Đức Thánh Cha Phanxicô và Quốc Vương Mohammed VI đưa ra lời kêu gọi giải pháp cho Gierusalem
Trong ngày đầu tiên của chuyến Tông du Ma-rốc, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cùng với Quốc Vương Mohammed VI ký chung một tuyên ngôn đề ra một giải pháp cho Thành thánh Gierusalem, coi đó như là một gia sản chung của nhân loại.
Ngay sau khi ĐTC đến Rabat vào thứ Bảy, và sau buổi lễ chào đón và các diễn từ chính thức, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký một khuyến cáo đặc biệt, cùng với Quốc Vương Mohammed VI của Morocco kêu gọi một giải pháp cho Thành thánh Gierusalem.
Lời kêu gọi công nhận sự độc đáo và thiêng liêng của Gierusalem, và kêu gọi thành phố này phải được bảo tồn như một di sản chung của nhân loại và đặc biệt là đối với các tín đồ của ba tôn giáo độc thần, thì Gierusalem phải là nơi gặp gỡ và là biểu tượng của sự chung sống hòa bình, nơi cùng tôn trọng và đối thoại được vun góp.
Cuối cùng, hai vị yêu cầu "đặc tính đa tôn giáo cụ thể, chiều kích tâm linh và bản sắc văn hóa đặc biệt của Gierusalem / Al-Quds Acharif phải được bảo tồn và phát huy".
Do đó, chúng tôi hy vọng đề ra một giải đáp là tại nơi Thành Thánh này, quyền tự do của các tín đồ của ba tôn giáo cùng tôn thờ một Thượng Đế sẽ được đảm bảo và tôn trọng. Tại Gierusalem / Al-Quds Acharif họ có thể dâng lời cầu nguyện lên Thượng Đế, Đấng tạo dựng tất cả, và cầu mong cho một tương lai hòa bình và tình huynh đệ trên trái đất ".
Nhân dịp Đức Thánh Cha Phanxicô tông du Vương quốc Ma-rốc, Đức vua và Quốc vương Mohammed VI, công nhận tính cách độc tôn và thiêng liêng của Gierusalem / Al-Quds Acharif, và quan tâm sâu sắc đến ý nghĩa tâm linh và đặc biệt tính linh thiêng hòa bình từ thành phố đặc biệt này như sau:
"Chúng tôi coi trọng việc phải bảo tồn Thành thánh Gierusalem / Al-Quds Acharif như là nơi hội tụ chung của nhân loại và đặc biệt của các tín đồ của ba tôn giáo cùng tin vào một Đấng Thương Đế, như là một nơi gặp gỡ và là biểu tượng của sự chung sống hòa bình, nơi mà sự tôn trọng lẫn nhau và tương kính lẫn nhau được thể hiện qua việc đối thoại.
Làm tại Rabat, ngày 30 tháng 3 năm 2019
Quốc vương Mohammed VI
Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Amir al-Mu’minin
Trong ngày đầu tiên của chuyến Tông du Ma-rốc, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cùng với Quốc Vương Mohammed VI ký chung một tuyên ngôn đề ra một giải pháp cho Thành thánh Gierusalem, coi đó như là một gia sản chung của nhân loại.
Ngay sau khi ĐTC đến Rabat vào thứ Bảy, và sau buổi lễ chào đón và các diễn từ chính thức, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký một khuyến cáo đặc biệt, cùng với Quốc Vương Mohammed VI của Morocco kêu gọi một giải pháp cho Thành thánh Gierusalem.
Lời kêu gọi công nhận sự độc đáo và thiêng liêng của Gierusalem, và kêu gọi thành phố này phải được bảo tồn như một di sản chung của nhân loại và đặc biệt là đối với các tín đồ của ba tôn giáo độc thần, thì Gierusalem phải là nơi gặp gỡ và là biểu tượng của sự chung sống hòa bình, nơi cùng tôn trọng và đối thoại được vun góp.
Cuối cùng, hai vị yêu cầu "đặc tính đa tôn giáo cụ thể, chiều kích tâm linh và bản sắc văn hóa đặc biệt của Gierusalem / Al-Quds Acharif phải được bảo tồn và phát huy".
Do đó, chúng tôi hy vọng đề ra một giải đáp là tại nơi Thành Thánh này, quyền tự do của các tín đồ của ba tôn giáo cùng tôn thờ một Thượng Đế sẽ được đảm bảo và tôn trọng. Tại Gierusalem / Al-Quds Acharif họ có thể dâng lời cầu nguyện lên Thượng Đế, Đấng tạo dựng tất cả, và cầu mong cho một tương lai hòa bình và tình huynh đệ trên trái đất ".
Nhân dịp Đức Thánh Cha Phanxicô tông du Vương quốc Ma-rốc, Đức vua và Quốc vương Mohammed VI, công nhận tính cách độc tôn và thiêng liêng của Gierusalem / Al-Quds Acharif, và quan tâm sâu sắc đến ý nghĩa tâm linh và đặc biệt tính linh thiêng hòa bình từ thành phố đặc biệt này như sau:
"Chúng tôi coi trọng việc phải bảo tồn Thành thánh Gierusalem / Al-Quds Acharif như là nơi hội tụ chung của nhân loại và đặc biệt của các tín đồ của ba tôn giáo cùng tin vào một Đấng Thương Đế, như là một nơi gặp gỡ và là biểu tượng của sự chung sống hòa bình, nơi mà sự tôn trọng lẫn nhau và tương kính lẫn nhau được thể hiện qua việc đối thoại.
Làm tại Rabat, ngày 30 tháng 3 năm 2019
Quốc vương Mohammed VI
Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Amir al-Mu’minin