Ngày 08.06.2018, Ủy ban Công lý và Hòa bình Hội đồng Giám mục Việt Nam gởi Thư Ngỏ đến Chủ tịch và Đại biểu Quốc hội Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam v/v dự thảo Luật Đơn vị hành chánh-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Lúc 3 giờ sáng 09.06.2018, Văn phòng Chính phủ loan đi thông báo về đề nghị hoãn thảo luận dự luật Đặc khu kinh tế và hành chánh. Theo đó, Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, triển hạn sang Kỳ họp thứ 6 để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện, tức vào tháng 10.2018.
Ngày 10.06.2018, nhiều cuộc biểu tình lớn nhỏ đã bùng phát để phản đối dự luật tại nhiều tỉnh thành Việt Nam, gồm cả Hà Nội, thành Hồ, Hải Dương, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Mỹ Tho và Bình Thuận. Ngày 11.06.2018, Quốc hội đã quyết định hoãn biểu quyết về dự luật đặc khu mà nhiều chuyên gia và đồng bào không những hoài nghi về hiệu quả của nó mà còn quan ngại về nguy cơ Tàu cộng lợi dụng để di dân, chiếm biển đảo của Quê hương.
Trước đó, Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội đã tuyên bố ‘Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật’ đã nói lên tính chất ‘đầy tớ’ của ‘cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 69 Hiến pháp 2013) để xứng đáng mang mỹ danh ‘Ðảng hội’ đúng như Sự Thật. Tư tưởng lớn này được công dân trẻ Cát Linh, chỉ mới đôi mươi xuân xanh, trả lời tại:
Nghe trả lời
Xin khẩn cầu quý vị xem qua để biết sự VI HIẾN trầm trọng của đảng và nhà nước việt cộng độc tài và đảng trị, thành viên liên hiệp quốc, từng có ghế tại hội đồng bảo an. Thật những ‘đỉnh cao trí tuệ’ đã gặp nhau tại đây, nên, xin phép chúng tôi viết bằng chữ thường những tên riêng này. Ðừng thương hại chúng vì chúng là nguyên nhân sự đau khổ tuyệt đỉnh của đồng bào quốc nội. Nhận lịnh từ tàu cộng và tiền bạc viện trợ từ các nước khác, có thời tự xưng ‘thế giới tự do’, việt cộng thuê công an, côn đồ đánh đập đồng bào biểu tình ‘chống bán nước ngụy trang đặc khu’. Mang thú tính Marx Lénine và Hitler, chúng hành hung người yêu nước thật dã man, bỉ ổi và vô nhân đạo.
Nếu đọc giả đánh giá là chúng tôi viết quá đáng về Liên Hiệp Quốc, trân trọng mời quý vị tìm đọc ‘Thông điệp Ðức Thánh Cha trước Ngoại giao đoàn’ nhân dịp Tân niên 2018 để hiểu biết thực trạng thế giới hầu thông cảm cho chúng tôi.
Trong khi, tại Quê hương, bao nhiêu người trẻ cho biết họ phải biểu tình để chống sự bán nước vì các bạn này cần phải có một NƯỚC để trao cho con cháu sau này vì họ đã tiếp thu ÐẤT SỐNG này từ tay Tiền Nhân anh dũng. Tiếp nối truyền thống Dân Tôäc anh dũng, đồng bào quốc nội đã can đãm đứng lên chống bạo quyền. Ðiều này được chứng minh qua các vidéos mọi người có thể tìm thấy trên internet. Trong khi đó, tại Hoa kỳ, xuất hiện những bậc Giáo sư, Tiến sĩ thời Việt Nam Cộng hòa, trước thãm họa mất nước, diễn thuyết dùng Công pháp quốc tế kêu gọi chờ Mỹ giúp vì người Mỹ gốc Việt đầu phiếu cho Tổng thống và các Dân cử lập pháp. Ðó chỉ là những nguyên tắc trong sách mà thôi, nhất là Cộng đồng cử tri Mỹ gốc Việt không có một lá phiếu duy nhất. Tuy đđó là chuyện bình thường trong thể chế dân chủ, nhưng nếu theo lịnh ‘nghị quyết 36’ thì thật đáng tiếc. Tuy nhiên, điều đặc biệt là có lúc quý vị sẽ tự hỏi ‘Ðâu là Tổ Quốc của tôi ?’ hay để kể lại cội nguồn Quê Hương cho con cháu biết. Đức cha Thomas Nguyễn Thái Thành, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Orange, Hoa Kỳ, tại Garden Grove, ngày 28.06.2018 đã nhắc chúng ta về người ‘vô tổ quốc’. Xa hơn nữa trong tương lai, chừng vài thế hệ ‘vô tổ quốc’, chẳng may nếu có chiến tranh Mỹ-Tàu, những người gốc Việt sẽ bôi mặt đánh nhau dưới hai lá cờ Mỹ và Tàu.
I./ ÐAU KHỔ TUYỆT ÐỈNH CỦA NGƯỜI VIỆT QUỐC NỘI.
Chúng tôi cám ơn và xin phép mượn chứng tích này từ FB Ðoan Trang để chia sẻ cùng bạn đọc. Câu chuyện một bạn trẻ bị bắt giữ tuỳ tiện và bị công an đánh hội đồng để tra tấn, từ 14 đến 20 giờ Chúa Nhật 17.05.2018, ở sân Tao Đàn (quận 1, TP. HCM). Vì bạn còn rất trẻ, không phải người hoạt động dân chủ-nhân quyền, cũng không hề có nhu cầu được ‘nổi tiếng’ theo cách nghĩ thường lệ của dư luận viên và an ninh.
Khi mở mắt, em thấy mình đã nằm trên giường bệnh, không bóng an ninh. Một cô y tá đi đến và cho biết đây là phòng cấp cứu bệnh viện Bộ Công an, lúc khoảng 24 giờ. Thế là chúng đã đánh em liên tục từ 2 giờ chiều cho tới khi em bất tỉnh thì quẳng em vào đây và… chuồn mất để khỏi phải chịu trách nhiệm gì. Nhưng cũng rất có thể là chúng còn canh gác đâu đó.
Bệnh viện đòi viện phí 2 triệu. Em sờ lại người thì may quá, chúng để lại cái bóp với hơn 100.000 đồng. Điện thoại đã bị lấy mất. Số liên lạc với gia đình nằm trong đó. Đôi giày đã mất tiêu, chúng lột giày em ra và dùng giày ấy táng hàng trăm cái vào đầu, cũng như dùng dùi cui liên tục giã nát 2 bàn chân em. Khắp người em đầy vết thâm tím, vết rách, chỉ cựa nhẹ cũng thấy đau.
Em nói muốn về nhà, bác sĩ không cho, bảo là cần phải xem em có bị tụ huyết trong não, chấn thương sọ não không (không biết vì ông sợ em gặp chuyện gì hay vì sợ mấy bạn công an có thể đâu đó ngoài kia). Cậu về mà chết giữa đường, tôi không chịu trách nhiệm đấy’. Nhưng em làm gì có đủ tiền mà nộp viện phí. Đầu em đau nhức, ‘Em không sao đâu. Em chỉ muốn về nhà, muốn ngủ thôi, với lại cần phải báo cho người thân yên tâm’. Nhìn bộ dạng em với khuôn mặt phù, mắt tím bầm như gấu trúc, môi rách và sưng phù lên như trái cà, cô y tá có lẽ thương hại nên thì thào: ‘Thôi anh đi đi. Coi như anh trốn viện’. Cô dẫn em qua một cửa nhỏ, theo một lối đi riêng, kín đáo ra khỏi bệnh viện. Em lết từ taxi về tới cổng nhà rồi ngồi sụp luôn trước cửa. Lúc đó khoảng 1 giờ.
Trước đó nửa ngày, khoảng 13 giờ Chúa Nhật 17.06.2018, em rời nhà ra quận 1 chơi. Khu trung tâm Sài Gòn chưa bao giờ đông công an và dân phòng như thế. Vỉa hè, quán cafe đầy nghẹt những tốp công an áo xanh, dân phòng đeo băng đỏ, và những thanh niên cao to, mặt mày hung dữ. Họ bắt người liên tục; gần như cứ thấy ai cầm điện thoại đi ngang là xông vào bắt. Thậm chí họ vào tận quán cafe để khám xét giấy tờ và lôi khách ra ngoài, bắt đem đi. Không khí ngột ngạt, căng thẳng. Chưa bao giờ em thấy Thành Hồ như thế. Như thời chiến, với toàn xã hội là một trại lính, công an trộn lẫn với dân và có thể toàn quyền chặn bắt, khám xét giấy tờ, hốt về đồn bất kỳ ai.
Em ghé quán cafe mua một ly đem đi, rồi vào phố sách. Đường sách hôm nay hình như không hoạt động. Em đi được vài mét thì bị một nhóm công an chặn lại; có lẽ họ đã ‘tia’ được em từ lúc nào không hay. Họ hỏi giấy tờ. Xui cho em là em chỉ tính đi cafe nên không mang giấy tờ gì theo. Họ quát bảo em gọi người thân mang giấy đến. Em cầm điện thoại gọi về nhà, chỉ vừa nói được câu ‘con bị bắt’, thì một người đã chộp lấy và giật tung điện thoại khỏi tay em. Em kêu lên, nhưng cả đám đẩy em vào xe, phóng đi.
Chúng đưa em vào một khu nhà tập ở sân Tao Đàn (tên mới được đặt là Tao Ðập). Xung quanh la liệt người, già trẻ nam nữ, có cả mấy cô gái áo dài, chắc là hướng dẫn viên du lịch. Sau này em mới biết, hôm đó công an Thành phố đã bắt tới 179 người, gom về đây. Trong số đó, có cả khách du lịch, hướng dẫn viên, và những bác già đi tập thể dục. Tất cả đều bị bắt, và kinh khủng hơn, đều bị đánh.
Chúng đưa em vào một căn phòng, moi điện thoại em ra, hất hàm: ‘Mật khẩu’. Em đáp: ‘Sao các anh lấy điện thoại của tôi?’. ‘Bộp’, câu trả lời là một cú đấm thẳng vào mặt em. Sau đó là liên tiếp những cái tát. Em vẫn không đưa mật khẩu. Chúng nắm tóc, dúi đầu em xuống mặt bàn, đấm tới tấp vào hai mang tai. Rồi chúng bảo nhau rằng thằng này bướng, mang nó qua phòng kia. Thì ra cả phòng, chỉ có mình em không khai mật khẩu điện thoại cho chúng, nên chúng ‘sàng lọc’, đưa đối tượng cứng đầu sang phòng riêng để tiện bề tra khảo.
Ngay sau đó, khi đưa em sang một căn phòng khác, chỉ còn mình em, chúng xông vào ra đòn ngay. Hai chục thanh niên cao to, cả sắc phục và thường phục, vây lấy em, đánh hội đồng bằng dùi cui, gậy và tất nhiên, chân tay. Em ngồi bệt trên sàn, co người lại, hai tay ôm đầu. Hai thằng bèn bẻ tay em ra sau, để cho đám còn lại đấm như mưa vào mặt. ‘Đù má, lì hả mày’, chúng vừa đánh vừa chửi.
Chúng cho gọi mấy kỹ thuật viên vào phá password. Trong lúc kỹ thuật viên làm việc, khoảng 15-20 phút, chúng đánh em không ngơi tay. Có mấy an ninh nữ rất xinh gái cũng bạt tai em liên tục đến độ em chỉ còn thấy trước mắt một màu nhờ nhờ trắng. Một lão an ninh già, khoảng ngoài 60 tuổi, vụt dùi cui rất dữ. Nghĩa là đánh em có đủ thành phần an ninh, nam phụ lão ấu.
Rồi kỹ thuật viên cũng phá được khoá máy (iPhone 5s), và đám an ninh hả hê: ‘Đù, mày tưởng ngon hả, tưởng tụi tao không mở được điện thoại mày hả?’. Chúng còng tay em lại, đánh em càng dữ hơn, vừa đánh vừa ‘điều tra’ về từng người trong contacts của em. ‘Thằng này là thằng nào?’. ‘Là bạn Facebook của tôi’. ‘Mày gặp nó chưa? Làm gì?’. Tôi gặp uống cafe. Gặp đâu, hồi nào?. Tôi không nhớ’. ‘Đù má, không nhớ này. Không nhớ này’.
Cứ mỗi từ ‘không nhớ’ hay ‘không biết’ mà em nói, chúng lại lấy gậy sắt dộng mạnh vào hai bàn chân em. Mu bàn chân em sưng phồng lên, mặt em chắc cũng vậy. Một thằng túm tóc kéo giật đầu em ra, và chúng phun nước miếng vào mặt em. ‘Tao ghét cái từ không biết hay không nhớ lắm nha. Mày còn nói mấy từ đó nữa, tao còn đánh’. ‘Con này là con nào?’. ‘Bạn tôi’. ‘Bồ mày hả? Mày chịch nó chưa? Bú l. nó chưa mày?’. Không còn một từ gì tục tĩu nhất mà chúng không dám phun ra miệng.
Chúng tháo giày em ra và cầm luôn đôi giày đó quật vào mặt em. ‘Dang chân ra’, chúng quát. Em sợ bị đánh vào hạ bộ nên càng co người lại. Nhưng may thay chúng không đánh vào chỗ đó, chỉ lột áo quần em ra đấm đá vào bụng, ngực, và rít lên: ‘Mày có tin là bọn tao có thể treo mày lên mà đánh như đánh một con chó không?’. Một lát, chúng nghỉ. Em bò lết lên tấm nệm mút đặt sẵn ở đó (trong phòng tập, cho vận động viên). Một thằng quát: ‘Đù. Mày đòi được nằm nệm ấy hả?’. Rồi chúng nắm chân em lôi xuống sàn, tiếp tục đánh hội đồng, giẫm đạp. Cứ như thế.
Rất lâu sau, có lẽ khi trời đã xế chiều, chúng vẫn chưa ngừng, còn em thì đã không mở được mắt ra nữa. Khi trời tối hẳn thì em bắt đầu rơi vào trạng thái lơ mơ. Chúng nắm tóc, kéo tay, thảy em ra ngoài nằm chung giữa một đám người. Em chỉ nghe tiếng lao xao, và sau đó là tiếng la khóc. Rất nhiều người khóc, không hiểu khóc cái gì. Em cố mở mắt, và nhận ra là mọi người khóc vì em. Quanh em la liệt người, có lẽ ai cũng bị đánh vì nhiều người mặt sưng húp. Mấy bác già cũng bị đánh. Nhưng ai cũng nhìn em, khóc như mưa. Họ bảo nhau: ‘Lấy đồ che cho thằng bé đi’. Thế là một loạt áo được truyền tới, đắp phủ lên mình em.
Sao mà giống cảnh tù Côn Đảo, như trong văn học và lịch sử ‘cách mạng’ viết quá vậy? Nhưng khác hẳn ở một điểm, là ở đây, đám công an con cháu của thế hệ ‘cách mạng chống Mỹ ngụy’ năm xưa giờ đã hiện nguyên hình là một lũ ác ôn, thẳng tay khủng bố dân để bảo vệ đảng độc tài phản quốc. Ác ôn cộng sản. Có một cô lớn tuổi bước đến, gối đầu em lên đùi cô, xoa dầu lên trán em, nắm tay em và khóc rưng rức. Em không sao mở to nổi mắt để nhìn rõ mặt cô, chỉ thấy mờ mờ. Em cố mấp máy đôi môi đã sưng vù: ‘Cô. Cô đừng khóc nữa. Cô khóc con khóc theo đó’. Em muốn nói thêm, ‘mà con không muốn tụi nó thấy mình khóc’, nhưng không thở được nữa nên không nói nổi. Nghe loáng thoáng một người nói: ‘Sao chúng nó đánh thằng nhỏ dữ vậy trời?’. Thấy không khí căng quá, ai cũng thương em, sợ mọi người ‘nổi loạn’, đám công an lại sầm sập chạy lại, kéo em ra. Cô lớn tuổi đang xoa dầu cho em khóc rất nhiều và la: ‘Mấy người còng tay tôi đi, tha cho thằng nhỏ, đánh nó chết rồi sao?’.
Em cố mở mắt ra để nhìn và nhớ gương mặt cô. Nhưng hoàn toàn không thể, lúc đó đầu óc em đã mụ mị rồi. Đám công an ném em lên xe, về sau em mới biết là chúng đưa em đi bệnh viện cấp cứu. Mọi người giữ em lại, chúng giằng ra. Có mấy người che cho em để khỏi bị đánh tiếp. Mặc, chúng vẫn lôi em đi. Cô lớn tuổi kia chạy theo em ra xe, nhưng chúng bịt miệng, kéo cô ra ngoài. Cửa xe sập lại. Em nghe một thằng chửi vọng: ‘Đù má thằng này. Mày diễn hay lắm. Mày diễn cho cả đám tụi nó khóc hả?’. Sau đó em không biết gì nữa. Khi tỉnh lại, em đã ở trong bệnh viện, nhưng cũng chưa được điều trị gì vì… chưa đóng viện phí.
Đêm đó em nằm li bì. Sáng sớm hôm sau em vào viện khám lần nữa. Quá may mắn, em chỉ bị công an đánh cho đến đa chấn thương thôi chứ chưa bị chấn thương sọ não. Hai ngày nay, liên miên anh em, bạn bè đến thăm em. Ai cũng thương em, cho tiền, cho quà bánh rất nhiều. Nhưng em vẫn nhớ những người đã ôm lấy em, che đòn cho em, và cởi áo phủ lên em vào ngày Chúa Nhật ấy. Nhất là cô đã đặt em gối đầu lên chân cô, như đứa con với mẹ, xoa dầu cho em, cầm tay em và khóc. Em muốn ghi nhớ nét mặt cô mà không nhìn được nên không nhớ nổi. Đến tên cô, em cũng chẳng biết. Em chẳng nhận ra được ai trong số những người bị đánh hôm đó, những người đã che chở, bảo vệ, động viên em trong những giờ phút kinh khủng nhất, cùng chia sẻ với nhau nỗi đau đớn của những người dân vô tội, bị công an giam giữ vô luật và đánh như đánh kẻ thù.
Trong lúc bị đòn hội đồng, em không nhớ nổi gương mặt ác quỷ nào, nhưng cũng kịp nhìn thấy một phù hiệu trên ngực áo một công an, ghi tên Nguyễn Lương Minh. Chúng không hề biết em là ai, chỉ vì em không khai password điện thoại mà chúng còn đánh em như vậy; không hiểu những người bị chúng coi là ‘biểu tình viên’, ‘nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền’, ‘nhà bất đồng chính kiến’, thì nếu vào tay chúng, chúng còn hành hạ họ tới mức nào. Và còn hàng trăm người bị bắt bừa bãi hôm đó nữa, cả những bác già, những sinh viên trẻ măng, tinh khôi, những hướng dẫn viên du lịch áo dài… Qua đây em cũng muốn hỏi thông tin về cô, người phụ nữ đã khóc rất nhiều vì em hôm ấy.
Ðể hiểu biết và thông cảm hơn sự đau khổ của đồng bào quốc nội, nạn nhân do tiền ngoại viện cho bạo quyền để thuê công an, côn đ ồ đánh đập họ tại:
https://www.voatiengviet.com/a/hoi-chung-176-cong-an-danh-dap-va-doi-xu-voi-chung-toi-nhu-con-vat/4460282.html
Chế độ thật khốn nạn. Luật sư Đặng Đình Mạnh, người tư vấn cho 11 trong số 20 người bị kết án vì tham gia biểu tình chống dự luật Đặc khu ở Đồng Nai, hôm 07.08.2018 gửi đơn lên cơ quan hữu trách, đề nghị kiểm tra, giám sát và xử lý việc nhiều thân chủ của ông tố cáo họ bị quản giáo ngăn cản kháng cáo và đe dọa sẽ ‘nhốt chung với những người bị bệnh HIV’ nếu không nghe theo, nhất là đối với các nữ công dân. Trước đó, trong phiên xử sơ thẩm vào ngày 30.07.2018, Tòa án Nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, tuyên án 20 người tham gia cuộc biểu tình ngày 10.06.2018 chống dự luật Đặc khu và An ninh mạng các mức án tù từ 8 đến 18 tháng tù về tội ‘gây rối trật tự công cộng’.
Với những hành động bạo hành mất dạy này, chính phủ các nước đừng chờ người Việt chúng tôi cám ơn vì những viện trợ nhân danh để thiết lập nhà nước pháp quyền hay chống khủng bố. Thực tế hoàn toàn trái ngược, Việt cộng đã hoặc bỏ túi, chống lại người dân hay tổ chức khủng bố tại chính quốc đã viện trợ như bắt cóc ngưởi tại Ðức mà chúng ta sẽ đề cập dưới đây.
II./ NHÀ NƯỚC VIỆT CỘNG.
A. Chức vụ phi Hiến pháp, nhưng đầy quyền lực và được lãnh đạo các cường quốc tôn trọng.
Cuối ngày họp 13.01.2016 Hội nghị Trung ương 14, không khí hội trường đã rất nóng khi mọi con mắt đều đổ dồn vào Nguyễn Phú Trọng với hàng loạt các phát biểu chỉ trích và tố cáo hành vi độc đoán làm tê liệt tính dân chủ trong Đảng. Các hành vi bán nước cầu vinh, cầu viện Tàu cộng của hắn cũng được đưa ra một cách thẳng thắn công khai. Sau hàng loạt các phát biểu chỉ trích nêu trên, dần dần Hội nghị mất kiểm soát. Trong không khí hỗn loạn đó, các cửa hội trường nhanh chóng được khóa chốt bên trong. Bộ phận điều khiển loa bị tắt toàn bộ micro, tất cả cán bộ phục vụ Hội nghị nhận lịnh ra khỏi Hội trường. Khi đó khoảng hơn 20 ủy viên trung ương lên bàn chỉ thẳng tay vào mặt Trọng mà mắng ‘Mày là thằng bán nước, phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân. Tội mày ngàn năm không thể rửa sạch được, lịch sử dân tộc sẽ đời đời nguyền rủa mày’. Một trong số họ lên án Trọng: ‘Tội bán nước của mày là tội trời không dung, đất không tha, phải chu di cửu tộc, tội phản bội Tổ quốc là tội phải chịu án tử hình, đồ tham quyền cố vị’. Có UVTW còn đề nghị khởi tố bắt tạm giam Nguyễn Phú Trọng ngay tại Hội nghị vì tội phản bội Tổ quốc. Ðể thấu hiểu hơn, khẩn cầu đọc tiếp tại:
https://www.voatiengviet.com/a/cuoc-dua-chuc-tong-bi-thu-viet-nam-cang-thang-chua-tung-thay/3149018.html
Trước kỳ Ðại hội Ðảng 12, đám chóp bu Ðảng trát bùn lên mặt nhau, tự đánh mất tư cách lãnh đạo. Cho nên dù Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng ở hay đi cũng không thay đổi được tình thế. Kẻ thì tham quyền, cực kỳ bảo thủ, giáo điều, muốn kéo đất nước về thời kỳ đầu Thế kỉ 20. Người thì ham quyền, hám danh, tham nhũng. Toàn Bộ Chính trị cũng thế, đều xôi thịt, cá mè một lứa, đồng lõa. Do đó, tại Ðại hội Ðảng 12, mặc dù bị kết tội bán nước, phản Tổ quốc, Nguyễn Phú Trọng, sau khi hứa chỉ tại chức nửa nhiệm kỳ, đã được đắc cử bởi phiếu đảng viên thân Tàu, đưa Nguyễn Tấn Dũng về vườn.
Ðã hứa rời chức tổng bí thư lúc giữa nhiệm kỳ, tức đúng vào lúc Hội nghị Trung ương 7 khai mạc ngày 07.05.2018, nhưng kẻ độc tài Phú Trọng, tuổi đã cao, nhưng vẫn tham quyền, nên đã quên đi danh dự đã hứa. Hiện có tin hắn đã bỏ giới hạn tuổi cho chức vụ này để như… Tập Cẩm Bình, cầm quyền đảng suốt đời và được Mỹ, Pháp nhắm mắt coi là… Quốc trưởng không ngại hành động vi hiến, đáng hổ thẹn.
Tối 06.07.2018, tại Thành Hồ, ông Nguyễn Thiện Nhân, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP. đã tiếp ông Hoàng Khôn Minh, Uỷ viên Bộ Chính trị Cộng đảng Tàu dẫn đầu sang dự Hội thảo Lý luận lần thứ 14 giữa hai Đảng. Việc tiếp đón được tổ chức tại Khách sạn 5 sao Rex - Saigontourist với nội dung chi tiết cụ thể như sau: « Bí thư thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân tiếp uỷ viên bộ chính trị Tàu tại một khách sạn 5 sao, theo lệnh từ Giám đốc Sở ngoại vụ thì Ban giám đốc khách sạn phải tắt điện và dùng chậu cây che tấm bản đồ ghi rõ Biển Đông, với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Nhân viên khách sạn phản ứng lại nhưng Sở ngoại vụ dùng uy lực để khiển trách ban giám đốc. Việt Nam thực sự đã bị bán rẻ bởi bọn phản quốc đội lốt cán bộ nhà nước! »
Tuy nhiên, ‘Nói gì đi nữa, nhìn dàn chóp bu Bộ Chính trị hiện nay, Nguyễn Thiện Nhân vẫn là người sáng láng nhất, được đào tạo chuyên môn ở những trường đại học danh tiếng, nghiêm túc và thực lực nhất, tự mình tiếp khách ngoại quốc bằng tiếng Anh lưu loát’. Ông thăng tiến không nhanh so với nhiều đồng chí trẻ hiện giờ, có bản tính chung dân làm khoa học: chuẩn mực, chính xác, quyết đoán, sáng tạo và… lành tính. Về chính trị, nhiều người không ưa ông vì ông chọn thái độ trung dung, nhưng giới trí thức đánh giá rất cao. Ðồng chí Nguyễn Thiện Nhân sinh trưởng, được giáo dục và chịu ảnh hưởng lớn từ một người cha lỗi lạc, Gs.Bs Nguyễn Thiện Thành.
[Xin phép trích bài ‘Phải xem xét truy tố BT Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân tội phản bội Tổ quốc’ của Kami ngày 09.07.2018. Cám ơn.]
III./ LIÊN HIỆP QUỐC VI PHẠM HIẾN CHƯƠNG.
Mục đích của Liên Hiệp Quốc (Ðiều 4 Hiến Chương) là:
1. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế,… phù hợp với các nguyên tắc của công lý và luật pháp quốc tế;
2. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc để củng cố hòa bình thế giới;
3. Thực hiện sự hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề chung về kinh tế, xã hội,… và tôn trọng các nhân quyền và các quyền tự do cơ bản mọi người.
Thật là những mục tiêu tuyệt đẹp và đầy tính nhân bản, nhưng ngày 20.09.1977, Tổ chức quốc tế này đã nhận Việt Nam cộng sản làm thành viên.
Chẳng bao lâu sau, ngày 07.01.1979, Bộ đội Việt cộng tiến vào Campuchia, giải phóng Phnom Penh, đánh duổi Khmer đỏ vào rừng. Nhưng ghế nước này tại Liên Hiệp Quốc được Mỹ và Tàu trao cho Ba Phe, trong đó có Khmer đỏ diệt chủng.
Nhà nước Hà Nội không tuân thủ những cam kết về nhân quyền của họ với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HÐNQLHQ), thể hiện nơi cách hành xử trên thực tế lẫn trong việc xây dựng pháp luật, Tổ chức theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch, HRW) cho biết trong lúc sắp đến hạn điều trần tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về tình tình nhân quyền vào tháng 1/2019. Tại phiên UPR bốn năm trước, họ đã chấp nhận 182 trong tổng số 227 khuyến nghị mà họ nhận được từ các nước thành viên HÐNQLHQ. Kể từ đó, Việt cộng ‘đã không làm gì nhiều để thực hiện những khuyến nghị này và trong một số trường hợp còn làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn’.
Một thí dụ mà HRW đưa ra là Việt cộng từng chấp nhận khuyến nghị sửa chữa những điều khoản có liên quan đến an ninh quốc gia trong Luật Hình sự để đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, tháng 6/2017, Quốc hội nước này đã thông qua Luật Hình sự sửa đổi thậm chí còn mở rộng hơn diện trừng phạt đối với những người viết blog về nhân quyền và những ai hỗ trợ cho họ. Trong số đó có những điều khoản mới hình sự hóa những hành động chuẩn bị phạm tội mà hình phạt sẽ lên đến 5 năm tù.
Ngày 12.06.2018, Quốc hội đã thông qua đạo luật An ninh mạng có phạm vi quá rộng và những điều luật mơ hồ để hạn chế nghiêm trọng quyền tự do biểu đạt trên Internet, đi ngược lại với một khuyến nghị khác mà họ đã chấp nhận năm 2014 là đảm bảo quyền tự do báo chí và Internet. ‘Thay vì rút lại và cải cách nhiều đạo luật xâm phạm nhân quyền cho phù hợp với các khuyến nghị Liên Hiệp Quốc thì họ làm ngược lại là mở rộng quy mô áp dụng. Họ phỉ nhổ vào quá trình kiểm định này và đã đến lúc các nước thành viên khác phải nghiêm khắc phê bình họ’.
‘Xưa nay Việt cộng vẫn có lịch sử chà đạp lên các nhân quyền trong khi đưa ra những lời biện hộ yếu ớt rằng họ đang bảo vệ nền pháp trị’, ông Robertson nói. ‘Các nước thành viên HÐNQLHQ có bằng chứng rõ ràng để gây áp lực để buộc Việt cộng chấm dứt các vi phạm nhân quyền mang tính hệ thống’.
Các thành viên Hội đồng Bảo an hãy mở trí nhớ. Ngày 27.01.1973, Hiệp định Paris được ký kết để chấm dứt chiến tranh, tái lập Hòa bình ở Việt Nam. Ngày 02.03.1973, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kurt Waldheim chứng kiến Lễ ký kết giữa các đại diện 12 nước bảo đảm sự thực thi Hiệp định này, với tư cách quan sát viên. Sau nhiều lần vi phạm Hiệp định này và trước sự tháo chạy của cái gọi là ‘đồng minh Mỹ’, ngày 10.03.1975, cộng quân Bắc Việt xé tan Hiệp định bằng tấn công và chiếm Ban Mê Thuột trước sự bất lực và căm nín của ng Kurt Waldheim và 12 nước này để ngày 30.04.1975, Sài Gòn bị xóa tên và, từ đó, tuy phải mang tên người chết. Dù vậy, vĩnh viễn ‘Sài Gòn’ vẫn ngự trị trong tâm trí dân Việt vì đã là Hòn Ngọc Viễn Ðông.
Điều 6 Hiến chương quy định ‘Nếu một thành viên Liên Hiệp Quốc vi phạm một cách có hệ thống những nguyên tắc nêu trong Hiến chương này thì có thể bị Đại Hội đồng khai trừ khỏi Liên Hiệp Quốc, sau khi có kiến nghị của Hội đồng Bảo an’. Ðiều 5 thì có tính cách tạm thời.
Nhưng rất tiếc, cho tới nay, một trong hai điều này không được áp dụng và thi hành vì nhà nước Việt cộng đã tước đoạt nhân quyền người dân và đàn áp tàn bạo đồng bào một cách có hệ thống. Người dân nước Việt tại sao phải chịu quá nhiều đau khổ để vừa phải đóng thuế để trả lương cho công an, quan tòa… một nhà nước phi pháp quyền, vừa phải đóng thuế để nộp niên liễm cho Liên Hiệp Quốc vô trách nhiệm. Tại sao ?
IV./ XIN DỪNG LỢI DỤNG NHÂN QUYỀN CHO NGƯỜI VIỆT.
Ngày 13.02.2015, khi gởi lời chúc Tết Ất Mùi đến chính phủ Việt cộng, Ngoại trưởng John Kerry đã nhắc đồng nhiệm Phạm Bình Minh việc nhà nước Mỹ mời Tổng bí thư Ðảng Nguyễn Phú Trọng sang thăm Hoa kỳ. Nhưng chưa biết ai hay cấp nào mời ông vì chức vụ Tổng bí thư Ðảng không được dự trù trong Hiến pháp, tức VI HIẾN. Hơn thế nữa, không một công dân Việt nào tín nhiệm để ủy quyền cho ông qua phiếu bầu. Vậy, Tổng thống Mỹ được toàn dân Hoa Kỳ bầu tại sao phải mời, lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ quốc, một người không là dân cử hay công cử, được tiếp đón với tư cách Nguyên thủ quốc gia. Ðã có tiền lệ ‘từ chối’, ngày 13.04.2012, trong khi viếng Cuba, Tổng bí thư Trọng bị bà Dilma Rousseff, Tổng thống Ba tây (Brazil), tả phái, yêu cầu đừng công du nước này từ ngày 15.04.2012 như đã được mời. Cuối cùng, ông Trọng phải bay thẳng về Việt Nam.
Tổng Trọng lên đường đến Mỹ, sau hai lần đình hoãn tháng 5 và tháng 6, và, cuối cùng, đã ấn định từ 07 đến 09.07.2015. Ông đã được tiếp trong Tòa Bạch Ốc, nhưng không có đại yến tiệc nhà nước, không duyệt đội quân danh dự và cũng không có 21 phát đại bác. Dù người ta biết chính giới Hoa Kỳ không mặn mà gì với các chế độ toàn trị, nhưng trừ Việt cộng vì các đồng chí ở đây rất ‘biết điều’. Do đó, các ‘đấng’ Clinton, Kerry và Mc Kein rất thường đến. Bằng cớ, trong chuyến bay Vietnam Airlines chở ông Trọng đi Mỹ, còn có ông Clinton và ông (hay bà) Osius đi ké.
Do khi đó có tin Phùng Quang Thanh bị ám sát trọng thương tại Paris (ông này có tên trong phái đoàn, nhưng đã bôi tên), Hà Nội đã phải gởi thêm 2 toán an ninh đặc biệt chống ám sát đến Hoa Kỳ để tăng cường lo an ninh cho Tổng Trọng và phối hợp với các toán an ninh tiền trạm đã đến đây từ tháng trước. Ngoài ra, do Trọng không phải là ‘Quốc khách’ nên không có xe an ninh hộ tống trước sau, không có các toán an ninh đặc biệt canh gác. Khi Phái đoàn vào Tòa Bạch Ốc thì mọi vấn đề an ninh do an ninh nơi đây trách nhiệm. Tất cả an ninh bảo vệ Việt cộng phải ngồi trên xe phái đoàn đậu ngoài sân cỏ Tòa Bạch Ốc chứ không được đi lại.
Kết quả:
- Tổng Thống Obama thông báo ông có quyền đàm phán và ký kết nhanh các Hiệp ước Kinh tế với nước ngoài trong chương trình TPP (đối tác xuyên Thái bình dương) nhằm đối đầu với Trung cộng. Việt cộng cần thành thật để được gia nhập TPP và phải chấm dứt việc cho Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh để không đe dọa quyền lợi của Mỹ ở Biển Đông và các nước khu vực ven bờ Thái Bình Dương.
{Tháng 01/2017, ngay sau khi ngồi vào tòa Bạch ốc, Tổng thống Trump xé bỏ TPP lập tức và đang đối đầu ‘thật sự và trên chân’ với Tàu cộng}.
- Việt cộng đề nghị Hoa Kỳ gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận các loại vũ khí chiến lược và công nghệ kỹ thuật cao để Hà Nội mua được các loại Tàu chiến và các chiến đấu cơ tàng hình, các loại vũ khí chiến lược hiện đại. Hai Ngoại trưởng Phạm Bình Minh và John Kerry sẽ có những thảo luận cụ thể các điều kiện nhân quyền liên quan đến vấn đề nầy.
{Tháng 05/2016, hy sinh điều kiện nhân quyền, Barak Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt cộng}.
Ngày 23.07.2018, Tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội, đến Ngũ Giác Ðài để trao đơn đặt hàng mua vũ khí. Oái oăm, việc giao kết này không qua giới quan chức Bộ Quốc phòng, mà lại do Quốc hội. Ðiều lạ khác là tin tức này được tiết lộ bởi đài VOA (Tiếng nói Mỹ quốc) ngày 02.08.2018, chứ không phải do Việt cộng vốn bị Tổ chức Minh bạch quốc tế xếp vào nhóm chót bảng thế giới về độ minh bạch. Trị giá đơn đặt hàng 94,7 triệu mỹ kim.
Ngày 03.08.2018, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê thị Thu Hằng không xác nhận mà cũng không phủ nhận tin tức này. Sợ Trung cộng sao ?
Tháng 8/2017, đài VOA ghi lại một phát hiện độc đáo trong bài ‘Quan chức Việt Nam đòi Mỹ ‘lại quả’ từ các hợp đồng mua vũ khí’. Một hãng tin tình báo quốc phòng Anh đã tiết lộ rằng các quan chức chính phủ Việt yêu cầu các đối tác của Mỹ trả 25% hoa hồng cho các thương vụ mua bán vũ khí.
Trong gần thời gian Obama đến Việt Nam, một công dân Mỹ gốc Việt bị công an bắt và đã kể lại câu chuyện này. Xin mời nghe:
https://www.youtube.com/watch?v=v2Z2Mz7Oupk
Nancy Nguyễn trả lời RFA về việc bị an ninh VN bắt giữ 6 ngày.
V./ PHÁP CHO TIỀN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN.
Trước hết, chúng tôi cám ơn Chánh phủ Pháp đã giúp thế hệ trẻ Việt cơ hội học tập trong những năm cuối cùng trước khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm hoàn tất sự Độc Lập cho Quốc gia Việt Nam. Một nền Giáo dục, tuy còn thời thuộc địa, nhưng hơn hẳn về sư phạm và đạo đức so với thời cộng sản, nơi đã có đảng viên cưởng bức cô giáo phải quỳ trước mặt hiệu trưởng, các nữ giáo viên ‘có ngoại hình đẹp’ phải tiếp rượu cho đám đảng viên đực giải sầu và bao nhiêu bóc lột tiền của, tệ nạn khác mả phụ huynh và học sinh phải gánh chịu…
Do đó, năm 2016, sau khi tuyên bố tham gia tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2017-2022, ông Emmanuel Macron đã viết và cho xuất bản sách ‘Révolution’ (Cách mạng) để tự giới thiệu với cử tri với ước mong được họ tín nhiệm bằng phiếu bầu. Kết quả, ông đã trở thành Tổng thống Pháp ở tuổi 39. Sau đó, sách này được dịch sang 20 thứ tiếng. Trong đó, có tiếng Việt do nhà xuất bản First news – Trí Việt dịch và phát hành. Tư tưởng chính trong sách là sự tự nguyện đấu tranh cho tự do và dân chủ thật sự, không khoan nhượng hay do dự, chống mọi hình thức độc tài đảng trị, tự do bình đẳng trong chính trị, trong kinh tế và kinh doanh, trong nghiên cứu khoa học, trong yêu đương, trong xã hội, gia đình và trường học. Sách này đã là ngọn đuốc soi đường cho mọi người Việt yêu nước đang chống bạo quyền trao dần từng phần Ðất Nước cho Tàu cộng như đã hứa trong Hiệp ước Thành Ðô.
Ngày 07.05.2017, kết quả Tuyển cử Tổng thống vòng hai công bố ông Emmanuel Macron đắc cử với số bách phân là 66,10% số phiếu bầu hợp lệ. Người dân nước Việt hân hoan đón nhận tin này khi Cộng hòa Pháp có được lãnh đạo bởi một Tổng thống trẻ. Người hứa dấn thân cho tự do, dân chủ và nhân quyền, không thể có chỗ dành tình cảm chính trị cho kẻ cầm quyền vi hiến, độc tài và tàn ác với những chiến sĩ dân chủ, chống ngoại xâm. Do đó, thật rất tiếc, từ ngày 25 đến 28.03.2018, nước Pháp tiếp đón tuy lạnh nhạt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu chế độ đảng trị, không có chính khách đồng vị trong thể chế dân cử Pháp. Bởi thế, khi ông Trọng bước xuống máy bay, chỉ được tiếp đón bởi một nữ nhân viên tiếp tân thì truyền thông Việt cộng đã phải ghi là ông bộ trưởng [không nói láo… không là cộng sản. May phước, lúc đó, Pháp chưa biết Tòa Ðại sứ Việt ở Paris đã có liên can đến ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Ðức’. Dù sao, cuộc công du đã diễn ra không bình thường…
Từ 6 giờ ngày 26.03.2018, dọc từ tòa đại sứ Việt cộng, đường Miromenil đến Phủ Tổng thống (điện Elysée), cảnh sát canh chừng nghiêm ngặt. Ðồng lúc, tại Place du Perou, góc đường Miromenil và Messine, đồng bào Việt tại Paris đang chuẩn bị cho cuộc biểu tình để phản đối sự hiện diện của Nguyễn Phú Trọng tại Pháp. Ngoài ra, Văn phòng Liên lạc các Hội đoàn Việt tại Paris đã gửi thư yêu cầu được gửi một Thỉnh nguyện thư đến Tổng thống. Lúc 9 giờ 20 giờ, một nhân viên Bộ Nội vụ đã tiếp xúc với Ðại diện đoàn biểu tình, ông Nguyễn Quốc Nam. Ông Nam được mời đến Ðiện Elysée và trao tận tay Văn phòng Thư ký Phủ Tổng thống Thư Ngỏ này có biên nhận.
Những hình thức dân chủ và văn minh này làm gì được thấy tại Việt Nam cộng sản. Ở nước này, người dân chỉ thấy các điều luật hình sự 79 (lật đỗ chính quyền nhân dân), 88 (tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN VN), 257 (chống người thi hành công vụ) và 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân). Ðây là những điều luật thật nực cười khi cộng đảng luôn ca ngợi chúng chiến thắng Pháp, Mỹ, Tàu và nay lại sợ người Việt không võ trang và không cộng sản. Các đại biểu Quốc hội chỉ đủ khả năng để làm các điều hề này, chứ khá dốt để làm luật về biểu tình như hiến pháp dự trù.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF), ngày 24.03.2018, kêu gọi Pháp thẳng thắn nêu các vấn đề nhân quyền với Tổng bí thư Cộng đảng sản Việt, yêu cầu họ ngưng trấn áp các nhà báo và bloggers độc lập. 'Quan hệ đối tác chiến lược' này có mục đích gì nếu thiếu tự do báo chí?’. Từ đầu năm 2017, hơn 20 nhà báo công dân đã bị bắt, bị trục xuất hoặc bị kết án tới 9, 10 hoặc thậm chí 14 năm tù chỉ vì cố gắng cung cấp thông tin cho công chúng. ‘Đây là đợt trấn áp tồi tệ nhất nhắm vào quyền tự do cung cấp thông tin trong hơn 20 năm qua’. RSF cũng lưu ý tới tình trạng sức khỏe đang xấu đi của nhiều nhà báo công dân đang bị cầm tù, như blogger Mẹ Nấm. Nghị viện Âu châu tháng 12/2017 đã thông qua nghị quyết khẩn cấp đòi Việt cộng thả các nhà báo công dân đang bị giam giữ sai trái ở Việt Nam. RSF kêu gọi Pháp đòi hỏi nhà chức trách Việt cộng thực thi các nghĩa vụ quốc tế và tôn trọng các quyền được bảo đảm trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Ngày 27.03.2018, lúc 13 giờ 30, tại Ðiện Elysée, Tổng thống Emmanuel Macron đã tiếp và hội đàm với ông Trọng trong khi ăn trưa. Thông tấn xã Pháp AFP cho biết ông Macron đã nói về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và trường hợp các blogger cùng các nhà bảo vệ nhân quyền bị tù và kêu gọi Việt cộng thực hiện những cải cách để tăng cường nhà nước pháp quyền. Để giúp chúng hoàn thành mục tiêu này, một chương trình hợp tác cho giai đoạn 2018-2019 đã được ký kết giữa hai Bộ trưởng Tư pháp Việt - Pháp.
Tổng thống Macron được đắc cử rõ rệt vì cử tri tin ông sẽ đưa nước Pháp vào con đường phát triển khác biệt hơn so với thời hai vị tiền nhiệm. Tuy nhiên, những hưu viên, đa số thành phần cử tri đã dùng lá phiếu để tín nhiệm ông, nay bị buộc phải thấy lương hưu giãm sụt. Ðồng thời, tại sao phải tiếp tục ‘cho tiền’ để Cộng đảng độc tài Việt xây dựng nhà nước pháp quyền, có từ thời François Mitterand, để chúng có ngân khoản đi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Ðức. Trong khi đó, tại Pháp, giá xăng cũng tăng đều đều, khiến mãi lực người dân Pháp xuống dần. Do đó, số bách phân tín nhiệm Tổng thống và Thủ tướng đã giảm sụt trong tháng 07/2018.
Những hình thức dân chủ và văn minh nói trên tại Pháp làm gì được thấy tại Việt Nam cộng sản. Ở nước này, người dân chỉ thấy các điều luật hình sự 79 (lật đỗ chính quyền nhân dân), 88 (tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN VN), 257 (chống người thi hành công vụ) và 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân). Ðây là những điều luật thật nực cười khi cộng đảng luôn ca ngợi chúng chiến thắng Pháp, Mỹ, Tàu và nay lại sợ người Việt không võ trang và không cộng sản. Các đại biểu Ðảng hội chỉ đủ khả năng để làm các điều hề này, chứ khá dốt để làm luật về biểu tình như hiến pháp dự trù.
Tổng thống Macron đang dự định thăm viếng Việt Nam tháng giêng 2019.
VI./ C.H.L.B. ÐỨC VÀ ÐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT.
A.- Ðối tác chiến lược.
Sau chiến tranh lạnh giữa các phe cộng sản và tư bản, trong quan hệ quốc tế xuất hiện những hình thức mới. Các nước với thể chế chính trị, kinh tế khác nhau đã tìm những phương cách mới và áp dụng chúng một cách linh hoạt để thúc đẩy quan hệ với nhau như ‘quan hệ đối tác chiến lược’. Các nước cộng sản (Tàu, Nga và Việt cộng) nay đã trở thành các tư bản đỏ. Do đó, quan hệ này được sử dụng, từ năm 1991, giữa Mỹ và Tàu. Sau đó, lan sang các nước khác
- Đối tác (Partnership), mối quan hệ hợp tác ở mức độ cao hơn và cụ thể hơn, bao gồm hai hay nhiều bên hành động cùng nhau để nâng cao hợp tác bằng việc thực hiện những mục tiêu chung. Xây dựng những kênh/cơ chế giải quyết các bất đồng/tranh chấp, biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác và phương pháp đánh giá tiến bộ cũng như chia sẻ những thành tựu hợp tác.
- Ðối tác chiến lược (Strategic Partnership) của Việt Nam chỉ là mối quan hệ chiến lược gắn liền với ngoại giao, an ninh và kinh tế. Việt Nam ký với rất nhiều nước nhưng không có thực chất, chỉ tìm cách để đi du lịch, tham nhũng bằng tiền người dân đóng thuế. Hãy nhìn: Quan hệ Hoa kỳ và Liên hiệp Âu châu tuy không phải là đối tác chiến lược, nhưng mối quan hệ hợp tác thì vô cùng chặt chẽ.
B./ Ðối tác chiến lược Việt-Ðức qua vụ Trịnh Xuân Thanh.
- > Xin lưu ý. Việt cộng ký kết bao nhiêu Hiệp ước (Genève 1954, Tết Mậu thân 1968, Paris 1973) hay Tuyên ngôn Nhân Quyền 1948… nhưng có thi hành nghiêm chỉnh đâu. Ngày nay, chúng ký các văn kiện gọi là ‘đối tác’, ‘đối tác chiến lược’ hay ‘đối tác chiến toàn diện’ cũng chỉ là những tờ giấy lộn chứa đựng những cam kết mà chúng không khả năng hay không muốn thực thi, nhưng để che đậy sự tàn bạo đối với người dân mà vẫn được ngồi ngang hàng với lãnh đạo dân cử các quốc gia tự do.
Sự kiện: Sáng ngày 23.07.2017, khoảng hơn 10 giờ 30, ông Trịnh Xuân Thanh, người đang xin quy chế tị nạn tại Ðức, cùng cô Ðỗ thị Minh Phương, tình nhân, đã bị nhóm người Việt võ trang khống chế bắt cóc tại công viên Tiergarten, cưởng chế ra đường, đưa lên một chiếc xe đợi sẵn, mang bảng số Cộng hòa Séc, trước khách sạn Sheraton ở quận Tiergarten Berlin. Trong lúc Thanh bị bắt cóc, ấu đã xảy ra, ‘người đẹp’ bị gảy tay.
a. Lập luận của nhà nước Việt Nam: ngày 31.07.2017, theo thông báo của Bộ Công an cho biết thì nghi can Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, sau gần một năm trốn lệnh truy nã quốc tế.
b. Phản ứng từ chính phủ Cộng hòa Liên bang Ðức: Cuộc bắt cóc xảy ra trong lúc Việt cộng đang thảo luận với chính phủ Ðức về việc dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước và, cùng lúc, đang cứu xét đơn xin tỵ nạn của ông này. Phía Ðức buộc Việt cộng trả ông này về lại Ðức, xin lỗi việc bắt cóc vi phạm luật nước Ðức và luật quốc tế và hứa không tái phạm.
Trước tin này, nhiều đồng bào tự hỏi: ‘Tại sao Thanh lại phải khổ công từ nước ngoài trở về nước để tự ra đầu thú? Nếu dọc đường bị bắt thì mất cơ hội đầu thú và đương nhiên mất dịp được hưởng khoan hồng. Do đó, dù có ngu tới đâu thì Thanh cũng dư biết rằng cách tốt nhất, dễ nhất, an toàn nhất là đến trình diện và đầu thú tại Sứ quán Việt tại Ðức, nếu có luật sư càng tốt, lại rẽ tiền. Vậy có phải an ninh đảng toàn thứ láo không?’. Do đó, họ tin là ông đã bị bắt cóc. Người khác lên tiếng: ‘Tạ ơn ông Trời đã xui khiến gây nên vụ bắt cóc! Nhờ đó, thế giới mới thấy được bộ mặt bẩn thỉu của an ninh Việt cộng, chúng dám làm cả cái việc bắt cóc người ở Ðức, nước cho chúng tiền và mong Đức, qua đó, thấu rõ tình trạng nhân quyền thời Việt cộng. Ước gì chính quyền các quốc gia Âu Mỹ cảm thấy đau buồn khi tiền viện trợ, nhân danh người dân Việt, được dùng để khủng bố ngay trên lãnh thổ họ, với sự trợ giúp của Bộ trưởng Nội vụ Slovakia lúc đó, bằng cung cấp phi cơ Bộ này cho Phái đoàn Bộ Nội vụ Việt cộng, gồm cả Trịnh Xuân Thanh, với các giấy tờ giả để chuyên cơ bay qua lãnh thổ Ba Lan tới Moscow (Nga).
Phát hiện mới nhất là sứ quán Việt cộng ở Paris (Pháp) cũng đã góp phần đắc lực trong vụ bắt cóc này, như có nhiều ghi âm điện thọai giữa tướng Tô Lâm nói từ Pháp đi các nơi về vụ bắt cóc, rồi người trong sứ quán Paris thuê xe ô tô lớn và nhỏ đi sang Berlin và Brno. Một cán bộ sứ quán sắp bị chính phủ Pháp trục xuất do sự can dự phạm pháp này, danh tính chưa công bố. Pháp luôn đồng tình với Đức và là hai quốc gia đứng đầu Liên minh Âu châu. Nhóm người Việt này, trong đó có sĩ quan an ninh Vũ Quang Dũng, trợ lý cho Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh - Bộ Công an đã sang Paris. Họ đã phối hợp cùng một nhóm khác tại thủ đô Berlin để thực hiện vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Chiếc điện thoại và sim mà họ nhóm người Việt này sử dụng tại Pháp đã được cơ quan chức năng điều tra, và tìm thấy lộ trình di chuyển cũng như tất cả các liên lạc trong chiếc sim này…
Ngày 14.08.2018, ông Bela Bugar, Phó Chủ tịch Quốc hội Slovakia và Chủ tịch đảng Most-Hid, trong liên minh cầm quyền ba phe, lên tiếng chính thức ‘Slovakia nên trục xuất đại sứ Việt Nam tại Bratislava về nước nếu vụ bắt cóc cựu quan chức dầu khí Trịnh Xuân Thanh được xác nhận và Slovakia bị lợi dụng trong vụ việc này’, được thông tấn xã TASR loan đi cùng ngày.
Tháng 5/2018, Đại sứ Dương Trọng Minh đã trả lời bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao Slovakia ‘Trịnh Xuân Thanh chưa từng có mặt ở Slovakia’. Một tháng sau, cảnh sát Slovakia và hai báo Dennik N của nước này lẫn báo chí Đức đã có bằng chứng một cách chi tiết: ‘Bộ trưởng Tô Lâm là người đầu tiên bước lên chiếc chuyên cơ chính phủ Slovakia, tiếp theo là các thành viên của phái đoàn, tất cả 12 người. Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay, rõ ràng là ông ta bị thương, trông có vẻ đờ đẫn và được hai mật vụ Việt xốc nách hai bên dìu đi’ lên phi cơ tại sân bay Bratislava vào ngày 26.07.2017 và mượn vùng không phận Ba Lan để áp tải Trịnh Xuân Thanh sang Moscou và vêà đến Hà Nội.
Ðầu tháng 8/2018, bốn ngày sau các bài điều tra của những báo Frankfurter Allgemeine Zeitung (Đức) và Dennik N (Slovakia) về ‘cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák đã giúp Bộ trưởng Công an Việt cộng Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ chính phủ Slovakia’, Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak đã tuyên bố sẽ không bổ nhiệm đại sứ mới nước này tại Hà Nội cho đến khi Slovakia kết thúc cuộc điều tra chuyên án trên, được chính Tổng thống Andrej Kiska và Thủ tướng Peter Pellegrini chỉ thị tiến hành. Không còn hoài nghi nữa, cuộc khủng hoảng ngoại giao Slovakia - Việt cộng đã thật sự bùng nổ với sự hạn chế ngoại giao này, và có thể dẫn đến những động thái tiếp theo mang tính hạ cấp quan hệ ngoại giao còn trầm trọng hơn thế nhiều.
Ngoài ra, sự cáo buộc về việc dính líu của chính phủ Slovakia đã gây căng thẳng trong liên minh cầm quyền gồm ba đảng. Đối tác phụ trong liên minh là Đảng Most-Hid, ngày 06.08.2018 nói rằng họ sẽ không thể ở lại trong chính phủ nếu tin tức mà báo chí loan tải được xác nhận là có thật.
Ngày 17.07.2018, nghi can Nguyễn Hải Long bị cáo tham gia cuộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bất ngờ nhận tội ‘làm gián điệp và bắt cóc’, để được Tòa Thượng thẩm Berlin giảm án vì đã ‘thành thật khai báo’, đã được hưởng mức án 3 năm 10 tháng tù, tức giảm đến phân nửa so với mức án đến bảy năm rưỡi tù giam nếu không nhận tội.
Thật bất ngờ, ngày 31.07.2018, một ngày trước khi hết hạn kháng án, bị cáo Nguyễn Hải Long đã đệ đơn xin kháng án, dù ở phiên xử hôm 25.07.2018, ông đã nhận tội để hưởng mức án nhẹ 3 năm 10 tháng tù. Giới quan sát nghĩ rằng ông bị áp lực của nhà nước cộng sản. Với thủ tục này, ông vẫn bị nằm tù tạm giam cho đến khi có mức án chung thẩm, có thể kéo dài tới cuối năm, vì các thẩm phán tòa án tái thẩm cần có thời gian để xem xét những lý do do luật sư mới của ông đưa ra. Ngoài ra, phía Đức sẽ tiếp tục đưa ra các bằng chứng mới để khẳng định và họ có thể sẽ làm mạnh mẽ hơn.
Ngày 21.09.2017, Bộ Ngoại giao Ðức đã mời Đại sứ Việt cộng tại Đức tới để thông báo về việc đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược. Sau đó, ngừng luôn hiệp định về miễn trừ visa đối với quan chức Việt đi công tác ở Đức. Lợi dụng hiệp định này, các mật vụ đã tự do đến Ðức để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh như cuộc điều tra và nhân chứng sống Nguyễn Hải Long đã ‘khai sạch’.
Ông cho biết người chỉ đạo chiến dịch bắt người này là tướng Đường Minh Hưng, người mà ông đã đặt phòng khách sạn hộ tại Berlin và đã khai trước Tòa rằng sau khi vụ bắt người hoàn thành, ông đã tham dự một buổi tiệc ‘ăn mừng’ ở Prague, với tướng Hưng là một trong những người có mặt và đã ‘uống khá say’. Trung tướng Đường Minh Hưng là Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh thuộc Bộ Công an Việt cộng. Vào tháng 12/2017, Công tố Đức đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với đương sự và tin tức này đã được báo chí Đức loan đi giữa năm 2018. Nhưng từ đó đến nay, nhà nước Việt cộng vẫn không có bất kỳ phản ứng nào.
Nguyên tắc, với lời thú tội này và đường bay mà Trịnh Xuân Thành được đưa về Hà Nội thúc đẩy mau hơn và mạnh hơn những quyết định kế tiếp của thẩm quyền tư pháp Đức để chế tài Việt cộng, như việc phát thêm lệnh truy nã quốc tế đối với các Tướng công an và cáo buộc các nhân vật cấp cao cộng đảng, trong trường hợp Hà Nội vẫn chưa có ý định xin lỗi và cam kết không tái phạm với nước Ðức. Tuy nhiên, đó là ‘nguyên tắc’, còn việc thực hành là khác.
VII./ HIỆP ÐỊNH THƯƠNG MẠI TƯ DO VIỆT – LIÊN ÂU.
Ngày 27.07.2018, ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (UBTMQT) Nghị viện Âu châu (NVAC) đã đến gặp tướng Tô Lâm, bộ trưởng Công an. Ông tự quảng cáo ‘cá nhân mình và Liên hiệp Âu châu sẽ cố gắng thúc đẩy Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp Âu châu (EVFTA) có chức năng gì để phải ‘tiếp tục tăng cường hợp tác với Bộ Công an’? Đây là lần đầu tiên ông gặp ông Tô Lâm là điều đáng chú ý vì xảy ra sau khi ông Nguyễn Hải Long, ngày 17.07.2018 nhận tội đã tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, là đề tài hùng hồn để cả Âu châu phải ‘mở mắt’ trước lời tuyên giáo ‘Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước’, hầu sẽ phải thiết lập một hàng rào an ninh nghiêm khắc hơn bao giờ hết trên Lục Địa này không chỉ với việc nhập cảnh của giới an ninh mà cả với nhiều thành phần quan chức khác của chính thể độc đảng ở Việt Nam.
Tháng 9/2017, ông Bernd Lange cũng đã đến Hà Nội về EVFTA, nhưng không có cuộc gặp nào với Tô Lâm. Chuyến đi diễn ra sau ềvụ Chính phủ Đức cáo buộc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Berlin và đã nổ ra cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức-Việt, biến thành một cơn địa chấn khắp cả Âu châu.
Quá khứ gần mối quan hệ EU - Việt Nam.
Tháng 6/2016, NVAC thông qua nghị quyết số 2016/2755 với thái độ và từ ngữ cứng rắn khi đề cập và lên án tình trạng đàn áp nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam. Lập tức, để trả lời, nhà nước Việt cộng mở một chiến dịch đàn áp khốc liệt trong 17 tháng liên tiếp đối với giới đấu tranh cho nhân quyền. Từ 6 tháng cuối năm 2016 đến nay, đã có nhiều Dân biểu Âu châu đến Hà Nội làm việc về EVFTA và luôn kèm dẫn những điều kiện về nhân quyền, một trọng tâm của EVFTA.
Tuy nói thế, nhưng Sự thật có thể không như thế đâu Luật sư và bà Nguyễn Văn Ðài cùng cộng tác viên Lê Thu Hà đã được đi tị nạn tại Ðức. Việc trả Trịnh Xuân Thanh cũng đã được dự trù. Việc tôn trọng Nhân quyền, nhất là Tự do Tôn giáo, đã bao nhiêu lần nhà nước Việt cộng hứa hẹn, các Thỏa hiệp buôn bán được ký kết, nhưng khi hỏi về việc thực hiện lời hứa, họ trả lời đang đếm tiền lời. Nhắc thêm, nhiều người yêu nước bị công an đánh đập đến chết và bị cho là ‘tự tử’.
Khi chủ trì Hội nghị ngoại giao, Tổng Trọng đã nhấn mạnh về ‘điểm sáng đối ngoại’ và đang được cho là ‘sẽ sang thăm ba nước Âu châu vào đầu tháng 9/2018, nhưng hiện tên chưa được tiết lộ’. Nhưng chắc chắn không phải là Ðức. Các nước khác có thể là Slovakia, Czech và Ba Lan để vận động EVFTA được thông qua. Nếu không nước nào thuộc Liên hiệp Âu châu nhận, ông sẽ đến Nga.
Hà Minh Thảo
Ngày 10.06.2018, nhiều cuộc biểu tình lớn nhỏ đã bùng phát để phản đối dự luật tại nhiều tỉnh thành Việt Nam, gồm cả Hà Nội, thành Hồ, Hải Dương, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Mỹ Tho và Bình Thuận. Ngày 11.06.2018, Quốc hội đã quyết định hoãn biểu quyết về dự luật đặc khu mà nhiều chuyên gia và đồng bào không những hoài nghi về hiệu quả của nó mà còn quan ngại về nguy cơ Tàu cộng lợi dụng để di dân, chiếm biển đảo của Quê hương.
Trước đó, Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội đã tuyên bố ‘Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật’ đã nói lên tính chất ‘đầy tớ’ của ‘cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 69 Hiến pháp 2013) để xứng đáng mang mỹ danh ‘Ðảng hội’ đúng như Sự Thật. Tư tưởng lớn này được công dân trẻ Cát Linh, chỉ mới đôi mươi xuân xanh, trả lời tại:
Nghe trả lời
Xin khẩn cầu quý vị xem qua để biết sự VI HIẾN trầm trọng của đảng và nhà nước việt cộng độc tài và đảng trị, thành viên liên hiệp quốc, từng có ghế tại hội đồng bảo an. Thật những ‘đỉnh cao trí tuệ’ đã gặp nhau tại đây, nên, xin phép chúng tôi viết bằng chữ thường những tên riêng này. Ðừng thương hại chúng vì chúng là nguyên nhân sự đau khổ tuyệt đỉnh của đồng bào quốc nội. Nhận lịnh từ tàu cộng và tiền bạc viện trợ từ các nước khác, có thời tự xưng ‘thế giới tự do’, việt cộng thuê công an, côn đồ đánh đập đồng bào biểu tình ‘chống bán nước ngụy trang đặc khu’. Mang thú tính Marx Lénine và Hitler, chúng hành hung người yêu nước thật dã man, bỉ ổi và vô nhân đạo.
Nếu đọc giả đánh giá là chúng tôi viết quá đáng về Liên Hiệp Quốc, trân trọng mời quý vị tìm đọc ‘Thông điệp Ðức Thánh Cha trước Ngoại giao đoàn’ nhân dịp Tân niên 2018 để hiểu biết thực trạng thế giới hầu thông cảm cho chúng tôi.
Trong khi, tại Quê hương, bao nhiêu người trẻ cho biết họ phải biểu tình để chống sự bán nước vì các bạn này cần phải có một NƯỚC để trao cho con cháu sau này vì họ đã tiếp thu ÐẤT SỐNG này từ tay Tiền Nhân anh dũng. Tiếp nối truyền thống Dân Tôäc anh dũng, đồng bào quốc nội đã can đãm đứng lên chống bạo quyền. Ðiều này được chứng minh qua các vidéos mọi người có thể tìm thấy trên internet. Trong khi đó, tại Hoa kỳ, xuất hiện những bậc Giáo sư, Tiến sĩ thời Việt Nam Cộng hòa, trước thãm họa mất nước, diễn thuyết dùng Công pháp quốc tế kêu gọi chờ Mỹ giúp vì người Mỹ gốc Việt đầu phiếu cho Tổng thống và các Dân cử lập pháp. Ðó chỉ là những nguyên tắc trong sách mà thôi, nhất là Cộng đồng cử tri Mỹ gốc Việt không có một lá phiếu duy nhất. Tuy đđó là chuyện bình thường trong thể chế dân chủ, nhưng nếu theo lịnh ‘nghị quyết 36’ thì thật đáng tiếc. Tuy nhiên, điều đặc biệt là có lúc quý vị sẽ tự hỏi ‘Ðâu là Tổ Quốc của tôi ?’ hay để kể lại cội nguồn Quê Hương cho con cháu biết. Đức cha Thomas Nguyễn Thái Thành, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Orange, Hoa Kỳ, tại Garden Grove, ngày 28.06.2018 đã nhắc chúng ta về người ‘vô tổ quốc’. Xa hơn nữa trong tương lai, chừng vài thế hệ ‘vô tổ quốc’, chẳng may nếu có chiến tranh Mỹ-Tàu, những người gốc Việt sẽ bôi mặt đánh nhau dưới hai lá cờ Mỹ và Tàu.
I./ ÐAU KHỔ TUYỆT ÐỈNH CỦA NGƯỜI VIỆT QUỐC NỘI.
Chúng tôi cám ơn và xin phép mượn chứng tích này từ FB Ðoan Trang để chia sẻ cùng bạn đọc. Câu chuyện một bạn trẻ bị bắt giữ tuỳ tiện và bị công an đánh hội đồng để tra tấn, từ 14 đến 20 giờ Chúa Nhật 17.05.2018, ở sân Tao Đàn (quận 1, TP. HCM). Vì bạn còn rất trẻ, không phải người hoạt động dân chủ-nhân quyền, cũng không hề có nhu cầu được ‘nổi tiếng’ theo cách nghĩ thường lệ của dư luận viên và an ninh.
Khi mở mắt, em thấy mình đã nằm trên giường bệnh, không bóng an ninh. Một cô y tá đi đến và cho biết đây là phòng cấp cứu bệnh viện Bộ Công an, lúc khoảng 24 giờ. Thế là chúng đã đánh em liên tục từ 2 giờ chiều cho tới khi em bất tỉnh thì quẳng em vào đây và… chuồn mất để khỏi phải chịu trách nhiệm gì. Nhưng cũng rất có thể là chúng còn canh gác đâu đó.
Bệnh viện đòi viện phí 2 triệu. Em sờ lại người thì may quá, chúng để lại cái bóp với hơn 100.000 đồng. Điện thoại đã bị lấy mất. Số liên lạc với gia đình nằm trong đó. Đôi giày đã mất tiêu, chúng lột giày em ra và dùng giày ấy táng hàng trăm cái vào đầu, cũng như dùng dùi cui liên tục giã nát 2 bàn chân em. Khắp người em đầy vết thâm tím, vết rách, chỉ cựa nhẹ cũng thấy đau.
Em nói muốn về nhà, bác sĩ không cho, bảo là cần phải xem em có bị tụ huyết trong não, chấn thương sọ não không (không biết vì ông sợ em gặp chuyện gì hay vì sợ mấy bạn công an có thể đâu đó ngoài kia). Cậu về mà chết giữa đường, tôi không chịu trách nhiệm đấy’. Nhưng em làm gì có đủ tiền mà nộp viện phí. Đầu em đau nhức, ‘Em không sao đâu. Em chỉ muốn về nhà, muốn ngủ thôi, với lại cần phải báo cho người thân yên tâm’. Nhìn bộ dạng em với khuôn mặt phù, mắt tím bầm như gấu trúc, môi rách và sưng phù lên như trái cà, cô y tá có lẽ thương hại nên thì thào: ‘Thôi anh đi đi. Coi như anh trốn viện’. Cô dẫn em qua một cửa nhỏ, theo một lối đi riêng, kín đáo ra khỏi bệnh viện. Em lết từ taxi về tới cổng nhà rồi ngồi sụp luôn trước cửa. Lúc đó khoảng 1 giờ.
Trước đó nửa ngày, khoảng 13 giờ Chúa Nhật 17.06.2018, em rời nhà ra quận 1 chơi. Khu trung tâm Sài Gòn chưa bao giờ đông công an và dân phòng như thế. Vỉa hè, quán cafe đầy nghẹt những tốp công an áo xanh, dân phòng đeo băng đỏ, và những thanh niên cao to, mặt mày hung dữ. Họ bắt người liên tục; gần như cứ thấy ai cầm điện thoại đi ngang là xông vào bắt. Thậm chí họ vào tận quán cafe để khám xét giấy tờ và lôi khách ra ngoài, bắt đem đi. Không khí ngột ngạt, căng thẳng. Chưa bao giờ em thấy Thành Hồ như thế. Như thời chiến, với toàn xã hội là một trại lính, công an trộn lẫn với dân và có thể toàn quyền chặn bắt, khám xét giấy tờ, hốt về đồn bất kỳ ai.
Em ghé quán cafe mua một ly đem đi, rồi vào phố sách. Đường sách hôm nay hình như không hoạt động. Em đi được vài mét thì bị một nhóm công an chặn lại; có lẽ họ đã ‘tia’ được em từ lúc nào không hay. Họ hỏi giấy tờ. Xui cho em là em chỉ tính đi cafe nên không mang giấy tờ gì theo. Họ quát bảo em gọi người thân mang giấy đến. Em cầm điện thoại gọi về nhà, chỉ vừa nói được câu ‘con bị bắt’, thì một người đã chộp lấy và giật tung điện thoại khỏi tay em. Em kêu lên, nhưng cả đám đẩy em vào xe, phóng đi.
Chúng đưa em vào một khu nhà tập ở sân Tao Đàn (tên mới được đặt là Tao Ðập). Xung quanh la liệt người, già trẻ nam nữ, có cả mấy cô gái áo dài, chắc là hướng dẫn viên du lịch. Sau này em mới biết, hôm đó công an Thành phố đã bắt tới 179 người, gom về đây. Trong số đó, có cả khách du lịch, hướng dẫn viên, và những bác già đi tập thể dục. Tất cả đều bị bắt, và kinh khủng hơn, đều bị đánh.
Chúng đưa em vào một căn phòng, moi điện thoại em ra, hất hàm: ‘Mật khẩu’. Em đáp: ‘Sao các anh lấy điện thoại của tôi?’. ‘Bộp’, câu trả lời là một cú đấm thẳng vào mặt em. Sau đó là liên tiếp những cái tát. Em vẫn không đưa mật khẩu. Chúng nắm tóc, dúi đầu em xuống mặt bàn, đấm tới tấp vào hai mang tai. Rồi chúng bảo nhau rằng thằng này bướng, mang nó qua phòng kia. Thì ra cả phòng, chỉ có mình em không khai mật khẩu điện thoại cho chúng, nên chúng ‘sàng lọc’, đưa đối tượng cứng đầu sang phòng riêng để tiện bề tra khảo.
Ngay sau đó, khi đưa em sang một căn phòng khác, chỉ còn mình em, chúng xông vào ra đòn ngay. Hai chục thanh niên cao to, cả sắc phục và thường phục, vây lấy em, đánh hội đồng bằng dùi cui, gậy và tất nhiên, chân tay. Em ngồi bệt trên sàn, co người lại, hai tay ôm đầu. Hai thằng bèn bẻ tay em ra sau, để cho đám còn lại đấm như mưa vào mặt. ‘Đù má, lì hả mày’, chúng vừa đánh vừa chửi.
Chúng cho gọi mấy kỹ thuật viên vào phá password. Trong lúc kỹ thuật viên làm việc, khoảng 15-20 phút, chúng đánh em không ngơi tay. Có mấy an ninh nữ rất xinh gái cũng bạt tai em liên tục đến độ em chỉ còn thấy trước mắt một màu nhờ nhờ trắng. Một lão an ninh già, khoảng ngoài 60 tuổi, vụt dùi cui rất dữ. Nghĩa là đánh em có đủ thành phần an ninh, nam phụ lão ấu.
Rồi kỹ thuật viên cũng phá được khoá máy (iPhone 5s), và đám an ninh hả hê: ‘Đù, mày tưởng ngon hả, tưởng tụi tao không mở được điện thoại mày hả?’. Chúng còng tay em lại, đánh em càng dữ hơn, vừa đánh vừa ‘điều tra’ về từng người trong contacts của em. ‘Thằng này là thằng nào?’. ‘Là bạn Facebook của tôi’. ‘Mày gặp nó chưa? Làm gì?’. Tôi gặp uống cafe. Gặp đâu, hồi nào?. Tôi không nhớ’. ‘Đù má, không nhớ này. Không nhớ này’.
Cứ mỗi từ ‘không nhớ’ hay ‘không biết’ mà em nói, chúng lại lấy gậy sắt dộng mạnh vào hai bàn chân em. Mu bàn chân em sưng phồng lên, mặt em chắc cũng vậy. Một thằng túm tóc kéo giật đầu em ra, và chúng phun nước miếng vào mặt em. ‘Tao ghét cái từ không biết hay không nhớ lắm nha. Mày còn nói mấy từ đó nữa, tao còn đánh’. ‘Con này là con nào?’. ‘Bạn tôi’. ‘Bồ mày hả? Mày chịch nó chưa? Bú l. nó chưa mày?’. Không còn một từ gì tục tĩu nhất mà chúng không dám phun ra miệng.
Chúng tháo giày em ra và cầm luôn đôi giày đó quật vào mặt em. ‘Dang chân ra’, chúng quát. Em sợ bị đánh vào hạ bộ nên càng co người lại. Nhưng may thay chúng không đánh vào chỗ đó, chỉ lột áo quần em ra đấm đá vào bụng, ngực, và rít lên: ‘Mày có tin là bọn tao có thể treo mày lên mà đánh như đánh một con chó không?’. Một lát, chúng nghỉ. Em bò lết lên tấm nệm mút đặt sẵn ở đó (trong phòng tập, cho vận động viên). Một thằng quát: ‘Đù. Mày đòi được nằm nệm ấy hả?’. Rồi chúng nắm chân em lôi xuống sàn, tiếp tục đánh hội đồng, giẫm đạp. Cứ như thế.
Rất lâu sau, có lẽ khi trời đã xế chiều, chúng vẫn chưa ngừng, còn em thì đã không mở được mắt ra nữa. Khi trời tối hẳn thì em bắt đầu rơi vào trạng thái lơ mơ. Chúng nắm tóc, kéo tay, thảy em ra ngoài nằm chung giữa một đám người. Em chỉ nghe tiếng lao xao, và sau đó là tiếng la khóc. Rất nhiều người khóc, không hiểu khóc cái gì. Em cố mở mắt, và nhận ra là mọi người khóc vì em. Quanh em la liệt người, có lẽ ai cũng bị đánh vì nhiều người mặt sưng húp. Mấy bác già cũng bị đánh. Nhưng ai cũng nhìn em, khóc như mưa. Họ bảo nhau: ‘Lấy đồ che cho thằng bé đi’. Thế là một loạt áo được truyền tới, đắp phủ lên mình em.
Sao mà giống cảnh tù Côn Đảo, như trong văn học và lịch sử ‘cách mạng’ viết quá vậy? Nhưng khác hẳn ở một điểm, là ở đây, đám công an con cháu của thế hệ ‘cách mạng chống Mỹ ngụy’ năm xưa giờ đã hiện nguyên hình là một lũ ác ôn, thẳng tay khủng bố dân để bảo vệ đảng độc tài phản quốc. Ác ôn cộng sản. Có một cô lớn tuổi bước đến, gối đầu em lên đùi cô, xoa dầu lên trán em, nắm tay em và khóc rưng rức. Em không sao mở to nổi mắt để nhìn rõ mặt cô, chỉ thấy mờ mờ. Em cố mấp máy đôi môi đã sưng vù: ‘Cô. Cô đừng khóc nữa. Cô khóc con khóc theo đó’. Em muốn nói thêm, ‘mà con không muốn tụi nó thấy mình khóc’, nhưng không thở được nữa nên không nói nổi. Nghe loáng thoáng một người nói: ‘Sao chúng nó đánh thằng nhỏ dữ vậy trời?’. Thấy không khí căng quá, ai cũng thương em, sợ mọi người ‘nổi loạn’, đám công an lại sầm sập chạy lại, kéo em ra. Cô lớn tuổi đang xoa dầu cho em khóc rất nhiều và la: ‘Mấy người còng tay tôi đi, tha cho thằng nhỏ, đánh nó chết rồi sao?’.
Em cố mở mắt ra để nhìn và nhớ gương mặt cô. Nhưng hoàn toàn không thể, lúc đó đầu óc em đã mụ mị rồi. Đám công an ném em lên xe, về sau em mới biết là chúng đưa em đi bệnh viện cấp cứu. Mọi người giữ em lại, chúng giằng ra. Có mấy người che cho em để khỏi bị đánh tiếp. Mặc, chúng vẫn lôi em đi. Cô lớn tuổi kia chạy theo em ra xe, nhưng chúng bịt miệng, kéo cô ra ngoài. Cửa xe sập lại. Em nghe một thằng chửi vọng: ‘Đù má thằng này. Mày diễn hay lắm. Mày diễn cho cả đám tụi nó khóc hả?’. Sau đó em không biết gì nữa. Khi tỉnh lại, em đã ở trong bệnh viện, nhưng cũng chưa được điều trị gì vì… chưa đóng viện phí.
Đêm đó em nằm li bì. Sáng sớm hôm sau em vào viện khám lần nữa. Quá may mắn, em chỉ bị công an đánh cho đến đa chấn thương thôi chứ chưa bị chấn thương sọ não. Hai ngày nay, liên miên anh em, bạn bè đến thăm em. Ai cũng thương em, cho tiền, cho quà bánh rất nhiều. Nhưng em vẫn nhớ những người đã ôm lấy em, che đòn cho em, và cởi áo phủ lên em vào ngày Chúa Nhật ấy. Nhất là cô đã đặt em gối đầu lên chân cô, như đứa con với mẹ, xoa dầu cho em, cầm tay em và khóc. Em muốn ghi nhớ nét mặt cô mà không nhìn được nên không nhớ nổi. Đến tên cô, em cũng chẳng biết. Em chẳng nhận ra được ai trong số những người bị đánh hôm đó, những người đã che chở, bảo vệ, động viên em trong những giờ phút kinh khủng nhất, cùng chia sẻ với nhau nỗi đau đớn của những người dân vô tội, bị công an giam giữ vô luật và đánh như đánh kẻ thù.
Trong lúc bị đòn hội đồng, em không nhớ nổi gương mặt ác quỷ nào, nhưng cũng kịp nhìn thấy một phù hiệu trên ngực áo một công an, ghi tên Nguyễn Lương Minh. Chúng không hề biết em là ai, chỉ vì em không khai password điện thoại mà chúng còn đánh em như vậy; không hiểu những người bị chúng coi là ‘biểu tình viên’, ‘nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền’, ‘nhà bất đồng chính kiến’, thì nếu vào tay chúng, chúng còn hành hạ họ tới mức nào. Và còn hàng trăm người bị bắt bừa bãi hôm đó nữa, cả những bác già, những sinh viên trẻ măng, tinh khôi, những hướng dẫn viên du lịch áo dài… Qua đây em cũng muốn hỏi thông tin về cô, người phụ nữ đã khóc rất nhiều vì em hôm ấy.
Ðể hiểu biết và thông cảm hơn sự đau khổ của đồng bào quốc nội, nạn nhân do tiền ngoại viện cho bạo quyền để thuê công an, côn đ ồ đánh đập họ tại:
https://www.voatiengviet.com/a/hoi-chung-176-cong-an-danh-dap-va-doi-xu-voi-chung-toi-nhu-con-vat/4460282.html
Chế độ thật khốn nạn. Luật sư Đặng Đình Mạnh, người tư vấn cho 11 trong số 20 người bị kết án vì tham gia biểu tình chống dự luật Đặc khu ở Đồng Nai, hôm 07.08.2018 gửi đơn lên cơ quan hữu trách, đề nghị kiểm tra, giám sát và xử lý việc nhiều thân chủ của ông tố cáo họ bị quản giáo ngăn cản kháng cáo và đe dọa sẽ ‘nhốt chung với những người bị bệnh HIV’ nếu không nghe theo, nhất là đối với các nữ công dân. Trước đó, trong phiên xử sơ thẩm vào ngày 30.07.2018, Tòa án Nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, tuyên án 20 người tham gia cuộc biểu tình ngày 10.06.2018 chống dự luật Đặc khu và An ninh mạng các mức án tù từ 8 đến 18 tháng tù về tội ‘gây rối trật tự công cộng’.
Với những hành động bạo hành mất dạy này, chính phủ các nước đừng chờ người Việt chúng tôi cám ơn vì những viện trợ nhân danh để thiết lập nhà nước pháp quyền hay chống khủng bố. Thực tế hoàn toàn trái ngược, Việt cộng đã hoặc bỏ túi, chống lại người dân hay tổ chức khủng bố tại chính quốc đã viện trợ như bắt cóc ngưởi tại Ðức mà chúng ta sẽ đề cập dưới đây.
II./ NHÀ NƯỚC VIỆT CỘNG.
A. Chức vụ phi Hiến pháp, nhưng đầy quyền lực và được lãnh đạo các cường quốc tôn trọng.
Cuối ngày họp 13.01.2016 Hội nghị Trung ương 14, không khí hội trường đã rất nóng khi mọi con mắt đều đổ dồn vào Nguyễn Phú Trọng với hàng loạt các phát biểu chỉ trích và tố cáo hành vi độc đoán làm tê liệt tính dân chủ trong Đảng. Các hành vi bán nước cầu vinh, cầu viện Tàu cộng của hắn cũng được đưa ra một cách thẳng thắn công khai. Sau hàng loạt các phát biểu chỉ trích nêu trên, dần dần Hội nghị mất kiểm soát. Trong không khí hỗn loạn đó, các cửa hội trường nhanh chóng được khóa chốt bên trong. Bộ phận điều khiển loa bị tắt toàn bộ micro, tất cả cán bộ phục vụ Hội nghị nhận lịnh ra khỏi Hội trường. Khi đó khoảng hơn 20 ủy viên trung ương lên bàn chỉ thẳng tay vào mặt Trọng mà mắng ‘Mày là thằng bán nước, phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân. Tội mày ngàn năm không thể rửa sạch được, lịch sử dân tộc sẽ đời đời nguyền rủa mày’. Một trong số họ lên án Trọng: ‘Tội bán nước của mày là tội trời không dung, đất không tha, phải chu di cửu tộc, tội phản bội Tổ quốc là tội phải chịu án tử hình, đồ tham quyền cố vị’. Có UVTW còn đề nghị khởi tố bắt tạm giam Nguyễn Phú Trọng ngay tại Hội nghị vì tội phản bội Tổ quốc. Ðể thấu hiểu hơn, khẩn cầu đọc tiếp tại:
https://www.voatiengviet.com/a/cuoc-dua-chuc-tong-bi-thu-viet-nam-cang-thang-chua-tung-thay/3149018.html
Trước kỳ Ðại hội Ðảng 12, đám chóp bu Ðảng trát bùn lên mặt nhau, tự đánh mất tư cách lãnh đạo. Cho nên dù Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng ở hay đi cũng không thay đổi được tình thế. Kẻ thì tham quyền, cực kỳ bảo thủ, giáo điều, muốn kéo đất nước về thời kỳ đầu Thế kỉ 20. Người thì ham quyền, hám danh, tham nhũng. Toàn Bộ Chính trị cũng thế, đều xôi thịt, cá mè một lứa, đồng lõa. Do đó, tại Ðại hội Ðảng 12, mặc dù bị kết tội bán nước, phản Tổ quốc, Nguyễn Phú Trọng, sau khi hứa chỉ tại chức nửa nhiệm kỳ, đã được đắc cử bởi phiếu đảng viên thân Tàu, đưa Nguyễn Tấn Dũng về vườn.
Ðã hứa rời chức tổng bí thư lúc giữa nhiệm kỳ, tức đúng vào lúc Hội nghị Trung ương 7 khai mạc ngày 07.05.2018, nhưng kẻ độc tài Phú Trọng, tuổi đã cao, nhưng vẫn tham quyền, nên đã quên đi danh dự đã hứa. Hiện có tin hắn đã bỏ giới hạn tuổi cho chức vụ này để như… Tập Cẩm Bình, cầm quyền đảng suốt đời và được Mỹ, Pháp nhắm mắt coi là… Quốc trưởng không ngại hành động vi hiến, đáng hổ thẹn.
Tối 06.07.2018, tại Thành Hồ, ông Nguyễn Thiện Nhân, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP. đã tiếp ông Hoàng Khôn Minh, Uỷ viên Bộ Chính trị Cộng đảng Tàu dẫn đầu sang dự Hội thảo Lý luận lần thứ 14 giữa hai Đảng. Việc tiếp đón được tổ chức tại Khách sạn 5 sao Rex - Saigontourist với nội dung chi tiết cụ thể như sau: « Bí thư thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân tiếp uỷ viên bộ chính trị Tàu tại một khách sạn 5 sao, theo lệnh từ Giám đốc Sở ngoại vụ thì Ban giám đốc khách sạn phải tắt điện và dùng chậu cây che tấm bản đồ ghi rõ Biển Đông, với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Nhân viên khách sạn phản ứng lại nhưng Sở ngoại vụ dùng uy lực để khiển trách ban giám đốc. Việt Nam thực sự đã bị bán rẻ bởi bọn phản quốc đội lốt cán bộ nhà nước! »
Tuy nhiên, ‘Nói gì đi nữa, nhìn dàn chóp bu Bộ Chính trị hiện nay, Nguyễn Thiện Nhân vẫn là người sáng láng nhất, được đào tạo chuyên môn ở những trường đại học danh tiếng, nghiêm túc và thực lực nhất, tự mình tiếp khách ngoại quốc bằng tiếng Anh lưu loát’. Ông thăng tiến không nhanh so với nhiều đồng chí trẻ hiện giờ, có bản tính chung dân làm khoa học: chuẩn mực, chính xác, quyết đoán, sáng tạo và… lành tính. Về chính trị, nhiều người không ưa ông vì ông chọn thái độ trung dung, nhưng giới trí thức đánh giá rất cao. Ðồng chí Nguyễn Thiện Nhân sinh trưởng, được giáo dục và chịu ảnh hưởng lớn từ một người cha lỗi lạc, Gs.Bs Nguyễn Thiện Thành.
[Xin phép trích bài ‘Phải xem xét truy tố BT Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân tội phản bội Tổ quốc’ của Kami ngày 09.07.2018. Cám ơn.]
III./ LIÊN HIỆP QUỐC VI PHẠM HIẾN CHƯƠNG.
Mục đích của Liên Hiệp Quốc (Ðiều 4 Hiến Chương) là:
1. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế,… phù hợp với các nguyên tắc của công lý và luật pháp quốc tế;
2. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc để củng cố hòa bình thế giới;
3. Thực hiện sự hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề chung về kinh tế, xã hội,… và tôn trọng các nhân quyền và các quyền tự do cơ bản mọi người.
Thật là những mục tiêu tuyệt đẹp và đầy tính nhân bản, nhưng ngày 20.09.1977, Tổ chức quốc tế này đã nhận Việt Nam cộng sản làm thành viên.
Chẳng bao lâu sau, ngày 07.01.1979, Bộ đội Việt cộng tiến vào Campuchia, giải phóng Phnom Penh, đánh duổi Khmer đỏ vào rừng. Nhưng ghế nước này tại Liên Hiệp Quốc được Mỹ và Tàu trao cho Ba Phe, trong đó có Khmer đỏ diệt chủng.
Nhà nước Hà Nội không tuân thủ những cam kết về nhân quyền của họ với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HÐNQLHQ), thể hiện nơi cách hành xử trên thực tế lẫn trong việc xây dựng pháp luật, Tổ chức theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch, HRW) cho biết trong lúc sắp đến hạn điều trần tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về tình tình nhân quyền vào tháng 1/2019. Tại phiên UPR bốn năm trước, họ đã chấp nhận 182 trong tổng số 227 khuyến nghị mà họ nhận được từ các nước thành viên HÐNQLHQ. Kể từ đó, Việt cộng ‘đã không làm gì nhiều để thực hiện những khuyến nghị này và trong một số trường hợp còn làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn’.
Một thí dụ mà HRW đưa ra là Việt cộng từng chấp nhận khuyến nghị sửa chữa những điều khoản có liên quan đến an ninh quốc gia trong Luật Hình sự để đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, tháng 6/2017, Quốc hội nước này đã thông qua Luật Hình sự sửa đổi thậm chí còn mở rộng hơn diện trừng phạt đối với những người viết blog về nhân quyền và những ai hỗ trợ cho họ. Trong số đó có những điều khoản mới hình sự hóa những hành động chuẩn bị phạm tội mà hình phạt sẽ lên đến 5 năm tù.
Ngày 12.06.2018, Quốc hội đã thông qua đạo luật An ninh mạng có phạm vi quá rộng và những điều luật mơ hồ để hạn chế nghiêm trọng quyền tự do biểu đạt trên Internet, đi ngược lại với một khuyến nghị khác mà họ đã chấp nhận năm 2014 là đảm bảo quyền tự do báo chí và Internet. ‘Thay vì rút lại và cải cách nhiều đạo luật xâm phạm nhân quyền cho phù hợp với các khuyến nghị Liên Hiệp Quốc thì họ làm ngược lại là mở rộng quy mô áp dụng. Họ phỉ nhổ vào quá trình kiểm định này và đã đến lúc các nước thành viên khác phải nghiêm khắc phê bình họ’.
‘Xưa nay Việt cộng vẫn có lịch sử chà đạp lên các nhân quyền trong khi đưa ra những lời biện hộ yếu ớt rằng họ đang bảo vệ nền pháp trị’, ông Robertson nói. ‘Các nước thành viên HÐNQLHQ có bằng chứng rõ ràng để gây áp lực để buộc Việt cộng chấm dứt các vi phạm nhân quyền mang tính hệ thống’.
Các thành viên Hội đồng Bảo an hãy mở trí nhớ. Ngày 27.01.1973, Hiệp định Paris được ký kết để chấm dứt chiến tranh, tái lập Hòa bình ở Việt Nam. Ngày 02.03.1973, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kurt Waldheim chứng kiến Lễ ký kết giữa các đại diện 12 nước bảo đảm sự thực thi Hiệp định này, với tư cách quan sát viên. Sau nhiều lần vi phạm Hiệp định này và trước sự tháo chạy của cái gọi là ‘đồng minh Mỹ’, ngày 10.03.1975, cộng quân Bắc Việt xé tan Hiệp định bằng tấn công và chiếm Ban Mê Thuột trước sự bất lực và căm nín của ng Kurt Waldheim và 12 nước này để ngày 30.04.1975, Sài Gòn bị xóa tên và, từ đó, tuy phải mang tên người chết. Dù vậy, vĩnh viễn ‘Sài Gòn’ vẫn ngự trị trong tâm trí dân Việt vì đã là Hòn Ngọc Viễn Ðông.
Điều 6 Hiến chương quy định ‘Nếu một thành viên Liên Hiệp Quốc vi phạm một cách có hệ thống những nguyên tắc nêu trong Hiến chương này thì có thể bị Đại Hội đồng khai trừ khỏi Liên Hiệp Quốc, sau khi có kiến nghị của Hội đồng Bảo an’. Ðiều 5 thì có tính cách tạm thời.
Nhưng rất tiếc, cho tới nay, một trong hai điều này không được áp dụng và thi hành vì nhà nước Việt cộng đã tước đoạt nhân quyền người dân và đàn áp tàn bạo đồng bào một cách có hệ thống. Người dân nước Việt tại sao phải chịu quá nhiều đau khổ để vừa phải đóng thuế để trả lương cho công an, quan tòa… một nhà nước phi pháp quyền, vừa phải đóng thuế để nộp niên liễm cho Liên Hiệp Quốc vô trách nhiệm. Tại sao ?
IV./ XIN DỪNG LỢI DỤNG NHÂN QUYỀN CHO NGƯỜI VIỆT.
Ngày 13.02.2015, khi gởi lời chúc Tết Ất Mùi đến chính phủ Việt cộng, Ngoại trưởng John Kerry đã nhắc đồng nhiệm Phạm Bình Minh việc nhà nước Mỹ mời Tổng bí thư Ðảng Nguyễn Phú Trọng sang thăm Hoa kỳ. Nhưng chưa biết ai hay cấp nào mời ông vì chức vụ Tổng bí thư Ðảng không được dự trù trong Hiến pháp, tức VI HIẾN. Hơn thế nữa, không một công dân Việt nào tín nhiệm để ủy quyền cho ông qua phiếu bầu. Vậy, Tổng thống Mỹ được toàn dân Hoa Kỳ bầu tại sao phải mời, lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ quốc, một người không là dân cử hay công cử, được tiếp đón với tư cách Nguyên thủ quốc gia. Ðã có tiền lệ ‘từ chối’, ngày 13.04.2012, trong khi viếng Cuba, Tổng bí thư Trọng bị bà Dilma Rousseff, Tổng thống Ba tây (Brazil), tả phái, yêu cầu đừng công du nước này từ ngày 15.04.2012 như đã được mời. Cuối cùng, ông Trọng phải bay thẳng về Việt Nam.
Tổng Trọng lên đường đến Mỹ, sau hai lần đình hoãn tháng 5 và tháng 6, và, cuối cùng, đã ấn định từ 07 đến 09.07.2015. Ông đã được tiếp trong Tòa Bạch Ốc, nhưng không có đại yến tiệc nhà nước, không duyệt đội quân danh dự và cũng không có 21 phát đại bác. Dù người ta biết chính giới Hoa Kỳ không mặn mà gì với các chế độ toàn trị, nhưng trừ Việt cộng vì các đồng chí ở đây rất ‘biết điều’. Do đó, các ‘đấng’ Clinton, Kerry và Mc Kein rất thường đến. Bằng cớ, trong chuyến bay Vietnam Airlines chở ông Trọng đi Mỹ, còn có ông Clinton và ông (hay bà) Osius đi ké.
Do khi đó có tin Phùng Quang Thanh bị ám sát trọng thương tại Paris (ông này có tên trong phái đoàn, nhưng đã bôi tên), Hà Nội đã phải gởi thêm 2 toán an ninh đặc biệt chống ám sát đến Hoa Kỳ để tăng cường lo an ninh cho Tổng Trọng và phối hợp với các toán an ninh tiền trạm đã đến đây từ tháng trước. Ngoài ra, do Trọng không phải là ‘Quốc khách’ nên không có xe an ninh hộ tống trước sau, không có các toán an ninh đặc biệt canh gác. Khi Phái đoàn vào Tòa Bạch Ốc thì mọi vấn đề an ninh do an ninh nơi đây trách nhiệm. Tất cả an ninh bảo vệ Việt cộng phải ngồi trên xe phái đoàn đậu ngoài sân cỏ Tòa Bạch Ốc chứ không được đi lại.
Kết quả:
- Tổng Thống Obama thông báo ông có quyền đàm phán và ký kết nhanh các Hiệp ước Kinh tế với nước ngoài trong chương trình TPP (đối tác xuyên Thái bình dương) nhằm đối đầu với Trung cộng. Việt cộng cần thành thật để được gia nhập TPP và phải chấm dứt việc cho Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh để không đe dọa quyền lợi của Mỹ ở Biển Đông và các nước khu vực ven bờ Thái Bình Dương.
{Tháng 01/2017, ngay sau khi ngồi vào tòa Bạch ốc, Tổng thống Trump xé bỏ TPP lập tức và đang đối đầu ‘thật sự và trên chân’ với Tàu cộng}.
- Việt cộng đề nghị Hoa Kỳ gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận các loại vũ khí chiến lược và công nghệ kỹ thuật cao để Hà Nội mua được các loại Tàu chiến và các chiến đấu cơ tàng hình, các loại vũ khí chiến lược hiện đại. Hai Ngoại trưởng Phạm Bình Minh và John Kerry sẽ có những thảo luận cụ thể các điều kiện nhân quyền liên quan đến vấn đề nầy.
{Tháng 05/2016, hy sinh điều kiện nhân quyền, Barak Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt cộng}.
Ngày 23.07.2018, Tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội, đến Ngũ Giác Ðài để trao đơn đặt hàng mua vũ khí. Oái oăm, việc giao kết này không qua giới quan chức Bộ Quốc phòng, mà lại do Quốc hội. Ðiều lạ khác là tin tức này được tiết lộ bởi đài VOA (Tiếng nói Mỹ quốc) ngày 02.08.2018, chứ không phải do Việt cộng vốn bị Tổ chức Minh bạch quốc tế xếp vào nhóm chót bảng thế giới về độ minh bạch. Trị giá đơn đặt hàng 94,7 triệu mỹ kim.
Ngày 03.08.2018, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê thị Thu Hằng không xác nhận mà cũng không phủ nhận tin tức này. Sợ Trung cộng sao ?
Tháng 8/2017, đài VOA ghi lại một phát hiện độc đáo trong bài ‘Quan chức Việt Nam đòi Mỹ ‘lại quả’ từ các hợp đồng mua vũ khí’. Một hãng tin tình báo quốc phòng Anh đã tiết lộ rằng các quan chức chính phủ Việt yêu cầu các đối tác của Mỹ trả 25% hoa hồng cho các thương vụ mua bán vũ khí.
Trong gần thời gian Obama đến Việt Nam, một công dân Mỹ gốc Việt bị công an bắt và đã kể lại câu chuyện này. Xin mời nghe:
https://www.youtube.com/watch?v=v2Z2Mz7Oupk
Nancy Nguyễn trả lời RFA về việc bị an ninh VN bắt giữ 6 ngày.
V./ PHÁP CHO TIỀN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN.
Trước hết, chúng tôi cám ơn Chánh phủ Pháp đã giúp thế hệ trẻ Việt cơ hội học tập trong những năm cuối cùng trước khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm hoàn tất sự Độc Lập cho Quốc gia Việt Nam. Một nền Giáo dục, tuy còn thời thuộc địa, nhưng hơn hẳn về sư phạm và đạo đức so với thời cộng sản, nơi đã có đảng viên cưởng bức cô giáo phải quỳ trước mặt hiệu trưởng, các nữ giáo viên ‘có ngoại hình đẹp’ phải tiếp rượu cho đám đảng viên đực giải sầu và bao nhiêu bóc lột tiền của, tệ nạn khác mả phụ huynh và học sinh phải gánh chịu…
Do đó, năm 2016, sau khi tuyên bố tham gia tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2017-2022, ông Emmanuel Macron đã viết và cho xuất bản sách ‘Révolution’ (Cách mạng) để tự giới thiệu với cử tri với ước mong được họ tín nhiệm bằng phiếu bầu. Kết quả, ông đã trở thành Tổng thống Pháp ở tuổi 39. Sau đó, sách này được dịch sang 20 thứ tiếng. Trong đó, có tiếng Việt do nhà xuất bản First news – Trí Việt dịch và phát hành. Tư tưởng chính trong sách là sự tự nguyện đấu tranh cho tự do và dân chủ thật sự, không khoan nhượng hay do dự, chống mọi hình thức độc tài đảng trị, tự do bình đẳng trong chính trị, trong kinh tế và kinh doanh, trong nghiên cứu khoa học, trong yêu đương, trong xã hội, gia đình và trường học. Sách này đã là ngọn đuốc soi đường cho mọi người Việt yêu nước đang chống bạo quyền trao dần từng phần Ðất Nước cho Tàu cộng như đã hứa trong Hiệp ước Thành Ðô.
Ngày 07.05.2017, kết quả Tuyển cử Tổng thống vòng hai công bố ông Emmanuel Macron đắc cử với số bách phân là 66,10% số phiếu bầu hợp lệ. Người dân nước Việt hân hoan đón nhận tin này khi Cộng hòa Pháp có được lãnh đạo bởi một Tổng thống trẻ. Người hứa dấn thân cho tự do, dân chủ và nhân quyền, không thể có chỗ dành tình cảm chính trị cho kẻ cầm quyền vi hiến, độc tài và tàn ác với những chiến sĩ dân chủ, chống ngoại xâm. Do đó, thật rất tiếc, từ ngày 25 đến 28.03.2018, nước Pháp tiếp đón tuy lạnh nhạt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu chế độ đảng trị, không có chính khách đồng vị trong thể chế dân cử Pháp. Bởi thế, khi ông Trọng bước xuống máy bay, chỉ được tiếp đón bởi một nữ nhân viên tiếp tân thì truyền thông Việt cộng đã phải ghi là ông bộ trưởng [không nói láo… không là cộng sản. May phước, lúc đó, Pháp chưa biết Tòa Ðại sứ Việt ở Paris đã có liên can đến ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Ðức’. Dù sao, cuộc công du đã diễn ra không bình thường…
Từ 6 giờ ngày 26.03.2018, dọc từ tòa đại sứ Việt cộng, đường Miromenil đến Phủ Tổng thống (điện Elysée), cảnh sát canh chừng nghiêm ngặt. Ðồng lúc, tại Place du Perou, góc đường Miromenil và Messine, đồng bào Việt tại Paris đang chuẩn bị cho cuộc biểu tình để phản đối sự hiện diện của Nguyễn Phú Trọng tại Pháp. Ngoài ra, Văn phòng Liên lạc các Hội đoàn Việt tại Paris đã gửi thư yêu cầu được gửi một Thỉnh nguyện thư đến Tổng thống. Lúc 9 giờ 20 giờ, một nhân viên Bộ Nội vụ đã tiếp xúc với Ðại diện đoàn biểu tình, ông Nguyễn Quốc Nam. Ông Nam được mời đến Ðiện Elysée và trao tận tay Văn phòng Thư ký Phủ Tổng thống Thư Ngỏ này có biên nhận.
Những hình thức dân chủ và văn minh này làm gì được thấy tại Việt Nam cộng sản. Ở nước này, người dân chỉ thấy các điều luật hình sự 79 (lật đỗ chính quyền nhân dân), 88 (tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN VN), 257 (chống người thi hành công vụ) và 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân). Ðây là những điều luật thật nực cười khi cộng đảng luôn ca ngợi chúng chiến thắng Pháp, Mỹ, Tàu và nay lại sợ người Việt không võ trang và không cộng sản. Các đại biểu Quốc hội chỉ đủ khả năng để làm các điều hề này, chứ khá dốt để làm luật về biểu tình như hiến pháp dự trù.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF), ngày 24.03.2018, kêu gọi Pháp thẳng thắn nêu các vấn đề nhân quyền với Tổng bí thư Cộng đảng sản Việt, yêu cầu họ ngưng trấn áp các nhà báo và bloggers độc lập. 'Quan hệ đối tác chiến lược' này có mục đích gì nếu thiếu tự do báo chí?’. Từ đầu năm 2017, hơn 20 nhà báo công dân đã bị bắt, bị trục xuất hoặc bị kết án tới 9, 10 hoặc thậm chí 14 năm tù chỉ vì cố gắng cung cấp thông tin cho công chúng. ‘Đây là đợt trấn áp tồi tệ nhất nhắm vào quyền tự do cung cấp thông tin trong hơn 20 năm qua’. RSF cũng lưu ý tới tình trạng sức khỏe đang xấu đi của nhiều nhà báo công dân đang bị cầm tù, như blogger Mẹ Nấm. Nghị viện Âu châu tháng 12/2017 đã thông qua nghị quyết khẩn cấp đòi Việt cộng thả các nhà báo công dân đang bị giam giữ sai trái ở Việt Nam. RSF kêu gọi Pháp đòi hỏi nhà chức trách Việt cộng thực thi các nghĩa vụ quốc tế và tôn trọng các quyền được bảo đảm trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Ngày 27.03.2018, lúc 13 giờ 30, tại Ðiện Elysée, Tổng thống Emmanuel Macron đã tiếp và hội đàm với ông Trọng trong khi ăn trưa. Thông tấn xã Pháp AFP cho biết ông Macron đã nói về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và trường hợp các blogger cùng các nhà bảo vệ nhân quyền bị tù và kêu gọi Việt cộng thực hiện những cải cách để tăng cường nhà nước pháp quyền. Để giúp chúng hoàn thành mục tiêu này, một chương trình hợp tác cho giai đoạn 2018-2019 đã được ký kết giữa hai Bộ trưởng Tư pháp Việt - Pháp.
Tổng thống Macron được đắc cử rõ rệt vì cử tri tin ông sẽ đưa nước Pháp vào con đường phát triển khác biệt hơn so với thời hai vị tiền nhiệm. Tuy nhiên, những hưu viên, đa số thành phần cử tri đã dùng lá phiếu để tín nhiệm ông, nay bị buộc phải thấy lương hưu giãm sụt. Ðồng thời, tại sao phải tiếp tục ‘cho tiền’ để Cộng đảng độc tài Việt xây dựng nhà nước pháp quyền, có từ thời François Mitterand, để chúng có ngân khoản đi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Ðức. Trong khi đó, tại Pháp, giá xăng cũng tăng đều đều, khiến mãi lực người dân Pháp xuống dần. Do đó, số bách phân tín nhiệm Tổng thống và Thủ tướng đã giảm sụt trong tháng 07/2018.
Những hình thức dân chủ và văn minh nói trên tại Pháp làm gì được thấy tại Việt Nam cộng sản. Ở nước này, người dân chỉ thấy các điều luật hình sự 79 (lật đỗ chính quyền nhân dân), 88 (tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN VN), 257 (chống người thi hành công vụ) và 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân). Ðây là những điều luật thật nực cười khi cộng đảng luôn ca ngợi chúng chiến thắng Pháp, Mỹ, Tàu và nay lại sợ người Việt không võ trang và không cộng sản. Các đại biểu Ðảng hội chỉ đủ khả năng để làm các điều hề này, chứ khá dốt để làm luật về biểu tình như hiến pháp dự trù.
Tổng thống Macron đang dự định thăm viếng Việt Nam tháng giêng 2019.
VI./ C.H.L.B. ÐỨC VÀ ÐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT.
A.- Ðối tác chiến lược.
Sau chiến tranh lạnh giữa các phe cộng sản và tư bản, trong quan hệ quốc tế xuất hiện những hình thức mới. Các nước với thể chế chính trị, kinh tế khác nhau đã tìm những phương cách mới và áp dụng chúng một cách linh hoạt để thúc đẩy quan hệ với nhau như ‘quan hệ đối tác chiến lược’. Các nước cộng sản (Tàu, Nga và Việt cộng) nay đã trở thành các tư bản đỏ. Do đó, quan hệ này được sử dụng, từ năm 1991, giữa Mỹ và Tàu. Sau đó, lan sang các nước khác
- Đối tác (Partnership), mối quan hệ hợp tác ở mức độ cao hơn và cụ thể hơn, bao gồm hai hay nhiều bên hành động cùng nhau để nâng cao hợp tác bằng việc thực hiện những mục tiêu chung. Xây dựng những kênh/cơ chế giải quyết các bất đồng/tranh chấp, biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác và phương pháp đánh giá tiến bộ cũng như chia sẻ những thành tựu hợp tác.
- Ðối tác chiến lược (Strategic Partnership) của Việt Nam chỉ là mối quan hệ chiến lược gắn liền với ngoại giao, an ninh và kinh tế. Việt Nam ký với rất nhiều nước nhưng không có thực chất, chỉ tìm cách để đi du lịch, tham nhũng bằng tiền người dân đóng thuế. Hãy nhìn: Quan hệ Hoa kỳ và Liên hiệp Âu châu tuy không phải là đối tác chiến lược, nhưng mối quan hệ hợp tác thì vô cùng chặt chẽ.
B./ Ðối tác chiến lược Việt-Ðức qua vụ Trịnh Xuân Thanh.
- > Xin lưu ý. Việt cộng ký kết bao nhiêu Hiệp ước (Genève 1954, Tết Mậu thân 1968, Paris 1973) hay Tuyên ngôn Nhân Quyền 1948… nhưng có thi hành nghiêm chỉnh đâu. Ngày nay, chúng ký các văn kiện gọi là ‘đối tác’, ‘đối tác chiến lược’ hay ‘đối tác chiến toàn diện’ cũng chỉ là những tờ giấy lộn chứa đựng những cam kết mà chúng không khả năng hay không muốn thực thi, nhưng để che đậy sự tàn bạo đối với người dân mà vẫn được ngồi ngang hàng với lãnh đạo dân cử các quốc gia tự do.
Sự kiện: Sáng ngày 23.07.2017, khoảng hơn 10 giờ 30, ông Trịnh Xuân Thanh, người đang xin quy chế tị nạn tại Ðức, cùng cô Ðỗ thị Minh Phương, tình nhân, đã bị nhóm người Việt võ trang khống chế bắt cóc tại công viên Tiergarten, cưởng chế ra đường, đưa lên một chiếc xe đợi sẵn, mang bảng số Cộng hòa Séc, trước khách sạn Sheraton ở quận Tiergarten Berlin. Trong lúc Thanh bị bắt cóc, ấu đã xảy ra, ‘người đẹp’ bị gảy tay.
a. Lập luận của nhà nước Việt Nam: ngày 31.07.2017, theo thông báo của Bộ Công an cho biết thì nghi can Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, sau gần một năm trốn lệnh truy nã quốc tế.
b. Phản ứng từ chính phủ Cộng hòa Liên bang Ðức: Cuộc bắt cóc xảy ra trong lúc Việt cộng đang thảo luận với chính phủ Ðức về việc dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước và, cùng lúc, đang cứu xét đơn xin tỵ nạn của ông này. Phía Ðức buộc Việt cộng trả ông này về lại Ðức, xin lỗi việc bắt cóc vi phạm luật nước Ðức và luật quốc tế và hứa không tái phạm.
Trước tin này, nhiều đồng bào tự hỏi: ‘Tại sao Thanh lại phải khổ công từ nước ngoài trở về nước để tự ra đầu thú? Nếu dọc đường bị bắt thì mất cơ hội đầu thú và đương nhiên mất dịp được hưởng khoan hồng. Do đó, dù có ngu tới đâu thì Thanh cũng dư biết rằng cách tốt nhất, dễ nhất, an toàn nhất là đến trình diện và đầu thú tại Sứ quán Việt tại Ðức, nếu có luật sư càng tốt, lại rẽ tiền. Vậy có phải an ninh đảng toàn thứ láo không?’. Do đó, họ tin là ông đã bị bắt cóc. Người khác lên tiếng: ‘Tạ ơn ông Trời đã xui khiến gây nên vụ bắt cóc! Nhờ đó, thế giới mới thấy được bộ mặt bẩn thỉu của an ninh Việt cộng, chúng dám làm cả cái việc bắt cóc người ở Ðức, nước cho chúng tiền và mong Đức, qua đó, thấu rõ tình trạng nhân quyền thời Việt cộng. Ước gì chính quyền các quốc gia Âu Mỹ cảm thấy đau buồn khi tiền viện trợ, nhân danh người dân Việt, được dùng để khủng bố ngay trên lãnh thổ họ, với sự trợ giúp của Bộ trưởng Nội vụ Slovakia lúc đó, bằng cung cấp phi cơ Bộ này cho Phái đoàn Bộ Nội vụ Việt cộng, gồm cả Trịnh Xuân Thanh, với các giấy tờ giả để chuyên cơ bay qua lãnh thổ Ba Lan tới Moscow (Nga).
Phát hiện mới nhất là sứ quán Việt cộng ở Paris (Pháp) cũng đã góp phần đắc lực trong vụ bắt cóc này, như có nhiều ghi âm điện thọai giữa tướng Tô Lâm nói từ Pháp đi các nơi về vụ bắt cóc, rồi người trong sứ quán Paris thuê xe ô tô lớn và nhỏ đi sang Berlin và Brno. Một cán bộ sứ quán sắp bị chính phủ Pháp trục xuất do sự can dự phạm pháp này, danh tính chưa công bố. Pháp luôn đồng tình với Đức và là hai quốc gia đứng đầu Liên minh Âu châu. Nhóm người Việt này, trong đó có sĩ quan an ninh Vũ Quang Dũng, trợ lý cho Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh - Bộ Công an đã sang Paris. Họ đã phối hợp cùng một nhóm khác tại thủ đô Berlin để thực hiện vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Chiếc điện thoại và sim mà họ nhóm người Việt này sử dụng tại Pháp đã được cơ quan chức năng điều tra, và tìm thấy lộ trình di chuyển cũng như tất cả các liên lạc trong chiếc sim này…
Ngày 14.08.2018, ông Bela Bugar, Phó Chủ tịch Quốc hội Slovakia và Chủ tịch đảng Most-Hid, trong liên minh cầm quyền ba phe, lên tiếng chính thức ‘Slovakia nên trục xuất đại sứ Việt Nam tại Bratislava về nước nếu vụ bắt cóc cựu quan chức dầu khí Trịnh Xuân Thanh được xác nhận và Slovakia bị lợi dụng trong vụ việc này’, được thông tấn xã TASR loan đi cùng ngày.
Tháng 5/2018, Đại sứ Dương Trọng Minh đã trả lời bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao Slovakia ‘Trịnh Xuân Thanh chưa từng có mặt ở Slovakia’. Một tháng sau, cảnh sát Slovakia và hai báo Dennik N của nước này lẫn báo chí Đức đã có bằng chứng một cách chi tiết: ‘Bộ trưởng Tô Lâm là người đầu tiên bước lên chiếc chuyên cơ chính phủ Slovakia, tiếp theo là các thành viên của phái đoàn, tất cả 12 người. Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay, rõ ràng là ông ta bị thương, trông có vẻ đờ đẫn và được hai mật vụ Việt xốc nách hai bên dìu đi’ lên phi cơ tại sân bay Bratislava vào ngày 26.07.2017 và mượn vùng không phận Ba Lan để áp tải Trịnh Xuân Thanh sang Moscou và vêà đến Hà Nội.
Ðầu tháng 8/2018, bốn ngày sau các bài điều tra của những báo Frankfurter Allgemeine Zeitung (Đức) và Dennik N (Slovakia) về ‘cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák đã giúp Bộ trưởng Công an Việt cộng Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ chính phủ Slovakia’, Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak đã tuyên bố sẽ không bổ nhiệm đại sứ mới nước này tại Hà Nội cho đến khi Slovakia kết thúc cuộc điều tra chuyên án trên, được chính Tổng thống Andrej Kiska và Thủ tướng Peter Pellegrini chỉ thị tiến hành. Không còn hoài nghi nữa, cuộc khủng hoảng ngoại giao Slovakia - Việt cộng đã thật sự bùng nổ với sự hạn chế ngoại giao này, và có thể dẫn đến những động thái tiếp theo mang tính hạ cấp quan hệ ngoại giao còn trầm trọng hơn thế nhiều.
Ngoài ra, sự cáo buộc về việc dính líu của chính phủ Slovakia đã gây căng thẳng trong liên minh cầm quyền gồm ba đảng. Đối tác phụ trong liên minh là Đảng Most-Hid, ngày 06.08.2018 nói rằng họ sẽ không thể ở lại trong chính phủ nếu tin tức mà báo chí loan tải được xác nhận là có thật.
Ngày 17.07.2018, nghi can Nguyễn Hải Long bị cáo tham gia cuộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bất ngờ nhận tội ‘làm gián điệp và bắt cóc’, để được Tòa Thượng thẩm Berlin giảm án vì đã ‘thành thật khai báo’, đã được hưởng mức án 3 năm 10 tháng tù, tức giảm đến phân nửa so với mức án đến bảy năm rưỡi tù giam nếu không nhận tội.
Thật bất ngờ, ngày 31.07.2018, một ngày trước khi hết hạn kháng án, bị cáo Nguyễn Hải Long đã đệ đơn xin kháng án, dù ở phiên xử hôm 25.07.2018, ông đã nhận tội để hưởng mức án nhẹ 3 năm 10 tháng tù. Giới quan sát nghĩ rằng ông bị áp lực của nhà nước cộng sản. Với thủ tục này, ông vẫn bị nằm tù tạm giam cho đến khi có mức án chung thẩm, có thể kéo dài tới cuối năm, vì các thẩm phán tòa án tái thẩm cần có thời gian để xem xét những lý do do luật sư mới của ông đưa ra. Ngoài ra, phía Đức sẽ tiếp tục đưa ra các bằng chứng mới để khẳng định và họ có thể sẽ làm mạnh mẽ hơn.
Ngày 21.09.2017, Bộ Ngoại giao Ðức đã mời Đại sứ Việt cộng tại Đức tới để thông báo về việc đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược. Sau đó, ngừng luôn hiệp định về miễn trừ visa đối với quan chức Việt đi công tác ở Đức. Lợi dụng hiệp định này, các mật vụ đã tự do đến Ðức để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh như cuộc điều tra và nhân chứng sống Nguyễn Hải Long đã ‘khai sạch’.
Ông cho biết người chỉ đạo chiến dịch bắt người này là tướng Đường Minh Hưng, người mà ông đã đặt phòng khách sạn hộ tại Berlin và đã khai trước Tòa rằng sau khi vụ bắt người hoàn thành, ông đã tham dự một buổi tiệc ‘ăn mừng’ ở Prague, với tướng Hưng là một trong những người có mặt và đã ‘uống khá say’. Trung tướng Đường Minh Hưng là Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh thuộc Bộ Công an Việt cộng. Vào tháng 12/2017, Công tố Đức đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với đương sự và tin tức này đã được báo chí Đức loan đi giữa năm 2018. Nhưng từ đó đến nay, nhà nước Việt cộng vẫn không có bất kỳ phản ứng nào.
Nguyên tắc, với lời thú tội này và đường bay mà Trịnh Xuân Thành được đưa về Hà Nội thúc đẩy mau hơn và mạnh hơn những quyết định kế tiếp của thẩm quyền tư pháp Đức để chế tài Việt cộng, như việc phát thêm lệnh truy nã quốc tế đối với các Tướng công an và cáo buộc các nhân vật cấp cao cộng đảng, trong trường hợp Hà Nội vẫn chưa có ý định xin lỗi và cam kết không tái phạm với nước Ðức. Tuy nhiên, đó là ‘nguyên tắc’, còn việc thực hành là khác.
VII./ HIỆP ÐỊNH THƯƠNG MẠI TƯ DO VIỆT – LIÊN ÂU.
Ngày 27.07.2018, ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (UBTMQT) Nghị viện Âu châu (NVAC) đã đến gặp tướng Tô Lâm, bộ trưởng Công an. Ông tự quảng cáo ‘cá nhân mình và Liên hiệp Âu châu sẽ cố gắng thúc đẩy Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp Âu châu (EVFTA) có chức năng gì để phải ‘tiếp tục tăng cường hợp tác với Bộ Công an’? Đây là lần đầu tiên ông gặp ông Tô Lâm là điều đáng chú ý vì xảy ra sau khi ông Nguyễn Hải Long, ngày 17.07.2018 nhận tội đã tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, là đề tài hùng hồn để cả Âu châu phải ‘mở mắt’ trước lời tuyên giáo ‘Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước’, hầu sẽ phải thiết lập một hàng rào an ninh nghiêm khắc hơn bao giờ hết trên Lục Địa này không chỉ với việc nhập cảnh của giới an ninh mà cả với nhiều thành phần quan chức khác của chính thể độc đảng ở Việt Nam.
Tháng 9/2017, ông Bernd Lange cũng đã đến Hà Nội về EVFTA, nhưng không có cuộc gặp nào với Tô Lâm. Chuyến đi diễn ra sau ềvụ Chính phủ Đức cáo buộc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Berlin và đã nổ ra cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức-Việt, biến thành một cơn địa chấn khắp cả Âu châu.
Quá khứ gần mối quan hệ EU - Việt Nam.
Tháng 6/2016, NVAC thông qua nghị quyết số 2016/2755 với thái độ và từ ngữ cứng rắn khi đề cập và lên án tình trạng đàn áp nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam. Lập tức, để trả lời, nhà nước Việt cộng mở một chiến dịch đàn áp khốc liệt trong 17 tháng liên tiếp đối với giới đấu tranh cho nhân quyền. Từ 6 tháng cuối năm 2016 đến nay, đã có nhiều Dân biểu Âu châu đến Hà Nội làm việc về EVFTA và luôn kèm dẫn những điều kiện về nhân quyền, một trọng tâm của EVFTA.
Tuy nói thế, nhưng Sự thật có thể không như thế đâu Luật sư và bà Nguyễn Văn Ðài cùng cộng tác viên Lê Thu Hà đã được đi tị nạn tại Ðức. Việc trả Trịnh Xuân Thanh cũng đã được dự trù. Việc tôn trọng Nhân quyền, nhất là Tự do Tôn giáo, đã bao nhiêu lần nhà nước Việt cộng hứa hẹn, các Thỏa hiệp buôn bán được ký kết, nhưng khi hỏi về việc thực hiện lời hứa, họ trả lời đang đếm tiền lời. Nhắc thêm, nhiều người yêu nước bị công an đánh đập đến chết và bị cho là ‘tự tử’.
Khi chủ trì Hội nghị ngoại giao, Tổng Trọng đã nhấn mạnh về ‘điểm sáng đối ngoại’ và đang được cho là ‘sẽ sang thăm ba nước Âu châu vào đầu tháng 9/2018, nhưng hiện tên chưa được tiết lộ’. Nhưng chắc chắn không phải là Ðức. Các nước khác có thể là Slovakia, Czech và Ba Lan để vận động EVFTA được thông qua. Nếu không nước nào thuộc Liên hiệp Âu châu nhận, ông sẽ đến Nga.
Hà Minh Thảo