LTS: VietCatholic đăng bài "Người Công Giáo Và Nhà Thờ Tộc" chỉ nhằm trình bày một quan điểm về hiếu thảo của người Công Giáo Việt Nam. Quan điểm này của tác giả Gioan Lê Quang Vinh không nhất thiết phản ảnh lập trường chính thức của ViệtCatholic.
Gần đây có phong trao xây “nhà thờ tộc”, nói theo tiếng Hán Việt là “từ đường”. Người Công Giáo có nên theo tập tục này hay không?
Nhà thờ họ tộc ấy là ngôi nhà dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ. Người cùng họ, cùng gốc tụ họp tại từ đường mỗi năm mấy lần vào dịp giỗ chạp, cúng ông bà và trò chuyện cùng nhau.
Người Công Giáo có nên giữ tập tục này hay không?
Điều đầu tiên cần nhấn mạnh là Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo đề cao chữ hiếu. Trong mười Giới Răn Chúa truyền, giới răn Thảo hiếu đứng hàng thứ tư, sau ba giới răn về việc thờ phượng Thiên Chúa.
Giáo Hội cũng luôn nhắc nhở cầu nguyện cho ông bà tổ tiên. Điều đặc biệt là dù người ta không cầu nguyện cho ông bà tổ tiên của họ, thì trong các Thánh Lễ, Giáo hội vẫn nhớ cầu nguyện thay cho họ.
Như thế Giáo Hội đề cao chữ hiếu. Hiếu thảo là lòng nhớ ơn, cầu nguyện và nâng đỡ cha mẹ, ông bà khi các ngài còn sống và cầu nguyện cho các ngài khi các ngài qua đời. Hiếu thảo hoàn toàn không có nghĩa là thuận theo những gì thế gian đang làm.
Việc xây nhà thờ họ tộc không có gì sai, nếu như không vướng vào hai điều: phung phí và mê tín dị đoan. Người Việt nam có tâm lý muốn “bằng chị bằng em”, thấy họ tộc kia có từ đường to lớn, thì ta cũng cần có từ đường tương đương để nở mặt nở mày. Nhiều khi nhà mình thiếu thốn, người ta vẫn cố gắng chứng minh cho làng xã thấy mình “dư ăn dư để”, mong “nở mặt nở mày”. Điều này trở thành gánh nặng cho con cháu mà nhiều khi bậc cha mẹ không chú ý đến. Nhiều khi mặt mình chưa nở thì mặt con cháu đã héo!
Điều thứ hai, nếu có nhà thờ họ tộc thì việc cúng kiếng, nhang đèn không thể không có. Nếu chỉ thắp hương tỏ lòng thành kính thì Giáo Hội cho phép, nhưng nếu cúng kiếng thì sao? Trong dòng họ nếu có nhiều bà con bên lương hay theo tôn giáo khác, khi người ta bày mâm cúng hay thờ lạy thì liệu người Công Giáo có tránh được? Đó là chưa kể khi vào nhà thờ họ tộc thì chính người Công Giáo cũng tự bày mâm cúng, tự quỳ lạy như thờ phượng Đấng Tạo Hóa.
Người Công Giáo chỉ thờ phượng một mình Thiên Chúa. Chúng ta kính nhớ ông bà tổ tiên nhưng không thờ ông bà tổ tiên. Việc thờ phượng chỉ dành cho Đấng là Chủ tể đất trời. Viêc thờ cúng trong nhà thờ họ tộc vừa lỗi giới răn thờ phượng Thiên Chúa, vừa mê tín dị đoan, lại làm gương xấu cho các thế hệ sau.
Chúng tôi viết bài này không nhằm phê phán một thói tục của người Việt, chỉ mong mọi người xem xét kỹ các khía cạnh trước khi quyết định một điều hệ trọng. Xin nhớ rằng Giáo Hội tại Việt nam cho phép những hành vi có tính văn hóa trong việc kính nhớ tổ tiên, như đốt nhang (hương) hay đặt trái cây trước ảnh ông bà. Nhưng những người nhạy cảm, sợ gương xấu cho con cháu, thì vẫn tránh. Cầu nguyện cho ông bà là điều quan trọng nhất mà chữ hiếu đòi buộc.
Cha Trưởng ban Giáo Lý một giáo phận đề nghị dạy chữ hiếu cho người dự tòng trước để họ thấy được nét đẹp của người Công Giáo và dễ hòa nhập. Nét văn hóa Việt rất nên lưu giữ. Nhưng ngài cũng lưu ý phải tránh hết mọi hình thức mê tín dị đoan như đốt vàng mã, cúng kiếng v.v…
Giữ một nét văn hóa, nhưng làm cớ cho con cháu mê tín thì lại không phải là điều đáng khích lệ.
Cũng xin nói thêm là trong công cuộc loan báo Tin Mừng, chúng ta cần hội nhập văn hóa, “rửa tội cho văn hóa”, nhưng cần khôn ngoan và cẩn trọng để phân biệt giữa văn hóa và mê tín, giữa tập tục và việc thờ phượng sai lạc. Chắc chắn không ai theo Đạo chỉ vì thấy người Công Giáo cúng kiếng hay vì thấy nhà thờ xây kiểu Á đông hay kiểu đình chùa.
Gioan Lê Quang Vinh
Nhà thờ họ tộc ấy là ngôi nhà dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ. Người cùng họ, cùng gốc tụ họp tại từ đường mỗi năm mấy lần vào dịp giỗ chạp, cúng ông bà và trò chuyện cùng nhau.
Người Công Giáo có nên giữ tập tục này hay không?
Điều đầu tiên cần nhấn mạnh là Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo đề cao chữ hiếu. Trong mười Giới Răn Chúa truyền, giới răn Thảo hiếu đứng hàng thứ tư, sau ba giới răn về việc thờ phượng Thiên Chúa.
Giáo Hội cũng luôn nhắc nhở cầu nguyện cho ông bà tổ tiên. Điều đặc biệt là dù người ta không cầu nguyện cho ông bà tổ tiên của họ, thì trong các Thánh Lễ, Giáo hội vẫn nhớ cầu nguyện thay cho họ.
Như thế Giáo Hội đề cao chữ hiếu. Hiếu thảo là lòng nhớ ơn, cầu nguyện và nâng đỡ cha mẹ, ông bà khi các ngài còn sống và cầu nguyện cho các ngài khi các ngài qua đời. Hiếu thảo hoàn toàn không có nghĩa là thuận theo những gì thế gian đang làm.
Việc xây nhà thờ họ tộc không có gì sai, nếu như không vướng vào hai điều: phung phí và mê tín dị đoan. Người Việt nam có tâm lý muốn “bằng chị bằng em”, thấy họ tộc kia có từ đường to lớn, thì ta cũng cần có từ đường tương đương để nở mặt nở mày. Nhiều khi nhà mình thiếu thốn, người ta vẫn cố gắng chứng minh cho làng xã thấy mình “dư ăn dư để”, mong “nở mặt nở mày”. Điều này trở thành gánh nặng cho con cháu mà nhiều khi bậc cha mẹ không chú ý đến. Nhiều khi mặt mình chưa nở thì mặt con cháu đã héo!
Điều thứ hai, nếu có nhà thờ họ tộc thì việc cúng kiếng, nhang đèn không thể không có. Nếu chỉ thắp hương tỏ lòng thành kính thì Giáo Hội cho phép, nhưng nếu cúng kiếng thì sao? Trong dòng họ nếu có nhiều bà con bên lương hay theo tôn giáo khác, khi người ta bày mâm cúng hay thờ lạy thì liệu người Công Giáo có tránh được? Đó là chưa kể khi vào nhà thờ họ tộc thì chính người Công Giáo cũng tự bày mâm cúng, tự quỳ lạy như thờ phượng Đấng Tạo Hóa.
Người Công Giáo chỉ thờ phượng một mình Thiên Chúa. Chúng ta kính nhớ ông bà tổ tiên nhưng không thờ ông bà tổ tiên. Việc thờ phượng chỉ dành cho Đấng là Chủ tể đất trời. Viêc thờ cúng trong nhà thờ họ tộc vừa lỗi giới răn thờ phượng Thiên Chúa, vừa mê tín dị đoan, lại làm gương xấu cho các thế hệ sau.
Chúng tôi viết bài này không nhằm phê phán một thói tục của người Việt, chỉ mong mọi người xem xét kỹ các khía cạnh trước khi quyết định một điều hệ trọng. Xin nhớ rằng Giáo Hội tại Việt nam cho phép những hành vi có tính văn hóa trong việc kính nhớ tổ tiên, như đốt nhang (hương) hay đặt trái cây trước ảnh ông bà. Nhưng những người nhạy cảm, sợ gương xấu cho con cháu, thì vẫn tránh. Cầu nguyện cho ông bà là điều quan trọng nhất mà chữ hiếu đòi buộc.
Cha Trưởng ban Giáo Lý một giáo phận đề nghị dạy chữ hiếu cho người dự tòng trước để họ thấy được nét đẹp của người Công Giáo và dễ hòa nhập. Nét văn hóa Việt rất nên lưu giữ. Nhưng ngài cũng lưu ý phải tránh hết mọi hình thức mê tín dị đoan như đốt vàng mã, cúng kiếng v.v…
Giữ một nét văn hóa, nhưng làm cớ cho con cháu mê tín thì lại không phải là điều đáng khích lệ.
Cũng xin nói thêm là trong công cuộc loan báo Tin Mừng, chúng ta cần hội nhập văn hóa, “rửa tội cho văn hóa”, nhưng cần khôn ngoan và cẩn trọng để phân biệt giữa văn hóa và mê tín, giữa tập tục và việc thờ phượng sai lạc. Chắc chắn không ai theo Đạo chỉ vì thấy người Công Giáo cúng kiếng hay vì thấy nhà thờ xây kiểu Á đông hay kiểu đình chùa.
Gioan Lê Quang Vinh