Hội nghị Vatican về người máy và trí sáng nhân tạo
Một cuộc hội thảo kéo dài 2 ngày do Phân khoa Học viện Khoa học Xã hội Giáo hoàng và Học viện Khoa học Giáo hoàng đứng tổ chức nhằm thảo luận về những hoạt động của người máy và trí sáng nhân tạo đối với thế giới con người đã được khai mạc tại Vatican vào thứ năm 16/5/2019.
Người máy, trí tuệ nhân tạo (AI) với khoa học, đạo đức và các chính sách là chủ đề Hội nghị quốc tế kéo dài hai ngày tại Vatican.
Học viện Khoa học Xã hội Vatican (PASS) và Học viện Khoa học Giáo hoàng (PAS) cùng nhau tổ chức hội nghị đa ngành này vào các ngày 16 đến 17 tháng 5 tại Casina Pio IV bên trong nội Thành Vatican.
Một thông tin trước Đại hội cho hay trước những tiến bộ gần đây trong ngành thông tin vi tính (thường được gọi là trí tuệ nhân tạo - AI) và người máy đã làm dấy lên sự quan tâm và những tranh luận rộng rãi về lợi và hại của chúng đối với nhân loại.
Theo các nhà tổ chức cho biết thì các kỹ thuật mới này mang lại nhiều tiến bộ đa dụng trong các lĩnh vực y tế sức khỏe, việc làm, vận chuyển, sản xuất, nông nghiệp và phát minh vũ trang. Mặc dù đã có một số lưu tâm đáng kể trong việc ứng dụng người máy / và trí tuệ sáng tạo (AI) trong các lĩnh vực này, nhưng đã đến lúc cần phải có một bức tranh hoàn chỉnh đầy đủ hơn về các kết nối của chúng và hậu quả chúng có thể có đối với nhân loại chung của chúng ta.
Ngoài việc xem xét các biên giới nghiên cứu hiện tại về trí tuệ sáng tạo (AI) và người máy, Hội nghị sẽ thảo luận về những tác động của chúng trước sự thịnh vượng của xã hội, những hệ lụy rủi ro cho hòa bình và sự phát triển lâu dài, cũng như các khía cạnh đạo đức và tôn giáo của chúng.
Trong số các vấn đề khác, những tham dự viên của Đại hội sẽ tập trung vào những hệ lụy trong mối quan hệ giữa con người sống động và người máy có thể có đối với xã hội, cân nhắc sự khác biệt giữa các nước thu nhập thấp và cao, cuộc sống tại nông thôn và thành thị, giữa người trẻ và người già. Họ cũng sẽ kiểm tra sự biến đổi của chiến tranh ngày nay trong việc xử dụng trí tuệ sáng tạo (AI) và người máy.
Đức Thánh Cha Phanxicô
Đức Thánh Cha Phanxicô rất quan tâm đến vấn đề này. Trong một thông điệp gửi đến Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos vào tháng 1 năm 2018, ngài đã nói lên khả năng trí tuệ sáng tạo (AI) và người máy trong các phát minh công nghệ sẽ được sử dụng để góp phần phục vụ nhân loại và bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.
Trước đó, trong tông huấn “Laudato Sì”, Đức Thánh Cha đã trích dẫn tư tưởng của một linh mục Công Giáo người Đức gốc Ý, Romano Guardini, rằng khoa học và công nghệ giúp cải thiện phẩm chất cho cuộc sống của con người. Nhưng ngài cũng lo âu rằng sự phát triển công nghệ vượt bực này nếu không được gắn liền với sự phát triển, trọng trách, giá trị và lương tâm của con người...
Đây không phải là lần đầu tiên Vatican tổ chức một hội nghị về trí tuệ sáng tạo (AI) và người máy. Viện Hàn lâm Khoa học Giáo hoàng đã tổ chức một hội nghị về Sức mạnh và Hạn chế của Trí tuệ Nhân tạo Hồi tháng 12 năm 2016 và một hội thảo khác được tổ chức vào tháng 3 năm 2018, về Trí tuệ nhân tạo và Dân chủ.
Một cuộc hội thảo kéo dài 2 ngày do Phân khoa Học viện Khoa học Xã hội Giáo hoàng và Học viện Khoa học Giáo hoàng đứng tổ chức nhằm thảo luận về những hoạt động của người máy và trí sáng nhân tạo đối với thế giới con người đã được khai mạc tại Vatican vào thứ năm 16/5/2019.
Người máy, trí tuệ nhân tạo (AI) với khoa học, đạo đức và các chính sách là chủ đề Hội nghị quốc tế kéo dài hai ngày tại Vatican.
Học viện Khoa học Xã hội Vatican (PASS) và Học viện Khoa học Giáo hoàng (PAS) cùng nhau tổ chức hội nghị đa ngành này vào các ngày 16 đến 17 tháng 5 tại Casina Pio IV bên trong nội Thành Vatican.
Một thông tin trước Đại hội cho hay trước những tiến bộ gần đây trong ngành thông tin vi tính (thường được gọi là trí tuệ nhân tạo - AI) và người máy đã làm dấy lên sự quan tâm và những tranh luận rộng rãi về lợi và hại của chúng đối với nhân loại.
Theo các nhà tổ chức cho biết thì các kỹ thuật mới này mang lại nhiều tiến bộ đa dụng trong các lĩnh vực y tế sức khỏe, việc làm, vận chuyển, sản xuất, nông nghiệp và phát minh vũ trang. Mặc dù đã có một số lưu tâm đáng kể trong việc ứng dụng người máy / và trí tuệ sáng tạo (AI) trong các lĩnh vực này, nhưng đã đến lúc cần phải có một bức tranh hoàn chỉnh đầy đủ hơn về các kết nối của chúng và hậu quả chúng có thể có đối với nhân loại chung của chúng ta.
Ngoài việc xem xét các biên giới nghiên cứu hiện tại về trí tuệ sáng tạo (AI) và người máy, Hội nghị sẽ thảo luận về những tác động của chúng trước sự thịnh vượng của xã hội, những hệ lụy rủi ro cho hòa bình và sự phát triển lâu dài, cũng như các khía cạnh đạo đức và tôn giáo của chúng.
Trong số các vấn đề khác, những tham dự viên của Đại hội sẽ tập trung vào những hệ lụy trong mối quan hệ giữa con người sống động và người máy có thể có đối với xã hội, cân nhắc sự khác biệt giữa các nước thu nhập thấp và cao, cuộc sống tại nông thôn và thành thị, giữa người trẻ và người già. Họ cũng sẽ kiểm tra sự biến đổi của chiến tranh ngày nay trong việc xử dụng trí tuệ sáng tạo (AI) và người máy.
Đức Thánh Cha Phanxicô
Đức Thánh Cha Phanxicô rất quan tâm đến vấn đề này. Trong một thông điệp gửi đến Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos vào tháng 1 năm 2018, ngài đã nói lên khả năng trí tuệ sáng tạo (AI) và người máy trong các phát minh công nghệ sẽ được sử dụng để góp phần phục vụ nhân loại và bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.
Trước đó, trong tông huấn “Laudato Sì”, Đức Thánh Cha đã trích dẫn tư tưởng của một linh mục Công Giáo người Đức gốc Ý, Romano Guardini, rằng khoa học và công nghệ giúp cải thiện phẩm chất cho cuộc sống của con người. Nhưng ngài cũng lo âu rằng sự phát triển công nghệ vượt bực này nếu không được gắn liền với sự phát triển, trọng trách, giá trị và lương tâm của con người...
Đây không phải là lần đầu tiên Vatican tổ chức một hội nghị về trí tuệ sáng tạo (AI) và người máy. Viện Hàn lâm Khoa học Giáo hoàng đã tổ chức một hội nghị về Sức mạnh và Hạn chế của Trí tuệ Nhân tạo Hồi tháng 12 năm 2016 và một hội thảo khác được tổ chức vào tháng 3 năm 2018, về Trí tuệ nhân tạo và Dân chủ.