Phúc Trình Nhóm C nói tiếng Anh
Chương 1 – Làm người trẻ hôm nay
Sợ hãi
• Chương 1 thảo luận rất nhiều về sự sợ hãi: tham nhũng, ma túy, việc làm. Đây là toàn bộ lãnh vực để nói đến.
11-13: Gia đình
• Loại gia đình họ được nuôi dưỡng là điều rất quan trọng. Các gia đình ở thế giới phương Tây đang thu nhỏ về mặt sinh suất. Cần phải tập trung vào việc làm mẹ, làm cha, dành thì giờ một cách rộng lượng với con cái của họ.
• Một thách thức quan trọng mà chúng ta gặp phải: số lượng thanh niên xuất thân từ các gia đình cha mẹ đơn độc. Trong một số xã hội, số này khá cao. Thiếu kiến thức về việc làm mẹ hoặc làm cha (ý nghĩa của nó). Điều này tạo ra nhiều thách thức cho người trẻ khi họ lớn hơn. Điều này có trong tài liệu hay không?
• Thừa tác vụ gia đình là một lãnh vực đầy thách đố để chúng ta dấn thân vào. Cha mẹ muốn kiếm tiền để hỗ trợ con cái của họ. Nếu chúng ta bảo họ ở nhà nhiều hơn, lời nói của chúng ta không được đón nhận cho lắm.
• Người trẻ đồng ý với tính trung tâm của gia đình, nhưng chúng ta cần cả một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ. Nếu chúng ta có thể tạo ra các cộng đồng biết hỗ trợ các gia đình, thì các gia đình có thể làm tốt hơn trong việc cung cấp cuộc sống tốt đẹp cho con cái họ.
• Giáo Hội phải là một gia đình. Ở các nước phát triển, chúng ta có xu hướng biến nhà thờ thành một thánh lễ trong 1 giờ vào cuối tuần.
◦ Ukraine đang trải qua một cuộc "giải phóng". Vài năm trước, họ nhận thấy một cuộc khủng hoảng lớn trong các gia đình. Một nửa số gia đình thất bại. Nhiều người cha lên đường qua Tây Âu kiếm việc làm, gửi tiền về nhà: người trẻ có tiền nhưng không có giáo dục (những người được gọi là "mồ côi về xã hội"). Giáo hội có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ ngày nay? Đối với nhiều người, nó chỉ có nghĩa là một tòa nhà thánh thiêng, không phải là một cộng đồng. Họ có các nhà thờ và cha xứ, nhưng không có các giáo xứ. Giáo Hội Công Giáo Ukraine sống sót thời Xô Viết bởi vì nó là một cộng đồng, một dân tộc, thậm chí không có một tòa nhà. Giờ đây, người Công Giáo rất hấp dẫn vì có một cộng đồng. Chiến tranh đang tạo ra thứ rối loạn hậu chấn thương (PTSD) nơi giới trẻ. Chúng ta cần giáo hội trở thành nơi của gia đình, của các mối liên hệ nhân bản.
• Các cộng đồng của chúng ta phải là các cộng đồng chia sẻ. Ngay cả việc chia sẻ vật chất, như trong sách Công Vụ Tông Đồ. Các cộng đồng căn bản nhỏ là cơ hội để chia sẻ hỗ tương các mối quan tâm vật chất và tinh thần. Có một số sáng kiến tạo ra các nhóm nhỏ, như Con Đường Tân Dự Tòng (Neo-catechumenal Way).
• Chúng ta có rất nhiều điều để học hỏi từ các cộng đồng di dân (một giám mục từ Hoa Kỳ nói như thế). Các gia đình cảm thấy nhu cần phải đến với nhau và hỗ trợ lẫn nhau, nhưng đôi khi họ bị bác bỏ vì điều đó!
• Một trong những việc gom nhóm nhanh nhất trong giáo hội là các tân phong trào. Những nhóm phát triển nhất là những nhóm nơi các gia đình và các nhóm gia đình đến với nhau như các đơn vị.
• Ở Namibia, có vấn đề trẻ em trở thành cha mẹ (14 hoặc 15 tuổi).
• Anh chị em thường là “người lớn” quan trọng nhất trong cuộc đời một người trẻ.
• Ở Myanmar, thanh niên đi xa - làng chỉ có con nít và người già.
• # 11: bạn muốn nói gì khi nói đến một gia đình truyền thống? Nên giải thích thuật ngữ này.
◦ Có phải nó có nghĩa là gia đình hạt nhân? Một gia đình rộng lớn hơn? Một gia đình với một người đàn ông đứng đầu?
◦ Điều này có phát xuất từ bối cảnh châu Phi, nơi nó có nghĩa là gia đình mở rộng?
◦ Có phải nó đang được sử dụng để phản đối các gia đình “phi truyền thống” không?
◦ Cha mẹ đơn độc? Bà nội bà ngoại?
• Giáo hội có thể cung cấp những gì còn thiếu trong gia đình - cần một mô thức (modus), có lẽ thêm vào # 12
• gia đình kết hôn hỗn hợp và sự chuyển giao (transmission) gia đình - không hề được đề cập
14 & 15: các mối liên hệ liên thế hệ
• Đức Giáo Hoàng Phanxicô coi tuổi trẻ và người già cả hai như bị “vứt bỏ”. Chúng ta cần tìm cách mang họ lại với nhau. Việc này có lợi cho cả hai phía.
• Thường thì tuổi trẻ có mối liên hệ tốt với người lớn tuổi hơn, họ gặp khó khăn với nhóm 40-60. Thế hệ già hơn dường như là thế hệ lắng nghe tốt hơn. Trong đời sống tôn giáo, một cộng đồng đặc thù luôn bao gồm các chị em lớn tuổi hơn vì họ là những người ngồi đó và lắng nghe.
• Kinh nghiệm của người trẻ: mối liên hệ với người lớn tuổi sẽ tốt khi lớp người lớn tuổi này nhìn nhận nhu cầu và có khả năng lắng nghe người trẻ. Bất kể tuổi tác, khả năng có đối thoại và trò chuyện là chìa khóa cho mối liên hệ liên thế hệ tốt đẹp.
• Trong bối cảnh châu Á, một giám mục nói rằng ngài chưa bao giờ thấy những căn nhà dành cho người cao niên. Những người lớn tuổi hơn được "nhận nuôi" trong các gia đình.
• Ở châu Âu, không có ai bắc cầu giữa người già và người trẻ. Mỗi phía dường như cô lập đối với nhau.
• Ở Nam Phi, thường có một bà ngoại hay bà nội thay thế cha mẹ (có lẽ cha mẹ đã chết). Các bà ngoại bà nội này thường nói rằng họ không được đánh giá cao bất chấp các hy sinh của họ.
• Tại Kerala, nhà dành cho tuổi già thường được áp đặt bởi nhu cầu liên quan đến việc làm (ví dụ: công nhân di dân không thể ở gần cha mẹ).
16-18: Các lựa chọn đời sống
• điều này nghe có vẻ giống như ngôn ngữ của một cuốn sách giáo dục, mà không nhắc nhiều đến Thiên Chúa
• không đề cập gì đến sự can thiệp của Thiên Chúa trong đời sống tuổi trẻ
• không lắng nghe Thiên Chúa trong việc thực hiện các lựa chọn của đời sống
19-21: Giáo dục
• Ở Myanmar, trẻ em thường phải làm việc để nuôi sống gia đình, vì vậy chúng không được học hành.
• Zimbabwe: Các tôn giáo khác đang tối đa hóa giáo dục. Những người không có khả năng trả học phí được nhử vào các trường học qua ngả trả học phí. Các trường Công Giáo của chúng ta đã trở nên học thuật nhiều hơn và là nơi để đào tạo theo triết lý sống Công Giáo.
• Nigeria: Trong khi lớn lên, cha mẹ học miễn phí, nhưng nhiều người không thể đi học vì nó quá đắt. Giáo hội có thể làm cho các trường Công Giáo có học phí phải chăng không? Hoặc gây quỹ cho những người không thể trả học phí? Cho những người không có đầu óc học thuật nhưng có kỹ năng. Các giáo hội Ngũ Tuần trả tiền cho các dịch vụ đòi phải có kỹ năng - họ hứa việc làm, chỗ ở, thực phẩm, một nơi để phát triển và bán kỹ năng (nên họ nhận cả việc thiện nguyện vì nhiều lợi ích khác). Các trường Công Giáo được xây bằng các đóng góp của tín hữu, nhưng chỉ các trẻ em của giới ưu tú mới có thể học ở những trường đó.
• Đức thượng phụ: giáo dục có thể được sử dụng để cổ vũ một hình thức thao túng, và về phương diện hoàn cầu, chúng ta đang thấy điều này - giáo dục bị biến thành dụng cụ để thao túng con người ngày nay - vì vậy chúng ta thấy xu hướng loại trừ sự hiện diện của giáo hội
• không hề nhắc đến việc chăm sóc mục vụ và hướng dẫn tâm linh như một phần của bối cảnh đào tạo; có thể đề cập đến các ban tuyên úy hay không, ví dụ: các trung tâm Newman (xem 147-148)
• Các trường học tại nhà - một mô hình phát xuất từ Mỹ.
◦ Hoa Kỳ có nhiều trẻ học tại nhà – các giám mục ở Hoa Kỳ không thống nhất, vì việc học ở nhà có thể có cơ sở ý thức hệ - trẻ em có thể có các nhu cầu đặc biệt
◦ các cha mẹ có đủ tư cách để dạy con cái ở nhà hay không?
23: Việc làm và nghề nghiệp
• cũng có thể liên quan đến rất nhiều cuộc di dân nội bộ
• phong trào thiện nguyện cần được bao gồm như một chủ đề, vì một số người phụ thuộc vào những gì họ nhận được từ phong trào thiện nguyện - việc thiện nguyện trong giáo hội phải sinh hoa trái trong giáo hội
26: Kinh nghiệm và các loại ngôn ngữ
• Ngôn ngữ thực sự không được đề cập ở đây! Chúng tôi sẽ gọi đó là trải nghiệm và các hình thức diễn đạt
28: Dấn thân và tham gia xã hội
• Trong khi người trẻ có thể thấy các thất bại về phía tiên tri của Giáo Hội, một cách tích cực hơn họ muốn thấy giáo hội như nơi chốn của trung thực, an toàn, và không thiên vị
29-30: Linh đạo và lòng sùng đạo
• Chúa Thánh Thần không hề được nhắc đến - điều này có phản ánh thực tại hay không? Một “modus” (mô thức?) có nên được đặt ở nơi khác trong tài liệu không? - ở Indonesia Chúa Thánh Thần nên được đề cập - những phong trào mới mạnh mẽ nhắc đến Chúa Thánh Thần - cần một “modus” cho phần này
• không đề cập đến các phái tôn giáo hay bán tôn giáo
• cũng nên nói đến cách tìm được sự tự thể hiện chính bản thân mình về phương diện tâm lý học
• Chúa Giêsu là một nhà ảo thuật? mối liên hệ có tính mê tín với Người?
• Tìm ở đâu chỗ đứng của phụng vụ trong phần nói đến linh đạo và tôn giáo?
31-33: Người trẻ trong đời sống Giáo Hội
• khó tìm được không gian vì những người khác không dành chỗ cho họ
• giáo hội như một trường dạy việc làm môn đệ (cần một mô-thức có tính quy tắc sau này)
34-35: lục địa kỹ thuật số
• hãy nhớ rằng nhiều người trẻ không có khả năng truy cập internet!
• môi trường kỹ thuật số cho phép xiết bao các dạng phát biểu mới như trò chuyện, nhóm trực tuyến, nhắn tình (sexting)
• các phương tiện này có cho phép gặp gỡ những người mới và thực hiện các kết nối mới, tức sự đa dạng? hay chúng chỉ được sử dụng để tăng lực cho các tình bạn đã có, tức y như cũ (sameness)? sự y như cũ có thể cho phép một cuộc tiếp xúc đa dạng khi có sự quan tâm chung
63: Bên kia việc thế tục hóa
• Nghe thấy người trẻ là người tâm linh chứ không phải người tôn giáo – tâm linh không chỉ ở trong Giáo Hội mà ở cả trong xã hội nữa. Việc thế tục hóa không phải là điều chúng ta nên phản đối.
36-38: Âm nhạc và các hình thức diễn đạt nghệ thuật khác
• Cần đề cập đến Truyền Hình, Video và các trò chơi video
• Cần phân biệt người sản xuất và người tiêu dùng
39-40: Thế giới thể thao
• Vincent: những người lưu ý tới các nhân vật thể thao được coi như những người lãng phí thời gian của mình; nhưng giờ đây các giáo hội thệ phản đang thành lập các câu lạc bộ thể thao cho các thành viên của họ, được sử dụng như một hình thức cải đạo.
• Đánh cá: cờ bạc trên các môn thể thao
• Video chơi xì phé, các trò chơi đánh cá điện tử khác
• Sử dụng các môn thể thao để xây dựng nhân cách và xây dựng tinh thần đồng đội – MỘT “MODUS” SẼ ĐƯỢC THỰC HIỆN
• Các môn thể thao chuyên nghiệp như các đấu sĩ mới - khai thác những người có tài năng từ các quốc gia nghèo hơn
• Những người thích phối hợp các hoạt động thể lý và tinh thần, như: yoga - không có chỗ đứng trong giáo hội nào dành cho điều này
• Đức Hồng Y Coutts muốn được thấy một đoạn nói về thể thao như một điều vui chơi
Chương III - Trong nền văn hóa vứt bỏ
45-47: Thanh niên di dân
• cần chú ý đặc biệt đến những người trong các trại tị nạn
• Giám mục Myanmar: những người di tản nội bộ cũng nên được đưa vào; nó không hoàn toàn cùng là một việc y như nhau
48: Các nguồn kỳ thị khác nhau
• chúng ta nên thêm vị thế pháp lý và quốc tịch như một nguồn kỳ thị
• chúng ta nên thêm tuổi trẻ khuyết tật như một nguồn kỳ thị
Chương IV – Các thách thức nhân học và văn hóa
52-53: Cơ thể, cảm giới và tính dục
• Chúng ta nên đề cập đến chủ nghĩa nhân biến (transhumanism)
• cần phải thêm việc phẫu thuật thẩm mỹ vào khái niệm (“modus” đã gửi đi)
• chúng ta cần đảm bảo biết rõ ràng rằng những người trẻ không đồng ý với giáo hội về tình dục vẫn là thành viên của giáo hội
• “kinh nghiệm cực độ” có nghĩa là gì? thể thao cực độ? hoạt động tình dục cực độ? Ma túy cực độ? cũng cần phải đề cập đến áp lực xã hội
58-60: Không đồng tình với các định chế
• tại sao quá ít nhắc đến các hình thức tham gia mới? chẳng hạn như các mạng lưới hỗ trợ xã hội?
61: Tê liệt ra quyết định, vv
• Tiêu đề phải được làm cho rõ hơn để cho thấy nó phản ánh các quyết định dài hạn. Không có sự tê liệt đối với các quyết định ngắn hạn.
Chương V Tiêu đề
• Chương này không chỉ là về việc lắng nghe, vì vậy tiêu đề cần được sửa đổi
65: Việc khó lắng nghe
• Vấn đề không chỉ là lắng nghe người trẻ; nhiều người muốn Giáo hội lắng nghe!
• Làm thế nào chúng ta có thể tạo ra một nền văn hóa lắng nghe trong Giáo Hội?
• Chúng ta cần lắng nghe để dấn thân – bố trí "lắng nghe ra sao" cho một phần sau này, ví dụ: lắng nghe một cách tương cảm, mà chúng ta đã làm nhưng có thể làm nhiều hơn
• Thầy Alois: "lắng nghe với nhân loại" là điều người ta thấy rất nhiều ở Taizé - chúng ta có thể có một "thừa tác vụ lắng nghe" không?
Đón đọc: Phúc Trình của nhóm D nói tiếng Anh
Chương 1 – Làm người trẻ hôm nay
Sợ hãi
• Chương 1 thảo luận rất nhiều về sự sợ hãi: tham nhũng, ma túy, việc làm. Đây là toàn bộ lãnh vực để nói đến.
11-13: Gia đình
• Loại gia đình họ được nuôi dưỡng là điều rất quan trọng. Các gia đình ở thế giới phương Tây đang thu nhỏ về mặt sinh suất. Cần phải tập trung vào việc làm mẹ, làm cha, dành thì giờ một cách rộng lượng với con cái của họ.
• Một thách thức quan trọng mà chúng ta gặp phải: số lượng thanh niên xuất thân từ các gia đình cha mẹ đơn độc. Trong một số xã hội, số này khá cao. Thiếu kiến thức về việc làm mẹ hoặc làm cha (ý nghĩa của nó). Điều này tạo ra nhiều thách thức cho người trẻ khi họ lớn hơn. Điều này có trong tài liệu hay không?
• Thừa tác vụ gia đình là một lãnh vực đầy thách đố để chúng ta dấn thân vào. Cha mẹ muốn kiếm tiền để hỗ trợ con cái của họ. Nếu chúng ta bảo họ ở nhà nhiều hơn, lời nói của chúng ta không được đón nhận cho lắm.
• Người trẻ đồng ý với tính trung tâm của gia đình, nhưng chúng ta cần cả một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ. Nếu chúng ta có thể tạo ra các cộng đồng biết hỗ trợ các gia đình, thì các gia đình có thể làm tốt hơn trong việc cung cấp cuộc sống tốt đẹp cho con cái họ.
• Giáo Hội phải là một gia đình. Ở các nước phát triển, chúng ta có xu hướng biến nhà thờ thành một thánh lễ trong 1 giờ vào cuối tuần.
◦ Ukraine đang trải qua một cuộc "giải phóng". Vài năm trước, họ nhận thấy một cuộc khủng hoảng lớn trong các gia đình. Một nửa số gia đình thất bại. Nhiều người cha lên đường qua Tây Âu kiếm việc làm, gửi tiền về nhà: người trẻ có tiền nhưng không có giáo dục (những người được gọi là "mồ côi về xã hội"). Giáo hội có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ ngày nay? Đối với nhiều người, nó chỉ có nghĩa là một tòa nhà thánh thiêng, không phải là một cộng đồng. Họ có các nhà thờ và cha xứ, nhưng không có các giáo xứ. Giáo Hội Công Giáo Ukraine sống sót thời Xô Viết bởi vì nó là một cộng đồng, một dân tộc, thậm chí không có một tòa nhà. Giờ đây, người Công Giáo rất hấp dẫn vì có một cộng đồng. Chiến tranh đang tạo ra thứ rối loạn hậu chấn thương (PTSD) nơi giới trẻ. Chúng ta cần giáo hội trở thành nơi của gia đình, của các mối liên hệ nhân bản.
• Các cộng đồng của chúng ta phải là các cộng đồng chia sẻ. Ngay cả việc chia sẻ vật chất, như trong sách Công Vụ Tông Đồ. Các cộng đồng căn bản nhỏ là cơ hội để chia sẻ hỗ tương các mối quan tâm vật chất và tinh thần. Có một số sáng kiến tạo ra các nhóm nhỏ, như Con Đường Tân Dự Tòng (Neo-catechumenal Way).
• Chúng ta có rất nhiều điều để học hỏi từ các cộng đồng di dân (một giám mục từ Hoa Kỳ nói như thế). Các gia đình cảm thấy nhu cần phải đến với nhau và hỗ trợ lẫn nhau, nhưng đôi khi họ bị bác bỏ vì điều đó!
• Một trong những việc gom nhóm nhanh nhất trong giáo hội là các tân phong trào. Những nhóm phát triển nhất là những nhóm nơi các gia đình và các nhóm gia đình đến với nhau như các đơn vị.
• Ở Namibia, có vấn đề trẻ em trở thành cha mẹ (14 hoặc 15 tuổi).
• Anh chị em thường là “người lớn” quan trọng nhất trong cuộc đời một người trẻ.
• Ở Myanmar, thanh niên đi xa - làng chỉ có con nít và người già.
• # 11: bạn muốn nói gì khi nói đến một gia đình truyền thống? Nên giải thích thuật ngữ này.
◦ Có phải nó có nghĩa là gia đình hạt nhân? Một gia đình rộng lớn hơn? Một gia đình với một người đàn ông đứng đầu?
◦ Điều này có phát xuất từ bối cảnh châu Phi, nơi nó có nghĩa là gia đình mở rộng?
◦ Có phải nó đang được sử dụng để phản đối các gia đình “phi truyền thống” không?
◦ Cha mẹ đơn độc? Bà nội bà ngoại?
• Giáo hội có thể cung cấp những gì còn thiếu trong gia đình - cần một mô thức (modus), có lẽ thêm vào # 12
• gia đình kết hôn hỗn hợp và sự chuyển giao (transmission) gia đình - không hề được đề cập
14 & 15: các mối liên hệ liên thế hệ
• Đức Giáo Hoàng Phanxicô coi tuổi trẻ và người già cả hai như bị “vứt bỏ”. Chúng ta cần tìm cách mang họ lại với nhau. Việc này có lợi cho cả hai phía.
• Thường thì tuổi trẻ có mối liên hệ tốt với người lớn tuổi hơn, họ gặp khó khăn với nhóm 40-60. Thế hệ già hơn dường như là thế hệ lắng nghe tốt hơn. Trong đời sống tôn giáo, một cộng đồng đặc thù luôn bao gồm các chị em lớn tuổi hơn vì họ là những người ngồi đó và lắng nghe.
• Kinh nghiệm của người trẻ: mối liên hệ với người lớn tuổi sẽ tốt khi lớp người lớn tuổi này nhìn nhận nhu cầu và có khả năng lắng nghe người trẻ. Bất kể tuổi tác, khả năng có đối thoại và trò chuyện là chìa khóa cho mối liên hệ liên thế hệ tốt đẹp.
• Trong bối cảnh châu Á, một giám mục nói rằng ngài chưa bao giờ thấy những căn nhà dành cho người cao niên. Những người lớn tuổi hơn được "nhận nuôi" trong các gia đình.
• Ở châu Âu, không có ai bắc cầu giữa người già và người trẻ. Mỗi phía dường như cô lập đối với nhau.
• Ở Nam Phi, thường có một bà ngoại hay bà nội thay thế cha mẹ (có lẽ cha mẹ đã chết). Các bà ngoại bà nội này thường nói rằng họ không được đánh giá cao bất chấp các hy sinh của họ.
• Tại Kerala, nhà dành cho tuổi già thường được áp đặt bởi nhu cầu liên quan đến việc làm (ví dụ: công nhân di dân không thể ở gần cha mẹ).
16-18: Các lựa chọn đời sống
• điều này nghe có vẻ giống như ngôn ngữ của một cuốn sách giáo dục, mà không nhắc nhiều đến Thiên Chúa
• không đề cập gì đến sự can thiệp của Thiên Chúa trong đời sống tuổi trẻ
• không lắng nghe Thiên Chúa trong việc thực hiện các lựa chọn của đời sống
19-21: Giáo dục
• Ở Myanmar, trẻ em thường phải làm việc để nuôi sống gia đình, vì vậy chúng không được học hành.
• Zimbabwe: Các tôn giáo khác đang tối đa hóa giáo dục. Những người không có khả năng trả học phí được nhử vào các trường học qua ngả trả học phí. Các trường Công Giáo của chúng ta đã trở nên học thuật nhiều hơn và là nơi để đào tạo theo triết lý sống Công Giáo.
• Nigeria: Trong khi lớn lên, cha mẹ học miễn phí, nhưng nhiều người không thể đi học vì nó quá đắt. Giáo hội có thể làm cho các trường Công Giáo có học phí phải chăng không? Hoặc gây quỹ cho những người không thể trả học phí? Cho những người không có đầu óc học thuật nhưng có kỹ năng. Các giáo hội Ngũ Tuần trả tiền cho các dịch vụ đòi phải có kỹ năng - họ hứa việc làm, chỗ ở, thực phẩm, một nơi để phát triển và bán kỹ năng (nên họ nhận cả việc thiện nguyện vì nhiều lợi ích khác). Các trường Công Giáo được xây bằng các đóng góp của tín hữu, nhưng chỉ các trẻ em của giới ưu tú mới có thể học ở những trường đó.
• Đức thượng phụ: giáo dục có thể được sử dụng để cổ vũ một hình thức thao túng, và về phương diện hoàn cầu, chúng ta đang thấy điều này - giáo dục bị biến thành dụng cụ để thao túng con người ngày nay - vì vậy chúng ta thấy xu hướng loại trừ sự hiện diện của giáo hội
• không hề nhắc đến việc chăm sóc mục vụ và hướng dẫn tâm linh như một phần của bối cảnh đào tạo; có thể đề cập đến các ban tuyên úy hay không, ví dụ: các trung tâm Newman (xem 147-148)
• Các trường học tại nhà - một mô hình phát xuất từ Mỹ.
◦ Hoa Kỳ có nhiều trẻ học tại nhà – các giám mục ở Hoa Kỳ không thống nhất, vì việc học ở nhà có thể có cơ sở ý thức hệ - trẻ em có thể có các nhu cầu đặc biệt
◦ các cha mẹ có đủ tư cách để dạy con cái ở nhà hay không?
23: Việc làm và nghề nghiệp
• cũng có thể liên quan đến rất nhiều cuộc di dân nội bộ
• phong trào thiện nguyện cần được bao gồm như một chủ đề, vì một số người phụ thuộc vào những gì họ nhận được từ phong trào thiện nguyện - việc thiện nguyện trong giáo hội phải sinh hoa trái trong giáo hội
26: Kinh nghiệm và các loại ngôn ngữ
• Ngôn ngữ thực sự không được đề cập ở đây! Chúng tôi sẽ gọi đó là trải nghiệm và các hình thức diễn đạt
28: Dấn thân và tham gia xã hội
• Trong khi người trẻ có thể thấy các thất bại về phía tiên tri của Giáo Hội, một cách tích cực hơn họ muốn thấy giáo hội như nơi chốn của trung thực, an toàn, và không thiên vị
29-30: Linh đạo và lòng sùng đạo
• Chúa Thánh Thần không hề được nhắc đến - điều này có phản ánh thực tại hay không? Một “modus” (mô thức?) có nên được đặt ở nơi khác trong tài liệu không? - ở Indonesia Chúa Thánh Thần nên được đề cập - những phong trào mới mạnh mẽ nhắc đến Chúa Thánh Thần - cần một “modus” cho phần này
• không đề cập đến các phái tôn giáo hay bán tôn giáo
• cũng nên nói đến cách tìm được sự tự thể hiện chính bản thân mình về phương diện tâm lý học
• Chúa Giêsu là một nhà ảo thuật? mối liên hệ có tính mê tín với Người?
• Tìm ở đâu chỗ đứng của phụng vụ trong phần nói đến linh đạo và tôn giáo?
31-33: Người trẻ trong đời sống Giáo Hội
• khó tìm được không gian vì những người khác không dành chỗ cho họ
• giáo hội như một trường dạy việc làm môn đệ (cần một mô-thức có tính quy tắc sau này)
34-35: lục địa kỹ thuật số
• hãy nhớ rằng nhiều người trẻ không có khả năng truy cập internet!
• môi trường kỹ thuật số cho phép xiết bao các dạng phát biểu mới như trò chuyện, nhóm trực tuyến, nhắn tình (sexting)
• các phương tiện này có cho phép gặp gỡ những người mới và thực hiện các kết nối mới, tức sự đa dạng? hay chúng chỉ được sử dụng để tăng lực cho các tình bạn đã có, tức y như cũ (sameness)? sự y như cũ có thể cho phép một cuộc tiếp xúc đa dạng khi có sự quan tâm chung
63: Bên kia việc thế tục hóa
• Nghe thấy người trẻ là người tâm linh chứ không phải người tôn giáo – tâm linh không chỉ ở trong Giáo Hội mà ở cả trong xã hội nữa. Việc thế tục hóa không phải là điều chúng ta nên phản đối.
36-38: Âm nhạc và các hình thức diễn đạt nghệ thuật khác
• Cần đề cập đến Truyền Hình, Video và các trò chơi video
• Cần phân biệt người sản xuất và người tiêu dùng
39-40: Thế giới thể thao
• Vincent: những người lưu ý tới các nhân vật thể thao được coi như những người lãng phí thời gian của mình; nhưng giờ đây các giáo hội thệ phản đang thành lập các câu lạc bộ thể thao cho các thành viên của họ, được sử dụng như một hình thức cải đạo.
• Đánh cá: cờ bạc trên các môn thể thao
• Video chơi xì phé, các trò chơi đánh cá điện tử khác
• Sử dụng các môn thể thao để xây dựng nhân cách và xây dựng tinh thần đồng đội – MỘT “MODUS” SẼ ĐƯỢC THỰC HIỆN
• Các môn thể thao chuyên nghiệp như các đấu sĩ mới - khai thác những người có tài năng từ các quốc gia nghèo hơn
• Những người thích phối hợp các hoạt động thể lý và tinh thần, như: yoga - không có chỗ đứng trong giáo hội nào dành cho điều này
• Đức Hồng Y Coutts muốn được thấy một đoạn nói về thể thao như một điều vui chơi
Chương III - Trong nền văn hóa vứt bỏ
45-47: Thanh niên di dân
• cần chú ý đặc biệt đến những người trong các trại tị nạn
• Giám mục Myanmar: những người di tản nội bộ cũng nên được đưa vào; nó không hoàn toàn cùng là một việc y như nhau
48: Các nguồn kỳ thị khác nhau
• chúng ta nên thêm vị thế pháp lý và quốc tịch như một nguồn kỳ thị
• chúng ta nên thêm tuổi trẻ khuyết tật như một nguồn kỳ thị
Chương IV – Các thách thức nhân học và văn hóa
52-53: Cơ thể, cảm giới và tính dục
• Chúng ta nên đề cập đến chủ nghĩa nhân biến (transhumanism)
• cần phải thêm việc phẫu thuật thẩm mỹ vào khái niệm (“modus” đã gửi đi)
• chúng ta cần đảm bảo biết rõ ràng rằng những người trẻ không đồng ý với giáo hội về tình dục vẫn là thành viên của giáo hội
• “kinh nghiệm cực độ” có nghĩa là gì? thể thao cực độ? hoạt động tình dục cực độ? Ma túy cực độ? cũng cần phải đề cập đến áp lực xã hội
58-60: Không đồng tình với các định chế
• tại sao quá ít nhắc đến các hình thức tham gia mới? chẳng hạn như các mạng lưới hỗ trợ xã hội?
61: Tê liệt ra quyết định, vv
• Tiêu đề phải được làm cho rõ hơn để cho thấy nó phản ánh các quyết định dài hạn. Không có sự tê liệt đối với các quyết định ngắn hạn.
Chương V Tiêu đề
• Chương này không chỉ là về việc lắng nghe, vì vậy tiêu đề cần được sửa đổi
65: Việc khó lắng nghe
• Vấn đề không chỉ là lắng nghe người trẻ; nhiều người muốn Giáo hội lắng nghe!
• Làm thế nào chúng ta có thể tạo ra một nền văn hóa lắng nghe trong Giáo Hội?
• Chúng ta cần lắng nghe để dấn thân – bố trí "lắng nghe ra sao" cho một phần sau này, ví dụ: lắng nghe một cách tương cảm, mà chúng ta đã làm nhưng có thể làm nhiều hơn
• Thầy Alois: "lắng nghe với nhân loại" là điều người ta thấy rất nhiều ở Taizé - chúng ta có thể có một "thừa tác vụ lắng nghe" không?
Đón đọc: Phúc Trình của nhóm D nói tiếng Anh