Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vừa tổ chức Khai mạc Năm Thánh Các Thánh Tử đạo Việt Nam trọng thể trên toàn 26 Giáo phận nhằm tôn vinh các bậc tiền nhân đã can đảm tuyên xưng đức Tin trước mọi áp bức đòn roi tra tấn trong suốt chặng đường 300 năm đón nhận Tin Mừng. Đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 30 năm Thánh Giáo hoàng Gioan Phalo II tuyên phong hiển Thánh 117 vị Tử đạo trong số gần 300 ngàn vị Tử đạo. Trong đó có duy nhất một người phụ nữ là Thánh nữ Tử đạo Anê Lê Thị Thành.
Bà Anê Lê Thị Thành sinh vào khoảng năm 1781 tại Thanh Hóa, nhưng từ lúc nhỏ bà đã về sinh sống tại quê ngoại là Giáo xứ Phúc Nhạc thuộc Giáo phận Phát Diệm. Bà kết hôn năm 17 tuổi với ông Nguyễn Văn Nhất là người cùng quê nơi đây và sinh được sáu người con gồm hai trai và bốn gái. Người con trai cả tên là Đê, theo phong tục Việt Nam xưa thì khi đã thành gia thất, người ta không còn gọi tên tục mà gọi bằng tên của người con trai cả. Vì vậy, ở Phúc Nhạc-Phát Diệm và giáo xứ Phúc Nhạc-Gia Kiệm mọi người đều quen gọi là “bà Đê”, kể cả lúc được phong Chân phước và hiển Thánh người ta cũng gọi là “Bà Thánh Đê”. Tại Giáo xứ Phúc Nhạc-Gia Kiệm, tượng đài của Thánh Nữ được đặt trang trọng ngay chính giữa sân Nhà thờ.
Xem Hình
Biến cố chia cắt đất nước vào năm 1954, giáo dân Phúc Nhạc theo going người di cư vào Nam sinh sống. Họ tập trung về một nơi làm ăn sinh sống rất đoàn kết, từ đó lập nên một họ đạo và bây giờ là Giáo xứ Phúc Nhạc, thuộc hạt Gia Kiệm, Giáo phận Xuân Lộc, thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Trải qua hơn 60 năm, hiện nay giáo xứ Phúc Nhạc-Gia Kiệm có gần 12 ngàn giáo dân. Với truyền thống đạo đức thánh thiện từ đời cha ông, cũng là con cháu của Thánh nữ Tử đạo Anê Đê. Nhờ vào sự tôi luyện của gia đình ngay từ lúc còn nhỏ, ơn gọi ở Phúc Nhạc luôn dồi dào, từ đó đã sản sinh ra nhiều vị Giám mục gốc Phúc Nhạc-Gia Kiệm như: Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Giám mục Giáo phận Phát Diệm; Đức Giám Mục phó Giáo phận Đà Lạt Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh và nhiều linh mục cùng tu sĩ nam nữ. Đặc biệt có Hiệp sĩ Đại Thánh giá Gioan Baotixita Lê Đức Thịnh, là người giáo dân đầu tiên của châu Á được Đức Thánh Cha Benedicto XVI phong tước Hiệp sĩ Đại Thánh giá vào năm 2007.
Cách đây 2 năm, trong dịp cùng Hiệp sĩ Đại Thánh giá và các nữ tu dòng Ảnh Phép lạ Kon Tum đến thăm Tòa Giám mục Phát Diệm, chúng tôi được đến thăm Đền Thánh của Thánh nữ tại làng Phúc Nhạc, trên khu vườn cũ của Thánh nữ kề bên Nhà thờ Phúc Nhạc, chỉ cách Tòa Giám mục Phát Diệm hơn 1 km.
Chiều ngày 12 tháng 7, lễ kính Thánh nữ Tử đạo Anê Lê Thị Thành, bổn mạng của Giáo xứ Phúc Nhạc-Gia Kiệm. Giáo xứ đã long trọng tổ chức Thánh lễ do Đức Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Xuân Lộc Gioan Đỗ Văn Ngân chủ tế, cùng đồng tế có các linh mục là con cháu của giáo xứ và các linh mục nguyên Chánh Phó xứ. Hiện diện trong Thánh lễ còn có Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B. Lê Đức Thịnh và hậu duệ của Thánh Nữ cùng cộng đoàn hiệp dâng lời cảm tạ tri ân và cầu nguyện.
Đoàn rước trang trọng tiến ra Lễ Đài giữa sân Nhà thờ, dẫn đầu là các ông bà Cố của các linh mục và tu sĩ, các đoàn thể và tu sĩ. Đức Giám Mục chủ tế và quý Cha đồng tế cùng đại diện Hội đồng Giáo xứ niệm hương trước đài Thánh Nữ chính giữa sân Nhà thờ.
Trước khi bắt đầu Thánh lễ, linh mục Lorenso Đỗ Nam Trấn, Chánh xứ Phúc Nhạc thay mặt Giáo xứ nói lời chào mừng và tri ân Đức Cha chủ tế và quý linh mục đồng tế, cũng như Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B. Lê Đức Thịnh đã hiện diện và hiệp dâng lời tạ ơn Thiên Chúa. Một sự hiện diện mang lại nhiều ân phúc của Thiên Chúa đến với giáo xứ Phúc Nhạc. Sự hiện diện mang lại tình hiệp nhất trong đức Tin, và trong cùng một sứ vụ chứng nhân Tin mừng, củng cố đức Tin cho chúng con. Một sự hiện diện quí báu trong ngày mừng kính Thánh Nữ Anê Đê Tử đạo, bổn mạng của Giáo xứ, để cùng nhau chung chia ân phúc mà Thánh Nữ Tử đạo cầu bầu cho chúng ta.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha chủ tế chia sẻ: Giáo xứ Phúc Nhạc có chung một niềm vui rất lớn, niềm vui của đức Tin hướng về đấng bổn mạng: Thánh Nữ Anê Lê Thị Thành, một chân dung đặc biệt trong đức Tin của các Tiền nhân chúng ta cũng như của mỗi một người chúng ta. Trong tình yêu bao la của Thiên Chúa, Ngài đã ban cho chúng ta một vị Thánh Nữ mà cuộc đời của Thánh Nữ đã trải qua biết bao thử thách. Qua các Thánh Tử đạo, Ngài đã cho chúng ta một bài học rất lớn trong cuộc đời của chúng ta. Trong Thánh lễ này, chúng ta nhớ đến các linh mục, các bậc tiền nhân và ân nhân đã góp phần xây dựng giáo xứ vững mạnh như ngày hôm nay.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha chủ tế đặc biệt nhấn mạnh đến một truyền thống bất khuất trong Hội Thánh, đó là truyền thống Tử Đạo. Ngay từ thời Chúa Giêsu, các Tông đồ loan báo Tin Mừng, thì các Ngài đã đổ máu mình để làm chứng cho Chúa. Từ đó, Giáo hội đã có rất nhiều vị tử đạo để làm chứng nhân Tin Mừng, các Ngài đã đổ máu mình, đã hiến mạng sống mình cho Chúa. Và ngày 30 tháng 6 vừa qua, tại Rôma, Tòa Thánh đã tổ chức Thánh lễ để tôn vinh chung các vị Tử đạo trong thời kỳ 3 thế kỷ đầu của Hội Thánh. Thánh Giáo hoàng Gioan Phalo II đã nói: chính vào thế kỷ 20, các vị tử đạo còn nhiều hơn cả các thế kỷ trước. Thật vậy, đã có nhiều tâm hồn hy sinh mạng sống, đổ máu mình để dâng lên Thiên Chúa. Kể cả trong thời đại này, Giáo hội cũng phải chịu rất nhiều cuộc bách hại từ những thành phần cực đoan. Như vừa qua tại châu Phi, có một em bé chỉ mới 8 tuổi bị người Hồi giáo cực đoan bắt và buộc em phải tuyên bố bỏ đạo thì khỏi bị giết, nhưng em bé đó vẫn không chịu bỏ đạo và đã bị chặt đầu. Một em bé khác đang chơi với các bạn thì bị các bạn hỏi: Mày có phải là người có đạo không? Em bé ấy trả lời: Đúng vậy. Lập tức các bạn đổ đầu lên em bé và châm lửa đốt chết. Đức Cha chủ tế còn dẫn ra nhiều bằng chứng tử đạo khác nữa, và Ngài cho rằng: những con người ấy đã anh dũng tuyên xưng đức Tin của mình trước sự đe dọa nhưng vẫn chấp nhận cái chết để bảo vệ đức Tin. Những con người ấy dù chưa được tuyên phong hiển Thánh, nhưng cũng đã mang lại cho chúng ta sự bội phục.
Ngài cũng kể lại câu chuyện khi ở nước ngoài, Ngài đã gặp một vị giáo sư, và Ngài kể về ơn gọi linh mục tại Việt Nam hiện nay khá dồi dào. Vị Giáo sư đã nói: đó cũng là nhờ tại Việt Nam có quá nhiều vị Thánh Tử đạo.
Nhân ngày lễ kính Thánh Nữ Tử đạo, Ngài cũng ôn lại câu chuyện mà vẫn lưu truyền cho đến hôm nay: Khi Thánh nữ bị bắt và tra tấn, buộc Ngài phải bỏ đạo, Thánh nữ đã một lòng kiên trung không từ bỏ. Bọn lính đã bắt một con rắn thả vào trong áo của Ngài, Thánh nữ vẫn yên lặng cầu nguyện, và một hồi sau con rắn bò ra ngoài mà không hề hấn gì. Lại có một lần, khi người con gái đến thăm trong tù, thấy những vết máu đẫm ướt trên áo, cô ta đã khóc lóc vì thương mẹ. Thánh nữ đã nói một câu bất hủ: “Con đừng khóc, mẹ mặc áo hoa hồng đấy, mẹ vui lòng chịu khổ vì Chúa Giêsu sao con lại khóc? Trải qua bao đòn roi tra tấn và bệnh tật, Thánh nữ đã chết trong tù ngày 12 tháng 7 năm 1841. Ngày 2 tháng 5 năm 1909, Thánh Giáo hoàng Pio X đã tôn phong Chân phước, và ngày 19 tháng 6 năm 1988, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã tôn phong Ngài lên bậc Hiển Thánh. Ngài xứng đáng là tấm gương cho các bà mẹ Công Giáo.
Kết thúc Thánh lễ, đại diện HĐGX thay mặt cộng đoàn tỏ lòng tri ân Đức Cha, quý Cha, Hiệp sĩ Đại Thánh giá và quý khách đã hiệp dâng Thánh lễ mừng bổn mạng của Giáo xứ, vị Thánh nữ là bậc tiền nhân của Giáo xứ mà hiện nay vẫn còn rất đông người hiện diện là con cháu của Ngài.
Trương Trí
Bà Anê Lê Thị Thành sinh vào khoảng năm 1781 tại Thanh Hóa, nhưng từ lúc nhỏ bà đã về sinh sống tại quê ngoại là Giáo xứ Phúc Nhạc thuộc Giáo phận Phát Diệm. Bà kết hôn năm 17 tuổi với ông Nguyễn Văn Nhất là người cùng quê nơi đây và sinh được sáu người con gồm hai trai và bốn gái. Người con trai cả tên là Đê, theo phong tục Việt Nam xưa thì khi đã thành gia thất, người ta không còn gọi tên tục mà gọi bằng tên của người con trai cả. Vì vậy, ở Phúc Nhạc-Phát Diệm và giáo xứ Phúc Nhạc-Gia Kiệm mọi người đều quen gọi là “bà Đê”, kể cả lúc được phong Chân phước và hiển Thánh người ta cũng gọi là “Bà Thánh Đê”. Tại Giáo xứ Phúc Nhạc-Gia Kiệm, tượng đài của Thánh Nữ được đặt trang trọng ngay chính giữa sân Nhà thờ.
Xem Hình
Biến cố chia cắt đất nước vào năm 1954, giáo dân Phúc Nhạc theo going người di cư vào Nam sinh sống. Họ tập trung về một nơi làm ăn sinh sống rất đoàn kết, từ đó lập nên một họ đạo và bây giờ là Giáo xứ Phúc Nhạc, thuộc hạt Gia Kiệm, Giáo phận Xuân Lộc, thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Trải qua hơn 60 năm, hiện nay giáo xứ Phúc Nhạc-Gia Kiệm có gần 12 ngàn giáo dân. Với truyền thống đạo đức thánh thiện từ đời cha ông, cũng là con cháu của Thánh nữ Tử đạo Anê Đê. Nhờ vào sự tôi luyện của gia đình ngay từ lúc còn nhỏ, ơn gọi ở Phúc Nhạc luôn dồi dào, từ đó đã sản sinh ra nhiều vị Giám mục gốc Phúc Nhạc-Gia Kiệm như: Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Giám mục Giáo phận Phát Diệm; Đức Giám Mục phó Giáo phận Đà Lạt Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh và nhiều linh mục cùng tu sĩ nam nữ. Đặc biệt có Hiệp sĩ Đại Thánh giá Gioan Baotixita Lê Đức Thịnh, là người giáo dân đầu tiên của châu Á được Đức Thánh Cha Benedicto XVI phong tước Hiệp sĩ Đại Thánh giá vào năm 2007.
Cách đây 2 năm, trong dịp cùng Hiệp sĩ Đại Thánh giá và các nữ tu dòng Ảnh Phép lạ Kon Tum đến thăm Tòa Giám mục Phát Diệm, chúng tôi được đến thăm Đền Thánh của Thánh nữ tại làng Phúc Nhạc, trên khu vườn cũ của Thánh nữ kề bên Nhà thờ Phúc Nhạc, chỉ cách Tòa Giám mục Phát Diệm hơn 1 km.
Chiều ngày 12 tháng 7, lễ kính Thánh nữ Tử đạo Anê Lê Thị Thành, bổn mạng của Giáo xứ Phúc Nhạc-Gia Kiệm. Giáo xứ đã long trọng tổ chức Thánh lễ do Đức Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Xuân Lộc Gioan Đỗ Văn Ngân chủ tế, cùng đồng tế có các linh mục là con cháu của giáo xứ và các linh mục nguyên Chánh Phó xứ. Hiện diện trong Thánh lễ còn có Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B. Lê Đức Thịnh và hậu duệ của Thánh Nữ cùng cộng đoàn hiệp dâng lời cảm tạ tri ân và cầu nguyện.
Đoàn rước trang trọng tiến ra Lễ Đài giữa sân Nhà thờ, dẫn đầu là các ông bà Cố của các linh mục và tu sĩ, các đoàn thể và tu sĩ. Đức Giám Mục chủ tế và quý Cha đồng tế cùng đại diện Hội đồng Giáo xứ niệm hương trước đài Thánh Nữ chính giữa sân Nhà thờ.
Trước khi bắt đầu Thánh lễ, linh mục Lorenso Đỗ Nam Trấn, Chánh xứ Phúc Nhạc thay mặt Giáo xứ nói lời chào mừng và tri ân Đức Cha chủ tế và quý linh mục đồng tế, cũng như Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B. Lê Đức Thịnh đã hiện diện và hiệp dâng lời tạ ơn Thiên Chúa. Một sự hiện diện mang lại nhiều ân phúc của Thiên Chúa đến với giáo xứ Phúc Nhạc. Sự hiện diện mang lại tình hiệp nhất trong đức Tin, và trong cùng một sứ vụ chứng nhân Tin mừng, củng cố đức Tin cho chúng con. Một sự hiện diện quí báu trong ngày mừng kính Thánh Nữ Anê Đê Tử đạo, bổn mạng của Giáo xứ, để cùng nhau chung chia ân phúc mà Thánh Nữ Tử đạo cầu bầu cho chúng ta.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha chủ tế chia sẻ: Giáo xứ Phúc Nhạc có chung một niềm vui rất lớn, niềm vui của đức Tin hướng về đấng bổn mạng: Thánh Nữ Anê Lê Thị Thành, một chân dung đặc biệt trong đức Tin của các Tiền nhân chúng ta cũng như của mỗi một người chúng ta. Trong tình yêu bao la của Thiên Chúa, Ngài đã ban cho chúng ta một vị Thánh Nữ mà cuộc đời của Thánh Nữ đã trải qua biết bao thử thách. Qua các Thánh Tử đạo, Ngài đã cho chúng ta một bài học rất lớn trong cuộc đời của chúng ta. Trong Thánh lễ này, chúng ta nhớ đến các linh mục, các bậc tiền nhân và ân nhân đã góp phần xây dựng giáo xứ vững mạnh như ngày hôm nay.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha chủ tế đặc biệt nhấn mạnh đến một truyền thống bất khuất trong Hội Thánh, đó là truyền thống Tử Đạo. Ngay từ thời Chúa Giêsu, các Tông đồ loan báo Tin Mừng, thì các Ngài đã đổ máu mình để làm chứng cho Chúa. Từ đó, Giáo hội đã có rất nhiều vị tử đạo để làm chứng nhân Tin Mừng, các Ngài đã đổ máu mình, đã hiến mạng sống mình cho Chúa. Và ngày 30 tháng 6 vừa qua, tại Rôma, Tòa Thánh đã tổ chức Thánh lễ để tôn vinh chung các vị Tử đạo trong thời kỳ 3 thế kỷ đầu của Hội Thánh. Thánh Giáo hoàng Gioan Phalo II đã nói: chính vào thế kỷ 20, các vị tử đạo còn nhiều hơn cả các thế kỷ trước. Thật vậy, đã có nhiều tâm hồn hy sinh mạng sống, đổ máu mình để dâng lên Thiên Chúa. Kể cả trong thời đại này, Giáo hội cũng phải chịu rất nhiều cuộc bách hại từ những thành phần cực đoan. Như vừa qua tại châu Phi, có một em bé chỉ mới 8 tuổi bị người Hồi giáo cực đoan bắt và buộc em phải tuyên bố bỏ đạo thì khỏi bị giết, nhưng em bé đó vẫn không chịu bỏ đạo và đã bị chặt đầu. Một em bé khác đang chơi với các bạn thì bị các bạn hỏi: Mày có phải là người có đạo không? Em bé ấy trả lời: Đúng vậy. Lập tức các bạn đổ đầu lên em bé và châm lửa đốt chết. Đức Cha chủ tế còn dẫn ra nhiều bằng chứng tử đạo khác nữa, và Ngài cho rằng: những con người ấy đã anh dũng tuyên xưng đức Tin của mình trước sự đe dọa nhưng vẫn chấp nhận cái chết để bảo vệ đức Tin. Những con người ấy dù chưa được tuyên phong hiển Thánh, nhưng cũng đã mang lại cho chúng ta sự bội phục.
Ngài cũng kể lại câu chuyện khi ở nước ngoài, Ngài đã gặp một vị giáo sư, và Ngài kể về ơn gọi linh mục tại Việt Nam hiện nay khá dồi dào. Vị Giáo sư đã nói: đó cũng là nhờ tại Việt Nam có quá nhiều vị Thánh Tử đạo.
Nhân ngày lễ kính Thánh Nữ Tử đạo, Ngài cũng ôn lại câu chuyện mà vẫn lưu truyền cho đến hôm nay: Khi Thánh nữ bị bắt và tra tấn, buộc Ngài phải bỏ đạo, Thánh nữ đã một lòng kiên trung không từ bỏ. Bọn lính đã bắt một con rắn thả vào trong áo của Ngài, Thánh nữ vẫn yên lặng cầu nguyện, và một hồi sau con rắn bò ra ngoài mà không hề hấn gì. Lại có một lần, khi người con gái đến thăm trong tù, thấy những vết máu đẫm ướt trên áo, cô ta đã khóc lóc vì thương mẹ. Thánh nữ đã nói một câu bất hủ: “Con đừng khóc, mẹ mặc áo hoa hồng đấy, mẹ vui lòng chịu khổ vì Chúa Giêsu sao con lại khóc? Trải qua bao đòn roi tra tấn và bệnh tật, Thánh nữ đã chết trong tù ngày 12 tháng 7 năm 1841. Ngày 2 tháng 5 năm 1909, Thánh Giáo hoàng Pio X đã tôn phong Chân phước, và ngày 19 tháng 6 năm 1988, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã tôn phong Ngài lên bậc Hiển Thánh. Ngài xứng đáng là tấm gương cho các bà mẹ Công Giáo.
Kết thúc Thánh lễ, đại diện HĐGX thay mặt cộng đoàn tỏ lòng tri ân Đức Cha, quý Cha, Hiệp sĩ Đại Thánh giá và quý khách đã hiệp dâng Thánh lễ mừng bổn mạng của Giáo xứ, vị Thánh nữ là bậc tiền nhân của Giáo xứ mà hiện nay vẫn còn rất đông người hiện diện là con cháu của Ngài.
Trương Trí