“Truyền giáo là bản chất của Hội Thánh, vì thế mỗi Kitô hữu có trách nhiệm và bổn phận truyền giáo, nghĩa là loan báo tình yêu Thiên Chúa cho mỗi người”.
Ý thức được điều này, nhân dịp Ngày khánh nhật Truyền giáo 21/10/2018, và đặc biệt là trong năm kỷ niệm 30 năm các Thánh Tử đạo Việt Nam, Đoàn TNTT xứ Vĩnh Hòa đã tổ chức cho các em Lớp Thiếu 3 và ngành Nghĩa sĩ cùng các anh chị Huynh trưởng tham quan, tìm hiểu Đại chủng viện (ĐCV) Thánh Giuse Sài Gòn tại địa chỉ 6 Bis, Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1. Nhằm tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển và những sóng gió, nguy khốn mà ĐCV đã gặp phải để duy trì việc đào tạo các linh mục, cũng như những anh hùng đức tin đã can đảm hy sinh vì Chúa.
Xem Hình
Khi chuẩn bị khởi hành, cha chánh xứ Gioakim đã căn dặn thêm về mục đích của chuyến đi là “học lịch sử là học sự khôn ngoan của tiền nhân, học lịch sử là học biết ơn những người đã có công với mình”, cụ thể là những vị Thừa sai truyền giáo và các Cha đã phát triển ĐCV qua các thế hệ. Mặt khác, Cha còn hướng dẫn cho Thiếu nhi phải biết “mở mắt và vảnh tai” như những con sói để có thể tiếp thu và ghi nhớ thật nhiều thông tin quý giá sắp được đón nhận.
Sau những lời căn dặn của Cha. Đoàn đã lắp kín 2 xe 45 chỗ và khởi hành tiến về ĐCV. Buổi sáng trời nắng đẹp và dễ chịu, như tạo thêm thuận lợi cho buổi ngoại khoá thêm tốt đẹp.
Vừa tới nơi, Đoàn đã được sự vui vẻ đón tiếp của Cha Martino Nguyễn Đức Trọng, người con của Giáo xứ đã từng tu học tại ĐCV, cùng với đó là Thầy Phanxico Xavie Đoàn Hữu Hoà, Thầy Giuse Nguyễn Mạnh Tùng và Thầy Đaminh Lê Công Nguyên đang tu học tại đây. Hôm nay Cha và các Thầy đã yêu thương mà dành thời gian hướng dẫn cho Đoàn. Sau khi Đoàn ổn định trong khuôn viên rộng lớn và rợp mát của ĐCV, Cha Martino đã nói sơ nét về chương trình và giới thiệu sơ nét và ĐCV và chương trình đạo tạo Linh mục tại đây như sau:
Diễn tiến của buổi ngoại khoá:
• Lắng nghe Cha Martino Trọng trình bày về lịch sử hình thành và phát triển của ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn
• Tham quan dãy nhà đầu tiên xây dựng vào năm 1863 và các hiện vật cổ xung quanh
• Tham quan nhà nguyện cổ
• Viếng và cầu nguyện bên mộ Cha Wibaux sáng lập ĐCV
• Tham quan phòng truyền thống của ĐCV
• Viếng và cầu nguyện bên thánh tích của Thánh tử đạo Philipphe Phan Văn Minh
• Cầu nguyện kết thúc
Sơ nét và Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn:
ĐCV có tổng diện tích là 4 hecta, do Linh mục Théodore Louis Wibaux (Pháp) xây dựng dưới sự chỉ đạo của Đức Giám Mục Dominique Lefèbvre. ĐCV đã có một lịch sử hơn 150 năm hình thành và phát triển:
1863-1961 ĐCV được thành lập và điều hành bởi các Cha Hội Thừa sai Paris (MEP)
1863-1866: Đại chủng viện được xây dựng và có 60 chủng sinh đầu tiên bắt đầu tu học tại đây. Ngày nay khu nhà này được sử dụng để là nhà truyền thống của Tổng giáo phận Sài Gòn, nơi lưu trữ các tư liệu và hiện vật quý giá của lịch sử dân Chúa tại thành phố này.
1867-1872: Nhà nguyện bên trong chủng viện được xây dựng
1932: Đức Cha Dumortier xây dựng dãy nhà hai lầu (khu nhà D). Sau này đã được tu sửa để trở thành phòng truyền thống của ĐCV và 1 nhà nguyện lớn trên lầu dành cho tất của chủng sinh đang tu học và các linh mục đang công tác tại đây.
Giai đoạn 1961 đến nay, ĐCV được điều hành bởi hàng giáo sĩ Việt Nam
1963: Kỷ niệm 100 năm thành lập, ĐCV khánh thành khu nhà A và B dành cho chủng sinh Triết học và khu nhà E dành cho chủng sinh Thần học. Ngày nay khu nhà A cho chủng sinh Tu đức, nhà B cho chủng sinh Triết học và nhà E cho chủng sinh Thần học năm 1 và 2.
1975-1985: Do biến động của thời cuộc, ĐCV phải tạm đóng cửa
1986: ĐCV hoạt động trở lại và chiêu sinh khoá I với chủng sinh đến từ 6 giáo phận: Sài Gòn, Phú Cường, Mỹ Tho, Xuân Lộc, Đà Lạt và Phan Thiết.
2006: ĐVC Thánh Giuse Xuân Lộc được tách ra và chịu trách nhiệm đào tạo linh mục cho các giáo phận lân cận. ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn đào tạo linh mục các các giáo phận Sài Gòn, Mỹ Tho và Phú Cường.
2012: ĐCV khánh thành khu nhà C dành cho chủng sinh thần học năm 3 và 4
Trải qua hơn 150 năm hình thành và phát triển, trải qua nhiều thăng trầm, ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn đã đạo tạo được gần 1500 linh mục cho giáo phận Sài Gòn và các giáo phận lân cận. Trong số đó có 33 vị đã trở thành Giám mục, tiêu biểu có ĐC Gioan B. Nguyễn Bá Tòng (Giám mục người Việt tiên khởi), ĐC Phaolo Nguyễn Văn Bình, ĐC Giuse Phạm Văn Thiên (nguyên giám đốc người Việt tiên khởi của ĐCV), ĐC Alonso Phạm Văn Nẫm, ĐHY Phero Nguyễn Văn Nhơn, ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn, ĐC Phaolo Bùi Văn Đọc, ĐC Giuse Vũ Duy Thống, ĐC Phero Nguyễn Văn Khảm, ĐC Giám quản Giuse Đỗ Mạnh Hùng… qua đó đóng góp một phần quan trọng trong công cuộc truyền giáo của Hội Thánh.
Hiện nay, đang có 292 thầy đang tu học tại đây dưới sự dạy dỗ và hướng dẫn của 18 Cha. Sắp tới còn có 4 Cha sẽ được gửi đi đào tạo tại nước ngoài.
Sơ nét chương trình đạo tạo Linh mục
4 năm tìm hiểu ơn gọi
1 năm dự bị ĐCV tại Giáo xứ Huyện Sĩ
1 năm Tu đức
2 năm Triết học
1 năm Giúp xứ
4 năm Thần học
1 năm Phó tế tại giáo xứ
Tổng cộng 8 năm tu học tại ĐCV và quá trình đào tạo Linh mục kéo dài từ 10-13 năm.
Tham quan Hang núi Đức Mẹ- Dãy nhà đầu tiên- Nhà nguyện cổ của ĐCV
Tiếp tục Đoàn được Cha và các Thầy dẫn đến hang núi Đức Mẹ, mô phỏng theo hang núi Đức Mẹ tại Lộ Đức. Và tham quan dãy nhà ĐCV đầu tiên với tượng thánh Giuse từ năm 1863 cùng các hiện vật cổ xung quanh như xe thổ mộ, dụng cụ nông nghiệp, gạch ngói từ thời Nguyễn,…
Công trình Nhà nguyện cổ đặc sắc nhờ có sự giao thoa văn hoá Đông- Tây trong kiến trúc. Đây còn là nơi yên nghỉ của ĐC Phaolo Nguyễn Văn Bình, ĐC Alonso Phạm Văn Nẫm, ĐC Phaolo Bùi Văn Đọc và lưu giữ hài cốt của nhiều quý Cha thừa sai, quý Cha bề trên qua nhiều thời kỳ.
Viếng mộ Cha Théodore Louis Wibaux
Cha sinh năm 1820 tại Pháp, mất năm 1877 tại ĐCV. Ngài tham gia Hội Thừa sai Paris năm 1957 và lên đường truyền giáo tới Việt Nam năm 1960.
Năm 1963, ĐC Dominique Lefèbvre bổ nhiệm Cha là Tổng đại diện Giáo phận Tây Đàng Trong và làm Cha bề trên tiên khởi ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn.
Mộ phần của Cha vừa được cải tạo lại như biểu lộ sự biết ơn của Giáo phận Sài Gòn với công lao to lớn của Cha, như câu trong sách Châm ngôn đã được dựng lên hai bên mộ “Triều thiên của người già là đàn con cháu. Vinh dự của con cái là chính người cha”.
Nếu để ý kỹ, thì các công trình cổ của ĐCV được xây dựng đối xứng hoàn hảo trên 1 đường thẳng từ Cổng vào, Hang núi Đức Mẹ, dãy Nhà đầu tiên, Nhà nguyện cổ và Mộ Cha Wibaux.
Tại đây Đoàn kính viếng và cầu nguyện. Nguyện mong Thiên Chúa trả công xứng đáng cho Cha, một người đã từ bỏ phồn hoa văn minh nước Pháp mà lặn lội dấn thân vào công tác Mục vụ tại Việt Nam xa xôi, khắc nghiệt vì Tình yêu Chúa và lý tưởng mang Tin mừng đến cho muôn dân.
Nhà truyền thống Đại chủng viện
Nơi này giới thiệu toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển của ĐCV qua các thời kỳ; Giới thiệu đời sống, công lao của Cha Wibaux; Giới thiệu các sinh hoạt và quá trình đạo tạo của các chủng sinh tại đây.
Tất cả được sắp xếp tuần tự theo thứ tự thời gian, và được trình bày ngắn gọn, xúc tích bằng các bảng thông tin và vô vàn hình ảnh trực quan, sinh động.
Đồng thời là các hiện vật cụ thể, đặc trưng cho từng giai đoạn từ vật dụng Phục vụ như Áo lễ, Mũ gậy Giám mục, Mặt nhật, Bình hương, Kinh thánh, Sách lễ cổ, Đàn phong cầm từ thế kỷ 19 … cho đến các vật dụng đời thường như ngói xây dựng cổ, ấm chén cổ, tạp chí Công Giáo, máy đánh chữ, mạch điện…
Đoàn còn được hân hạnh đón tiếp Cha Giuse Bùi Công Trác đang là Giám đốc ĐCV. Chính nhờ sự cho phép của Cha mà Đoàn mới có buổi tham quan ngoại khoá này. Và cũng nhờ những hướng dẫn thêm của Cha, chúng con hiểu hơn thêm về ĐCV cũng như quý trọng công lao của các bậc tiền nhân.
Viếng Thánh tích của Thánh tích của Thánh tử đạo Philliphe Phan Văn Minh
Thánh Philliphe Phan Văn Minh, Linh mục tử đạo, sinh năm 1815 tại Cái Mơn, Vĩnh Long. Tử đạo ngày 3/7/1853 tại Đình Khao, Vĩnh Long. Thánh tích của Ngài được chuyển từ Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn về ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn ngày 27/5/1900
Thật là ý nghĩa và trang trọng khi chúng con kết thúc buổi ngoại khoá là những phút giây cầu nguyện bên thánh tích của Thánh tử đạo Việt Nam. Đặc biệt trong năm kỷ niệm 30 năm Các Thánh Tử đạo Việt Nam này. Chúng con được tìm hiểu về ĐCV và lắng nghe những khó nhọc, hy sinh của các vị tiền nhân, suy tư về những gương anh dũng của các Thánh Tử đạo. Thật là cảm tạ Hồng ân Thiên Chúa đã thương ban cho Giáo hội Việt Nam những tấm gương vĩ đại ấy. Nhờ đó mà mỗi người tự ý thức hơn vai trò của mình đối với Giáo xứ, đối với Hội Thánh và đối với Thiên Chúa.
Ý thức được điều này, nhân dịp Ngày khánh nhật Truyền giáo 21/10/2018, và đặc biệt là trong năm kỷ niệm 30 năm các Thánh Tử đạo Việt Nam, Đoàn TNTT xứ Vĩnh Hòa đã tổ chức cho các em Lớp Thiếu 3 và ngành Nghĩa sĩ cùng các anh chị Huynh trưởng tham quan, tìm hiểu Đại chủng viện (ĐCV) Thánh Giuse Sài Gòn tại địa chỉ 6 Bis, Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1. Nhằm tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển và những sóng gió, nguy khốn mà ĐCV đã gặp phải để duy trì việc đào tạo các linh mục, cũng như những anh hùng đức tin đã can đảm hy sinh vì Chúa.
Xem Hình
Khi chuẩn bị khởi hành, cha chánh xứ Gioakim đã căn dặn thêm về mục đích của chuyến đi là “học lịch sử là học sự khôn ngoan của tiền nhân, học lịch sử là học biết ơn những người đã có công với mình”, cụ thể là những vị Thừa sai truyền giáo và các Cha đã phát triển ĐCV qua các thế hệ. Mặt khác, Cha còn hướng dẫn cho Thiếu nhi phải biết “mở mắt và vảnh tai” như những con sói để có thể tiếp thu và ghi nhớ thật nhiều thông tin quý giá sắp được đón nhận.
Sau những lời căn dặn của Cha. Đoàn đã lắp kín 2 xe 45 chỗ và khởi hành tiến về ĐCV. Buổi sáng trời nắng đẹp và dễ chịu, như tạo thêm thuận lợi cho buổi ngoại khoá thêm tốt đẹp.
Diễn tiến của buổi ngoại khoá:
• Lắng nghe Cha Martino Trọng trình bày về lịch sử hình thành và phát triển của ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn
• Tham quan dãy nhà đầu tiên xây dựng vào năm 1863 và các hiện vật cổ xung quanh
• Tham quan nhà nguyện cổ
• Viếng và cầu nguyện bên mộ Cha Wibaux sáng lập ĐCV
• Tham quan phòng truyền thống của ĐCV
• Viếng và cầu nguyện bên thánh tích của Thánh tử đạo Philipphe Phan Văn Minh
• Cầu nguyện kết thúc
Sơ nét và Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn:
ĐCV có tổng diện tích là 4 hecta, do Linh mục Théodore Louis Wibaux (Pháp) xây dựng dưới sự chỉ đạo của Đức Giám Mục Dominique Lefèbvre. ĐCV đã có một lịch sử hơn 150 năm hình thành và phát triển:
1863-1961 ĐCV được thành lập và điều hành bởi các Cha Hội Thừa sai Paris (MEP)
1863-1866: Đại chủng viện được xây dựng và có 60 chủng sinh đầu tiên bắt đầu tu học tại đây. Ngày nay khu nhà này được sử dụng để là nhà truyền thống của Tổng giáo phận Sài Gòn, nơi lưu trữ các tư liệu và hiện vật quý giá của lịch sử dân Chúa tại thành phố này.
1867-1872: Nhà nguyện bên trong chủng viện được xây dựng
1932: Đức Cha Dumortier xây dựng dãy nhà hai lầu (khu nhà D). Sau này đã được tu sửa để trở thành phòng truyền thống của ĐCV và 1 nhà nguyện lớn trên lầu dành cho tất của chủng sinh đang tu học và các linh mục đang công tác tại đây.
Giai đoạn 1961 đến nay, ĐCV được điều hành bởi hàng giáo sĩ Việt Nam
1963: Kỷ niệm 100 năm thành lập, ĐCV khánh thành khu nhà A và B dành cho chủng sinh Triết học và khu nhà E dành cho chủng sinh Thần học. Ngày nay khu nhà A cho chủng sinh Tu đức, nhà B cho chủng sinh Triết học và nhà E cho chủng sinh Thần học năm 1 và 2.
1975-1985: Do biến động của thời cuộc, ĐCV phải tạm đóng cửa
1986: ĐCV hoạt động trở lại và chiêu sinh khoá I với chủng sinh đến từ 6 giáo phận: Sài Gòn, Phú Cường, Mỹ Tho, Xuân Lộc, Đà Lạt và Phan Thiết.
2006: ĐVC Thánh Giuse Xuân Lộc được tách ra và chịu trách nhiệm đào tạo linh mục cho các giáo phận lân cận. ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn đào tạo linh mục các các giáo phận Sài Gòn, Mỹ Tho và Phú Cường.
2012: ĐCV khánh thành khu nhà C dành cho chủng sinh thần học năm 3 và 4
Trải qua hơn 150 năm hình thành và phát triển, trải qua nhiều thăng trầm, ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn đã đạo tạo được gần 1500 linh mục cho giáo phận Sài Gòn và các giáo phận lân cận. Trong số đó có 33 vị đã trở thành Giám mục, tiêu biểu có ĐC Gioan B. Nguyễn Bá Tòng (Giám mục người Việt tiên khởi), ĐC Phaolo Nguyễn Văn Bình, ĐC Giuse Phạm Văn Thiên (nguyên giám đốc người Việt tiên khởi của ĐCV), ĐC Alonso Phạm Văn Nẫm, ĐHY Phero Nguyễn Văn Nhơn, ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn, ĐC Phaolo Bùi Văn Đọc, ĐC Giuse Vũ Duy Thống, ĐC Phero Nguyễn Văn Khảm, ĐC Giám quản Giuse Đỗ Mạnh Hùng… qua đó đóng góp một phần quan trọng trong công cuộc truyền giáo của Hội Thánh.
Hiện nay, đang có 292 thầy đang tu học tại đây dưới sự dạy dỗ và hướng dẫn của 18 Cha. Sắp tới còn có 4 Cha sẽ được gửi đi đào tạo tại nước ngoài.
Sơ nét chương trình đạo tạo Linh mục
4 năm tìm hiểu ơn gọi
1 năm dự bị ĐCV tại Giáo xứ Huyện Sĩ
1 năm Tu đức
2 năm Triết học
1 năm Giúp xứ
4 năm Thần học
1 năm Phó tế tại giáo xứ
Tổng cộng 8 năm tu học tại ĐCV và quá trình đào tạo Linh mục kéo dài từ 10-13 năm.
Tham quan Hang núi Đức Mẹ- Dãy nhà đầu tiên- Nhà nguyện cổ của ĐCV
Tiếp tục Đoàn được Cha và các Thầy dẫn đến hang núi Đức Mẹ, mô phỏng theo hang núi Đức Mẹ tại Lộ Đức. Và tham quan dãy nhà ĐCV đầu tiên với tượng thánh Giuse từ năm 1863 cùng các hiện vật cổ xung quanh như xe thổ mộ, dụng cụ nông nghiệp, gạch ngói từ thời Nguyễn,…
Công trình Nhà nguyện cổ đặc sắc nhờ có sự giao thoa văn hoá Đông- Tây trong kiến trúc. Đây còn là nơi yên nghỉ của ĐC Phaolo Nguyễn Văn Bình, ĐC Alonso Phạm Văn Nẫm, ĐC Phaolo Bùi Văn Đọc và lưu giữ hài cốt của nhiều quý Cha thừa sai, quý Cha bề trên qua nhiều thời kỳ.
Viếng mộ Cha Théodore Louis Wibaux
Cha sinh năm 1820 tại Pháp, mất năm 1877 tại ĐCV. Ngài tham gia Hội Thừa sai Paris năm 1957 và lên đường truyền giáo tới Việt Nam năm 1960.
Năm 1963, ĐC Dominique Lefèbvre bổ nhiệm Cha là Tổng đại diện Giáo phận Tây Đàng Trong và làm Cha bề trên tiên khởi ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn.
Mộ phần của Cha vừa được cải tạo lại như biểu lộ sự biết ơn của Giáo phận Sài Gòn với công lao to lớn của Cha, như câu trong sách Châm ngôn đã được dựng lên hai bên mộ “Triều thiên của người già là đàn con cháu. Vinh dự của con cái là chính người cha”.
Nếu để ý kỹ, thì các công trình cổ của ĐCV được xây dựng đối xứng hoàn hảo trên 1 đường thẳng từ Cổng vào, Hang núi Đức Mẹ, dãy Nhà đầu tiên, Nhà nguyện cổ và Mộ Cha Wibaux.
Tại đây Đoàn kính viếng và cầu nguyện. Nguyện mong Thiên Chúa trả công xứng đáng cho Cha, một người đã từ bỏ phồn hoa văn minh nước Pháp mà lặn lội dấn thân vào công tác Mục vụ tại Việt Nam xa xôi, khắc nghiệt vì Tình yêu Chúa và lý tưởng mang Tin mừng đến cho muôn dân.
Nhà truyền thống Đại chủng viện
Nơi này giới thiệu toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển của ĐCV qua các thời kỳ; Giới thiệu đời sống, công lao của Cha Wibaux; Giới thiệu các sinh hoạt và quá trình đạo tạo của các chủng sinh tại đây.
Tất cả được sắp xếp tuần tự theo thứ tự thời gian, và được trình bày ngắn gọn, xúc tích bằng các bảng thông tin và vô vàn hình ảnh trực quan, sinh động.
Đồng thời là các hiện vật cụ thể, đặc trưng cho từng giai đoạn từ vật dụng Phục vụ như Áo lễ, Mũ gậy Giám mục, Mặt nhật, Bình hương, Kinh thánh, Sách lễ cổ, Đàn phong cầm từ thế kỷ 19 … cho đến các vật dụng đời thường như ngói xây dựng cổ, ấm chén cổ, tạp chí Công Giáo, máy đánh chữ, mạch điện…
Đoàn còn được hân hạnh đón tiếp Cha Giuse Bùi Công Trác đang là Giám đốc ĐCV. Chính nhờ sự cho phép của Cha mà Đoàn mới có buổi tham quan ngoại khoá này. Và cũng nhờ những hướng dẫn thêm của Cha, chúng con hiểu hơn thêm về ĐCV cũng như quý trọng công lao của các bậc tiền nhân.
Viếng Thánh tích của Thánh tích của Thánh tử đạo Philliphe Phan Văn Minh
Thánh Philliphe Phan Văn Minh, Linh mục tử đạo, sinh năm 1815 tại Cái Mơn, Vĩnh Long. Tử đạo ngày 3/7/1853 tại Đình Khao, Vĩnh Long. Thánh tích của Ngài được chuyển từ Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn về ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn ngày 27/5/1900
Thật là ý nghĩa và trang trọng khi chúng con kết thúc buổi ngoại khoá là những phút giây cầu nguyện bên thánh tích của Thánh tử đạo Việt Nam. Đặc biệt trong năm kỷ niệm 30 năm Các Thánh Tử đạo Việt Nam này. Chúng con được tìm hiểu về ĐCV và lắng nghe những khó nhọc, hy sinh của các vị tiền nhân, suy tư về những gương anh dũng của các Thánh Tử đạo. Thật là cảm tạ Hồng ân Thiên Chúa đã thương ban cho Giáo hội Việt Nam những tấm gương vĩ đại ấy. Nhờ đó mà mỗi người tự ý thức hơn vai trò của mình đối với Giáo xứ, đối với Hội Thánh và đối với Thiên Chúa.