Chỉ còn mấy ngày nữa, Thượng Hội Đồng về tuổi trẻ sẽ chính thức khai mạc tại Vatican, bất chấp một số lời kêu gọi hủy bỏ nó trong mấy ngày gần đây sau khi nổ tung những lời tố cáo cấp lãnh đạo cao cấp của Giáo Hội che đậy các lạm dụng tình dục.
Ngày 15 tháng Chín vừa qua, Tòa Thánh đã công bố danh sách đầy đủ các vị sẽ tham dự Thượng Hội Đồng này cùng với Đức Phanxicô. Danh sách này bao gồm chừng 300 Hồng Y, giám mục, linh mục, tu sĩ và tham dự viên giáo dân đại diện mọi vùng trên thế giới, phần lớn do các Hội Đồng Giám Mục đề cử (151 vị) và 39 vị do Đức Phanxicô đề cử. Ngoài ra, mọi vị đứng đầu các bộ và tương đương của Tòa Thánh sẽ tham dự, các dự thính viên, các đại diện các giáo hội Đông Phương và đại diện Liên Hiệp các Bề Trên Cả. Ấy là chưa kể 15 thành viên của hội đồng tổ chức Thượng Hội Đồng, do các tham dự viên tại lúc kết thúc Thượng Hội Đồng năm 2015 bầu ra.
Các vị do Đức Phanxicô đề cử không những đại diện cho quan tâm của ngài đối với các vấn đề xã hội và các khu ngoại vi hoàn cầu, mà còn cả các đồng minh của ngài nữa.
Thực vậy, họ là các Hồng Y Reinhard Marx của Munich và là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Đức; Blase Cupich của Chicago; Joseph Tobin của Newark, NJ (sẽ không tham dự), và Angelo De Donatis, Phó Giám Mục Rôma, tất cả, trừ Hồng Y Marx, nhận mũ đỏ từ Đức Phanxicô. Nhưng tất cả được coi như thân tín cận kề của ngài.
Hai người được đề cử đáng để ý khác là Cha Antonio Spadaro, giám đốc tập san của Dòng Tên La Civilta’ Cattolica và là bạn thân của Đức Phanxicô, và Cha Michael Czerny, phó tổng thư ký phân bộ di dân và tị nạn của Bộ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện, do chính Đức Phanxicô trực tiếp giám sát.
Người ta cũng lưu ý tới những vị được Đức Giáo Hoàng trao mũ đỏ gần đây thuộc các giáo phận nhỏ hay “tăm tối” vì ít giáo dân hoặc đang gặp khó khăn như Hồng Y Charles Bo của Yangon, Miến Điện; Hồng Y John Ribat của Port Moresby, Papua New Guinea; Hồng Y Luis-Marie Ling Mangkhanekhoun, giám quản tông tòa Ventiane, Laos...
Nổi bật về khía cạnh các vấn đề xã hội có Cha Robert Stark, giám đốc văn phòng Tông Đồ Xã Hội ở Honolulu, và Cha Giacomo Costa, giám đốc Tập San Aggiornamenti Sociali, Chủ Tịch “San Fedele Cultural Foundation” và Phó Chủ Tịch “Carlo Maria Martini Foundation.”
Dĩ nhiên có những vị hoạt động trực tiếp trong các thừa tác vụ tuổi trẻ, tại Vatican, tại các cơ quan học thuật hay tại các giáo phận như Cha Alexandre Awi Mello, thư ký Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống; Cha Rossano Sala, giáo sư mục vụ tuổi trẻ tại Giáo Hoàng Đại Học Salesian và giám đốc của tập san tiếng Ý Note di Pastorale Giovanile.
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cử các vị sau tham dự Thượng Hội Đồng: Hồng Y Daniel N.Dinardo, Chủ Tịch Hội Đồng, Tổng Giám Mục Jose H. Gomez, Phó Chủ Tịch Hội Đồng, Đức Cha Frank J. Caggiano, giám mục Bridgeport, Connecticut; Đức Cha Robert E. Barron, Giám Mục Phụ Tá của Los Angeles.
Ngoài số thành viên có quyền bỏ phiếu, Đức Phanxicô còn đề cử các “cộng tác viên” và “quan sát viên”, trong đó có 30 phụ nữ và người trẻ. Họ được tham gia các cuộc thảo luận nhưng không có quyền bỏ phiếu.
Với nhân sự như trên và nhất là quyền được tự do đề cử ủy ban soạn thảo tường trình cuối cùng, Đức Phanxicô chắc chắn sẽ hướng Thượng Hội Đồng về người trẻ lần này đi sát các nguyên tắc của ngài hơn Thượng Hội Đồng về gia đình vừa qua.
Cuộc tranh luận của hai vị gáo phẩm cao cấp của Giáo Hội Hoa Kỳ
Như mọi người đã biết, gần đây Đức Tổng Giám Mục Chaput của Philadelphia có cho đăng tải ý kiến của một thần học gia nặc danh chỉ trích Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng về giới trẻ và lên tiếng yêu cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô hủy bỏ Thượng Hội Đồng vì cho rằng trong bầu khí khủng hoảng lạm dụng tình dục và che đậy nó hiện nay, các giám mục không có đủ khả tín tính để nói về tuổi trẻ.
Lời kêu gọi ấy mặc nhiên bị Tòa Thánh bác bỏ khi cho công bố danh sách tham dự viên Thượng Hội Đồng. Còn các phê phán của thần học gia nặc danh thì sao? Cho đến nay, Văn Phòng Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng giữ hoàn toàn im lặng, không có bất cứ phản ứng nào. Nhưng một trong các vị giáo phẩm cao cấp nhất của Giáo Hội Hoa Kỳ và là người được Đức Giáo Hoàng đề cử làm thành viên Thượng Hội Đồng lần này, Hồng Y Cupich của Chicago, đã lên tiếng thay và được Tổng Giám Mục Chaput “đáp lễ”.
Theo Christopher White của tạp chí Crux, lời qua tiếng lại của hai vị giáo phẩm Hoa Kỳ được đăng tải trên tờ First Things, một tờ báo bảo thủ viết về tôn giáo.
Nên biết thần học gia nặc danh được Tổng Giám Mục Chaput đăng tải ý kiến cho rằng Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng về tuổi trẻ quá chú trọng tới các yếu tố văn hóa xã hội và không lưu tâm đủ tới các vấn đề tôn giáo và luân lý. Bốn phạm vi trong Tài Liệu Làm Việc bị thần học gia này phê phán là: “không nắm được cách thỏa đáng thẩm quyền thiêng liêng của Giáo Hội”, “Một nền nhân thần học phiến diện”, “Một quan niệm duy tương đối về ơn gọi” và “một cách hiểu nghèo nàn về niềm vui Kitô Giáo”.
Ngoài ra, thần học gia trên còn cho hay: có những quan tâm thần học nghiêm trọng khác nữa, trong đó, có sự hiểu sai về lương tâm và vai trò của nó trong đời sống luân lý; một nhị phân sai lầm giữa chân lý và tự do; một tương đương sai lầm giữa đối thoại với tuổi trẻ đồng tính và đổi tính (LGBT) và đối thoại đại kết; và một bàn luận thiếu sót về tai tiếng lạm dụng.
Trong lá thư gửi cho các biên tập viên tờ First Things, công bố thứ Sáu vừa qua, Hồng Y Cupich cho rằng lời phê phán trên đại diện cho một sự thiếu hiểu biết tồi tệ về giáo huấn của huấn quyền. Tác giả ấy đã “làm sai lạc sự thật” và “tường trình sai lạc” bằng cách lựa lọc một số phần mà không đặt chúng vào ngữ cảnh rộng lớn hơn của toàn bộ tài liệu, một tài liệu có tới 30,000 chữ.
Ngoài ra, Hồng Y Cupich còn cho rằng thần học gia kia khinh thị các vấn đề do các hội đồng giám mục khắp thế giới nêu lên và được Tài Liệu Làm Việc dựa vào.
Ngài cũng phê bình việc dùng “lời chỉ trích nặc danh” vì điều này không dẫn tới một cuộc tranh luận lành mạnh. Ngài viết, “viễn kiến già dặn của Donum Veritatis (“Về Ơn Gọi của Thần Học Gia trong Giáo Hội”) nói đến cuộc đối thoại công khai và thẳng thắn để tìm ra sự thật, quảng đại trong tinh thần, hợp tình hợp lý trong phê phán và quân bình trong giọng điệu. Việc phê bình nặc danh công bố trên First Things bác bỏ các yếu tố này, thay thế bằng lực lọc, khinh thị, và triển khai các sự thật phiến diện để làm hoang mang sự trọn vẹn của sự thật”.
Hồng Y Cupich kết luận bằng cách trích dẫn Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo Dignitatis Humanae, của Công Đồng Vatican II, được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trích dẫn trong thông điệp Ut Unum Sint năm 1995:
“Sự thật... phải được tìm kiếm một cách thích đáng đối với phẩm giá của con người nhân bản và bản chất xã hội của họ. Việc tìm kiếm này phải tự do, thực hiện với sự trợ giúp của dạy dỗ hay huấn giáo, thông đạt và đối thoại, trong đó, người ta giải thích cho nhau sự thật mà chính họ đã khám phá ra, hoặc nghĩ mình đã khám phá ra, ngõ hầu nhờ thế, giúp đỡ nhau trong việc tìm ra sự thật. Hơn nữa, trong khi sự thật được khám phá ra, thì các cá nhân phải triệt để tôn trọng nó bằng một nhất trí bản thân”.
Ngài viết thêm: “điều cần là quan tâm tới Giáo Hội, một quan tâm được sinh động hóa nhờ tình yêu và sự thật. Điều cần thiết là tinh thần công đồng mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã biến thành tâm điểm của giờ phút đối thoại và giáo huấn sắp tới của Giáo Hội trong việc tìm ra các cách thế đem Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô đến cho các thế hệ kế tiếp”.
Trong thư trả lời của ngài, Đức Tổng Giám Mục Chaput nói rằng lời chỉ trích nặc danh được ngài chọn để đăng tải là lời chỉ trích bác ái nhất, nhiều lời khác dài hơn và không bác ái bằng.
Theo ngài, Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng luôn, hay ít nhất, nên là một tài liệu còn đang diễn biến, sẵn sàng để được thảo luận và điều chỉnh bởi các nghị phụ. Do đó, ngài chờ mong tinh thần này trong Thượng Hội Đồng sắp tới.
Ngài đồng ý rằng các nguồn nặc danh là điều có thể đáng tiếc, nhưng ngài quyết định cho đăng tải vì “môi trường độc hại hiện nay ở nhiều công đồng học thuật khiến việc này trở nên cần thiết”.
Sau đây là nguyên văn thư Hồng Y Cupich gửi First Things và thư phúc đáp của Tổng Giám Mục Chaput
Kính gửi các biên tập viên:
Việc sử dụng ngày càng gia tăng các lời chỉ trích nặc danh trong xã hội Mỹ không nhất thiết góp phần vào cuộc bàn luận công cộng lành mạnh, nhưng trên thực tế có thể làm nó xói mòn. Vì lý do này, lời phê phán vô danh đối với Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội đồng năm 2018, được công bố bởi First Things ngày 21 tháng 9 năm 2018, đặt ra nhiều câu hỏi chủ yếu về bản chất của cuộc đối thoại thần học trong Giáo hội chúng ta và bản chất có vấn đề của một số hình thức nặc danh. Nó cũng đặt ra nhiều câu hỏi căn bản về lý do tại sao First Things lại công bố một phê phán nặc danh như vậy.
Viễn kiến già dặn của Donum Veritatis (“Về Ơn Gọi của Thần Học Gia trong Giáo Hội”) nói đến cuộc đối thoại công khai và thẳng thắn để tìm ra sự thật, quảng đại trong tinh thần, hợp tình hợp lý trong phê phán và quân bình trong giọng điệu. Việc phê bình nặc danh công bố trên First Things bác bỏ các yếu tố này, thay thế bằng lựa lọc, khinh thị, và triển khai các sự thật phiến diện để làm hoang mang sự trọn vẹn của sự thật. Tệ hơn nữa, bản này bóp méo sự thật ở nhiều điểm và cho thấy sự khinh thị đối với các vấn đề được các hội đồng giám mục thế giới nêu lên và được Tài Liệu Làm Việc dựa vào.
Ví dụ:
Lời phê bình đại diện cho một sự thiếu hiểu biết tồi tệ về giáo huấn của huấn quyền khi khẳng định rằng: “Toàn bộ tài liệu được giả thiết trên niềm tin cho rằng vai trò chính của huấn quyền Giáo hội là 'lắng nghe'". Tuy nhiên, có bảy tham chiếu đối với giáo huấn của huấn quyền trong tài liệu (xem các số 53, 87, 115, 193). Sự quan tâm đến việc lắng nghe chính vì để giáo huấn được tiếp nhận cách hữu hiệu (xem thảo luận ở số 53).
Ngoài ra, lời phê bình làm sai lệch sự thật khi tác giả tập trung duy nhất vào đoạn 144, dựa vào sự trá ngụy cho rằng sự vắng mặt của một vấn đề trong một đoạn có nghĩa là nó vắng mặt trong toàn bộ tài liệu. Tác giả nặc danh viết: "Tuy nhiên, không đâu nó lưu ý đến việc cũng phải khai triển ở đấy một cách hết sức chắc chắn quan điểm này là có một Thiên Chúa, Người yêu thương họ, và Người mong muốn sự thiện vĩnh cửu của họ". Thế nhưng, Tài Liệu có khuyên chúng ta chạy tới với các hoạt động đa dạng của Thiên Chúa 78 lần.
Rồi phần nói về chủ nghĩa duy tự nhiên và sự vắng mặt của linh hồn; lại nhiều điển hình nữa về việc tường trình sai lạc. Tài liệu đề cập đến cơ thể hoặc mang cơ thể trong 20 dịp nhưng đề cập đến tinh thần 71 lần.
Tôi sẽ kết thúc bằng một trích dẫn từ Tuyên Ngôn về Tự do tôn giáo Dignitatis Humanae, số 3 của Công đồng Vatican II, mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trích dẫn trong đoạn 32 của Ut Unum Sint: “Như Tuyên Ngôn của Công đồng về Tự do Tôn giáo khẳng định: 'Sự thật... phải được tìm kiếm một cách tương xứng với phẩm giá của con người nhân bản và bản chất xã hội của họ. Việc tìm kiếm này phải tự do, thực hiện với sự trợ giúp của dạy dỗ hay huấn giáo, thông đạt và đối thoại, trong đó, người ta giải thích cho nhau sự thật mà chính họ đã khám phá ra, hoặc nghĩ mình đã khám phá ra, ngõ hầu nhờ thế, giúp đỡ nhau trong việc tìm ra sự thật. Hơn nữa, trong khi sự thật được khám phá ra, thì các cá nhân phải triệt để tôn trọng nó bằng một nhất trí bản thân”.
Điều cần là quan tâm tới Giáo Hội, một quan tâm được sinh động hóa nhờ tình yêu và sự thật. Điều cần thiết là tinh thần công đồng mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã biến thành tâm điểm của giờ phút đối thoại và giáo huấn sắp tới của Giáo Hội trong việc tìm ra các cách thế đem Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô đến cho các thế hệ kế tiếp.
Hồng Y Blase J. Cupich
Tổng Giám Mục Chicago
Phúc đáp của Tổng Giám Mục Chaput:
Tôi rất biết ơn Hồng Y Cupich vì những bình luận hữu ích của ngài, và như tôi đã trình bầy trong những nhận xét ban đầu của tôi, "người khác có thể không đồng ý" với sự phê phán Tài Liệu Làm Việc mà tôi đã trích dẫn. Tôi thì không. Thực thế, lời phê bình tôi đã chọn là một trong những lời bác ái nhất tôi nhận được từ các học giả; những lời khác dài hơn, thấu đáo hơn và kém dịu dàng hơn khi đánh giá bản văn 33,000 hạn từ. Nhưng điều này không có gì bất thường cả. Tài Liệu Làm Việc của một Thượng Hội Đồng luôn luôn - và ít nhất, nên luôn là một tài liệu còn đang diễn biến, sẵn sàng để được thảo luận và điều chỉnh bởi các nghị phụ. Tôi tin chắc chúng ta có thể tin tưởng vào diễn trình này trong cuộc tranh luận tại Thượng Hội Đồng sắp tới. Còn về tính chất nặc danh của lời phê phán: Tôi chắc chắn đồng ý với Đức Hồng Y rằng các nguồn nặc danh có thể đáng tiếc. Nhưng môi trường độc hại trong nhiều cộng đồng học thuật của chúng ta khiến chúng trở nên cần thiết.
Charles J. Chaput, O.F.M. Cap.
Tổng Giám Mục Philadelphia
Ngày 15 tháng Chín vừa qua, Tòa Thánh đã công bố danh sách đầy đủ các vị sẽ tham dự Thượng Hội Đồng này cùng với Đức Phanxicô. Danh sách này bao gồm chừng 300 Hồng Y, giám mục, linh mục, tu sĩ và tham dự viên giáo dân đại diện mọi vùng trên thế giới, phần lớn do các Hội Đồng Giám Mục đề cử (151 vị) và 39 vị do Đức Phanxicô đề cử. Ngoài ra, mọi vị đứng đầu các bộ và tương đương của Tòa Thánh sẽ tham dự, các dự thính viên, các đại diện các giáo hội Đông Phương và đại diện Liên Hiệp các Bề Trên Cả. Ấy là chưa kể 15 thành viên của hội đồng tổ chức Thượng Hội Đồng, do các tham dự viên tại lúc kết thúc Thượng Hội Đồng năm 2015 bầu ra.
Các vị do Đức Phanxicô đề cử không những đại diện cho quan tâm của ngài đối với các vấn đề xã hội và các khu ngoại vi hoàn cầu, mà còn cả các đồng minh của ngài nữa.
Thực vậy, họ là các Hồng Y Reinhard Marx của Munich và là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Đức; Blase Cupich của Chicago; Joseph Tobin của Newark, NJ (sẽ không tham dự), và Angelo De Donatis, Phó Giám Mục Rôma, tất cả, trừ Hồng Y Marx, nhận mũ đỏ từ Đức Phanxicô. Nhưng tất cả được coi như thân tín cận kề của ngài.
Hai người được đề cử đáng để ý khác là Cha Antonio Spadaro, giám đốc tập san của Dòng Tên La Civilta’ Cattolica và là bạn thân của Đức Phanxicô, và Cha Michael Czerny, phó tổng thư ký phân bộ di dân và tị nạn của Bộ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện, do chính Đức Phanxicô trực tiếp giám sát.
Người ta cũng lưu ý tới những vị được Đức Giáo Hoàng trao mũ đỏ gần đây thuộc các giáo phận nhỏ hay “tăm tối” vì ít giáo dân hoặc đang gặp khó khăn như Hồng Y Charles Bo của Yangon, Miến Điện; Hồng Y John Ribat của Port Moresby, Papua New Guinea; Hồng Y Luis-Marie Ling Mangkhanekhoun, giám quản tông tòa Ventiane, Laos...
Nổi bật về khía cạnh các vấn đề xã hội có Cha Robert Stark, giám đốc văn phòng Tông Đồ Xã Hội ở Honolulu, và Cha Giacomo Costa, giám đốc Tập San Aggiornamenti Sociali, Chủ Tịch “San Fedele Cultural Foundation” và Phó Chủ Tịch “Carlo Maria Martini Foundation.”
Dĩ nhiên có những vị hoạt động trực tiếp trong các thừa tác vụ tuổi trẻ, tại Vatican, tại các cơ quan học thuật hay tại các giáo phận như Cha Alexandre Awi Mello, thư ký Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống; Cha Rossano Sala, giáo sư mục vụ tuổi trẻ tại Giáo Hoàng Đại Học Salesian và giám đốc của tập san tiếng Ý Note di Pastorale Giovanile.
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cử các vị sau tham dự Thượng Hội Đồng: Hồng Y Daniel N.Dinardo, Chủ Tịch Hội Đồng, Tổng Giám Mục Jose H. Gomez, Phó Chủ Tịch Hội Đồng, Đức Cha Frank J. Caggiano, giám mục Bridgeport, Connecticut; Đức Cha Robert E. Barron, Giám Mục Phụ Tá của Los Angeles.
Ngoài số thành viên có quyền bỏ phiếu, Đức Phanxicô còn đề cử các “cộng tác viên” và “quan sát viên”, trong đó có 30 phụ nữ và người trẻ. Họ được tham gia các cuộc thảo luận nhưng không có quyền bỏ phiếu.
Với nhân sự như trên và nhất là quyền được tự do đề cử ủy ban soạn thảo tường trình cuối cùng, Đức Phanxicô chắc chắn sẽ hướng Thượng Hội Đồng về người trẻ lần này đi sát các nguyên tắc của ngài hơn Thượng Hội Đồng về gia đình vừa qua.
Cuộc tranh luận của hai vị gáo phẩm cao cấp của Giáo Hội Hoa Kỳ
Như mọi người đã biết, gần đây Đức Tổng Giám Mục Chaput của Philadelphia có cho đăng tải ý kiến của một thần học gia nặc danh chỉ trích Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng về giới trẻ và lên tiếng yêu cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô hủy bỏ Thượng Hội Đồng vì cho rằng trong bầu khí khủng hoảng lạm dụng tình dục và che đậy nó hiện nay, các giám mục không có đủ khả tín tính để nói về tuổi trẻ.
Lời kêu gọi ấy mặc nhiên bị Tòa Thánh bác bỏ khi cho công bố danh sách tham dự viên Thượng Hội Đồng. Còn các phê phán của thần học gia nặc danh thì sao? Cho đến nay, Văn Phòng Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng giữ hoàn toàn im lặng, không có bất cứ phản ứng nào. Nhưng một trong các vị giáo phẩm cao cấp nhất của Giáo Hội Hoa Kỳ và là người được Đức Giáo Hoàng đề cử làm thành viên Thượng Hội Đồng lần này, Hồng Y Cupich của Chicago, đã lên tiếng thay và được Tổng Giám Mục Chaput “đáp lễ”.
Theo Christopher White của tạp chí Crux, lời qua tiếng lại của hai vị giáo phẩm Hoa Kỳ được đăng tải trên tờ First Things, một tờ báo bảo thủ viết về tôn giáo.
Nên biết thần học gia nặc danh được Tổng Giám Mục Chaput đăng tải ý kiến cho rằng Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng về tuổi trẻ quá chú trọng tới các yếu tố văn hóa xã hội và không lưu tâm đủ tới các vấn đề tôn giáo và luân lý. Bốn phạm vi trong Tài Liệu Làm Việc bị thần học gia này phê phán là: “không nắm được cách thỏa đáng thẩm quyền thiêng liêng của Giáo Hội”, “Một nền nhân thần học phiến diện”, “Một quan niệm duy tương đối về ơn gọi” và “một cách hiểu nghèo nàn về niềm vui Kitô Giáo”.
Ngoài ra, thần học gia trên còn cho hay: có những quan tâm thần học nghiêm trọng khác nữa, trong đó, có sự hiểu sai về lương tâm và vai trò của nó trong đời sống luân lý; một nhị phân sai lầm giữa chân lý và tự do; một tương đương sai lầm giữa đối thoại với tuổi trẻ đồng tính và đổi tính (LGBT) và đối thoại đại kết; và một bàn luận thiếu sót về tai tiếng lạm dụng.
Trong lá thư gửi cho các biên tập viên tờ First Things, công bố thứ Sáu vừa qua, Hồng Y Cupich cho rằng lời phê phán trên đại diện cho một sự thiếu hiểu biết tồi tệ về giáo huấn của huấn quyền. Tác giả ấy đã “làm sai lạc sự thật” và “tường trình sai lạc” bằng cách lựa lọc một số phần mà không đặt chúng vào ngữ cảnh rộng lớn hơn của toàn bộ tài liệu, một tài liệu có tới 30,000 chữ.
Ngoài ra, Hồng Y Cupich còn cho rằng thần học gia kia khinh thị các vấn đề do các hội đồng giám mục khắp thế giới nêu lên và được Tài Liệu Làm Việc dựa vào.
Ngài cũng phê bình việc dùng “lời chỉ trích nặc danh” vì điều này không dẫn tới một cuộc tranh luận lành mạnh. Ngài viết, “viễn kiến già dặn của Donum Veritatis (“Về Ơn Gọi của Thần Học Gia trong Giáo Hội”) nói đến cuộc đối thoại công khai và thẳng thắn để tìm ra sự thật, quảng đại trong tinh thần, hợp tình hợp lý trong phê phán và quân bình trong giọng điệu. Việc phê bình nặc danh công bố trên First Things bác bỏ các yếu tố này, thay thế bằng lực lọc, khinh thị, và triển khai các sự thật phiến diện để làm hoang mang sự trọn vẹn của sự thật”.
Hồng Y Cupich kết luận bằng cách trích dẫn Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo Dignitatis Humanae, của Công Đồng Vatican II, được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trích dẫn trong thông điệp Ut Unum Sint năm 1995:
“Sự thật... phải được tìm kiếm một cách thích đáng đối với phẩm giá của con người nhân bản và bản chất xã hội của họ. Việc tìm kiếm này phải tự do, thực hiện với sự trợ giúp của dạy dỗ hay huấn giáo, thông đạt và đối thoại, trong đó, người ta giải thích cho nhau sự thật mà chính họ đã khám phá ra, hoặc nghĩ mình đã khám phá ra, ngõ hầu nhờ thế, giúp đỡ nhau trong việc tìm ra sự thật. Hơn nữa, trong khi sự thật được khám phá ra, thì các cá nhân phải triệt để tôn trọng nó bằng một nhất trí bản thân”.
Ngài viết thêm: “điều cần là quan tâm tới Giáo Hội, một quan tâm được sinh động hóa nhờ tình yêu và sự thật. Điều cần thiết là tinh thần công đồng mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã biến thành tâm điểm của giờ phút đối thoại và giáo huấn sắp tới của Giáo Hội trong việc tìm ra các cách thế đem Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô đến cho các thế hệ kế tiếp”.
Trong thư trả lời của ngài, Đức Tổng Giám Mục Chaput nói rằng lời chỉ trích nặc danh được ngài chọn để đăng tải là lời chỉ trích bác ái nhất, nhiều lời khác dài hơn và không bác ái bằng.
Theo ngài, Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng luôn, hay ít nhất, nên là một tài liệu còn đang diễn biến, sẵn sàng để được thảo luận và điều chỉnh bởi các nghị phụ. Do đó, ngài chờ mong tinh thần này trong Thượng Hội Đồng sắp tới.
Ngài đồng ý rằng các nguồn nặc danh là điều có thể đáng tiếc, nhưng ngài quyết định cho đăng tải vì “môi trường độc hại hiện nay ở nhiều công đồng học thuật khiến việc này trở nên cần thiết”.
Sau đây là nguyên văn thư Hồng Y Cupich gửi First Things và thư phúc đáp của Tổng Giám Mục Chaput
Kính gửi các biên tập viên:
Việc sử dụng ngày càng gia tăng các lời chỉ trích nặc danh trong xã hội Mỹ không nhất thiết góp phần vào cuộc bàn luận công cộng lành mạnh, nhưng trên thực tế có thể làm nó xói mòn. Vì lý do này, lời phê phán vô danh đối với Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội đồng năm 2018, được công bố bởi First Things ngày 21 tháng 9 năm 2018, đặt ra nhiều câu hỏi chủ yếu về bản chất của cuộc đối thoại thần học trong Giáo hội chúng ta và bản chất có vấn đề của một số hình thức nặc danh. Nó cũng đặt ra nhiều câu hỏi căn bản về lý do tại sao First Things lại công bố một phê phán nặc danh như vậy.
Viễn kiến già dặn của Donum Veritatis (“Về Ơn Gọi của Thần Học Gia trong Giáo Hội”) nói đến cuộc đối thoại công khai và thẳng thắn để tìm ra sự thật, quảng đại trong tinh thần, hợp tình hợp lý trong phê phán và quân bình trong giọng điệu. Việc phê bình nặc danh công bố trên First Things bác bỏ các yếu tố này, thay thế bằng lựa lọc, khinh thị, và triển khai các sự thật phiến diện để làm hoang mang sự trọn vẹn của sự thật. Tệ hơn nữa, bản này bóp méo sự thật ở nhiều điểm và cho thấy sự khinh thị đối với các vấn đề được các hội đồng giám mục thế giới nêu lên và được Tài Liệu Làm Việc dựa vào.
Ví dụ:
Lời phê bình đại diện cho một sự thiếu hiểu biết tồi tệ về giáo huấn của huấn quyền khi khẳng định rằng: “Toàn bộ tài liệu được giả thiết trên niềm tin cho rằng vai trò chính của huấn quyền Giáo hội là 'lắng nghe'". Tuy nhiên, có bảy tham chiếu đối với giáo huấn của huấn quyền trong tài liệu (xem các số 53, 87, 115, 193). Sự quan tâm đến việc lắng nghe chính vì để giáo huấn được tiếp nhận cách hữu hiệu (xem thảo luận ở số 53).
Ngoài ra, lời phê bình làm sai lệch sự thật khi tác giả tập trung duy nhất vào đoạn 144, dựa vào sự trá ngụy cho rằng sự vắng mặt của một vấn đề trong một đoạn có nghĩa là nó vắng mặt trong toàn bộ tài liệu. Tác giả nặc danh viết: "Tuy nhiên, không đâu nó lưu ý đến việc cũng phải khai triển ở đấy một cách hết sức chắc chắn quan điểm này là có một Thiên Chúa, Người yêu thương họ, và Người mong muốn sự thiện vĩnh cửu của họ". Thế nhưng, Tài Liệu có khuyên chúng ta chạy tới với các hoạt động đa dạng của Thiên Chúa 78 lần.
Rồi phần nói về chủ nghĩa duy tự nhiên và sự vắng mặt của linh hồn; lại nhiều điển hình nữa về việc tường trình sai lạc. Tài liệu đề cập đến cơ thể hoặc mang cơ thể trong 20 dịp nhưng đề cập đến tinh thần 71 lần.
Tôi sẽ kết thúc bằng một trích dẫn từ Tuyên Ngôn về Tự do tôn giáo Dignitatis Humanae, số 3 của Công đồng Vatican II, mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trích dẫn trong đoạn 32 của Ut Unum Sint: “Như Tuyên Ngôn của Công đồng về Tự do Tôn giáo khẳng định: 'Sự thật... phải được tìm kiếm một cách tương xứng với phẩm giá của con người nhân bản và bản chất xã hội của họ. Việc tìm kiếm này phải tự do, thực hiện với sự trợ giúp của dạy dỗ hay huấn giáo, thông đạt và đối thoại, trong đó, người ta giải thích cho nhau sự thật mà chính họ đã khám phá ra, hoặc nghĩ mình đã khám phá ra, ngõ hầu nhờ thế, giúp đỡ nhau trong việc tìm ra sự thật. Hơn nữa, trong khi sự thật được khám phá ra, thì các cá nhân phải triệt để tôn trọng nó bằng một nhất trí bản thân”.
Điều cần là quan tâm tới Giáo Hội, một quan tâm được sinh động hóa nhờ tình yêu và sự thật. Điều cần thiết là tinh thần công đồng mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã biến thành tâm điểm của giờ phút đối thoại và giáo huấn sắp tới của Giáo Hội trong việc tìm ra các cách thế đem Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô đến cho các thế hệ kế tiếp.
Hồng Y Blase J. Cupich
Tổng Giám Mục Chicago
Phúc đáp của Tổng Giám Mục Chaput:
Tôi rất biết ơn Hồng Y Cupich vì những bình luận hữu ích của ngài, và như tôi đã trình bầy trong những nhận xét ban đầu của tôi, "người khác có thể không đồng ý" với sự phê phán Tài Liệu Làm Việc mà tôi đã trích dẫn. Tôi thì không. Thực thế, lời phê bình tôi đã chọn là một trong những lời bác ái nhất tôi nhận được từ các học giả; những lời khác dài hơn, thấu đáo hơn và kém dịu dàng hơn khi đánh giá bản văn 33,000 hạn từ. Nhưng điều này không có gì bất thường cả. Tài Liệu Làm Việc của một Thượng Hội Đồng luôn luôn - và ít nhất, nên luôn là một tài liệu còn đang diễn biến, sẵn sàng để được thảo luận và điều chỉnh bởi các nghị phụ. Tôi tin chắc chúng ta có thể tin tưởng vào diễn trình này trong cuộc tranh luận tại Thượng Hội Đồng sắp tới. Còn về tính chất nặc danh của lời phê phán: Tôi chắc chắn đồng ý với Đức Hồng Y rằng các nguồn nặc danh có thể đáng tiếc. Nhưng môi trường độc hại trong nhiều cộng đồng học thuật của chúng ta khiến chúng trở nên cần thiết.
Charles J. Chaput, O.F.M. Cap.
Tổng Giám Mục Philadelphia