Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Thánh Cha Phanxicô và Quốc vương Marốc Mohammed Đệ Lục đã đưa ra lời kêu gọi bảo tồn thành thánh Giêrusalem như một biểu tượng của sự chung sống hòa bình sao cho người Hồi giáo, người Do Thái và các Kitô hữu được phép tự do thờ phượng ở đó.
Hai nhà lãnh đạo đã đưa ra lời kêu gọi chung sau cuộc hội kiến vào lúc 16:25 ngày thứ Bẩy 30 tháng Ba.
Trong lời kêu gọi, hai vị cho biết điều quan trọng là phải bảo tồn thành Thánh như một di sản chung của nhân loại và đặc biệt là của tín đồ của ba tôn giáo độc thần, như một nơi gặp gỡ, và như biểu tượng của sự chung sống hòa bình, nơi các nền văn hóa, các tôn giáo và các dân tộc có thể đối thoại và tôn trọng lẫn nhau.
Căng thẳng đã nổ ra vào cuối tháng Hai vừa qua khi Israel đóng cửa một tòa nhà tại thánh địa Giêrusalem, nơi người Do Thái gọi là Núi Đền, và người Hồi giáo là Thánh địa Linh thánh.
Khu phức hợp bị đóng cửa có tường bao quanh, là nơi có đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa và đền Mái vòm Vàng, là địa điểm linh thiêng thứ ba trong Hồi giáo và là nơi linh thiêng nhất của Do Thái giáo.
Lời kêu gọi chung của hai vị đã được ông Ahmed Toufiq, là Bộ trưởng Nội vụ và Hồi Giáo sự vụ tuyên đọc bằng tiếng Ả rập và Đức Tổng Giám Mục Vito Rallo, là Sứ thần Tòa Thánh tại Marốc đọc bằng tiếng Ý trước khi Đức Thánh Cha và Quốc vương Mohammed Đệ Lục ký tên.
Dưới đây là toàn văn bản tuyên bố chung của hai vị.
Nhân dịp Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Vương quốc Marốc, ngài và Đức Vua Mohammed Đệ Lục đã lên tiếng công nhận tính cách độc đáo và thiêng liêng của Giêrusalem hay còn gọi là Al-Quds Acharif, và bày tỏ mối quan tâm sâu sắc đến ý nghĩa tâm linh và ơn gọi đặc biệt của thành này như một thành phố của hòa bình, và đã cùng ký vào lời kêu gọi sau đây:
Chúng tôi coi điều quan trọng là phải bảo tồn Thành phố Giêrusalem/ Al-Quds Acharif như là một di sản chung của nhân loại và đặc biệt là của tín đồ ba tôn giáo độc thần, như một nơi gặp gỡ và là biểu tượng của sự chung sống hòa bình, nơi sự tôn trọng lẫn nhau và đối thoại có thể được bồi đắp.
Hướng đến mục tiêu này, đặc tính đa tôn giáo đặc thù, chiều kích tâm linh và bản sắc văn hóa đặc biệt của Giêrusalem/Al-Quds Acharif phải được bảo vệ và phát huy.
Do đó, hy vọng của chúng tôi là ở Thành Thánh, các tín hữu của ba tôn giáo độc thần phải được toàn quyền tự do viếng thăm, và quyền tự do thờ phượng của họ phải được bảo đảm, để tại Giêrusalem/Al-Quds Acharif họ có thể dâng lời cầu nguyện lên cùng Chúa, Đấng tạo tác muôn loài, cho một tương lai hòa bình và huynh đệ trên trái đất này.
Rabat, ngày 30 tháng 3 năm 2019,
Đức Giáo Hoàng Phanxicô,
Đức Vua Mohammed Đệ Lục.
Source:Libreria Editrice Vaticana APPEAL BY HIS MAJESTY KING MOHAMMED VI AND HIS HOLINESS POPE FRANCIS REGARDING JERUSALEM / AL-QUDS THE HOLY CITY AND A PLACE OF ENCOUNTER
Hai nhà lãnh đạo đã đưa ra lời kêu gọi chung sau cuộc hội kiến vào lúc 16:25 ngày thứ Bẩy 30 tháng Ba.
Trong lời kêu gọi, hai vị cho biết điều quan trọng là phải bảo tồn thành Thánh như một di sản chung của nhân loại và đặc biệt là của tín đồ của ba tôn giáo độc thần, như một nơi gặp gỡ, và như biểu tượng của sự chung sống hòa bình, nơi các nền văn hóa, các tôn giáo và các dân tộc có thể đối thoại và tôn trọng lẫn nhau.
Căng thẳng đã nổ ra vào cuối tháng Hai vừa qua khi Israel đóng cửa một tòa nhà tại thánh địa Giêrusalem, nơi người Do Thái gọi là Núi Đền, và người Hồi giáo là Thánh địa Linh thánh.
Khu phức hợp bị đóng cửa có tường bao quanh, là nơi có đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa và đền Mái vòm Vàng, là địa điểm linh thiêng thứ ba trong Hồi giáo và là nơi linh thiêng nhất của Do Thái giáo.
Lời kêu gọi chung của hai vị đã được ông Ahmed Toufiq, là Bộ trưởng Nội vụ và Hồi Giáo sự vụ tuyên đọc bằng tiếng Ả rập và Đức Tổng Giám Mục Vito Rallo, là Sứ thần Tòa Thánh tại Marốc đọc bằng tiếng Ý trước khi Đức Thánh Cha và Quốc vương Mohammed Đệ Lục ký tên.
Dưới đây là toàn văn bản tuyên bố chung của hai vị.
Nhân dịp Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Vương quốc Marốc, ngài và Đức Vua Mohammed Đệ Lục đã lên tiếng công nhận tính cách độc đáo và thiêng liêng của Giêrusalem hay còn gọi là Al-Quds Acharif, và bày tỏ mối quan tâm sâu sắc đến ý nghĩa tâm linh và ơn gọi đặc biệt của thành này như một thành phố của hòa bình, và đã cùng ký vào lời kêu gọi sau đây:
Chúng tôi coi điều quan trọng là phải bảo tồn Thành phố Giêrusalem/ Al-Quds Acharif như là một di sản chung của nhân loại và đặc biệt là của tín đồ ba tôn giáo độc thần, như một nơi gặp gỡ và là biểu tượng của sự chung sống hòa bình, nơi sự tôn trọng lẫn nhau và đối thoại có thể được bồi đắp.
Hướng đến mục tiêu này, đặc tính đa tôn giáo đặc thù, chiều kích tâm linh và bản sắc văn hóa đặc biệt của Giêrusalem/Al-Quds Acharif phải được bảo vệ và phát huy.
Do đó, hy vọng của chúng tôi là ở Thành Thánh, các tín hữu của ba tôn giáo độc thần phải được toàn quyền tự do viếng thăm, và quyền tự do thờ phượng của họ phải được bảo đảm, để tại Giêrusalem/Al-Quds Acharif họ có thể dâng lời cầu nguyện lên cùng Chúa, Đấng tạo tác muôn loài, cho một tương lai hòa bình và huynh đệ trên trái đất này.
Rabat, ngày 30 tháng 3 năm 2019,
Đức Giáo Hoàng Phanxicô,
Đức Vua Mohammed Đệ Lục.
Source:Libreria Editrice Vaticana