Chúa Nhật XVIII TN B
Theo từng góc nhìn và theo từng đặc điểm muốn nhấn mạnh, các triết gia xưa nay đã từng cho chúng ta các khái niệm về con người để phân biệt với các loài vật. Con người là hữu thể biết suy tư, phản tỉnh, con người là con vật biết lao động, con người là sinh vật có lý trí, ý chí tự do, con người là sinh vật có tính xã hội, con người là sinh vật có tôn giáo…Xin được góp thêm một cái nhìn nhỏ nhân các bài đọc của Chúa Nhật XVIII TN B: con người là hữu thể của muôn đời.
Cũng như các loài có sự sống, loài người không thể thoát được một nhu cầu căn bản là sinh tồn. Để phục vụ nhu cầu này, tự bên trong các loài có sự sống sẵn có một năng lực mạnh mẽ được gọi là bản năng sinh tồn. Nhu cầu ăn uống là một biểu lộ của bản năng này. “Khi đói thì đầu gối cũng phải bò”. “Có thực mới vực được đạo…”. Để làm bất cứ việc gì thì tiên vàn người ta phải sống. Nhu cầu ăn uống vì thế trở thành một nhu cầu chính đáng và cấp thiết. Người Việt Nam dùng hạn từ ăn ở đầu các từ ghép để mô tả nhiều động thái rất khác nhau như ăn bớt, ăn bám, ăn chận, ăn cắp, ăn mặc, ăn ở, ăn hại, ăn học, ăn hiếp, ăn chận, ăn vạ…nếu đếm thì không dưới cả trăm từ… Cần thú nhận rằng hình như “cái ăn” nó liên hệ đến mọi lãnh vực của kiếp người. Con người dù là hữu thể này nọ nhưng vẫn là một sinh vật, nghĩa là luôn cần cái để sống.
Không hiểu sao mà hơn hai phần ba những từ ghép bắt đầu bằng từ ăn thì thường mang ý nghĩa tiêu cực. Không nguyên chỉ vì “miếng ăn là miếng tồi tàn”, nhưng ngay trong lòng con người vẫn bàng bạc nhận thức rằng dù cho nhu cầu ăn uống thật là chính đáng nhưng đã là người thì phải vượt lên trên nhu cầu tồn sinh của loài vật. Trong khi các loài động vật thường thỏa mãn mỗi khi nhu cầu ăn uống được đủ đầy, thì trái lại, dù cho đã đầy đủ lương thực ăn uống, con người vẫn khao khát một sự sống cao hơn mà chúng ta gọi là sự sống bất diệt hay sự sống trường sinh. Tuy nhiên cái sự sống trường sinh mà con người khao khát ở đây, thường chỉ là sự kéo dài của sự sống đời này.
Cựu Ước đã hé mở cho thấy con đường để được sống đời đời đó là tuân giữ Lề Luật của Thiên Chúa. Khi thử thách dân phải lâm cơn đói khát trong sa mạc, và rồi ban Manna từ trời, Thiên Chúa muốn dân xác tín rằng “người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời Người phán ra” (x.Dnl 8,3). Sau khi thi thố quyền năng cho năm ngàn người đàn ông chưa kể đàn bà và con trẻ no nê bánh cá, Chúa Giêsu đã mời gọi họ “hãy ra công làm việc, không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6,27). Để có được lương thực này Chúa Giêsu đã minh nhiên tự khẳng định: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!” (Ga 6,35).
Chúa Kitô là Bánh trường sinh. Kitô hữu chúng ta thảy đều khẳng định chân lý này. Thế nhưng để cho lời khẳng định này đi vào cuộc sống thì còn đó khoảng cách không dễ vượt qua. Đến với Chúa Kitô vì “cái bụng” của mình như người Do Thái xưa vốn là điều dễ thấy đó đây. Qua thông tin đại chúng thì sau sự cố tòa tháp đôi ở New York thì dân chúng nước Mỷ xem ra đạo đức hẳn lên, đến với Chúa rất nhiều. Tại quê nhà Việt Nam, đã một thời, sau khi các Ngân hàng thắt chặt tín dụng, nhiều đại gia xính vính, vỡ nợ, phá sản, thì hình như có nhiều khuôn mặt lạ chuyên chăm xuất hiện tại nhà thờ hay ở các đền đài. Chẹt chân thì há miệng. Hữu sự thì vái tứ phương. Gặp cơn quẩn bách thì chạy đến cầu Chúa giúp, nhưng tựu trung đều chỉ là những sự thuộc đời này. Xùm xụp khấn vái thần thánh trên trời, và rồi khi đã được ngân hàng cho vay tiền thì con đây lại thôi nhà thờ! Phải chăng chỉ những khi cầu nguyện cho các linh hồn thì mới là lo cho chuyện đời đời? Chắc hẳn không phải thế. Làm thế nào để giúp ta vượt qua được những sự hữu hình đời này khi chúng ta vẫn còn ở trong thế gian? (x.Ga 17,11). Chúng ta có được câu trả lời từ miệng Chúa Giêsu, khi người Do Thái hỏi Ngài là làm thế nào để được gọi là làm công việc của Thiên Chúa, tức là tìm kiếm lương thực đem lại sự sống đời đời, đó là “Hãy tin vào Đấng mà Thiên Chúa sai đến” (Ga 6,29).
Tin vào Chúa Giêsu là một tiến trình đón nhận và dấn thân theo Người, sống lời Người chỉ dạy. Cũng vẫn tìm kiếm những chuyện ở đời này nhưng chúng ta sẽ làm cho chúng thành vĩnh cửu khi chúng ta tìm kiếm chúng theo ý và cách thức Chúa hướng dẫn. Lời Chúa trong Thánh Kinh, đặc biệt trong bốn Tin mừng trình bày cho chúng ta cách thế tuyệt vời đó là hãy tìm kiếm những thiện hảo đời này trong sự công bình, trong tình liên đới và chí cống hiến.
Một học sinh, sinh viên ra công học hành để tích lũy kiến thức, công nghệ, tài năng…nhưng trong sự công bình, nghĩa là trong sự trung thực, hợp pháp, không quanh co, dối trá, lọc lừa… thì bạn ấy đang làm việc vì lương thực đời đời. Cũng là học hành để thăng tiến bản thân nhưng luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn học khác theo khả năng và hoàn cảnh của mình, nghĩa là biết sống tình liên đới thì ta đang làm việc cho sự sống đời đời. Chọn một ngành nghề để vừa thăng tiến danh vị, vừa bảo đảm nhu cầu cá nhân lẫn gia đình, lại vừa có điều kiện để phục vụ đồng loại, để phát triển xã hội, giáo hội thì đích thực ta đang ra công làm việc vì của ăn cho sự sống đời đời.
“Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Số người cho rằng cuộc đời con người thực sự chấm dứt với cái chết thể lý vốn không mấy nhiều. Kitô hữu chúng ta thì minh nhiên tuyên xưng có sự sống đời đời. Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, thì sự sống đời đời của chúng ta lại bắt nguồn từ những thực tại đời này, những thực tại mà Ngôi Lời đã tự nguyện nhận lấy vào Ngôi vị của Người khi vào đời. Khi chúng ta nỗ lực tìm kiếm những chuyện đời này trong công bình, trong tình liên đới và chí cống hiến là chúng ta đã làm cho những sự đời này đi vào vĩnh cửu cùng với Chúa Kitô, trong Người và nhờ Người.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Theo từng góc nhìn và theo từng đặc điểm muốn nhấn mạnh, các triết gia xưa nay đã từng cho chúng ta các khái niệm về con người để phân biệt với các loài vật. Con người là hữu thể biết suy tư, phản tỉnh, con người là con vật biết lao động, con người là sinh vật có lý trí, ý chí tự do, con người là sinh vật có tính xã hội, con người là sinh vật có tôn giáo…Xin được góp thêm một cái nhìn nhỏ nhân các bài đọc của Chúa Nhật XVIII TN B: con người là hữu thể của muôn đời.
Cũng như các loài có sự sống, loài người không thể thoát được một nhu cầu căn bản là sinh tồn. Để phục vụ nhu cầu này, tự bên trong các loài có sự sống sẵn có một năng lực mạnh mẽ được gọi là bản năng sinh tồn. Nhu cầu ăn uống là một biểu lộ của bản năng này. “Khi đói thì đầu gối cũng phải bò”. “Có thực mới vực được đạo…”. Để làm bất cứ việc gì thì tiên vàn người ta phải sống. Nhu cầu ăn uống vì thế trở thành một nhu cầu chính đáng và cấp thiết. Người Việt Nam dùng hạn từ ăn ở đầu các từ ghép để mô tả nhiều động thái rất khác nhau như ăn bớt, ăn bám, ăn chận, ăn cắp, ăn mặc, ăn ở, ăn hại, ăn học, ăn hiếp, ăn chận, ăn vạ…nếu đếm thì không dưới cả trăm từ… Cần thú nhận rằng hình như “cái ăn” nó liên hệ đến mọi lãnh vực của kiếp người. Con người dù là hữu thể này nọ nhưng vẫn là một sinh vật, nghĩa là luôn cần cái để sống.
Không hiểu sao mà hơn hai phần ba những từ ghép bắt đầu bằng từ ăn thì thường mang ý nghĩa tiêu cực. Không nguyên chỉ vì “miếng ăn là miếng tồi tàn”, nhưng ngay trong lòng con người vẫn bàng bạc nhận thức rằng dù cho nhu cầu ăn uống thật là chính đáng nhưng đã là người thì phải vượt lên trên nhu cầu tồn sinh của loài vật. Trong khi các loài động vật thường thỏa mãn mỗi khi nhu cầu ăn uống được đủ đầy, thì trái lại, dù cho đã đầy đủ lương thực ăn uống, con người vẫn khao khát một sự sống cao hơn mà chúng ta gọi là sự sống bất diệt hay sự sống trường sinh. Tuy nhiên cái sự sống trường sinh mà con người khao khát ở đây, thường chỉ là sự kéo dài của sự sống đời này.
Cựu Ước đã hé mở cho thấy con đường để được sống đời đời đó là tuân giữ Lề Luật của Thiên Chúa. Khi thử thách dân phải lâm cơn đói khát trong sa mạc, và rồi ban Manna từ trời, Thiên Chúa muốn dân xác tín rằng “người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời Người phán ra” (x.Dnl 8,3). Sau khi thi thố quyền năng cho năm ngàn người đàn ông chưa kể đàn bà và con trẻ no nê bánh cá, Chúa Giêsu đã mời gọi họ “hãy ra công làm việc, không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6,27). Để có được lương thực này Chúa Giêsu đã minh nhiên tự khẳng định: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!” (Ga 6,35).
Chúa Kitô là Bánh trường sinh. Kitô hữu chúng ta thảy đều khẳng định chân lý này. Thế nhưng để cho lời khẳng định này đi vào cuộc sống thì còn đó khoảng cách không dễ vượt qua. Đến với Chúa Kitô vì “cái bụng” của mình như người Do Thái xưa vốn là điều dễ thấy đó đây. Qua thông tin đại chúng thì sau sự cố tòa tháp đôi ở New York thì dân chúng nước Mỷ xem ra đạo đức hẳn lên, đến với Chúa rất nhiều. Tại quê nhà Việt Nam, đã một thời, sau khi các Ngân hàng thắt chặt tín dụng, nhiều đại gia xính vính, vỡ nợ, phá sản, thì hình như có nhiều khuôn mặt lạ chuyên chăm xuất hiện tại nhà thờ hay ở các đền đài. Chẹt chân thì há miệng. Hữu sự thì vái tứ phương. Gặp cơn quẩn bách thì chạy đến cầu Chúa giúp, nhưng tựu trung đều chỉ là những sự thuộc đời này. Xùm xụp khấn vái thần thánh trên trời, và rồi khi đã được ngân hàng cho vay tiền thì con đây lại thôi nhà thờ! Phải chăng chỉ những khi cầu nguyện cho các linh hồn thì mới là lo cho chuyện đời đời? Chắc hẳn không phải thế. Làm thế nào để giúp ta vượt qua được những sự hữu hình đời này khi chúng ta vẫn còn ở trong thế gian? (x.Ga 17,11). Chúng ta có được câu trả lời từ miệng Chúa Giêsu, khi người Do Thái hỏi Ngài là làm thế nào để được gọi là làm công việc của Thiên Chúa, tức là tìm kiếm lương thực đem lại sự sống đời đời, đó là “Hãy tin vào Đấng mà Thiên Chúa sai đến” (Ga 6,29).
Tin vào Chúa Giêsu là một tiến trình đón nhận và dấn thân theo Người, sống lời Người chỉ dạy. Cũng vẫn tìm kiếm những chuyện ở đời này nhưng chúng ta sẽ làm cho chúng thành vĩnh cửu khi chúng ta tìm kiếm chúng theo ý và cách thức Chúa hướng dẫn. Lời Chúa trong Thánh Kinh, đặc biệt trong bốn Tin mừng trình bày cho chúng ta cách thế tuyệt vời đó là hãy tìm kiếm những thiện hảo đời này trong sự công bình, trong tình liên đới và chí cống hiến.
Một học sinh, sinh viên ra công học hành để tích lũy kiến thức, công nghệ, tài năng…nhưng trong sự công bình, nghĩa là trong sự trung thực, hợp pháp, không quanh co, dối trá, lọc lừa… thì bạn ấy đang làm việc vì lương thực đời đời. Cũng là học hành để thăng tiến bản thân nhưng luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn học khác theo khả năng và hoàn cảnh của mình, nghĩa là biết sống tình liên đới thì ta đang làm việc cho sự sống đời đời. Chọn một ngành nghề để vừa thăng tiến danh vị, vừa bảo đảm nhu cầu cá nhân lẫn gia đình, lại vừa có điều kiện để phục vụ đồng loại, để phát triển xã hội, giáo hội thì đích thực ta đang ra công làm việc vì của ăn cho sự sống đời đời.
“Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Số người cho rằng cuộc đời con người thực sự chấm dứt với cái chết thể lý vốn không mấy nhiều. Kitô hữu chúng ta thì minh nhiên tuyên xưng có sự sống đời đời. Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, thì sự sống đời đời của chúng ta lại bắt nguồn từ những thực tại đời này, những thực tại mà Ngôi Lời đã tự nguyện nhận lấy vào Ngôi vị của Người khi vào đời. Khi chúng ta nỗ lực tìm kiếm những chuyện đời này trong công bình, trong tình liên đới và chí cống hiến là chúng ta đã làm cho những sự đời này đi vào vĩnh cửu cùng với Chúa Kitô, trong Người và nhờ Người.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột