Đức Thánh Cha Phanxicô và các Giám mục Châu Á cam kết xiết chặt tình đoàn kết với Giáo hội Sri Lanka sau các vụ nổ
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ tình hiệp thông với toàn dân và Giáo hội Sri Lanka sau các cuộc tấn công khủng bố chết người tại 3 nhà thờ và 3 khách sạn vào hôm Chúa Nhật Phục sinh. Các Giáo hội tại Á Châu và nhiều người khác cũng đồng bày tỏ tình hiệp thông.
Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ với khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô ở Rome vào trưa ngày Thứ Hai Phục Sinh, Đức Thánh Cha nói Ngài hiệp thông với Đức Hồng Y Malcolm Ranjith và Tổng Giáo Phận Colombo, thủ đô của Sri Lanka và cầu nguyện cho các nạn nhân bị tử vong và bị thương. Trong khi kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nhau giúp đỡ những nhu yếu cần thiết cho Sri Lanka, Ngài kêu gọi tất cả hãy đừng ngần ngại lên án những hành động khủng bố, vô nhân đạo không bao giờ chính đáng này.
Ngay ngày hôm trước, Chúa Nhật Phục sinh, sau thông điệp và lời chúc mừng Lễ Phục sinh 'Urbi et Orbi', Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự gần gũi sâu xa chân thành của Ngài với cộng đồng Kitô hữu tại Sri Lanka, những người đang tụ tập cầu nguyện và cử hành Mầu nhiệm Phục sinh đã trở thành những nạn nhân của bạo lực tàn nhẫn này.
Ngoài các mục tiêu ở Colombo, Negombo và Batticaloa còn có hai nhà thờ Công Giáo: Đền thờ Thánh Anthony ở thủ đô và Nhà thờ Thánh Sebastian ở Negombo, phía bắc thủ đô Colombo bị tấn công.
Các Giám mục Á châu
Trong khi đó, các Giáo Hội Công Giáo tại Á châu cũng bày tỏ tình đoàn kết và chia buồn với Giáo hội Sri Lanka.
Đức Hồng Y Charles Bo của Myanmar, Chủ tịch Liên đoàn Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC), trong một lá thư gửi Đức Hồng Y Ranjith đã viết: Xin cho chúng tôi chia sẻ nỗi thống khổ chân thành của chúng tôi trước thảm kịch gây thiệt hại cho cuộc sống của nhiều người vô tội vào đúng ngày cả thế giới mừng sự sống lại quang vinh của Chúa Giêsu.
Chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm về vụ nổ ngày 21 tháng 4, các vụ đánh bom tự sát này đã làm tử vong gần 300 người và làm bị thương 500 người khác – đây là cuộc tấn công lớn nhất ở quốc đảo này từ khi cuộc nội chiến được kết thúc vào năm 2009. Trong số những người tử thương có nhiều người nước ngoài.
Đức Hồng Y Ranjith mô tả các cuộc tấn công thật là "khủng khiếp nhất và vô nhân đạo" và Ngài gửi lời chia buồn đến các gia đình của những nạn nhân bị tử vong lẫn bị thương. Ngài cũng kêu gọi các chuyên gia y tế và thế giới hãy quảng đại cứu trợ...
Đức Hồng Y Bo, Tổng Giám mục Yangon, đề nghị những hỗ trợ huynh đệ đang khi chúng ta dâng lên Thiên Chúa những tâm tình cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân của những cuộc bạo lực vô nghĩa này, Ngài cũng cầu nguyện cho những người đang hy sinh chăm sóc và cứu trợ cho các nạn nhân.
Chúng ta hãy khẩn khoản nài xin lòng thương xót của Chúa phục sinh, Hoàng tử của Hy vọng và Hòa bình, củng cố tất cả mọi người thiện chí cứu giúp hầu giúp ổn định tình trạng sợ hãi và hoang mang do các vụ nổ tác hại đến!
Tại Sri Lanka, hơn 70% trong số 20 triệu người là Phật giáo, với Ấn giáo và Hồi giáo là các nhóm thiểu số lớn chiếm tỷ lệ khoảng 12,6% và 9,7% là Kitô hữu chiếm khoảng 1,5 triệu người, trong số đó người thuộc Giáo Hội Công Giáo chiếm khoảng 6% dân số.
Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ
Trong một thông điệp riêng, Giáo Hội Công Giáo Ấn cũng bày tỏ niềm đau của mình trước các vụ nổ ở Sri Lanka vào Chúa Nhật Phục sinh.
Đức Hồng Y Oswald Gracias, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ (CBCI), đã viết thư cho Đức Hồng Y Ranjith vào ngày 21 tháng 4 bày tỏ Giáo hội nỗi đau buồn trước các cuộc tấn công...
Ngài nói: Chúng tôi xin hiệp thông trong tâm tình cầu nguyện cho các gia đình của nạn nhân và những người sống sót sau vụ đánh bom này. Chính trong ngày lễ Phục sinh của niềm hy vọng thì anh chị em ở Sri Lanka bị giết hại bởi những hành vị bạo lực vô nghĩa này. Chúng tôi tha thiết xin Chúa Giêsu Phục sinh ban cho chúng ta sự hòa bình.
Chúng tôi xin được hiệp thông với mọi người, cùng với Giáo hội, và các tổ chức từ khắp nơi trên thế giới trong số có các Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, Hungary và Đức, Pháp, Thánh địa, Cộng đồng Sant'Egidio, Tổng thống Sergio Mattarella của Ý, Tổ chức Trợ giúp cho các Giáo hội cần thiết Thế giới... trong công cuộc cứu trợ.
Đền thờ Thánh Antôn một nơi bị đặt bom ở Srilanka |
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ tình hiệp thông với toàn dân và Giáo hội Sri Lanka sau các cuộc tấn công khủng bố chết người tại 3 nhà thờ và 3 khách sạn vào hôm Chúa Nhật Phục sinh. Các Giáo hội tại Á Châu và nhiều người khác cũng đồng bày tỏ tình hiệp thông.
Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ với khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô ở Rome vào trưa ngày Thứ Hai Phục Sinh, Đức Thánh Cha nói Ngài hiệp thông với Đức Hồng Y Malcolm Ranjith và Tổng Giáo Phận Colombo, thủ đô của Sri Lanka và cầu nguyện cho các nạn nhân bị tử vong và bị thương. Trong khi kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nhau giúp đỡ những nhu yếu cần thiết cho Sri Lanka, Ngài kêu gọi tất cả hãy đừng ngần ngại lên án những hành động khủng bố, vô nhân đạo không bao giờ chính đáng này.
Ngay ngày hôm trước, Chúa Nhật Phục sinh, sau thông điệp và lời chúc mừng Lễ Phục sinh 'Urbi et Orbi', Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự gần gũi sâu xa chân thành của Ngài với cộng đồng Kitô hữu tại Sri Lanka, những người đang tụ tập cầu nguyện và cử hành Mầu nhiệm Phục sinh đã trở thành những nạn nhân của bạo lực tàn nhẫn này.
Ngoài các mục tiêu ở Colombo, Negombo và Batticaloa còn có hai nhà thờ Công Giáo: Đền thờ Thánh Anthony ở thủ đô và Nhà thờ Thánh Sebastian ở Negombo, phía bắc thủ đô Colombo bị tấn công.
Các Giám mục Á châu
Trong khi đó, các Giáo Hội Công Giáo tại Á châu cũng bày tỏ tình đoàn kết và chia buồn với Giáo hội Sri Lanka.
Đức Hồng Y Charles Bo của Myanmar, Chủ tịch Liên đoàn Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC), trong một lá thư gửi Đức Hồng Y Ranjith đã viết: Xin cho chúng tôi chia sẻ nỗi thống khổ chân thành của chúng tôi trước thảm kịch gây thiệt hại cho cuộc sống của nhiều người vô tội vào đúng ngày cả thế giới mừng sự sống lại quang vinh của Chúa Giêsu.
Chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm về vụ nổ ngày 21 tháng 4, các vụ đánh bom tự sát này đã làm tử vong gần 300 người và làm bị thương 500 người khác – đây là cuộc tấn công lớn nhất ở quốc đảo này từ khi cuộc nội chiến được kết thúc vào năm 2009. Trong số những người tử thương có nhiều người nước ngoài.
Đức Hồng Y Ranjith mô tả các cuộc tấn công thật là "khủng khiếp nhất và vô nhân đạo" và Ngài gửi lời chia buồn đến các gia đình của những nạn nhân bị tử vong lẫn bị thương. Ngài cũng kêu gọi các chuyên gia y tế và thế giới hãy quảng đại cứu trợ...
Đức Hồng Y Bo, Tổng Giám mục Yangon, đề nghị những hỗ trợ huynh đệ đang khi chúng ta dâng lên Thiên Chúa những tâm tình cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân của những cuộc bạo lực vô nghĩa này, Ngài cũng cầu nguyện cho những người đang hy sinh chăm sóc và cứu trợ cho các nạn nhân.
Chúng ta hãy khẩn khoản nài xin lòng thương xót của Chúa phục sinh, Hoàng tử của Hy vọng và Hòa bình, củng cố tất cả mọi người thiện chí cứu giúp hầu giúp ổn định tình trạng sợ hãi và hoang mang do các vụ nổ tác hại đến!
Tại Sri Lanka, hơn 70% trong số 20 triệu người là Phật giáo, với Ấn giáo và Hồi giáo là các nhóm thiểu số lớn chiếm tỷ lệ khoảng 12,6% và 9,7% là Kitô hữu chiếm khoảng 1,5 triệu người, trong số đó người thuộc Giáo Hội Công Giáo chiếm khoảng 6% dân số.
Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ
Trong một thông điệp riêng, Giáo Hội Công Giáo Ấn cũng bày tỏ niềm đau của mình trước các vụ nổ ở Sri Lanka vào Chúa Nhật Phục sinh.
Đức Hồng Y Oswald Gracias, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ (CBCI), đã viết thư cho Đức Hồng Y Ranjith vào ngày 21 tháng 4 bày tỏ Giáo hội nỗi đau buồn trước các cuộc tấn công...
Ngài nói: Chúng tôi xin hiệp thông trong tâm tình cầu nguyện cho các gia đình của nạn nhân và những người sống sót sau vụ đánh bom này. Chính trong ngày lễ Phục sinh của niềm hy vọng thì anh chị em ở Sri Lanka bị giết hại bởi những hành vị bạo lực vô nghĩa này. Chúng tôi tha thiết xin Chúa Giêsu Phục sinh ban cho chúng ta sự hòa bình.
Chúng tôi xin được hiệp thông với mọi người, cùng với Giáo hội, và các tổ chức từ khắp nơi trên thế giới trong số có các Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, Hungary và Đức, Pháp, Thánh địa, Cộng đồng Sant'Egidio, Tổng thống Sergio Mattarella của Ý, Tổ chức Trợ giúp cho các Giáo hội cần thiết Thế giới... trong công cuộc cứu trợ.