốt. Các thiện nguyện viên phục vụ rất đàng hoàng, chu đáo, ân cần và trân trọng những người như chúng tôi ».
C. Bên Nhau Ði Nốt Cuộc Ðời.
Ðể mừng Xuân 2019, Phòng Công lý và Hòa bình DCCT Sài Gòn tổ chức ngày 26.12.2018.
Suốt tuần trước đó, anh chị em Tình Nguyện Viên đã tất bật chuẩn bị cho chương trình những ngày họp mặt Tri Ân cuối năm. Ðến hôm trước, các ‘bạn TPB.VNCH’ còn non nóp lo sợ không biết có chu toàn hay không vì năm nay con số quý ông TPB được gọi mời quá nhiều so với các năm trước.
Sáng sớm hôm đó, khi trời còn chưa sáng, các Tình Nguyện Viên bắt đầu chuẩn bị sắp xếp ghế ngồi dành cho quý ông TPB, cùng lúc hoàn chỉnh tất cả từ danh sách, bảng tên cho từng TPB tham gia buổi sáng ngày hôm nay. Và chương trình bắt đầu rất trôi chảy. Chúng tôi rất vui mừng mời đồng bào xem tại : https://www.youtube.com/watch?v=_fg5Pc4lem4
để thấy niềm hân hoan và hạnh phúc Thật của những người con Thiên Chúa. Chỉ có nhà nước mới thấy chướng tai gai mắt. Chúng ta, những Kitô hữu ủng hộ ai ?
Bên cạnh việc giúp thương phế binh, DCCT Sài Gòn còn rộng cửa đón nhận rất nhiều người cơ nhỡ, những người tù lương tâm không nơi nương tựa được nhà dòng tổ chức cho tạm trú chờ người hảo tâm giúp chỗ ở làm lại cuộc đời. Dân oan mất đất, mất nhà trên các tỉnh thành cả nước cũng thoải mái xem nơi đây là nhà của mình mỗi khi về thành phố. Dưới mắt chính quyền không thể nói là không khó chịu về các hoạt động này nhưng sự kiên định của các linh mục lãnh đạo và giáo xứ đã khiến những ý định đàn áp hay cấm cản bất thành.
Khi nói ‘Bên Nhau Ði Nốt Cuộc Ðời’ mang một ý nghĩa tâm lý ‘cuộc hành trình chung không còn dài lâu… Buồn thật !
C. NHỮNG SỰ KIỆN GẦN ÐÂY.
1. Linh mục Giám Tỉnh.
Ngày 30.04.1975, quân nhân Quân đội VNCH bị cưởng bách tan hàng. Sau đó, thày Giuse Bích đã bị cướp quyền Tự do Tu trì bởi nhà nước cộng sản và chỉ nhận Thánh chức Linh mục ngày 03.05.1990.
Ngày 05.11.2014, sau hai vòng đầu phiếu, Linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích đắc cử nhiệm vụ Giám Tỉnh Tỉnh DCCT Việt Nam, nhiệm kỳ 2015-2018. Ngày 15.01.2015, trước sự chứng kiến của quý Cha, quý Thầy trong Tỉnh Dòng, Cha Bích đã chính thức nhận chức vụ Giám Tỉnh. Ngoài ra, trong Thánh lễ tạ ơn này, 6 cố vấn của Cha đã được giới thiệu.
Ngày 17.04.2015, DCCT chuẩn bị để đón 152 thương phế binh từ Đà Nẵng tới Cà Mau đến Nhà Dòng Sài Gòn để được khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm cận lâm sàng do 4 cơ sở đa khoa thiện nguyện đứng ra phụ trách đã gặp trở ngại. Nguyên nhân được biết là tân Bề trên Gím tỉnh Nguyễn Ngọc Bích cho rằng nhà sách của DCCT là nơi bán sách không nên tổ chức tụ tập đông người gây trở ngại cho việc kinh doanh. Cha Hoàng Phúc, Giám đốc nhà sách nói rằng Cha Giám tỉnh không cho phép làm.
Ngày 17.04.2015, nhà báo Mạc Lâm, đài RFA được Cha Giám tỉnh cho biết :
-Thứ nhất là tôi không cấm chuyện giúp đỡ anh em thương phế binh đâu nhưng mà có những cơ sở của nhà dòng thì cần có sự đồng thuận của những người trách nhiệm thì mới nên làm. Tôi không cấm việc giúp cho anh em thương phế binh cái đó tôi không ngăn cản gì hết, ai làm thì cứ làm không sao hết. Nhưng mà việc tổ chức thì nơi nào đó cần phải có sự đồng ý của người có trách nhiệm. Việc giúp anh em thương phế binh tôi hoàn toàn ủng hộ. Các cha cần giúp thì cứ giúp không sao hết, không có cản trở gì hết.
2. Ngày 11.05.2019, lúc 16 giờ 30, Cha Giám tỉnh, Tỉnh DCCT Việt Nam chủ tế Thánh Lễ nhận chức Bề trên Nhà Sài của Cha Phêrô Đinh Ngọc Lâm. Ngày 19.05.2019, Cha Quản hạt Tân Ðịnh, thay mặt Ðức cha Giám quản Tổng Giáo phận Sài Gòn chủ tọa Thánh Lễ và trao quyền Chánh Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp cho Cha Phêrô Đinh Ngọc Lâm. Như vậy, từ nay, Cha Lâm thi hành Giáo vụ theo Tổng Giáo phận Sài Gòn.
3. Ngày 16.05.2019, sau những đồn đoán về DCCT Sài Gòn ‘bị CSVN chi phối, thay đổi đường hướng’ trên mạng xã hội, Cha Phaolô Lê Xuân Lộc, bất ngờ loan báo DCCT Sài Gòn ‘vừa bắt đầu một nhiệm kỳ mới, do đó có những thay đổi nhân sự trong cộng đoàn’. Trong 6 năm tồn tại và phát triển, từ việc giúp đỡ ban đầu khoảng 100 thương phế binh, hiện nay danh sách này đã lên tới hơn 5.300 vị.
4. Ngày 16.05.2019, Linh mục Giám tỉnh Giuse Nguyễn Ngọc Bích đã trả lời phỏng vấn của ông Ben Ngô Ðài BBC (xin Cha cho phép tóm tắc) :
i. Tôi không biết có ai đó muốn thay đổi chủ trương hoạt động DCCT. Tôi, với tư cách Giám Tỉnh cùng Ban Quản Trị, chưa hề ra văn thư hoặc tuyên bố nào thay đổi chủ trương hoạt động. Phòng Công lý Hòa bình Sài Gòn trực thuộc Tu viện Sài Gòn chứ không thuộc Tỉnh Dòng nên tôi không trực tiếp điều hành. Tôi chưa thấy ai đổi tên phòng. Tôi vừa trao đổi với Cha Bề trên Tu viện Sài Gòn. Ngài khẳng định vẫn tiếp tục việc giúp các TPB.VNCH.
ii. Tu sĩ nào thấy và biết rõ những nỗi oan ức hay khốn khó của dân thì cứ biểu lộ sự liên đới với họ và giúp họ tìm công lý bằng những phương tiện hữu hiệu và phù hợp với Tin Mừng.
iii. Vì không có việc thay đổi chủ trương nên chẳng có gì liên quan đến vấn đề thuyên chuyển. Từ khi làm Giám tỉnh đến nay, đã có hơn 280 văn thư bổ nhiệm và thuyên chuyển. Việc này vẫn sẽ còn tiếp tục. Vì vậy, việc quan tâm đến một vài sự thuyên chuyển so với con số hơn 280 không biết có phải là sự thiếu cân đối quá lớn không? Nhiều người đang giữ những chức vụ như Bề Trên, Linh mục Chính Xứ, Giám đốc các Trung tâm, Giáo sư Đại Chủng viện, … cũng đã được thuyên chuyển mà không có gì ồn ào.
Sự bổ nhiệm và thuyên chuyển là việc rất bình thường của tất cả các Dòng Tu. Đó là công việc nội bộ mà người ngoài, thậm chí cả các Đức Giám Mục, chẳng có lý do gì để xen vào hay thắc mắc vì họ không thể biết được những gì liên quan đến phẩm chất, đến tư cách và đến hoàn cảnh của từng tu sĩ và vì họ cũng không có trách nhiệm phải trả lời trước mặt Chúa về những gì liên quan đến sứ mạng và sự phát triển Dòng.
iv. Chúng tôi là Hội Dòng chứ không phải cơ quan hay xí nghiệp để phải giữ lại nhân sự làm việc tốt tại một nơi. Nếu đang làm tốt ở nơi này thì vẫn có thể làm tốt ở nơi các cộng đoàn khác và như vậy những nơi có nhu cầu khẩn thiết hơn cần được quan tâm và phục vụ nhiều hơn. Hơn nữa, sẽ không ai nghĩ rằng mình là người không thể thay thế.
Khi một người được bổ nhiệm hay thuyên chuyển là đưa về một cộng đoàn vì sứ vụ chứ không để ‘cô lập’ hay ‘phân tán’ như cách hành xử thế tục. Khi bổ nhiệm, Bề Trên phải hướng về Thiên Chúa và nhắm lợi ích Dòng, phải bổ nhiệm những người mà trước mặt Chúa họ xét là xứng đáng và có khả năng, tránh mọi lạm dụng và thiên vị. Nếu không làm đúng, họ phải trả lẽ với Chúa và với Hội Dòng.
v. Tôi nghĩ rằng truyền thông cần có đạo đức. Phải tìm kiếm sự thật. Chỉ nói điều gì mình biết đúng sự thật. Không phổ biến những điều gian dối. Chúng ta biết rằng mình không thể chuộc lại những tai hại đã gây ra khi nói sai, nói xấu, khi suy diễn bừa bãi và tệ hơn nữa vu khống và bịa đặt. Nếu có một lương tâm ngay chính, biết yêu chuộng chân lý, chúng ta có thể đem lại những điều tốt đẹp khi sử dụng truyền thông. Chúa Giêsu đã dậy rằng: “Có thì nói có, không thì nói không.Thêm thắt điều gì là do ác quỷ”( Mt 5, 37). Khi tôn trong sự thật chúng ta giúp làm sáng tỏ chân lý hơn là tiếp tay cho những điều xấu thuộc về thế giới tối tăm.
IV. CƯỠNG CHẾ VƯỜN RAU LỘC HƯNG.
Một cuộc đàn áp và cướp của tàn bạo khác có liên hệ đến TPB.VNCH. Trong các ngày 04 và 08.01.2019, bạo quyền quận Tân Bình đã hoàn thành việc cưỡng chế tháo dỡ 112 ngôi nhà nằm trên lô đất đã được đăng ký của 134 hộ gia đình ở Lộc Hưng, Sài Gòn mà chúng không thông báo trước. Chúng khẳng định các ngôi nhà này xây dựng trái phép.
Các TPB.VNCH bị ‘hốt’ đưa đi nhanh đến nỗi không kịp đi đôi chân giả; có người bị đưa về đồn phải ‘trốn thoát’ ra và nhiều vị ngồi hoang mang ngơ ngác, thẫn thờ với chút hành lý ít ỏi giữa lòng lề đường hoặc vừa về thăm quê quay trở lại Sài Gòn thì không còn thấy căn nhà thân thương đâu nữa. Giờ phút này đây họ chính thức là ‘Dân oan’ không nhà không cửa, tứ cố vô thân, không còn bất cứ nơi nào để dung thân nữa. Căn nhà tình thương, tổ ấm duy nhất cưu mang họ đã bị người ta nhẫn tâm phá bỏ. Một lần nữa họ bị hất ra lề xã hội, một lần nữa tuyệt vọng chứng kiến ‘Bọn thắng cuộc’ ra tay với họ đúng nghĩa kiểu ‘tận diệt’!
Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, Giám mục Giáo phân Parramatta (Úc Ðại Lợi) miêu tả vụ cưỡng chế là ‘một hành vi của chính quyền cộng sản Việt Nam thật trớ trêu kể từ cái gọi là thời kỳ đổi mới, như được thể hiện qua nhiều vụ việc trên cả nước’. Vị Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Hội đồng Giám mục Australia buộc tội hệ thống truyền thông nhà nước đưa tin vụ việc này không đúng với những gì đã xảy ra tại hiện trường theo lời nạn nhân kể lại.
« Nhiều người phải dựa vào sự hỗ trợ của các nhóm tôn giáo như các Cha DCCT và giáo dân trong Giáo xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp’. Tôi xin bày tỏ tình liên đới sâu sắc với anh chị em và ủng hộ anh chị em trong cuộc đấu tranh vì phẩm giá giữa cảnh thử thách hết sức cam go mà anh chị em phải trải qua. Tôi cầu nguyện xin cho anh chị em tiếp tục bền vững trong đức tin và trong việc tìm kiếm công lý », Ðức cha nói.
Hai Ðức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Hội đồng Giám mục Việt Nam và Micae Hoàng Ðức Oanh, nguyên Giám mục đã đến thăm đồng bào nạn nhân. Bọn côn đồ đã mở loa thật lớn để phá tiếng đọc kinh chung.
Ngày 10.01.2019, Cha Antôn Lê Ngọc Thanh thuộc DCCT kêu gọi chính quyền bồi thường cho các nạn nhân bị ‘thiệt hại tinh thần và thể xác’ do chính quyền địa phương gây ra. Cha Thanh phụ trách Phòng Công lý và Hòa bình DCCT còn yêu cầu họ nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất cho những người bị cưỡng chế.
Cha nói trong thông cáo rằng Văn phòng của Cha có chủ quyền một lô đất rộng 224 mét vuông, nơi xảy ra vụ cưỡng chế và một ngôi nhà trên lô đất đó có 18 TPB.VNCH sinh sống, đã bị phá hủy. Cha cho biết DCCT Sài Gòn đang tìm kiếm chỗ ở tạm cho các TPB này cũng như tìm cách hỗ trợ họ về lâu về dài. DCCT cũng đang xem xét phát động chiến dịch yêu cầu chính quyền trả lại đất đai và tài sản. Cha kêu gọi đóng góp ủng hộ những người bị cưỡng chế.
Linh mục Giuse Maria Lê Quốc Thăng và 4 nhà hoạt động nhân quyền phát động chiến dịch quyên góp ủng hộ 2 tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Tú và Phạm Thanh Nghiên, họ chỉ ở trong căn nhà mới xây được một tuần trước khi bị phá hủy ngày 08.01.2019.
Các TPB. VNCH bị ‘hốt’ đưa đi nhanh đến nỗi không kịp đi đôi chân giả; có người bị đưa về đồn phải ‘trốn thoát’ ra và nhiều vị ngồi hoang mang ngơ ngác, thẫn thờ với chút hành lý ít ỏi giữa lòng lề đường hoặc vừa về thăm quê quay trở lại Sài Gòn thì không còn thấy căn nhà thân thương đâu nữa. Giờ phút này đây họ chính thức là ‘Dân oan’ không nhà không cửa, tứ cố vô thân, không còn bất cứ nơi nào để dung thân nữa. Căn nhà tình thương, tổ ấm duy nhất cưu mang họ đã bị người ta nhẫn tâm phá bỏ. Một lần nữa họ bị hất ra lề xã hội, một lần nữa tuyệt vọng chứng kiến ‘Bọn thắng cuộc’ ra tay với họ đúng nghĩa kiểu ‘tận diệt'!
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hơn một lần có nói đến ‘sự vô cảm và phổ quát tập thể’, ‘sự im lặng đồng lõa’ kiểu này. Trong một bài giảng Ngài đã trích dẫn câu Cain trả lời Đức Chúa Trời rằng: ‘Điều đó liên quan gì tới tôi? Tôi đâu có phải là người bảo vệ em tôi’ ( St 4,9)’.
V. THÀNH THẬT NGUYỆN ƯỚC.
Kính thưa Quý Cha,
Sau khi nhận lãnh Thánh chức Linh mục, quý Cha nhận thi hành sứ nhiệm Ðức Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa, tức khi Tuyên : ‘Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn: Vì này là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con’ và Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống: Vì này là chén Máu Thầy, Máu giao ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội. Tức thì, Bánh và Rượu trở thành Mình và Máu Ðức Kitô, và mọi Kitô hữu đều Tin và Rước Lễ như vậy. Bởi thế, quý Cha chính là Ðức Kitô thứ Hai. Ngoài ra, quý Cha còn thi hành năng quyền Tha Tội hối nhân chúng con.
Tuy nhiên, trong chế độ việt cộng, các Cha đã không thể thi hành giáo vụ như nhau. Lần lượt các Cha phụ trách chương trình TPB.VNCH được thuyên chuyển và là Tu Sĩ, các Cha đã tuân phục (Ðức Vâng lời). Tuy nhiên, trong khi hầu hết các Cha DCCT đều thi hành sứ vụ Ðức Kitô Thứ Hai để giảng dạy Tin Mừng và loan truyền Mình và Máu Thánh Chúa để nuôi phần hồn các Kitô hữu, nhưng một thiểu số các Cha, can đảm thực hiện lời Phúc Aâm qua Học thuyết xã hội Công Giáo, cách riêng Chương 8, sẳn sàng dấn thân giúp đỡ và bênh vực đồng bào cô đơn, không khả năng đối phó với nhà nước công an trị và tạo hạnh phúc cho các thiện nguyện viên hoàn thành Ðức Ái đối với bậc Chú Bác mình mà Ðức Thánh Cha Phanxicô thường khuyến khích giới trẻ tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm nơi người Lớn Tuổi.
Trái lại, cũng có những Ðấng mà người ta gọi là ‘quốc doanh’ như cái nhà máy mà nhà nước khai thác để kiếm lời. Con không thêm bớt, chỉ mời đọc : « Trong thư đề ngày 25.12.1997 để báo cáo với lãnh đạo Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và Ban Tôn giáo TP. Hồ chí Minh về Phan khắc Từ và Trương bá Cần, Vương đình Bích viết : « Tôi thành khẩn nói rõ với hai anh Từ và Cần, là vấn đề thật của Tổ chức chúng ta, không phải là Nhóm Nghiên cứu (bị Phan khắc Từ giải tán), mà là Nhóm bốn anh em chúng tôi, Minh, Cần, Từ, Bích đã được lãnh đạo gầy dựng và giao cho nhiệm vụ điều động Phong trào Công Giáo Yêu nước tại Thành phố này…». Ðiều lệ của UBÐK ghi rõ: UBÐKCGVN ‘là tổ chức đại diện phong trào yêu nước của người Công Giáo Việt-Nam’, laø ‘thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt-Nam’. (Mặt trận Tổ quốc Việt-Nam do Ðảng Cộng sản dựïng nên, bao gồm các đoàn thể nhân dân). Nhờ ơn Ðảng, họ khá giàu về tiền và quyền. Ðó là Sự Thật.
Ước gì sau khi giết Tổng thống để theo Mỹ rồi mất nước vào tay Việt cộng. Ngày nay, trước ngưỡng cửa năm 2020, người Việt biết thương nhau, đùm bọc nhau hơn để Quê Huơng không thêm khốn khổ hơn trong tay ngoại bang…
Hà Minh Thảo