Tạo Hoá đã bố trí trên thân thể con người điều gì, thì điều đó cũng thật diệu kỳ, ý nghĩa. Một trong những điều ý nghĩa trên thân thể con người : đó là con người có một cái lưỡi, nhưng hai cái tai.
Bài Tin Mừng của riêng Mc hôm nay thuật lại việc Chúa chữa người câm điếc – hay đúng hơn – ngọng và điếc. Chúa đặt ngón tay vào hai lỗ tai và xức nước miếng vào lưỡi người tật. Anh liền khỏi sau câu truyền phép Epphata : Hãy mở !
Mở miệng mở lưỡi, chúng ta để dành đó.
Hôm nay chúng ta chỉ nói về mở đôi tai.
Con người có hai tai nhưng chỉ có một lưỡi. Điều đó muốn nói con người cần lắng nghe nhiều hơn là nói. Ấy vậy mà con người, nhất là con người thời nay lại thích nói nhiều hơn nghe. Hay nói mạnh hơn, thời nay vẫn còn nhiều người có đủ 2 tai, nghe được nhưng vẫn điếc vì không biết nghe. Phép lạ ngày xưa Chúa làm cho người điếc được nghe, vẫn cần được xin để Chúa làm lại mãi : xin Chúa cho chúng con biết lắng nghe.
Rochefoucauld liệt kê có 3 thứ dốt ở trên đời, đó là
. không biết những gì mình phải biết
. không biết rành những gì mình biết
. biết những gì mình không nên biết
Mô phỏng ý tưởng Rochefoucauld ở trên đây, ta có thể nói, có 3 thứ điếc :
1. không nghe những gì mình phải nghe (nghe cha mẹ, thầy cô)
2. nghe không rõ những gì mình nghe
3. nghe những điều mà mình không nên nghe.
Chúng ta không nói về cái điếc thứ ba, nghe điều mình không nên nghe. Hứa Do phải đi rửa tai bên suối vì tai nghe nhiều lời phỉnh nịnh. Còn cái điếc 1 và 2, ta gồm chung lại là : không nghe cho rõ điều mình phải nghe. Vậy đâu là điều mình phải nghe ? Đó là điều người ta nói và điều Thiên Chúa nói. Nói đổi lời : phải nghe người, và nghe Chúa. Tục ngữ VN có câu : Học ăn học nói, học gói học mở. Đúng, nhưng thiếu một cái quan trọng không kém : học nghe.
Nghe không phải dễ đâu. Cũng phải học. Nhất là nghe cho rõ, nắm cho vững, càng phải học hơn. Quí ông bà hay phải hội họp chắc có kinh nghiệm này. Trong một buổi hội thảo, kéo dài đã lâu, bỗng có người phát biểu, tôi nghĩ vấn đề phải giải quyết thế này: phá hàng rào, trổ cổng ra đường lấy mặt tiền. Té ra lối giải quyết của anh ta, đã có người đưa ra trước đó rồi, đã bàn cãi, đã bị bác. Anh này ngồi đó mà có nghe gì đâu. Vì thế trong buổi họp tư tưởng trùng lắp cứ gặp đi gặp lại.
Học nghe không phải dễ. Càng không dễ hơn khi học nghe cho rõ những gì mình phải nghe. Trong một khoá huấn luyện về đối thoại, người ta cho một bài tập như sau : khoảng 10 người ngồi vòng tròn, đưa ra một đề tài để cả nhóm tranh luận. Điểm độc đáo của bài tập này là, trước khi mình phát biểu ý kiến thì phải lặp lại ý kiến của người vừa phát biểu trước đó. Kết quả thật bất ngờ : Đa số lập lại ý kiến người khác vừa phát biểu thôi mà vẫn không đủ, không hết ý, nhiều khi sai nữa. Hôm nào chúng ta thử thể nghiệm mà xem.
Nghe và nghe rõ (nắm cho vững) điều người khác nói, không phải là dễ. Cần phải học.
Trong cuộc sống, lắng tai nghe rất quan trọng.
Gia đình sẽ hạnh phúc hơn nhiều, nếu người trong nhà biết lắng nghe và nghe cho rõ. Vợ nghe chồng và chồng lắng nghe vợ : thông cảm sẽ đến. Thông cảm không phải là đường một chiều. Nói và nghe đúng cách : hạnh phúc, cảm thông sẽ tràn đầy.
Đó là vợ - chồng với nhau. Còn cha mẹ - con cái thì sao ?
Dĩ nhiên con cái cần lắng nghe cha mẹ. Trong một bữa tiệc, đứa trẻ được ngồi chung bàn với cha mẹ và khách lớn. Đang ăn, thì nghe tiếng ho của người cha. Nhiều người khách tưởng ông đau. Nhưng chính đứa bé, con ông, mới hiểu. Bé biết mình vừa gắp một món ăn nào đó không đúng cách, hoặc có cử chỉ nào đó bất xứng, nên tiếng ho của ba là một lời cảnh cáo. Trẻ biết lắng nghe cha mẹ là như thế.
Nhưng cha mẹ cũng cần lắng nghe con cái mình. Hãy bình tĩnh nghe con trai con gái mình nghĩ gì, muốn gì. Chúng ta làm được không ? Nếu không, chúng ta lãng tai, chúng ta điếc rồi đó !
Trong cuộc sống, lắng tai nghe rất quan trọng. Càng cao chức trọng càng khó lắng nghe, càng phải học nghe nhiều hơn.
Trong bộ phim “Chuyện tử tế”, đạo diễn Trần Văn Thuỷ đưa lên màn ảnh cảnh một vị vua anh minh ngày xưa để trước phương đình cung điện, một chiếc trống. Dân oan ức, muốn nói gì cứ đến đó gõ một tiếng, vua sẽ ra tiếp và lắng nghe. Các phòng tiếp dân nhan nhản, nếu thực hiện tốt cũng là một mô phỏng quí báu của tiếng trống dân chủ trên đây. Dĩ nhiên Phòng tiếp dân là để nghe dân nói chứ không phải nói cho dân nghe.
Muốn nghe phải lắng. Lắng mới nghe được. Ngôn ngữ Việt ta nói vậy: lắng nghe. Bảo hiểm nhân thọ Prudential có châm ngôn: luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu. Mà lắng, mà lặng, cũng không dễ. Bốn chàng kia trên đường học thiền, tập luyện với nhau là im lặng 7 ngày. Ngày đầu 4 cậu đều im. Điểm lắng đạt 10. Rồi đêm đến khi ngọn nến cạn dần, cạn dần. Một chàng không giữ được cái lưỡi, gọi người giúp việc vào và phán: hãy thay cây nến khác. Chàng thứ hai ngạc nhiên khi thấy chàng thứ nhất “nói,” bèn nhắc: Chúng ta hứa không nói tiếng nào cơ mà ! Chàng thứ ba xen vào: Tại sao chúng mày nói với nhau. Chàng cuối, chàng thứ tư kết luận: Chỉ có tao là người duy nhất không nói. Giá chàng thứ tư không nói gì, chàng thắng. Nhưng chàng nói rằng, “chàng không nói,” nên điểm lặng của chàng hạ ngang bằng 3 bạn kia.
Nghe người còn phải lắng, huống gì là nghe Chúa. Nghe Chúa hay nghe nói về Chúa tương đương nhau. Có một nữ tu đi Lạng Sơn, tuyến đầu phía Bắc nước ta, thăm đức cha Dụ, thời ngài còn sống. Chị nữ tu đó nghe và thấy được nhiều chuyện, có một chuyện liên hệ đến điểm chúng ta đang nói đây, là : Tại một xứ nọ, một hôm cha xứ (già rồi) thấy một đoàn người dân tộc Mèo kéo xuống xin theo đạo. Làm sao họ biết Chúa. Thưa họ nghe đài Veritas, đài Nguồn Sống. Chúa nói qua miệng lưỡi con người, nhập vào tần số cao để qua các phương tiện truyền thông đến với mọi người. Quan trọng là ta có mở Đài ra không. Mở ra rồi có nghe không. Nghe mà có lắng để nghe cho rõ không.
[Cách đây nhiều năm, tôi được đi Saigon, tôi có đi dự thính một lớp giáo lý tại nhà thờ Đức Bà. Năm sau, sau hơn 12 tháng, tôi lại có dịp dự cũng lớp đó. Tôi ngạc nhiên thán phục vì qua thời gian dài thử thách, lớp không giảm đi mà lại tăng số người. Đó là lớp giáo lý lồng vào Thánh lễ do Lm Nguyễn Khảm tổ chức và giảng giải vào chiều thứ tư hàng tuần từ 5 giờ đến 6:30. Dĩ nhiên người giảng là yếu tố thu hút quan trọng, nhưng dẫu sao cũng đáng khen và khâm phục thanh niên thiếu nữ Thành phố bỏ những giờ hẹn hò thân mật để đến nhà thờ lắng nghe Chúa, lắng nghe nói về Chúa.]
Lạy Chúa xin mở tai con, nghe Lời hằng ban sức sống
Lạy Chúa xin mở tai con, nghe người lầm than khó nghèo
Và giờ đây, lạy Chúa, xin mở môi con để con tuyên xưng Chúa trong kinh Tin Kính.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Bài Tin Mừng của riêng Mc hôm nay thuật lại việc Chúa chữa người câm điếc – hay đúng hơn – ngọng và điếc. Chúa đặt ngón tay vào hai lỗ tai và xức nước miếng vào lưỡi người tật. Anh liền khỏi sau câu truyền phép Epphata : Hãy mở !
Mở miệng mở lưỡi, chúng ta để dành đó.
Hôm nay chúng ta chỉ nói về mở đôi tai.
Con người có hai tai nhưng chỉ có một lưỡi. Điều đó muốn nói con người cần lắng nghe nhiều hơn là nói. Ấy vậy mà con người, nhất là con người thời nay lại thích nói nhiều hơn nghe. Hay nói mạnh hơn, thời nay vẫn còn nhiều người có đủ 2 tai, nghe được nhưng vẫn điếc vì không biết nghe. Phép lạ ngày xưa Chúa làm cho người điếc được nghe, vẫn cần được xin để Chúa làm lại mãi : xin Chúa cho chúng con biết lắng nghe.
Rochefoucauld liệt kê có 3 thứ dốt ở trên đời, đó là
. không biết những gì mình phải biết
. không biết rành những gì mình biết
. biết những gì mình không nên biết
Mô phỏng ý tưởng Rochefoucauld ở trên đây, ta có thể nói, có 3 thứ điếc :
1. không nghe những gì mình phải nghe (nghe cha mẹ, thầy cô)
2. nghe không rõ những gì mình nghe
3. nghe những điều mà mình không nên nghe.
Chúng ta không nói về cái điếc thứ ba, nghe điều mình không nên nghe. Hứa Do phải đi rửa tai bên suối vì tai nghe nhiều lời phỉnh nịnh. Còn cái điếc 1 và 2, ta gồm chung lại là : không nghe cho rõ điều mình phải nghe. Vậy đâu là điều mình phải nghe ? Đó là điều người ta nói và điều Thiên Chúa nói. Nói đổi lời : phải nghe người, và nghe Chúa. Tục ngữ VN có câu : Học ăn học nói, học gói học mở. Đúng, nhưng thiếu một cái quan trọng không kém : học nghe.
Nghe không phải dễ đâu. Cũng phải học. Nhất là nghe cho rõ, nắm cho vững, càng phải học hơn. Quí ông bà hay phải hội họp chắc có kinh nghiệm này. Trong một buổi hội thảo, kéo dài đã lâu, bỗng có người phát biểu, tôi nghĩ vấn đề phải giải quyết thế này: phá hàng rào, trổ cổng ra đường lấy mặt tiền. Té ra lối giải quyết của anh ta, đã có người đưa ra trước đó rồi, đã bàn cãi, đã bị bác. Anh này ngồi đó mà có nghe gì đâu. Vì thế trong buổi họp tư tưởng trùng lắp cứ gặp đi gặp lại.
Học nghe không phải dễ. Càng không dễ hơn khi học nghe cho rõ những gì mình phải nghe. Trong một khoá huấn luyện về đối thoại, người ta cho một bài tập như sau : khoảng 10 người ngồi vòng tròn, đưa ra một đề tài để cả nhóm tranh luận. Điểm độc đáo của bài tập này là, trước khi mình phát biểu ý kiến thì phải lặp lại ý kiến của người vừa phát biểu trước đó. Kết quả thật bất ngờ : Đa số lập lại ý kiến người khác vừa phát biểu thôi mà vẫn không đủ, không hết ý, nhiều khi sai nữa. Hôm nào chúng ta thử thể nghiệm mà xem.
Nghe và nghe rõ (nắm cho vững) điều người khác nói, không phải là dễ. Cần phải học.
Trong cuộc sống, lắng tai nghe rất quan trọng.
Gia đình sẽ hạnh phúc hơn nhiều, nếu người trong nhà biết lắng nghe và nghe cho rõ. Vợ nghe chồng và chồng lắng nghe vợ : thông cảm sẽ đến. Thông cảm không phải là đường một chiều. Nói và nghe đúng cách : hạnh phúc, cảm thông sẽ tràn đầy.
Đó là vợ - chồng với nhau. Còn cha mẹ - con cái thì sao ?
Dĩ nhiên con cái cần lắng nghe cha mẹ. Trong một bữa tiệc, đứa trẻ được ngồi chung bàn với cha mẹ và khách lớn. Đang ăn, thì nghe tiếng ho của người cha. Nhiều người khách tưởng ông đau. Nhưng chính đứa bé, con ông, mới hiểu. Bé biết mình vừa gắp một món ăn nào đó không đúng cách, hoặc có cử chỉ nào đó bất xứng, nên tiếng ho của ba là một lời cảnh cáo. Trẻ biết lắng nghe cha mẹ là như thế.
Nhưng cha mẹ cũng cần lắng nghe con cái mình. Hãy bình tĩnh nghe con trai con gái mình nghĩ gì, muốn gì. Chúng ta làm được không ? Nếu không, chúng ta lãng tai, chúng ta điếc rồi đó !
Trong cuộc sống, lắng tai nghe rất quan trọng. Càng cao chức trọng càng khó lắng nghe, càng phải học nghe nhiều hơn.
Trong bộ phim “Chuyện tử tế”, đạo diễn Trần Văn Thuỷ đưa lên màn ảnh cảnh một vị vua anh minh ngày xưa để trước phương đình cung điện, một chiếc trống. Dân oan ức, muốn nói gì cứ đến đó gõ một tiếng, vua sẽ ra tiếp và lắng nghe. Các phòng tiếp dân nhan nhản, nếu thực hiện tốt cũng là một mô phỏng quí báu của tiếng trống dân chủ trên đây. Dĩ nhiên Phòng tiếp dân là để nghe dân nói chứ không phải nói cho dân nghe.
Muốn nghe phải lắng. Lắng mới nghe được. Ngôn ngữ Việt ta nói vậy: lắng nghe. Bảo hiểm nhân thọ Prudential có châm ngôn: luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu. Mà lắng, mà lặng, cũng không dễ. Bốn chàng kia trên đường học thiền, tập luyện với nhau là im lặng 7 ngày. Ngày đầu 4 cậu đều im. Điểm lắng đạt 10. Rồi đêm đến khi ngọn nến cạn dần, cạn dần. Một chàng không giữ được cái lưỡi, gọi người giúp việc vào và phán: hãy thay cây nến khác. Chàng thứ hai ngạc nhiên khi thấy chàng thứ nhất “nói,” bèn nhắc: Chúng ta hứa không nói tiếng nào cơ mà ! Chàng thứ ba xen vào: Tại sao chúng mày nói với nhau. Chàng cuối, chàng thứ tư kết luận: Chỉ có tao là người duy nhất không nói. Giá chàng thứ tư không nói gì, chàng thắng. Nhưng chàng nói rằng, “chàng không nói,” nên điểm lặng của chàng hạ ngang bằng 3 bạn kia.
Nghe người còn phải lắng, huống gì là nghe Chúa. Nghe Chúa hay nghe nói về Chúa tương đương nhau. Có một nữ tu đi Lạng Sơn, tuyến đầu phía Bắc nước ta, thăm đức cha Dụ, thời ngài còn sống. Chị nữ tu đó nghe và thấy được nhiều chuyện, có một chuyện liên hệ đến điểm chúng ta đang nói đây, là : Tại một xứ nọ, một hôm cha xứ (già rồi) thấy một đoàn người dân tộc Mèo kéo xuống xin theo đạo. Làm sao họ biết Chúa. Thưa họ nghe đài Veritas, đài Nguồn Sống. Chúa nói qua miệng lưỡi con người, nhập vào tần số cao để qua các phương tiện truyền thông đến với mọi người. Quan trọng là ta có mở Đài ra không. Mở ra rồi có nghe không. Nghe mà có lắng để nghe cho rõ không.
[Cách đây nhiều năm, tôi được đi Saigon, tôi có đi dự thính một lớp giáo lý tại nhà thờ Đức Bà. Năm sau, sau hơn 12 tháng, tôi lại có dịp dự cũng lớp đó. Tôi ngạc nhiên thán phục vì qua thời gian dài thử thách, lớp không giảm đi mà lại tăng số người. Đó là lớp giáo lý lồng vào Thánh lễ do Lm Nguyễn Khảm tổ chức và giảng giải vào chiều thứ tư hàng tuần từ 5 giờ đến 6:30. Dĩ nhiên người giảng là yếu tố thu hút quan trọng, nhưng dẫu sao cũng đáng khen và khâm phục thanh niên thiếu nữ Thành phố bỏ những giờ hẹn hò thân mật để đến nhà thờ lắng nghe Chúa, lắng nghe nói về Chúa.]
Lạy Chúa xin mở tai con, nghe Lời hằng ban sức sống
Lạy Chúa xin mở tai con, nghe người lầm than khó nghèo
Và giờ đây, lạy Chúa, xin mở môi con để con tuyên xưng Chúa trong kinh Tin Kính.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm