Ngày 09.02.2019, Gilets Jaunes là Phong trào những người mặc Áo Vàng biểu tình chống Chánh phủ Cộng hòa Pháp vào mỗi ngày Thứ bảy đến lần thứ 13. Ðây là con số rất đặc biệt đối với người Pháp, nhất là rơi đúng vào Thứ Sáu 13 vì hôm trước đó Chúa Giêsu dự tiệc chia ly với 12 Tông đồ và, sau đó, đã chết trên Thập giá. Thời xưa, họ rất kỵ với số đó đến nổi khách sạn không có số 13 và được thay bằng số 12 bis. Hiện nay, trái lại, số 13 được coi là tốt, nên vào Thứ sáu 13, tổ chức xổ số Pháp xổ Super Loto.

Sau 13 vòng biểu tình, người ta hồ hởi khi thấy số người tham gia biểu tình ngày càng ít, nhưng chưa ai có thể tiên đoán được đến lúc nào các cuộc biểu tình này chấm dứt, sau những thiệt hại trầm trọng về người (chết, thương tật suốt đời và tù tội) cùng vật chất (cướp hàng hóa, đập phá nhà cửa, kinh tế đình trệ…).

Tôi chào đời khi người Pháp còn ở Việt Nam. Nhiều lần, tôi được nghe họ tự hào rằng: « Dân Pháp, trong bất hoàn cảnh nào, cũng có thể hòa giải tốt đẹp với nhau ». Tôi đã tin như thế. Nhưng, bây giờ, tôi tự hỏi nhận xét đó còn đúng không ? Tôi bắt đầu viết bài này sau khi xem trực tiếp những cảnh biểu tình, bạo lực, cướp bóc, hôi của, đốt xe… mỗi chiều Thứ bảy trong 14 tuần qua màn ảnh nhỏ đài BFM TV. Buồn và tiếc, tôi tự vấn ‘Pháp còn là một quốc gia pháp trị hay không?’.

I.- PHÁP LÀ QUỐC GIA PHÁP TRỊ HÀNG ÐẦU THẾ GIỚI.

Cám ơn Tiền Nhân đã qui định khi dịch ‘La France’ là ‘Pháp’ và trong tiếng Việt, chữ Pháp cũng có nghĩa là ‘luật’. Pháp trị là Ðiều Hành Việc Nước bằng Pháp Luật được ghi trong Hiến Pháp, luật căn bản, các Ðạo luật và Sắc luật cùng những văn kiện dưới Luật.

A./ Luật không được thi hành chặt chẻ.

Luật định: « Các cuộc biểu tình trên đường phố phải đăng ký tại cơ quan công quyền địa phương (Mairie hay Préfecture), ít nhất 3 ngày trước sự kiện, phải ghi rõ: lý do, địa điểm, ngày giờ, hành trình và chữ ký của những người trách nhiệm để cảnh sát được cử đến để giữ trật tự, yểm trợ ban tổ chức.

Chế tài. Ðiều 431.9 Hình luật qui định: « Nếu vi phạm không đăng ký hay đăng ký sai, hình phạt tù đến 6 tháng và 7.500 euros ».

Thực tế. Trước đây, các cuộc biểu tình thường do các Nghiệp đoàn hay các Ðoàn thể đứng ra tổ chức và đăng ký. ‘Áo Vàng’, từ chối hai loại tổ chức trên, qua internet, từng công dân (cá nhân) họ cùng mời gọi họp mặt với nhau đi biểu tình hay chiếm các bồn binh (rond-point) để đòi được tăng sức mua (pouvoir d’achat). Họ không muốn đăng ký vì sợ sự trà trộn của những người đập phá (casseurs) mà họ phải chịu trách nhiệm khi đăng ký với tên mình.

Mãi cho đến ngày 02.01.2019, ông Eric Drouet, một gương mặt Áo Vàng thật nổi trong các cuộc biểu tình từ khi bắt đầu ngày 17.11.2018, mới bị bắt về tội ‘tổ chức biểu tình không đăng ký’. Trong phiên Tòa Tiểu hình (tribunal correctionnel) ngày 15.02.2019, Công tố viên đề nghị 1 tháng tù treo và 500 euros phạt. Phán quyết sẽ được tuyên vào ngày 29.03.2019.

Ngày 12.02.2019, trong phiên họp chất vâÙn tại Quốc hội, Thủ tướng Edouard Philippe, để trả lời Dân biểu Patrick Mignola (Phong trào Dân chủ, MoDem, thân chính) về việc tái lập trật tự công cộng, đã công bố một con số: 1.796. Ðó là con số những bản án mà các Tòa án đã tuyên kể từ khi bắt đầu các cuộc biểu tình Áo Vàng vào thứ bảy hàng tuần từ ngày 17.11.2018. Ngoài ra, còn 1.422 người còn đang chờ xét xử. Ngoài ra, có hơn 1.300 vụ xét xử tức thì và 31g người đã bị tống giam. 13 người đã bị truy tố về thiệt hại xung quanh và bên trong Khải Hoàn Môn hôm 01.12.2018. Thiết tưởng, tại một nước Dân chủ Pháp trị, số người tù gia tăng như vậy không là điều đáng khích lệ, trong khi nhà giam ở Pháp đã quá đông, ngân sách không có và mức khiếm hụt ở mức 3% Tổng sản lượng nội địa.

Suốt 13 chiều thứ bảy, nhờ BFM TV trực tiếp truyền hình, tôi được thấy tận mắt những cảnh bạo lực vô cùng đáng tiếc mà người Pháp sẳn sàng đem ra ‘chơi’ với nhau để máu đổ, thịt rơi. Xăng tăng giá là lý do Áo Vàng phải biểu tình phản đối nay được phung phí xài như nước lạnh để chạy đủ loại ô-tô cảnh sát, xe bọc sắt, trực thăng, xe phun nước. Ðại bác phun nước trên các xe này bắn thẳng vào người biểu tình làm cho họ phải oằn oại trên mặt đường, đặc biệt đối với những người ốm yếu nhất.

Súng bắn đạn cao su tự vệ (Lanceur de balle de défense, LBD) được cảnh sát sử dụng trong hai tháng Áo Vàng biểu tình đã gây thương tích cho lối 40 đồng bào (vỡ quai hàm, mặt chảy máu, mất một mắt, bị thương… được quay tại hiện trường, tay ôm mặt máu, hay ngã gục, hoặc được người ta sơ cứu, được truyền đi trên các phương tiện truyền thông.

Jim, một Áo Vàng tham gia biểu tình ở Bordeaux ngày 08.12.2018, bị trúng đạn LBD từ cảnh sát, thuật cho đài truyền hình France 3 Nouvelle-Aquitaine hôm 19.12.2018: « Chúng tôi không biết Bordeaux, những người Áo Vàng tập trung với nhau và muốn ra khỏi khu vực đó, nhưng bị kẹt giữa một bên là Cảnh sát Trật tự (CRS, Compagnies Républicaines de Sécurité) và bên kia là đám cháy. Tôi phải bảo vệ vợ mình nên tôi che cô ấy ở phía sau, và thế là tôi bị trúng một viên LBD. Tôi bị hỏng mắt bên phải. Ba tháng nữa, bác sĩ sẽ phẫu thuật lắp mắt giả ».

Một trường hợp khác. Thứ bảy ngày 05.012019, sau khi ăn trưa xong, Lilian, 15 tuổi rời nhà lúc 14 giờ đi đến Strasbourg nhân dịp soldes (mùa giảm giá) để mua một áo veste đã để ý từ lâu. Mẹ của Lilian, nói với đài RMC, ngày 14.01.2019, là bà vẫn còn giữ hóa đơn mua áo, ghi giờ thanh toán là 15 giờ 56. Trên đường về, trên tuyến đường đi ra trạm xe điện. Anh và các bạn thấy những người Áo Vàng chạy về phía mình và nhóm Lilian bị lẫn trong đoàn người biểu tình và chính lúc đó, anh bị trúng đạn cao su LBD. Anh bị thương một lỗ rất lớn trên má phải, phía trên cằm và hàm. Các bác sĩ đã phẫu thuật thành công. Lilian sẽ được khám lại trong 6 tháng tới và phải theo dõi xem thương tật ra sao.

Loại súng này được chế tạo bởi công ty Brügger & Thomet (Thụy Sĩ). Do đó Pháp phải nhập cảng trong khi cán cân thương mại Pháp luôn khiếm hụt. Báo ‘Le Parisien’ đưa tin, chỉ riêng ngày 01.12.2018, ‘776 phát súng LBD được bắn đi’ tại Paris. Sở Cảnh sát Paris không phủ nhận con số này, nhưng từ đó, không để lộ bất kỳ thông tin nào về việc sử dụng súng này.

Vừa tốn tiền vừa gây thương tích, lại còn tạo thêm khiếm hụt cho Quỹ Bảo hiễm Bịnh (Assurance Maladie). Thời Tổng thống François Hollande, ông đã ‘thưởng’ bồi hoàn 100% chi phí phá thai trong khi phá thai đâu phải là bệnh mà chỉ tạo điều kiện cho ‘làm tình vô trách nhiệm’. Ở đây cũng vậy, đánh đập và bắn nhau gây thương tích, chứ đâu phải là bệnh.

Tuyệt nhiên, Nhà Cầm Quyền Pháp không tôn sùng cái gọi là Cảnh sát trị hay Công an trị mà kêu gọi đối xử nhau bằng tình Huynh Ðệ (Fraternité) và, trong xã hội văn minh, người dân gọi nhân viên công lực là ‘bạn dân’. Vì nhiệm vụ bảo vệ an ninh (nước Pháp đang trong tình trạng khủng bố đe dọa) và trật tự (an toàn để đồng bào sống và làm việc), cảnh sát và hiến binh Pháp đã phục vụ một cách tận tâm đáng phục. Số giờ làm việc phụ trôi mà các chính phủ thời các Tổng thống F. Hollande (Xã hội) và E. Macron (Tiến bước) chưa trả tiền lương lên đến hàng triệu giờ chứng minh điều đó. Sức người có hạn, bị buộc phải làm việc căn thẳng, việc tự kiểm hành động trở nên khó khăn giữa một bên là nhà nước cai trị và, bên kia, đồng bào bị trị mà chính cá nhân và gia đình họ cũng là những thành viên phe này. Ngoài ra, họ còn phải chịu trách nhiệm về hành động mình trước Tổng Thanh tra Cảnh sát Quốc gia (IGPN, Inspection générale de la Police nationale) và các Tòa án.

Từ khi Áo Vàng biểu tình đến ngày 11.01.2019, theo ông Eric Morvan, Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia, IGPN đã nhận được 200 báo cáo về tình trạng bạo lực từ cảnh sát và đã thụ lý 78 hồ sơ.

Sau khi nhiều nhân sĩ trong nước yêu cầu ngừng sử dụng LBD, ngày 01.02.2019, Tham Chính Viện (Conseil d’Etat) đã ra quyết định cho phép cảnh sát tiếp tục xài LBD để đối phó với những người biểu tình bạo động. Do đó, vấn đề đã vượt biên giới, ngày 14.02.2019, Nghị viện Âu châu, bằng 438 phiếu thuận, 78 chống và 87 vắng mặt, đã thông qua Nghị quyết (không có hiệu lực cưỡng hành) lên án việc sử dụng võ khí này.

Phong trào Foulards Rouges (Khăn quàng Ðỏ) ra đời ngày 26.11.2018 để chống lại Gilets Jaunes bằng phủ nhận tính cách Toàn dân mà nhóm này tự nhận và phản đối sự vi phạm tự do đi lại và bạo lực. Ngày 27.01.2019, 10.500 Khăn quàng đỏ biểu tình ở Paris có đăng ký đúng luật và đã diễn hành trong trật tự. Tuy nhiên, chỉ thực hiện một lần đã hữu hiệu hay đã nhận thấy không cần thiết.

B./ Áp lực đường phố.

Tại các nước Dân chủ, người dân tín nhiệm và bầu Tổng thống để thực thi quyền Hành pháp và các Dân biểu, họp thành Quốc hội, nắm quyền Lập pháp. Tại Pháp, quyền Lập pháp còn chia cho Thượng viện, bầu gián tiếp bởi Dân cử các cấp. Quyền Hành pháp lưỡng cực được chia cho Thủ tướng, được bổ nhiệm bởi Tổng thống, nhưng không bị sa thải và Vị này có thể bị bất tín nhiệm bởi Quốc hội.

Ðiểm khác người ta thường nói là Tam Quyền Phân Lập, tức Ðộc lập với nhau, nhưng còn đặc tính nữa cần biết Ba Quyền không Biệt lập, tức phải hành động chung nhau để phục vụ Quyền lợi Toàn Dân. Hành pháp nạp trình Dự án Luật (cho Lập pháp để thảo luận và biểu quyết. Ðề nghị Luật là văn kiện nạp trình bởi thành viên Lập pháp. Sau đó, Tổng thống ký thành Luật và ban hành. Tư pháp xét xử dựa theo các Bộ Luật đã được ban hành và có hiệu lực thi hành.

Sau những cuộc biểu tình ở Paris và khắp nơi trên nước Pháp ngày 17.11.2018 mà theo số liệu bộ Nội vụ công bố, có gần 290.000 người tham dự, có một người chết và 528 người bị thương, trong đó có 92 cảnh sát và hiến binh (gendarme), tối ngày 18.11.2018, trên đài truyền hình France 2, Thủ tướng Edouard Philippe tuyên bố ông thấu hiểu nỗi lo của người biểu tình, nhưng sẽ tiếp tục duy trì mục tiêu mà chính phủ đã đề ra.

Cũng trên Ðài này, Tổng trưởng Nội vụ Christophe Castaner chỉ trích là phong trào đấu tranh ‘Áo vàng’ đã ‘hoàn toàn chệch hướng’ và kêu gọi người biểu tình tôn trọng nguyên tắc tự do lưu thông và cảnh báo lực lượng an ninh sẽ sớm được triển khai để giải tỏa các chốt trên các tuyến đường một cách có hệ thống và có phương pháp, tránh để xảy ra xô xát với người biểu tình. Ðến nay, ngày 17.02.2019, lời cảnh cáo vẫn chưa có hiệu quả hoàn toàn.

Tiếp theo, tối ngày 10.12.2018, để trả lời các đòi hỏi của phong trào Áo Vàng, Tổng thống E. Macron đã ban bố các giải pháp sau:

1. Tăng 100 euro cho công nhân hưởng lương tối thiểu (SMIC, Salaire minimum interprofessionnel de croissance).

2. Bải bỏ Ðóng góp Xã hội Tổng hợp (Contribution sociale généralisée, CSG) đánh trên hưu bổng cho các hưu viên lãnh hưu bổng từ 1.200 đến 2.000 euros/tháng ». Bách phân CSG từ 8,30% (2018) xuống còn 6,60% (2019) cho những hưu viên lãnh hưu bổng trên 2.000 euros/tháng.

3. Tiền lương giờ phụ trội (Heures supémentaires) được miễn thuế và không đóng góp an ninh xã hội.

4. Tiền thưởng Bất thường (Prime exceptionnelle), còn gọi là ‘tiền thưởng Macron’ vì được ông đề nghị lãnh đạo các doanh nghiệp tặng thưởng cho nhân viên không lãnh lương tháng quá 3 lần SMIC (tức 3.612 euros), được hưỏng sự miễn thuế và khỏi góp an ninh xã hội.

Cuối cùng, những biện pháp này đã buộc phải được thông qua nhanh chóng bởi Lưỡng viện Lập pháp chỉ hai ngày 21 và 22.1018. Ước lượng ngân sách phải chi tiêu và thất thu khoảng 10 tỷ euros. Luật Ngân sách tài khóa 2019 bị thay đổi để phải tăng mức bội chi.

II.- NƯỚC PHÁP DÂN CHỦ NHẤT NHÌ TOÀN CẦU.

A./ Bầu cử tự do, công bằng và hợp lệ.

Cử tri Pháp được tự do đi đến phòng phiếu để bầu hay vắng mặt là quyền của họ, không ai được quyền hỏi hay trách. Nhân viên phòng phiếu đóng dấu thẻ cử tri để đương sự không thể đi bầu quá một lần. Các ứng cử viên cũng như các liên danh đều được cung cấp phương tiện tranh cử hợp lý và công bằng. Việc kiểm phiêÙu và tuyên bố kết quả lẫn kế toán chi thu đều được sự giám sát của Hội đồng Hiến pháp (Conseil constitutionel). Ðược Toàn dân trao quyền, các vị Dân cử thực thi Quyền hành và Bổn phận đã ghi trong Hiến Pháp 1958 và các bộ Luật hiện hành.

B./ Tổ chức cuộc Thảo luận lớn Toàn quốc (Grand Débat National).

Nhằm chấm dứt khủng hoảng Áo Vàng khởi đầu hôm 17.11.2018, ngày 17.11.2018, Tổng thống E. Macron loan báo tổ chức cuộc Thảo luận lớn khắp lãnh thổ và cho mọi người Pháp để tạo cơ hội cho mọi công dân có dịp góp ý với thẩm quyền chánh trị về 4 vấn đề qua 35 câu hỏi:

a. Việc chuyển đổi môi trường sinh thái (Transition écologique), làm thế nào để cách nhiệt nhà ở được tốt để tiết kiệm năng lượng như sưởi ấm thế nào ? đi lại như thế nào ?

b. Hệ thống thuế khóa (Fiscalité) và các chi tiêu công. Làm thế nào để hệ thống thuế công bằng hơn, hiệu quả hơn.

c. Tổ chức Công quyền (Organisatin de l’Etat, và các công vụ, tức làm sao cho các dịch vụ ấy gần gũi với người dân hơn và hiệu quả hơn.

d. Dân chủ và Công dân (Démocratie et citoyenné). Hoàn thiện các phương thức thực hành Dân chủ và quyền Công dân.

Ngày 13.01.2018, qua ‘Thư gởi Người Pháp’, ông Macron đưa tay hòa giải và đề nghị các công dân cùng nhau ‘xây dựng các giải pháp từ sự phẫn nộ’. Theo ông, các đề xuất của đồng bào không những có thể mang lại các giải pháp cho phép cải thiện cuộc sống hàng ngày, mà còn hướng đến việc ‘thiết lập nên một ‘khế ước xã hội mới’ định hướng cho những hành động của Chính phủ, của Quốc hội, và kể cả vị trí nước Pháp ở Aâu châu và trên trường quốc tế’. Cuộc Thảo luận dự kiến kéo dài hai tháng, từ ngày 15.01.2019.

Tổng thống Macron nhất định không tái xét quyết định bỏ thuế đánh vào người có tài sản lớn gọi tắt là ISF (Impôt de Solidarité sur la Fortune) và tăng bách phân CSG. ISF là thuế đóng góp bởi người giàu thì được giảm nhiều và đổi tên thành ISI (Impôt sur la Fortune Immobilère), chỉ đóng trên Bất động sản còn CSG, ai cũng phải đóng, kể cả người hưu và thất nghiệp, vẫn duy trì và mưu toan gia tăng. Do đó, ông Emmanuel Macron được tặng danh ‘Tổng thống của người giàu’.

Tổng thống E. Macron hứa sẽ lắng nghe tiếng nói của mọi người dân và chính ông sẽ ‘tổng kết’ cuộc Ðại thảo luận và công bố kết luận một tháng, sau khi chiến dịch tham khảo ý kiến kết thúc, vào 15 tháng Tư, sáu tuần trước Bầu cử Nghị viện Âu châu ngày 25.05.2019.

III./ NƯỚC PHÁP XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỨ THẬT.

Một quốc gia xã hội thực sự khi Lãnh đạo, bằng biện pháp Thuế vụ, biết mời gọi người khá giả chia phần thu nhập của mình để giúp đở đồng bào kém may mắn hơn. Do đó, nước Pháp đang là:

A. Vô địch về đóng góp bắt buộc (Prélèvements obligatoires).

Ðó là tổng cộng các loại thuế phải đóng và các khoản phải góp cho các quỹ an ninh xã hội mà người dân Pháp và ngoại quốc sống trên nước này phải trả lên đến 46,20% Tổng sản lượng nội địa (OCDE tháng 12/2018), một trong rất ít nước có bách phân cao nhất trong Liên hiệp Âu châu và 36 thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE, Organisation de Coopération et de Développement Economiques). Ðó cũng là lý do mà Áo Vàng đã nêu lên để biểu tình từ ngày 17.11.2018 đến nay và không biết cho đến bao giờ.

B. Số thu bắt buộc đó để làm gì ?

Tại Pháp, tỷ lệ đánh thuế cao như vậy là nhằm để:

- trang trải chi phí cho các cơ quan công quyền và lương bổng cho công chức;

- chi trả, bồi hoàn và trợ cấp các dịch vụ an ninh xã hội (chửa bệnh, nghỉ bệnh, tiền hưu, trợ cấp thất nghiệp, tai nạn lao động, sinh sản và nghỉ hộ sản, …

- trợ cấp giáo dục và học tập do Ngân sách Quốc gia đài thọ 100%. Do quyết định của Chính phủ, trẻ em phải đi học từ 6 đến l6 tuổi, nên phụ huynh không phải trả học phí. Từ niên học 2019-2020, tuổi cưỡng bách sẽ là 3 đến 16 tuổi. Về học bổng, do công bằng xã hội, mức trợ cấp được tính theo thu nhập của phụ huynh và tính theo khả năng học chỉ là trường hợp ngoại lệ. Vì lý do Tự do, cha mẹ học sinh cho con theo học trường công hay tư đều được hưởng học bổng như nhau.

IV. CƠ HỘI ÐỂ CHẤM DỨT KHỦNG HOẢNG.

Dựa vào lịch sử xã hội Pháp và Hiến pháp Ðệ Ngũ Cộng hoà ngày 04.10.1958, chúng tôi thấy có 2 trường hợp để lựa chọn:

A./ Giải tán Quốc hội (Dissolution de l'Assemblée nationale.

Trong thời gian Áo Vàng biểu tình, người Pháp nhắc để so sánh với cuộc khủng hoảng năm 1968 dù tình hình kinh tế và xã hội rất khác nhau. Năm 1968, kinh tế phát triển mạnh thu hút công nhân lao động và sức mua bảo đãm, nhưng họ đòi Tự do như tự do luyến ái, tự do biểu tình. Sang năm 2018, người dân Pháp đầy đủ các quyền, như quyền đình công, phá thai, đám cưới đồng tính…, nhưng đầy bất công và sức mua yếu kém.

Năm 1968, cuộc khủng hoảng bắt đầu bởi các sinh viên bãi khóa từ ngày 22.03.1968 và, tháng 5, lan sang giới nhân công, lao động đình công, biểu tình tuy có dữ dội, nhưng không có đổ máu, hôi của như ngày nay. Phản ứng lập tức, thực thi quyền Pháp trị, chiếu Ðiều 12 Hiến pháp, Tổng thống Charles de Gaulle, ngày 30.05.1968, tuyên bố ‘Giải tán Quốc hội’ để hỏi sự tín nhiệm của người dân, chủ Ðất nước. Kết quả, cử tri Pháp trả lời ‘tín nhiệm những Gaullistes (người theo ông de Gaulle)’ để trở thành Dân biểu chiếm Ða số tại Quốc hội. Hòa bình chính trị tái ngự ngay.

Nếu ‘les Gaullistres’ trở thành thiểu số tại Quốc hội, ông de Gaulle vẫn là Tổng thống, nhưng phải cử một chánh trị gia thuộc phe đa số, thường thuộc phe đối lập, để làm Thủ tướng.

B. Trưng cầu Dân Ý (Référendum).

Khác với Bầu cử là cuộc bỏ phiếu phải chọn Tên một ứng cử viên hay một Liên danh các ứng cử viên. Trong khi, tại Pháp, cử tri được mời để chọn ‘OUI’ khi đồng ý hay ‘NON’ khi bác bỏ câu hỏi được đặt ra, thường bởi Tổng thống cho một cuộc Trưng cầu Dân ý toàn quốc, được quy định tại Ðiều 3 khoản 1 Hiến pháp 1958.

Ngày 27.04.1969, Tổng thống Charles de Gaulle mời cử tri Pháp tham gia cuộc Trưng cầu Dân ý và dùng lá phiếu để trả lời ‘Oui’ hay ‘Non’ cho câu hỏi mà ông đặt cho việc Cải tổ Thượng nghị viện (Sénat) và thành lập các Vùng (Régions). Câu hỏi thường được đặt thế nào để cử tri trả lời ‘Oui’ đồng ý với người hỏi, có nghĩa tín nhiệm Tổng thống. Kết quả: ‘Oui’ chỉ nhận được 47,59% tổng số phiếu hợp lệ và ‘Non’ thắng với 52,41% số phiếu đó. Ngày hôm sau 28.04.1969, ông De Gaulle từ chức Tổng thống như ông đã nói trước.

[Thiếu tướng Charles De Gaulle, cựu Tổng thống Pháp, là một Anh hùng Dân tộc, đã Giải phóng Quê hương khỏi quân Ðức cuối Thế chiến 2, ngày 25.08.1944].

Kết quả Trưng cầu Dân ý không buộc Tổng thống từ chức. Ngày 29.05.2005, Trưng cầu Dân ý về Hiến pháp Aâu châu. Kết quả, ‘Non’ đạt được 54,68% khiến Hiến pháp này bị xé bỏ trong toàn Liên hiệp Aâu châu. Tổng thống đương nhiệm Jacques Chirac đâu có từ chức.



Tại Pháp, không ai nghĩ đến Ðảo chính mà, một khi đã bầu một Tổng thống, mọi người phải chờ đến khi vị này mãn nhiệm hay từ chức vì đó chính là lỗi cử tri đoàn đã bầu chọn sai.



Hà Minh Thảo